Trang chủNewsThế giớiArmenia kêu gọi Mỹ can thiệp vào Nagorno-Karabakh

Armenia kêu gọi Mỹ can thiệp vào Nagorno-Karabakh


“Azerbaijan giờ đây đã bắt đầu mở các hoạt động quân sự quy mô lớn nhằm vào người dân ôn hoà ở Nagorno-Karabakh” – Đại sứ lưu động Armenia Edmon Marukyan viết trên mạng xã hội X (tên gọi mới của Twitter) – “Bây giờ đến lượt Mỹ xem xét những biện pháp nhằm ngăn chặn hành động của Azerbaija để bảo vệ dân thường đang khốn khổ trong khu vực”.

Nhà ngoại giao của Armenia đã kêu gọi Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) cùng lên án các hành động của Baku.

Armenia kêu gọi Mỹ can thiệp vào Nagorno-Karabakh - Ảnh 1.

Một cuộc tấn công của Azerbaijan ở Nagorno-Karabakh vào ngày 19-9-2023. Ảnh: Bộ Quốc phòng Azerbaijan

Lời kêu gọi của ông Edmon Marukyan diễn ra trong bối cảnh quân đội Azerbaijan hôm 19-9 tuyên bố mở “chiến dịch chống khủng bố” tại vùng ly khai Nagorno-Karabakh. Động thái diễn ra sau khi Azerbaijan cho biết 6 công dân nước này đã thiệt mạng do mìn trong hai sự việc riêng biệt và đổ lỗi cho “các nhóm vũ trang phi pháp người Armenia”.

CNN dẫn lời giới chức Armenia cho biết các vụ tấn công bằng pháo, tên lửa và máy bay không người lái của quân đội Azerbaijan vào Nagorno-Karabakh đã khiến ít nhất 5 người thiệt mạng, trong đó có 1 trẻ em và 80 trường hợp khác bị thương.

Bộ Quốc phòng Azerbaijan hôm 19-9 yêu cầu “quân đội Armenia rút hoàn toàn khỏi khu vực”. Đáp lại, Bộ Ngoại giao Armenia khẳng định quân đội của họ còn đóng ở Nagorno-Karabakh.

Bình luận về lời kêu gọi “Mỹ can thiệp” của Đại sứ lưu động Armenia Edmon Marukyan, phía Nga yêu cầu các bên tôn trọng thỏa thuận ngừng bắn năm 2020.

“Không nên có bất kỳ ngã rẽ nào” – RT dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov – “Cần có những nỗ lực cụ thể dựa trên khuôn khổ pháp lý, tạo cơ hội mang lại giải pháp hòa bình cho các bên liên quan”.

Armenia kêu gọi Mỹ can thiệp vào Nagorno-Karabakh - Ảnh 3.

Khói bốc lên từ một khu vực ở Nagorno-Karabakh hôm 19-9-2023. Ảnh: Bộ Quốc phòng Azerbaijan/AP

Nagorno-Karabakh tuyên bố độc lập khỏi Azerbaijan vào năm 1988 và từ đó được Yerevan hậu thuẫn. Baku mất quyền kiểm soát Nagorno-Karabakh và các khu vực xung quanh vào đầu những năm 1990 nhưng tái kiểm soát một phần sau cuộc chiến 44 ngày vào năm 2020.

Nagorno-Karabakh vốn là nơi sinh sống của khoảng 120.000 người thiểu số Armenia nhưng được cộng đồng quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan. Đây là nguồn cơn giao tranh của hai nước láng giềng trong 3 thập kỷ qua.

Xung đột năm 2020 kết thúc bằng lệnh ngừng bắn do Moscow làm trung gian, trong đó bao gồm việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình gồm 2.000 người của Nga trong khu vực. Tuy nhiên, Armenia cho rằng Nga không sẵn lòng bảo vệ Armenia trước Azerbaijan dù 2 nước là đồng minh lâu năm.

Mấy tháng gần đây căng thẳng lại bùng lên sau khi Azerbaijan chặn hành lang Lachin từ tháng 12 năm ngoái, cắt đứt con đường duy nhất nối Nagorno-Karabakh với Armenia.





Nguồn

Cùng tác giả

Trần Hùng và Á hậu Hương Ly mang sắc Việt đến Hàn Quốc

(NLĐO) - Nhà thiết kế Trần Hùng và Á hậu Hương Ly cho ra mắt bộ sưu tập Xuân Hè 2024 trong khuôn khổ chương trình Gangnam Fashion Festa 2023 tại Hàn Quốc. Bộ sưu tập đã ra mắt ở...

Chính sách giá điện còn nhiều bất hợp lý, chưa bảo đảm minh bạch

Sớm phát triển điện mặt trời mái nhà cho khu vực miền BắcTheo Đoàn Giám sát, cần có cơ chế tách bạch chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động công ích, chi phí xã...

Nhà xe Thành Bưởi bị tước phù hiệu tới 246 lần là sự bất thường về quản lý

“Vậy việc tước phù hiệu đó có hiệu lực thực sự không?”, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đặt câu hỏi tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác bảo đảm trật tự, an...

Cà Mau chi 7 tỉ đồng hỗ trợ hãng hàng không tính ra được nhiều hơn mất

Cụ thể, hỗ trợ chi phí duy trì khai thác đường bay bằng tiền vé của 10% tổng số lượng ghế hành khách của mỗi loại tàu bay, theo từng chuyến bay thực tế. Giá vé để tính...

Năm 2031 sẽ tổng kết Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

5 nhóm nhiệm vụ, giải phápChính phủ vừa ban hành Nghị quyết 168/NQ-CP ngày 11.10.2023 về Chiến lược quốc gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đến năm 2030.Chiến lược đề ra 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp...

Tin cùng chuyên mục

Bắc Kinh mong muốn cùng Senegal tạo động lực mạnh mẽ cho hợp tác Trung Quốc-châu Phi

Ngày 23/10, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và ông Oumar Demba Ba, Trưởng cố vấn ngoại giao của Tổng thống Senegal đã có cuộc hội đàm tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Nợ nần trói chân lao động nhập cư tại Israel

Nhiều lao động nhập cư ở Israel lựa chọn không về nước khi căng thẳng leo thang, bởi họ đã vay nợ nhiều tiền để trả phí đi xuất khẩu lao động. Ít nhất 50 lao động nhập cư...

Mỹ Latinh hành động chống lại biến đổi khí hậu

SGGP 24/10/2023 10:34 Ngày 23-10, Tuần lễ Khí hậu châu Mỹ Latinh và Caribe (LACCW) khai mạc tại TP Panama, Panama, nhằm tìm giải pháp giải quyết các thách thức từ biến đổi khí hậu. Rủi ro ngày...

Trung Quốc đáp trả nghi vấn liên quan đến vụ vỡ đường ống ở biển Baltic

Tại cuộc họp báo ngày 23/10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh khẳng định: "Vào thời điểm xảy ra sự việc, tàu của Trung Quốc hoạt động bình thường tại vùng biển đó. Vào...

Hamas thả thêm hai con tin Israel

Hamas thông báo thả thêm hai phụ nữ bị bắt làm con tin trong đợt tấn công của nhóm nhằm vào Israel hồi đầu tháng 10. Cánh quân sự của Hamas ngày 23/10 thông báo trả tự do cho...

Đức “không khuyến khích những người ở lại bất hợp pháp”

"Chúng ta phải đẩy nhanh tốc độ trục xuất trên quy mô lớn những người không có đủ điều kiện ở lại Đức".

Tin nổi bật

Tin mới nhất