Powered by Techcity

Người dân Tân Yên nâng cao hiệu quả kinh tế từ “báu vật” núi Dành

Sâm nam núi Dành giúp đồng bào Tân Yên làm giàu
Sâm nam núi Dành giúp đồng bào Tân Yên làm giàu

Cây thoát nghèo

Đã từ lâu, sâm luôn đứng đầu trong danh mục thuốc quý và sâm nam núi Dành nổi tiếng bởi thành phần dược tính khi trồng ở vùng đất này. Những năm gần đây, bà con nông dân trên địa bàn 2 xã Việt Lập và Liên Chung đã tập trung đầu tư, phát triển cây dược liệu này, kết quả đã đem lại nguồn thu nhập từ bán hoa sâm, sâm củ và cây sâm giống thu về hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Ông Dương Văn Viên một lão nông trồng sâm nam ở thôn Lãn Tranh 1, xã Liên Chung chia sẻ: Đầu năm 1982, từ vài cây sâm giống, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm, dần dần đến đầu những năm 2000, khi ông đã làm chủ được kỹ thuật, thì vườn sâm của gia đình đã lên tới diện tích gần 6.000m2.

“Sau khi được hướng dẫn kỹ thuật nông nghiệp công nghệ cao, tôi đầu tư hệ thống máy phun tưới tự động không cần thuê nhân công tưới nước hàng ngày, lên lịch, cài đặt giờ tưới nước cho cây, kiểm tra được độ ẩm của đất, từ đó điều chỉnh số lần tưới theo yêu cầu”, ông Viên cho hay.

Hiện nay, vườn sâm của gia đình ông Viên đã có trên 8.000 gốc đang bắt đầu cho thu hoạch. Ông thông tin, giá bán hoa khô là từ 200 – 300 triệu đồng/năm; củ sâm đẹp đã bán được 2 triệu. Củ vừa bán 1,2 triệu, củ nhỏ cũng được 500.000 – 700.000 đồng.

Cây trồng giúp nhiều bà con thoát nghèo
Cây trồng giúp nhiều bà con thoát nghèo

Từ 1 hộ gia đình có kinh nghiệm sản xuất cây sâm nam, nhận thấy rõ triển vọng kinh tế cao, gia đình chị Trần Thị Thanh quyết định thành lập hợp tác xã (HTX) để liên kết các hộ cùng trồng sâm nam vào tập trung sản xuất, mở rộng vùng nguyên liệu, nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng đơn vị diện tích đất canh tác. 

Đến nay, ngoài 7 ha sâm có tuổi đời từ 2 đến 10 năm tuổi, HTX còn xuất bán 50 vạn cây giống mỗi năm, đồng thời thực hiện liên kết thu mua nguyên liệu cho các hộ tham gia chuỗi liên kết sản xuất sâm nam. Đặc biệt, HTX còn đảm bảo duy trì công ăn việc làm cho 15 lao động địa phương, với mức thu nhập ổn định.

Nâng cao hiệu quả từ “báu vật” địa phương

Bà Nguyễn Thị Nguyệt, Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Tân Yên cho biết, UBND huyện sẽ sớm ban hành và thực hiện tốt quy chế quản lý bảo hộ sản phẩm sâm núi Dành. Chỉ dẫn địa lý là hình thức bảo hộ cao nhất cho sản phẩm đặc thù của địa phương, bao gồm: Nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận và chỉ dẫn địa lý. 

Hiện tại sâm núi Dành, là một trong ba sản phẩm của tỉnh Bắc Giang được cấp bảo hộ này gồm: Vải thiều Lục Ngạn, gà đồi Yên Thế và sâm núi Dành. Ngoài những dược tính ưu việt sẵn có, chỉ dẫn địa lý sẽ làm tăng thêm thương hiệu của sâm nam núi Dành, góp phần quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ.

Với đặc thù khí hậu, thổ nhưỡng ở vùng đồi, núi huyện Tân Yên thích hợp với loài sâm nam quý, phòng Nông nghiệp đã trình và tham mưu UBND huyện Tân Yên đã xây dựng và triển khai: “Đề án phát triển cây sâm nam núi Dành”. Theo đó, mở rộng diện tích quy hoạch vùng trồng sâm nam núi Dành trên địa bàn huyện lên khoảng 150 ha. Mục tiêu phát triển mở rộng vùng sâm nam núi Dành, trở thành vùng dược liệu quy mô lớn của huyện để hỗ trợ người dân địa phương thoát nghèo, ổn định và chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. 

Đặc biệt, nguồn thu nhập khá từ cây sâm nam núi Dành giúp người dân ở địa phương, trong đó có nhiều hộ là người DTTS vươn lên thoát nghèo, mà qua đó nhiều diện tích đất rừng được phủ xanh và bảo vệ nghiêm ngặt.

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang cùng các đại biểu thăm mô hình trồng sâm núi Dành
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang cùng các đại biểu thăm mô hình trồng sâm núi Dành

Trao đổi về nội dung này, ông Ngô Quốc Hưng, Phó Chủ tịch UBND huyện Tân Yên nhấn mạnh: Để từng bước mở rộng diện tích trồng sâm nam; cũng như nâng cao giá trị của loại dược liệu quý này, địa phương đã tăng cường công tác quảng bá, đẩy mạnh công tác liên kết, kêu gọi doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, chế biến và mở rộng vùng sản xuất; kết nối các tổ chức cá nhân sản xuất Sâm nam núi Dành, với các doanh nghiệp để hình thành chuỗi từ khâu sản xuất đến khâu thu mua, sơ chế, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ sâm nam núi Dành để người dân yên tâm trong sản xuất.

Ghi nhận hơn là, từ sản xuất truyền thống, tự phát, phân tán, nhỏ lẻ, đến nay cây sâm nam núi Dành đã và đang được người dân, các HTX chuyển dần sang sản xuất thành vùng tập trung; đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật lắp đặt hệ thống tưới nước tiết kiệm trên cây sâm; sử dụng phân bón vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học vào sản xuất…qua đó nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất, đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa đối với sản phẩm dược liệu quý này.

Cần xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cho cây sâm Việt Nam

Nguồn: https://baodantoc.vn/nguoi-dan-tan-yen-nang-cao-hieu-qua-kinh-te-tu-bau-vat-nui-danh-1722332590165.htm

Cùng chủ đề

Tân Yên trồng mới 31 ha sâm Nam

BẮC GIANG - Năm nay, huyện Tân Yên phấn đấu trồng 31 ha sâm Nam. Đến thời điểm này, địa phương đã hoàn thành kế hoạch đề ra. HTX Dịch vụ sản xuất và Kinh doanh sâm núi Dành LC (Tân Yên) mở rộng diện tích trồng sâm.Hiện toàn huyện Tân Yên có khoảng 82 ha sâm Nam đã cho thu hoạch hoa, lá, củ, tập trung nhiều tại các xã: Việt Lập, Liên Chung, An Dương, Quang Tiến.Năm 2023, huyện...

Cùng tác giả

Nhiều trường đại học tiếp tục cho sinh viên nghỉ học, ra thông báo ‘thượng khẩn’ sau bão Yagi

Trường đại học Hà Nội dọn dẹp sau bão – Ảnh: HANU Chiều ngày 8-9, Đại học Bách khoa Hà Nội thông báo để đảm bảo an toàn cho công tác dạy và học sau ảnh hưởng của bão số 3, đại học này sẽ điều chỉnh kế hoạch học tập tuần từ ngày 9 đến ngày 14-9. Cụ thể, với sinh viên khóa 69 (tân sinh viên), tất cả các lớp học đều triển khai bình thường theo kế hoạch...

Kiểm tra tại Lục Ngạn, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Gấu chỉ đạo: Cần bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người dân

(BBG)- Chiều 8/9, đồng chí Nguyễn Văn Gấu, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang đi kiểm tra công tác khắc phục thiệt hại và phòng, chống bão, lũ tại huyện Lục Ngạn. Cùng đi có các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy: Lê Ô Pích, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy tiền phương của tỉnh...

Công an xuyên đêm giải cứu nhiều người trong bão số 3

Kịp thời giải cứu người gặp nạn Tại Vĩnh Phúc, khoảng 23 giờ 35 ngày 7.9, Công an H.Tam Đảo nhận tin báo tại khu đất của ông Đỗ Văn Sỹ (51 tuổi, trú xã Đạo Trù, H.Tam Đảo) bị ngập do dòng nước của con suối bên cạnh tràn vào nhà và bị cô lập hoàn toàn với các khu vực xung quanh. Bên trong căn nhà có 3 người bị mắc kẹt. Công an H.Tam Đảo tổ chức công...

Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc, nơi nào cho học sinh tiếp tục nghỉ học sau bão?

Nhiều công trình công cộng tại Bắc Ninh bị cây gãy, đổ gây thiệt hại sau bão số 3 – Ảnh: NGUYÊN BẢO Chiều 8-9, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã có công văn gửi thủ trưởng các đơn vị giáo dục trên toàn thành phố yêu cầu thông báo học sinh toàn thành phố tiếp tục nghỉ học ngày 9-9 cho đến khi có thông báo mới. Lý do tiếp tục nghỉ học là các nhà trường tập trung khắc phục...

Triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Sáng 08/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến với 26 tỉnh, thành phố liên quan nhằm đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Dự hội nghị tại điểm cầu Trung ương có đại diện các bộ, ngành, cục, vụ liên quan. Tại điểm cầu Bắc Giang, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn...

Cùng chuyên mục

Nhiều trường đại học tiếp tục cho sinh viên nghỉ học, ra thông báo ‘thượng khẩn’ sau bão Yagi

Trường đại học Hà Nội dọn dẹp sau bão – Ảnh: HANU Chiều ngày 8-9, Đại học Bách khoa Hà Nội thông báo để đảm bảo an toàn cho công tác dạy và học sau ảnh hưởng của bão số 3, đại học này sẽ điều chỉnh kế hoạch học tập tuần từ ngày 9 đến ngày 14-9. Cụ thể, với sinh viên khóa 69 (tân sinh viên), tất cả các lớp học đều triển khai bình thường theo kế hoạch...

Công an xuyên đêm giải cứu nhiều người trong bão số 3

Kịp thời giải cứu người gặp nạn Tại Vĩnh Phúc, khoảng 23 giờ 35 ngày 7.9, Công an H.Tam Đảo nhận tin báo tại khu đất của ông Đỗ Văn Sỹ (51 tuổi, trú xã Đạo Trù, H.Tam Đảo) bị ngập do dòng nước của con suối bên cạnh tràn vào nhà và bị cô lập hoàn toàn với các khu vực xung quanh. Bên trong căn nhà có 3 người bị mắc kẹt. Công an H.Tam Đảo tổ chức công...

Hà Nội và nhiều tỉnh phía Bắc, nơi nào cho học sinh tiếp tục nghỉ học sau bão?

Nhiều công trình công cộng tại Bắc Ninh bị cây gãy, đổ gây thiệt hại sau bão số 3 – Ảnh: NGUYÊN BẢO Chiều 8-9, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng đã có công văn gửi thủ trưởng các đơn vị giáo dục trên toàn thành phố yêu cầu thông báo học sinh toàn thành phố tiếp tục nghỉ học ngày 9-9 cho đến khi có thông báo mới. Lý do tiếp tục nghỉ học là các nhà trường tập trung khắc phục...

Thủ tướng: Kịp thời xử lý các vấn đề liên quan đời sống người dân sau bão

  Phát biểu mở đầu hội nghị trực tuyến tới 26 tỉnh, thành phố, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, bão Yagi đã hoành hành trên đất liền hơn 1 ngày, gây hậu quả nghiêm trọng. Thủ tướng chủ trì hội nghị khắc phục hậu quả sau bão Hoàn lưu bão sẽ tiếp tục gây mưa lũ, nhất là tại các tỉnh miền núi phía bắc. Hội nghị này nhằm đánh giá tình hình, công tác dự báo, công tác tuyên truyền, vận động,...

Nguy cơ bão chồng bão, người dân cần cẩn trọng đề phòng nguy hiểm

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo tình hình mưa, lũ, lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra trong thời gian sắp tới, không loại trừ khả năng bão chồng bão.   Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo từ ngày 08-09/9/2024, hoàn lưu sau bão số 3 sẽ gây mưa lớn cho cả khu vực các đồng bằng, trung du và vùng núi phía Bắc, với lượng mưa...

Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3

NDO – Sáng 8/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc đồng chủ trì Hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương....

Việt Nam tiếp tục là ‘miền đất hứa’ của FDI

Dòng vốn ngoại đến từ Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc… Theo Cục Đầu tư nước ngoài (ĐTNN, Bộ KH-ĐT), 8 tháng năm 2024, cả nước thu hút vốn FDI được hơn 20,52 tỉ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, số dự án đầu tư mới và số dự án đăng ký mở rộng đầu tư đều tăng mạnh so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, số lượng dự án FDI mới được cấp giấy...

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả sau bão

22 giờ ngày 7/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp giao ban thứ 4 trong ngày của Sở Chỉ huy tiền phương phòng, chống bão số 3, nghe báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về công tác thống kê thiệt hại, triển khai biện pháp khắc phục hậu quả sau bão tại các địa phương. Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Khẩn trương đánh giá thiệt hại, khắc phục hậu quả sau bão. (Ảnh:...

Bão Yagi suy yếu và tan dần trên khu vực Thượng Lào

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết lúc 22h ngày 7/9, vị trí tâm bão Yagi vào khoảng 21,0 độ Vĩ Bắc; 105,5 độ Kinh Đông trên phần đất liền TP Hà Nội. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (62-88km/h), giật cấp 11, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20km/h. Đến 10h ngày 8/9, vị trí tâm bão Yagi trên đất liền phía Tây Bắc Bộ....

Bão số 3 giật cấp 14 trên đất liền khu vực đồng bằng Bắc Bộ

Đường phố ở huyện Đan Phượng, Hà Nội lúc bão đổ bộ (Ảnh chụp lúc 20h10). Ảnh: Văn Điệp/TTXVN Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, tối 7/9, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3 tại đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 13, giật cấp 14; đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 13, giật cấp 16; Tiên Yên (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; Đầm Hà (Quảng Ninh)...

Tin nổi bật

Tin mới nhất