Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếBát nháo khám sức khỏe để đi nước ngoài: Không phiếu thu,...

Bát nháo khám sức khỏe để đi nước ngoài: Không phiếu thu, đóng tiền vào tài khoản cá nhân

Không phiếu thu, chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản cá nhân khi khám sức khỏe để đi nước ngoài đang là thực trạng diễn ra tại một số bệnh viện ở Hà Nội.

Bát nháo khám sức khỏe để đi nước ngoài: Không phiếu thu, đóng tiền vào tài khoản cá nhân - Ảnh 1.

Tại bàn hướng dẫn, người phụ nữ không đeo thẻ nhân viên thu tiền khám, không xuất hóa đơn tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội

Khám không phiếu thu, đóng tiền qua tài khoản cá nhân

Sáng 6-11, có mặt tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội từ sớm, Đ. (29 tuổi) đến khám sức khỏe, hoàn thiện thủ tục chuẩn bị kết hôn tại Đài Loan. 

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, Đ. cho biết tại khoa khám sức khỏe rất đông, khi anh đang tìm khu vực khám sức khỏe nước ngoài thì được một người mặc áo blouse hướng dẫn ra trước cửa để lấy hồ sơ khám.

“Tôi được một người hướng dẫn điền hồ sơ khám bệnh, sau đó thu 750.000 đồng. Rồi hướng dẫn đi khám theo thứ tự các phòng. Người này thu tiền, rồi viết trên bìa hồ sơ khám là “SC.H” và không xuất phiếu thu”, anh Đ. kể lại.

Anh Đ. nói khá thắc mắc vì bình thường đi khám đều có phiếu thu nhưng tại đây thì không, cũng không biết người hướng dẫn tên H. có phải là người của bệnh viện không vì không thấy đeo biển tên hay thẻ nhân viên, có bị thu nhiều hơn so với quy định không?

Còn anh V. đến Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội để khám sức khỏe trước khi quay trở lại Nhật Bản làm việc. Anh V. cho hay công ty giới thiệu sang bệnh viện này để khám sức khỏe và nói đến nơi sẽ có người hướng dẫn.

“Khi vào làm hồ sơ, có nhân viên bệnh viện hướng dẫn viết thông tin và đóng phí. Tôi đóng 850.000 đồng nhưng không có phiếu thu và số tiền này được chuyển khoản vào tài khoản cá nhân C.T.T.T.”, anh V. nói.

Tình trạng này không chỉ diễn ra tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội, mà còn diễn ra ở một số bệnh viện khác tại Hà Nội.

Ngày 28-10, anh T. đến Bệnh viện Giao thông vận tải khám sức khỏe trước khi xuất khẩu lao động. Tại đây, anh T. được hướng dẫn chuyển phí khám sức khỏe vào số tài khoản cá nhân của N.N.H. với số tiền 800.000 đồng và không có phiếu thu.

Tại thời điểm này, nhiều người đang chờ đến lượt thăm khám và nhiều người đến khám cũng không có phiếu thu.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, việc khám sức khỏe cho lao động xuất khẩu nước ngoài có sự liên kết làm việc giữa người môi giới lao động và “cò” túc trực tại bệnh viện.

Những người này thường có mặt trực tiếp tại bệnh viện để “hỗ trợ” người đến khám. Với nhu cầu muốn kết nối cho lao động khám sức khỏe, phóng viên gọi đến số điện thoại bà T.H. – người được “giới xuất khẩu” gọi là đầu mối tại Bệnh viện Giao thông vận tải – để làm việc.

Khi đặt vấn đề trao đổi về “cơ chế” khám sức khỏe cho người lao động đi Nhật, bà H. nói hiện nay giá khám là 800.000 đồng “back” 200.000 (tức người lao động nộp 800.000 đồng sẽ trả “hoa hồng” 200.000 đồng/người – PV). Nếu một tháng số lượng người khám trên 50 sẽ hưởng “hoa hồng” 250.000 đồng/người.

Còn tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội, “đầu mối” tên L. cũng cho hay đối với lao động Nhật Bản chi phí là 800.000 “back” 300.000 đồng hoặc 320.000 đồng. 

Theo thông tin từ hai bệnh viện này, giá dịch vụ khám sức khỏe theo hồ sơ thông thường (không phải hồ sơ yêu cầu riêng) chi phí dao động 400.000 – 550.000 đồng. Tuy nhiên, thực tế người khám sức khỏe phải chi trả nhiều hơn con số này.

Bát nháo khám sức khỏe đi nước ngoài: Không phiếu thu, nộp tiền qua tài khoản cá nhân - Ảnh 2.
Bát nháo khám sức khỏe đi nước ngoài: Không phiếu thu, nộp tiền qua tài khoản cá nhân - Ảnh 3.

Anh T. nộp chi phí khám sức khỏe tại Bệnh viện Giao thông vận tải qua tài khoản cá nhân 

Các bên liên quan nói gì?

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bà H. – nhân viên kế toán Bệnh viện Giao thông vận tải – xác nhận có thu tiền qua tài khoản cá nhân và không đúng với số tiền trong phiếu thu.

Bà H. giải thích tại khoa khám sức khỏe nước ngoài của bệnh viện chủ yếu có hai nhóm, một là học viên của các công ty xuất khẩu lao động có ký kết hợp đồng khám sức khỏe với bệnh viện. Hai là lao động tự đến thăm khám.

“Hôm đó, lao động tự đến thăm khám và phía công ty có nhờ tôi “thu hộ” chi phí khám là 800.000 đồng. Bình thường công ty sẽ là đơn vị trực tiếp thu, nhưng hôm đó do người của công ty bận nên có nhờ hỗ trợ”, bà H. nói và cho hay việc này là sai quy định của bệnh viện, đây cũng là lần đầu tiên bà thu hộ như vậy.

Cũng theo bà H., mỗi ngày khoa khám sức khỏe nước ngoài khám cho khoảng 70 người, trong đó 80% là có ký kết hợp tác với các công ty.

Còn tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Hà Nội, ông Trần Văn Thiện, phó giám đốc bệnh viện, cho biết bệnh viện đã rà soát và xác nhận có tình trạng nhân viên bệnh viện thu tiền người dân qua tài khoản cá nhân. Trước đó năm 2021 đã có tình trạng này và bệnh viện đã nhắc nhở, quán triệt.

Ông Thiện xác nhận tài khoản C.T.T.T. là của nhân viên lễ tân trực tại khoa khám bệnh của bệnh viện. Chủ tài khoản C.T.T.T. giải thích do được công ty xuất khẩu lao động nhờ thu hộ.

“Chị T. nói do người của công ty không đến kịp nên có nhờ thu 850.000 đồng, bao gồm cả tiền khám bệnh và tiền phí visa… Sau khi thu hộ, chị T. đã chuyển lại tiền và xuất hóa đơn về công ty”, ông Thiện thông tin và nói tiền khám bệnh viện thu là 400.000 – 500.000 đồng đối với xuất khẩu lao động Nhật Bản.

Sẽ xử lý nghiêm sai phạm

Ông Thiện cũng lý giải người hướng dẫn bệnh nhân khám, thu tiền trực tiếp tại bệnh viện là người của các công ty xuất khẩu lao động. Trường hợp anh Đ. (người khám sức khỏe đi kết hôn Đài Loan) không thuộc công ty nào, nhưng do người của công ty tự nhận là lao động của họ nên đã thu tiền và hướng dẫn. Bệnh viện không nắm hết được những lao động tự đến nên không sát sao.

Bát nháo khám sức khỏe để đi nước ngoài: Không phiếu thu, đóng tiền vào tài khoản cá nhân - Ảnh 4.

Mỗi ngày Bệnh viện Giao thông vận tải khám sức khỏe cho khoảng 100 người đi nước ngoài

“Chúng tôi đã nhắc nhở toàn bộ nhân viên khoa khám bệnh, quán triệt việc thu trực tiếp vào tài khoản cá nhân là sai quy định của bệnh viện. Với chị T., bệnh viện sẽ có hình thức xử lý, luân chuyển công tác.

Về người của các công ty lao động, tới đây chúng tôi sẽ không để họ trực tiếp ngồi tại cửa khoa khám, mà ngồi ở khu vực khác để tránh gây hiểu lầm cho người dân tự đến khám”, ông Thiện khẳng định.

Còn ở Bệnh viện Giao thông vận tải, lãnh đạo bệnh viện cho hay ngay khi nhận được thông tin phản ảnh, bệnh viện đã đình chỉ công tác bà H..

“Bệnh viện đã có quy định rất rõ ràng về quy trình khám chữa bệnh. Việc thu phí khám bệnh qua tài khoản cá nhân là sai quy định của bệnh viện và vi phạm của bà H. là sai phạm của cá nhân.

Đồng thời., chấn chỉnh lại quy trình khám chữa bệnh của toàn bệnh viện”, lãnh đạo bệnh viện nói.

Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội), số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong năm 2023 cán mốc gần 160.000 người. Bên cạnh đó, hiện có gần 200.000 du học sinh Việt Nam đi học nước ngoài ở các bậc học.

Một trong những quy định khi làm việc, học tập tại nước ngoài là khám sức khỏe trước khi xuất cảnh, để xác định lao động, du học sinh có đủ sức khỏe hay không. Cũng chính bởi vì vậy, những năm qua thị trường khám sức khỏe này trở nên sôi động.

Bát nháo khám sức khỏe đi nước ngoài: Không phiếu thu, nộp tiền qua tài khoản cá nhân - Ảnh 2.Dùng mạng xã hội lừa đảo xuất khẩu lao động

Cơ quan điều tra Công an TP Cần Thơ vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Trần Thị Ngọc Nương (xã Vĩnh Bình, huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.



Nguồn: https://tuoitre.vn/bat-nhao-kham-suc-khoe-de-di-nuoc-ngoai-khong-phieu-thu-dong-tien-vao-tai-khoan-ca-nhan-20241108132503939.htm

Cùng chủ đề

Giải pháp nào giảm ô nhiễm không khí?

Vào mùa ô nhiễm không khíTheo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi...

Những nguy cơ tiềm ẩn khi ngâm hạt chia trong sữa ấm

Hạt chia là gì? Hạt chia là những hạt màu đen có kích thước nhỏ, thuộc cây Salvia hispanica, cùng loại với cây bạc hà hoặc húng quế. Loại cây này có nguồn gốc từ Guatemala và Mexico, là một thực phẩm thiết yếu trong đời sống hàng ngày của người Maya và Aztec thời cổ đại. Những người dân ở đây thường đánh giá cao loại hạt này bởi giá trị dinh dưỡng tuyệt vời mà chúng mang lại...

Hơn 49.000 người cao tuổi tại TP.HCM tăng huyết áp nhưng không biết

Qua đợt khám sức khỏe người cao tuổi của TP.HCM năm 2024, có đến hơn 49.000 người cao tuổi lần đầu phát hiện mình mắc tăng huyết áp. Từ việc triển khai kế hoạch khám sức khỏe, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm...

Tiểu buốt, đau hông, khám sức khỏe phát hiện thận ứ nước nặng

Bà T.T.K (68 tuổi, ngụ Củ Chi, TP.HCM) bị đau hông lưng bên trái âm ỉ suốt nhiều năm, gần đây tình trạng càng nặng hơn kèm tiểu buốt. ...

Người mắc ung thư chạy bộ thế nào cho phù hợp?

Người mắc ung thư có thể chọn môn chạy để rèn luyện sức khỏe, nhưng cần phù hợp tình trạng bệnh. Chuyên gia của Bệnh viện K đưa ra tư vấn cụ thể như sau. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vì sao đi Hỏa Lò trở thành trend của giới trẻ thủ đô?

Không phải ngẫu nhiên mà mấy năm trở lại đây Di tích nhà tù Hỏa Lò trở thành điểm đến hấp dẫn không chỉ của du khách quốc tế mà của rất đông các bạn trẻ Hà Nội. Có thời điểm 'đi Hỏa Lò' trở thành 'trend' của giới trẻ thủ đô. ...

Gỡ điểm nghẽn thể chế về giáo dục và đào tạo

Việc thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chỉ đạo của Đảng và Chính phủ là giải pháp chiến lược, không chỉ giúp tinh gọn bộ máy quản lý mà còn tăng cường hiệu quả trong xây dựng và thực hiện các chính sách giáo dục. ...

130 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Huế – bệnh viện tây y đầu tiên của Việt Nam

Sáng 12-12, Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức lễ kỷ niệm 130 năm thành lập. Bệnh viện Trung ương Huế là bệnh viện tây y đầu tiên của Việt Nam, thành lập năm 1894 theo sắc lệnh của vua Thành Thái.Đến năm...

Người dân Việt Nam ‘chưa giàu đã già’

Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp, nhưng tỉ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên đã bắt đầu tăng nhanh. Điều này tạo nên hiện tượng "chưa giàu đã già".   Người cao tuổi tại TP.HCM được chăm sóc tại tuyến y tế cơ sở nhằm “đánh chặn” bệnh tật từ xa - Ảnh: T.HIẾN Tại buổi hội thảo khoa học "Già hóa dân số và chính sách thích ứng với già hóa...

Chất tạo màu thực phẩm nguy cơ như thế nào mà Hoa Kỳ có thể cấm màu đỏ nhân tạo?

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) có thể sẽ tiến hành cấm chất tạo màu thực phẩm đỏ nhân tạo. Thực tế tại Việt Nam nhiều người đã nguy kịch vì chất tạo màu nhân tạo và cả tự nhiên. ...

Bài đọc nhiều

Chung kết Cuộc thi Cán bộ Công đoàn y tế giỏi lần thứ nhất

(ĐCSVN) - Đây là lần đầu tiên Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức Cuộc thi Cán bộ Công đoàn giỏi, nhằm tạo diễn đàn để cán bộ công đoàn y tế trên cả nước có cơ hội giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm; nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn và kỹ năng thực tiễn. Ngày 6/12, tại Hà Nội, Công đoàn Y tế Việt Nam tổ chức vòng chung kết Cuộc thi “Cán bộ...

Những người không nên ăn gạo nếp, xôi

Thành phần dinh dưỡng Từ xưa, gạo nếp đã trở thành nguyên liệu khá quen thuộc trong đời sống hàng ngày, nhờ đặc tính hạt gạo to tròn, dẻo, mềm, vị ngọt tự nhiên và có mùi thơm đặc trưng mà gạo nếp thường được dùng để nấu xôi, làm bánh vào các dịp lễ, Tết.Không chỉ là loại lương thực quan trọng, gạo nếp còn được ghi nhận như vị thuốc chữa bệnh.Báo VietNamNet dẫn lời BSCKII Huỳnh...

4 triệu chứng nam giới trên 40 tuổi không nên bỏ qua

Theo Fortune Well, nghiên cứu cho thấy nam giới thường có xu hướng tránh hoặc trì hoãn việc chăm sóc y tế cần thiết, ngay cả khi các triệu chứng gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hoặc trở thành mãn tính. Một khảo...

Cùng chuyên mục

130 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Huế – bệnh viện tây y đầu tiên của Việt Nam

Sáng 12-12, Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức lễ kỷ niệm 130 năm thành lập. Bệnh viện Trung ương Huế là bệnh viện tây y đầu tiên của Việt Nam, thành lập năm 1894 theo sắc lệnh của vua Thành Thái.Đến năm...

Thanh niên 31 tuổi ở TP.HCM tìm thấy tinh hoàn ẩn trong ổ bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

GĐXH - Sinh ra với một bên tinh hoàn trái, nam thanh niên tưởng mình chỉ có một tinh hoàn. Tình cờ khi đi khám, các bác sĩ đã tìm thấy tinh hoàn còn lại của anh nằm trong ổ bụng, cạnh bàng quang. ...

Sai lầm khiến trẻ bị vẹo cổ cha mẹ cần tránh

Bác sĩ Đỗ Thị Lan, khoa Y học Cổ truyền và phục hồi chức năng, Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng cho biết, mới đây đơn vị tiếp nhận bệnh nhi 4 tuổi đến khám đầu bị vẹo cổ. Kết quả khám lâm sàng, cận lâm sàng của bé đã loại trừ được nguy cơ có các bệnh lý bẩm sinh, xơ hóa cơ.Theo gia đình bệnh nhi, gia đình tập cho trẻ lẫy sớm từ hơn 2...

Chất tạo màu thực phẩm nguy cơ như thế nào mà Hoa Kỳ có thể cấm màu đỏ nhân tạo?

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) có thể sẽ tiến hành cấm chất tạo màu thực phẩm đỏ nhân tạo. Thực tế tại Việt Nam nhiều người đã nguy kịch vì chất tạo màu nhân tạo và cả tự nhiên. ...

Giải pháp nào giảm ô nhiễm không khí?

Vào mùa ô nhiễm không khíTheo số liệu của Bộ Tài nguyên và Môi...

Mới nhất

Đồng Tháp: 100% sản phẩm OCOP được kinh doanh trên thương mại điện tử

Hơn 90% doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Đồng Tháp tham gia kinh doanh trên thương mại điện và 100% sản phẩm OCOP của tỉnh được kinh doanh trên thương mại điện tử. Sáng 26/11, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Tháp phối hợp cùng Sở Công thương tỉnh tổ chức Hội thảo “Phát triển thương mại...

Loại rau mùa đông giá rẻ là ‘‘kho dinh dưỡng’’ giúp kiểm soát đường huyết, ngừa ung thư

Loại rau này được mệnh danh là ‘‘vị thuốc của người nghèo’’, không chỉ giá rẻ mà còn dễ dàng chế biến các món ăn ngon miệng với nhiều công dụng tích cực cho sức khỏe của con người trong mùa đông giá rét. ...

Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh Cao Bằng giảm tỷ lệ hộ nghèo là 12,32%, bình quân mỗi năm giảm ở mức 4,11%. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 4,23% (giảm 5.349 hộ so với năm 2022), đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 28,94% xuống còn 24,71%. Tỷ lệ...

Sau khó khăn là cơ hội cho thị trường bất động sản

Bên cạnh đó, cả 3 bộ luật sửa đổi liên quan đến thị trường gồm Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản được thông qua cùng các gói tín dụng ưu đãi cho nhà ở xã hội, chính sách khuyến khích đầu tư dành cho từ phân khúc nhà ở, khu công nghiệp...

Hà Nội “chốt” cấm, hạn chế nhiều loại phương tiện ở Hoàn Kiếm và Ba Đình

Các phương tiện chạy bằng xăng dầu gây ô nhiễm cao bị cấm hoặc hạn chế lưu thông vào vùng phát thải thấp. Sáng 12/12, với đa số đại biểu tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp trên địa bàn thành phố. Nghị quyết có hiệu lực từ...

Mới nhất