Powered by Techcity

Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đây là hội nghị nằm trong chuỗi 6 Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu các vùng kinh tế trên cả nước, nhằm trao đổi, thảo luận các giải pháp liên kết vùng trong công tác xúc tiến thương mại, phát triển xuất nhập khẩu được thực hiện trong năm 2024. Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng chủ trì hội nghị.

Hội nghị có quy mô dự kiến khoảng 200 đại biểu tham dự là Lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương, các Hiệp hội ngành hàng, đại diện các cơ quan, tổ chức hỗ trợ kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ logistic…

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đánh giá, Khu vực đồng bằng sông Cửu Long là một trong những đồng bằng lớn, phì nhiêu nhất Đông Nam Á và thế giới, là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam. Với thế mạnh chủ yếu là sản xuất và chế biến thực phẩm, đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành trung tâm công nghiệp thứ ba của cả nước. Đây cũng là vùng đất quan trọng đối với Nam Bộ và cả nước trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các nước trong khu vực và thế giới.

Thời gian qua, chất lượng tăng trưởng của vùng được nâng lên với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh. Tốc độ tăng GRDP 6 tháng đầu năm 2024 toàn vùng ước đạt 6,12%; một số địa phương trong vùng đạt mức khá như Trà Vinh tăng 10,27%, Hậu Giang tăng 8,04%, Cà Mau tăng 6,96%.

Nửa đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của vùng đồng bằng sông Cửu Long đạt 19,5 tỷ USD, ghi nhận xuất siêu 6,6 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu hàng hóa đạt 13,1 tỷ USD, tăng 12,8 % so với cùng kỳ năm trước. Ba địa phương có kim ngạch tỷ USD lần lượt là Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp. 

Về nhập khẩu, vùng đồng bằng sông Cửu Long nhập khẩu hàng hóa đạt 6,48 tỷ USD trong nửa đầu năm 2024, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước. 02 địa phương có kim ngạch nhập khẩu tỷ USD của vùng là Long An và Tiền Giang.

Mặc dù có những kết quả nhất định, song Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhận định, quy mô kinh tế của vùng chỉ chiếm hơn 12% so cả nước; tăng trưởng kinh tế tại một số địa phương trong vùng còn chậm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa đạt yêu cầu; hoạt động liên kết vùng còn hạn chế, chưa đi vào chiều sâu; một số thỏa thuận liên kết còn mang tính hình thức; chưa hình thành được các cụm sản xuất, dịch vụ liên kết ngành; Hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, hạ tầng kinh tế kỹ thuật cấp Vùng chưa phát triển đồng bộ; khả năng thu hút nguồn lực đầu tư thấp, chất lượng nguồn nhân lực cải thiện chậm,

Theo Nghị quyết số 13-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, vùng cần có định hướng và tầm nhìn phát triển là trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững của quốc gia, khu vực và thế giới trên cơ sở phát triển hệ thống các trung tâm đầu mối về nông nghiệp, các hành lang kinh tế và các đô thị động lực tập trung các dịch vụ và công nghiệp đa dạng với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Để đồng bằng sông Cửu Long phát triển xứng tầm, theo Thứ trưởng Phan Thị Thắng, một trong những giải pháp quan trọng là thúc đẩy liên kết vùng trong xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu nhằm quy tụ và tối ưu các nguồn lực của các địa phương trong vùng phục vụ phát triển bền vững.

Theo đó, Thứ trưởng đề nghị đại diện các địa phương trong vùng cùng tập trung trao đổi và bàn thảo giải pháp tăng cường các mặt mạnh, giảm thiểu các mặt yếu nội tại của vùng để góp phần đưa các hoạt động thương mại nội vùng, thương mại trong nước và xuất nhập khẩu của vùng khởi sắc mạnh mẽ hơn trong thời gian tới. Cụ thể tập trung thảo luận vào phương hướng đẩy mạnh phát triển một số lĩnh vực xuất khẩu trọng điểm, có tiềm năng, lợi thế và phù hợp với vùng trong lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp; Xây dựng thương hiệu hàng hóa chất lượng cao, tham gia sâu vào mạng lưới phân phối và chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm thế mạnh của vùng; Chuyển đổi số và liên kết xúc tiến thương mại quy mô vùng; Phát triển dịch vụ logistics và sự phối hợp của doanh nghiệp phân phối trong hoạt động xuất nhập khẩu của vùng; Sự tham gia phối hợp của các doanh nghiệp đầu mối thu mua/phân phối/xuất nhập khẩu/thương mại điện tử trong việc phân phối xuất khẩu các sản phẩm của vùng.

Về phía Bộ Công Thương, Thứ trưởng đề nghị các đơn vị liên quan của Bộ trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, trao đổi về những phương pháp hoặc hướng tháo gỡ các vấn đề các địa phương trong vùng đang còn vướng mắc đối với hoạt động liên kết xúc tiến thương mại, phát triển xuất nhập khẩu, tận dụng các cơ hội thị trường trong và ngoài nước.

Đối với đồng chí tham gia các chuyên đề thảo luận của Hội nghị, nêu ý kiến phát biểu ngắn gọn, trọng tâm, đặc biệt phát huy các sáng kiến đóng góp khả thi, có thể ứng dụng nhanh và hiệu quả cho công tác xúc tiến thương mại, phát triển xuất nhập khẩu của vùng, hỗ trợ các sản phẩm dịch vụ của vùng tìm được hướng đi thị trường phù hợp trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới tiềm ẩn nhiều yếu tố bấp bênh, căng thẳng địa chính trị ở nhiều khu vực, nhiều thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam phải đương đầu với lạm phát, lãi suất cao khiến suy giảm tổng cầu, ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại với Việt Nam.

“Với sự chung tay tích cực đóng góp ý chí và tâm sức với hội nghị, tôi rất mong hội nghị sẽ thu nhận được nhiều thông tin và giải pháp giá trị, sớm góp phần đưa vùng đồng bằng sông Cửu Long vươn tầm phát triển mới, xứng đáng với vị thế và vai trò quan trọng đối với quốc gia”- Thứ trưởng Phan Thị Thắng tin tưởng.

Hội nghị tập trung bàn thảo 06 nhóm vấn đề quan trọng trong hợp tác phát triển các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu vùng đồng bằng sông Cửu Long như: (1) Phương hướng phát triển các nhóm ngành có lợi thế xuất khẩu của vùng (về nông nghiệp: Lúa gạo, thủy sản, trái cây, rau màu; Về công nghiệp: Chế biến thực phẩm, chế biến thức ăn chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, sản xuất đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ, công nghiệp cơ khí, hóa chất, vật liệu xây dựng; (2) Xây dựng thương hiệu hàng hóa chất lượng cao, tham gia sâu vào mạng lưới phân phối và chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển thị trường xuất khẩu cho các sản phẩm thế mạnh của vùng; (3) Đẩy mạnh chuyển đổi số trong phát triển thương mại vùng; (4) Liên kết xúc tiến thương mại quy mô vùng cho các nhóm sản phẩm thế mạnh; (5) Phát triển dịch vụ logistics gắn với tăng cường liên kết vùng và xây dựng các doanh nghiệp mạnh về logistics phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu của vùng và (6) Sự tham gia phối hợp của các doanh nghiệp đầu mối thu mua/phân phối/xuất nhập khẩu/thương mại điện tử trong việc phân phối xuất khẩu các sản phẩm của vùng.

Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long được kỳ vọng sẽ là kênh chia sẻ, trao đổi thông tin giá trị, cùng bàn thảo để triển khai các giải pháp hỗ trợ, liên kết chặt chẽ, hiệu quả hơn trong và ngoài vùng đồng bằng sông Hồng trong công tác xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu; vì mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp của vùng ngày càng lớn mạnh, giúp các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của vùng vươn xa hơn tới các thị trường trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy vùng phát triển bám sát định hướng được nêu tại Quy hoạch đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ.

Bên lề Hội nghị kết hợp không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm của các địa phương, doanh nghiệp trong vùng, tạo cơ hội kết nối giao thương giữa các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ của vùng đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại. Các doanh nghiệp trong vùng đồng bằng sông Cửu Long có sản phẩm chất lượng cao, có tiềm năng và năng lực xuất khẩu được Ban tổ chức Hội nghị tạo điều kiện thuận lợi để tham gia hoạt động này.

 

Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế về đất đai, là một trong những đồng bằng lớn nhất, phì nhiêu nhất ở Đông Nam Á và thế giới, nguồn nước thuận lợi nên diện tích cây ăn trái tăng nhanh qua từng năm. Bên cạnh lúa, thủy sản thì trái cây cũng là một thế mạnh trong cơ cấu sản xuất và xuất khẩu của vùng. Đồng thời, trong vùng cũng có nhiều tiềm năng về dầu khí và năng lượng tái tạo, như: năng lượng gió, năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷ triều…

Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, rất nhiều nhóm ngành hàng của Việt Nam đã vượt mốc kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD, như nhóm hàng rau quả, gạo, tôm…, phần lớn đến từ đồng bằng sông Cửu Long. Riêng mặt hàng gạo, năm 2024, ước tính tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước vẫn duy trì mức trên 8 triệu tấn, trong đó riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long 7,6 triệu tấn. Tính chung đến nay, vùng đồng bằng sông Cửu Long đang đóng góp khoảng 31% GDP toàn ngành nông nghiệp với khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thuỷ sản nuôi, khai thác, 60% lượng cá xuất khẩu và xấp xỉ 70% trái cây các loại… Trong tốp các địa phương có sản lượng nuôi, khai thác thuỷ hải sản cung ứng cho thị trường toàn cầu, tập trung hầu hết tại vùng đồng bằng sông Cửu Long gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Kiên Giang (con tôm); các tỉnh như An Giang, Ðồng Tháp thì nổi tiếng với con cá da trơn.

 

Nguồn: https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-dong/hoat-dong-cua-lanh-dao-bo/xu-c-tie-n-thuong-ma-i-va-pha-t-trie-n-xua-t-nha-p-kha-u-vu-ng-dong-bang-song-cuu-long.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Quy tụ tinh hoa làng nghề Việt tại Hội chợ làng nghề lần thứ XX-2024

Sáng 3/10, tại Trung tâm triển lãm Nông nghiệp, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (XTTMNN) Việt Nam, Lễ khai mạc Hội chợ làng nghề lần thứ XX-2024 đã chính thức diễn ra. Đồng thời, trong khuôn khổ chương trình, Ban tổ chức cũng tiến hành trao giải Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024. Cắt băng khai mạc Hội chợ làng nghề Việt Nam lần thứ XX năm 2024  Sự kiện lần này...

Bến Tre trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 6 dự án

 Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam phát biểu khai mạc hội nghị (Ảnh: Thanh Đồng) Sáng 3/10/2024, UBND tỉnh Bến Tre tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre năm 2024 “Bến Tre – Tầm nhìn hướng Đông và tiềm năng phát triển bền vững”. Hội nghị thu hút khoảng 600 đại biểu tham dự. Tham dự hội nghị có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ...

‘Nghề thủ công truyền thống’ từ ống kính của các tay máy nữ Hải Âu

Một số tác phẩm về các nghề thủ công truyền thống do các thành viên CLB Nhiếp ảnh nữ Hải Âu thực hiện được trưng bày tại triển lãm Sáng 3.10, tại Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật Hải Âu tuổi 34, hướng tới kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20.10.1930 – 20.10.2024), 43 năm ngày thành lập Nhà văn hóa Phụ...

Danh sách các tổ chức, cá nhân đóng góp hỗ trợ các tỉnh phía Bắc khắc phục sau bão số 3 (đợt 3)

© Báo Đồng Khởi - Giấy phép số: 785/GP-BTTTT, ngày 30/11/2021 Cơ quan chủ quản: Tỉnh ủy Bến Tre Tổng biên tập: Lê Ngọc Hân Toà soạn: 171 Nguyễn Đình Chiểu, Phường An Hội, TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre Điện thoại: (+84).2753.822311 - (+84).2753.811000 - (+84).2753.554466 - Fax : (+84).2753.826658 Email: toasoan@baodongkhoi.vn - quangcao@baodongkhoi.vn (function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); if (d.getElementById(id)) {return;} js = d.createElement(s); js.id = id; js.src = "https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbml=1&version=v14.0"; fjs.parentNode.insertBefore(js, fjs); }(document, 'script', 'facebook-jssdk'));(function(d, s, id) { var js, fjs = d.getElementsByTagName(s); ...

Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre năm 2024

Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình (bìa trái) tham dự hội nghị. Ảnh: Thạch ThảoĐến dự có, Ủy viên Bộ Chính trị - Bí Thư Trung ương Đảng - Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, đại diện lãnh đạo các tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh; các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.Về phía tỉnh Bến Tre có Quyền...

Cùng chuyên mục

Quy tụ tinh hoa làng nghề Việt tại Hội chợ làng nghề lần thứ XX-2024

Sáng 3/10, tại Trung tâm triển lãm Nông nghiệp, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (XTTMNN) Việt Nam, Lễ khai mạc Hội chợ làng nghề lần thứ XX-2024 đã chính thức diễn ra. Đồng thời, trong khuôn khổ chương trình, Ban tổ chức cũng tiến hành trao giải Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024. Cắt băng khai mạc Hội chợ làng nghề Việt Nam lần thứ XX năm 2024  Sự kiện lần này...

Bến Tre trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 6 dự án

 Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam phát biểu khai mạc hội nghị (Ảnh: Thanh Đồng) Sáng 3/10/2024, UBND tỉnh Bến Tre tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre năm 2024 “Bến Tre – Tầm nhìn hướng Đông và tiềm năng phát triển bền vững”. Hội nghị thu hút khoảng 600 đại biểu tham dự. Tham dự hội nghị có các đồng chí: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ...

‘Nghề thủ công truyền thống’ từ ống kính của các tay máy nữ Hải Âu

Một số tác phẩm về các nghề thủ công truyền thống do các thành viên CLB Nhiếp ảnh nữ Hải Âu thực hiện được trưng bày tại triển lãm Sáng 3.10, tại Nhà văn hóa Phụ nữ TP.HCM đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh nghệ thuật Hải Âu tuổi 34, hướng tới kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20.10.1930 – 20.10.2024), 43 năm ngày thành lập Nhà văn hóa Phụ...

Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre năm 2024

Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình (bìa trái) tham dự hội nghị. Ảnh: Thạch ThảoĐến dự có, Ủy viên Bộ Chính trị - Bí Thư Trung ương Đảng - Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình; lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, đại diện lãnh đạo các tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh; các cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế tại Việt Nam.Về phía tỉnh Bến Tre có Quyền...

Chàng trai không tay từng được Tiếp sức đến trường nay là cử nhân IT ‘có thể tự nuôi mình’

Anh Nguyễn Đình Nhẫn nhận học bổng Tiếp sức đến trường năm 2016 – Ảnh: DOÃN HÒA Không có đôi tay, mồ côi cha, không gục ngã  Năm 2016, bài báo “Nghị lực vượt khó của Nhẫn” đăng trên báo Tuổi Trẻ trong chương trình học bổng Tiếp sức đến trường khu vực Bắc Trung Bộ đã lay động nhiều trái tim cảm phục của bạn đọc. Là con thứ năm trong gia đình nghèo ở xã Nghi Kim (TP Vinh), từ lúc lọt lòng Nhẫn...

Hội thảo “Năng lượng mới và năng lượng tái tạo – Tiềm năng và nguồn lực đầu tư”

Quyền Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Thị Hoàng Yến, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung tham dự hội thảo. Ảnh: Trần Quốc Quyền Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Hồ Thị Hoàng Yến, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Ngọc Tam, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh Cảnh chủ trì hội thảo. Ủy viên Bộ Chính trị - Phó thủ...

Vì sao giải phóng mặt bằng cầu Thới Lai bị chậm?

Bàn giao mặt bằng chậm Ban Quản lý dự án và Phát triển quỹ đất huyện Thới Lai, TP Cần Thơ vừa có báo cáo gửi UBND huyện Thới Lai về tiến độ dự án nâng tĩnh không cầu ở Cần Thơ. Trong báo cáo, Ban Quản lý dự án cho biết, trong số 5 cầu thuộc dự án, cầu Thới Lai (mới) vẫn chưa bàn giao mặt bằng.  Trong tổng số 89 hộ bị ảnh hưởng với tổng diện tích 1,31ha,...

Khởi công xây dựng cầu Ba Lai 8, khởi động tuyến đường bộ ven biển kết nối Bến Tre với Tiền Giang và Trà...

Sáng 2-10-2024, tại xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại, UBND tỉnh tổ chức lễ khởi công dự án xây dựng cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường bộ ven biển tỉnh Bến Tre và khởi động dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển, kết nối Bến Tre với tỉnh Tiền Giang và Trà Vinh. Nguồn: https://baodongkhoi.vn/thoi-su/tin-trong-tinh/khoi-cong-xay-dung-cau-ba-lai-8-khoi-dong-tuyen-duong-bo-ven-bien-ket-noi-ben-tre-voi-tien-giang-va-a136175.html

Hình ảnh lễ khởi công xây dựng cầu Ba Lai 8

Nằm trong chuỗi hoạt động Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Bến Tre năm 2024, sáng 2-10-2024, tại xã Thạnh Phước, huyện Bình Đại, UBND tỉnh tổ chức lễ khởi công xây dựng cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường bộ ven biển tỉnh Bến Tre và khởi động dự án xây dựng Tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh Bến Tre với Tiền Giang và Trà Vinh. Nguồn: https://baodongkhoi.vn/thoi-su/tin-trong-tinh/hinh-anh-le-khoi-cong-xay-dung-cau-ba-lai-8-a136168.html

Phát triển kinh tế biển và những kết quả nổi bật hiện nay

Ngành khai thác thuỷ sản, trong  đó có nuôi trồng và đánh bắt đang không ngừng phát triển Quy mô kinh tế biển phát triển tích cực Việt Nam là quốc gia có chiều dài bờ biển lớn; vùng biển Việt Nam có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển các loại hình kinh tế biển, từ nuôi trồng, đánh bắt, khai thác, chế biến thuỷ hải sản đến khai thác tài nguyên, khoáng sản; phát triển kinh tế hàng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất