Powered by Techcity

Tọa đàm về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh


BTO-Chiều ngày 13/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh tổ chức chương trình Tọa đàm khoa học “Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”, với chủ đề “Bảo tồn – Gắn kết – Lan tỏa”. Đây là một trong những nội dung nằm trong chương trình Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Bình Thuận lần thứ I năm 2024.

vh-dt22.jpg
Quang cảnh buổi tọa đàm

Ông Bùi Thế Nhân – Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh và ông Võ Thành Huy – Phó Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh chủ trì buổi tọa đàm. Tham dự còn có lãnh đạo các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, huyện, thị, thành phố cùng các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài tỉnh, nhà quản lý văn hóa ở các địa phương.

ong-nhan-pb-toa-dam1.jpg
Ông Bùi Thế Nhân phát biểu buổi tọa đàm

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Bùi Thế Nhân khẳng định: Văn hóa các dân tộc thiểu số ở Việt Nam được hình thành, vun đắp qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước, giữ nước với nhiều giá trị đặc sắc. Với quan điểm nhất quán, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định văn hóa nói chung, văn hóa dân tộc thiểu số nói riêng là một bộ phận quan trọng, là động lực của sự phát triển. Riêng tỉnh Bình Thuận, hệ thống di sản văn hóa phi vật thể của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh rất phong phú và đa dạng, đã đóng góp những giá trị về vật chất và tinh thần quan trọng, phản ánh nhiều lĩnh vực văn hóa, phong tục tập quán, tín ngưỡng và nghệ thuật liên quan đến đời sống kinh tế – xã hội. Trong đó, trang phục là loại hình di sản văn hóa phi vật thể ra đời tương đối sớm, mang đậm chất riêng của dân tộc và luôn được tích lũy, bồi đắp theo diễn trình phát triển của lịch sử. Bởi nó là nhu cầu cần thiết phục vụ đắc lực cho nhu cầu ăn mặc, làm đẹp trong đời sống cá nhân và cộng đồng các dân tộc.

vh-dt1.jpg
vh-dt-11.jpg
Trang phục các dân tộc thiểu số tỉnh Bình Thuận

Giám đốc Sở VHTTDL cho rằng: Chương trình tọa đàm rất cần thiết và cấp bách, giúp ngành văn hóa và chính quyền địa phương nhìn thấy được thực trạng của trang phục truyền thống và nhu cầu hiện nay của đồng bào, hiểu biết hơn về lịch sử, giá trị văn hóa trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trong tỉnh để có chủ trương và chính sách thích hợp trong việc quản lý và bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa phục vụ ngay bản thân đồng bào và phục vụ phát triển văn hóa, du lịch ở địa phương.

ba-dai-bieu-vh.jpg
ong-tu-duc-linh1.jpg
Đại biểu tham gia ý kiến tại buổi tọa đàm

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã đưa ra những đánh giá khách quan về thực trạng trang phục truyền thống các dân tộc Chăm, Raglai, K`ho, Chơ Ro và trang phục của Bộ sưu tập di sản văn hóa hoàng tộc Chăm; so sánh sự tương đồng và khác biệt của quá trình giao thoa về trang phục truyền thống giữa các tộc người trong lịch sử và hiện nay giữa các tỉnh lân cận… Từ đó đưa ra các giải pháp tuyên truyền để thực hiện công tác bảo tồn, khôi phục, khai thác và phát huy giá trị văn hóa trang phục truyền thống gắn với phát triển du lịch.

vh-dt3.jpg
Trang phục văn hóa các dân tộc

Qua các ý kiến tham luận và phát biểu thảo luận trực tiếp liên quan đến chủ đề tọa đàm đặt ra, ông Bùi Thế Nhân cho biết: Với xu hướng phát triển của cơ chế kinh tế thị trường và giao lưu, tiếp biến văn hóa đang diễn ra đa chiều giữa các vùng miền như hiện nay, trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số trong tỉnh đang đứng trước nguy cơ mai một, biến đổi và mất dần những giá trị văn hóa mang tính đặc trưng của từng cộng đồng dân tộc. Trang phục truyền thống không được sử dụng phổ biến trong đời sống, sinh hoạt thường ngày, mà chỉ được sử dụng như lễ phục vào các ngày tết hoặc các dịp lễ hội, lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo hàng năm của cộng đồng. Do đó, việc bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh cũng như gắn với hoạt động phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay là cần thiết, đáp ứng nhu cầu đặt ra nhằm lưu giữ được trang phục truyền thống tồn tại bền vững theo thời gian và du khách được trải nghiệm, hiểu thêm về giá trị của trang phục các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/toa-dam-ve-bao-ton-phat-huy-trang-phuc-truyen-thong-cac-dan-toc-thieu-so-va-mien-nui-tinh-126507.html

Cùng chủ đề

Văn hóa thấm sâu vào mọi hoạt động của đời sống

Với phương châm hành động “Tăng tốc, sáng tạo, về đích” và tinh thần “3 quyết tâm, 4 chủ động, 5 hiệu quả”, mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đề ra đầu năm 2024, cùng với các địa phương trong cả nước, năm qua, ngành văn hóa tỉnh đánh dấu sự đóng góp quan trọng vào thúc đẩy phát triển du lịch, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng vững...

Tham quan, trải nghiệm về đêm tháp Pô Sah Inư

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã thống nhất việc Bảo tàng tỉnh phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ du lịch Sao Mai tổ chức hoạt động phục vụ khách tham quan vào ban đêm tại di tích tháp Pô Sah Inư (phường Phú Hài, TP. Phan Thiết). ...

Nói chuyện chuyên đề về nhân tố hình thành nhân cách, tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh

BTO-Chiều 25/11, tại Khu di tích lịch sử Trường Dục Thanh, Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Bình Thuận phối hợp với Ban quản lý Quảng trường Hồ Chí Minh và Tượng đài Bác Hồ và Trường THPT Phan Bội Châu (TP. Phan Thiết) tổ chức chương trình nói chuyện chuyên đề “Truyền thống quê hương, gia đình nhân tố hình thành nhân cách, tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh”. ...

Trao giải hội thi sáng tác tranh “Bảo tồn di sản văn hóa địa phương”

BTO-Sáng 15/11, Bảo tàng tỉnh tổ chức tổng kết và trao giải hội thi sáng tác tranh với chủ đề “Bảo tồn di sản văn hóa địa phương” năm 2024. Đây là một trong những nội dung nằm trong chương trình phối hợp giữa Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Giáo dục và Đào tạo về “Hoạt động giáo dục thông qua di sản văn hóa và tổ chức học tập ngoại khóa tìm hiểu...

Nâng chất lượng thu hút du khách

Không chỉ dừng lại nhiệm vụ lưu giữ, bảo tồn giá trị lịch sử, phục vụ công tác nghiên cứu, mà Ban Quản lý Khu di tích Căn cứ Tỉnh ủy Bình Thuận trong kháng chiến chống Mỹ đang dần trở thành nơi học tập, tuyên truyền giáo dục và là điểm đến hấp dẫn du khách. ...

Cùng tác giả

Phiên họp thứ chín Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ

BTO-Chiều 15/1, Ban chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc Phiên họp thứ chín nhằm đánh giá kết quả triển khai công tác CCHC năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Phó trưởng Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ chủ trì hội nghị. ...

Hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không Phan Thiết

Để sớm điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án, Phó Thủ tướng yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận và các bộ, ngành liên quan thực hiện các nội dung sau: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận chỉ đạo Tư vấn hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án, xác định rõ tài sản dùng chung (đất quốc phòng, tài sản do quân đội đầu tư), cơ chế khai thác lưỡng dụng,...

Cho thôi làm nhiệm vụ với một đại biểu Quốc hội

NLĐO) – Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết cho ông Dương Văn An, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc, thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội Ông Dương Văn An Chiều 15-1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp để xem xét, quyết định về việc cho thôi làm nhiệm vụ Đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Dương Văn An thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc. Theo đó,...

Khu vui chơi hơn 32 ha bỏ hoang 10 năm ở TP Phan Thiết

Chiều 15-1, tại buổi họp báo kinh tế – xã hội tỉnh Bình Thuận năm 2024, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận thông tin về Dự án Khu vui chơi giải trí Suối Cát (xã Tiến Lợi, TP Phan Thiết) bỏ hoang 10 năm. Tháng 7-2005, Dự án Khu vui chơi giải trí Suối Cát được UBND tỉnh Bình Thuận chấp thuận chủ trương đầu tư cho Công ty TNHH Suối Cát. Dự án được cấp Giấy...

‏Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận – Địa chỉ y tế tin cậy của người dân Ninh Thuận‏

‏Đa Khoa Bình Thuận - Nâng tầm chất lượng dịch vụ y tế hiện đại‏‏Nằm tại số 02 Nguyễn Gia Tú, Phú Thủy, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận, Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận được xây dựng với tiêu chí trở thành điểm đến y tế đáng tin cậy cho cộng đồng. ‏Đa Khoa Bình Thuận – Nơi khám chữa bệnh uy tín cho người dân Ninh Thuận.‏‏Phòng Khám Đa Khoa Bình Thuận - Lựa chọn ưu tiên...

Cùng chuyên mục

Khát vọng vươn lên cùng năm rắn

Năm Ất Tỵ 2025 đang gõ cửa, mang theo hơi thở của sự đổi mới, chuyển mình và khát vọng vươn lên mạnh mẽ. Hình ảnh loài rắn, linh vật của năm, với vẻ đẹp uyển chuyển, bí ẩn và sức sống mãnh liệt, không chỉ đơn thuần là 1 con giáp trong 12 con giáp mà còn là một biểu tượng văn hóa đa tầng, đa diện, in sâu vào từng câu chuyện lịch sử, thấm đẫm trong...

Một năm “rực rỡ” của thể thao thành tích cao

Đây là một trong những mục tiêu quan trọng để thể thao tỉnh nhà tiếp tục phát triển sau những nỗ lực vượt bậc trong năm qua. Có thể nhận thấy, năm 2024 thể thao Bình Thuận đã tổ chức nhiều hoạt động mang lại dấu ấn đặc biệt như phối hợp tổ chức thành công Giải vô địch thế giới Carom 3 băng năm 2024 (World Championship 3 - Cushion 2024) và phiên họp Đại hội đồng Liên...

Trao chứng chỉ quốc tế cho huấn luyện viên yoga

BTO - Chiều 11/1, Liên đoàn Yoga Bình Thuận tổ chức lễ bế giảng và trao giấy chứng nhận tốt nghiệp lớp HLV yoga 200H quốc tế khóa III. Bà Huỳnh Thị Duy Ninh - Chủ tịch Liên đoàn Yoga Bình Thuận, cho biết sau khi hoàn thành và được cấp chứng chỉ,...

Tết ăn đầu lúa – Hồn lúa hồn người

Tết ăn đầu lúa là di sản văn hóa phi vật thể của người K’ho ở Bình Thuận nói chung và đặc biệt là của người K’ho ở xã Phan Sơn, huyện Bắc Bình. So với những địa bàn có người K’ho sinh sống, nơi đây còn lưu giữ khá đầy đủ những nghi lễ vòng đời của cây lúa mẹ gắn với tín ngưỡng dân gian và đặc điểm, điều kiện địa lý, núi rừng nơi họ sinh...

Mời bạn đọc đón xem Đặc san Bình Thuận Xuân Ất Tỵ

Đã thành thông lệ, mỗi dịp xuân về tết đến, Báo Bình Thuận lại gửi đến quý độc giả thân yêu giai phẩm Đặc san xuân như lời tri ân, chúc mừng năm mới! Đặc san xuân Ất Tỵ - 2025 được Báo Bình Thuận phát hành từ ngày 10/1/2025, kính mời bạn đọc mua báo và xem. ...

Đại hội Liên đoàn Quần vợt tỉnh Bình Thuận nhiệm kỳ VII (2024 – 2029)

Đoàn Chủ tịch Đại hội.Đến dự và chỉ đạo Đại hội có ông Huỳnh Ngọc Tâm, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận và ông Huỳnh Ngọc Tuấn, Phó Phòng Quản lý TDTT, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.Ông Huỳnh Ngọc Tâm đang phát biểu ý kiến.Tại đại hội, các đại biểu đã được nghe báo cáo về hoạt động của Liên đoàn quần vợt tỉnh Bình Thuận trong nhiệm...

Ra mắt BCH Liên đoàn Vovinam tỉnh lần thứ IV, nhiệm kỳ 2025 – 2030

Nhân dịp này, Chủ tịch UBND tỉnh đã tặng bằng khen cho 1 tập thể và 1 cá nhân đã có thành tích xuất sắc trong công tác phát triển phong trào Vovinam tại địa phương. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tặng giấy khen cho 5 cá nhân có nhiều đóng góp tích cực trong việc phát triển phong trào Vovinam – Việt Võ Đạo tỉnh, nhiệm kỳ 2019 – 2024. Liên đoàn Vovinam Việt Nam...

Bước chuyển của võ thuật cổ truyền Bình Thuận

Ông Lương Thế Điền – Chủ tịch Liên đoàn VTCT tỉnh Bình Thuận, nhìn nhận: Kỳ thi lên đai lần này cũng nhằm đánh giá công tác huấn luyện của các đơn vị, cũng như kiểm tra trình độ chuyên môn của các võ sinh đang tham gia tập luyện bộ môn võ cổ truyền trong thời gian qua. Từ đó, sẽ rút ra những kinh nghiệm quan trọng trong huấn luyện, đào tạo võ sinh, tiệm cận với...

Bình Thuận có thêm một bảo vật được công nhận bảo vật quốc gia đợt 13

BTO-Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định công nhận bảo vật quốc gia (Đợt 13) năm 2024. Trong 33 bảo vật đợt này, Bình Thuận có thêm 1 bảo vật đó là Tượng Avalokitesvara Bắc Bình niên đại Thế kỷ VIII - IX; hiện lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận. Như vậy đây là bảo vật quốc gia thứ 2 của tỉnh được công nhận sau Linga vàng phát hiện trong đợt khai quật khảo cổ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất