Powered by Techcity

Tuy Phong: Đền Pô Kloong Girai


1. Vị trí ngôi đền:

Đền Pô Kloong Girai (Pô Kloong Gì-rài) nằm về phía Đông – Bắc trên đỉnh núi Phọ/ cơk Bhok (đối diện với núi Tàu/ cơk Hok khoảng chừng 1 km về phía Tây) cách thôn Lạc Trị, xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận khoảng 3 km. Bà con Chăm ở địa phương còn có tên gọi khác là Pô Gloong hay Pô Akok Đih.

z4768107983141_426218c65d847d6b06a2f8fd29da6c02.jpg
Lễ hội Katê của đồng bào Chăm.

Ngôi đền được xây dựng khá lâu đời. Kiến trúc theo phong tục truyền thống nhà cổ truyền Chăm. Cửa chính hướng về phía Đông, còn các phía Nam, Tây và Bắc đều được khép kín. Đền nhà kiểu hai mái, có 4 cột chính. Trong đền có bệ đá Linga và Yoni thờ Pô Kloong Girai cao khoảng 3 dm. Trước cửa chính còn có bệ đá Linga và Yoni thờ thần Ginôr Patri (Gì-nồnh Pa-tri) cao khoảng 2 dm.

2. Truyền thuyết Pô Kloong Girai:

Dưới đây là truyền thuyết về Pô Kloong Girai được biên dịch theo cổ thư Chăm có tại địa phương.

Thuở xưa, dưới thời vua Patik (Pa-tí), mẹ của Pô Kloong Girai ở tại làng Châu Vượng/ Pa-lay Sa-rek (nay đã sáp nhập vào làng Phú Nhiêu, thôn Lạc Trị, xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận), ngày nay gọi là pa-bah tuăk/bến Cửa Sứt, xóm Rau, xã Phước Thể, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Có hai vợ chồng ông bà Kuơk Păng đi xuống biển bắt ốc, nghe tiếng khóc của con trẻ thì lần theo đến nơi trông thấy một bé gái đang trôi trên bọt nước. Ông bà Kuơk Păng nhặt về làm cháu nuôi.

Mùa khô, ông Kuơk Păng lên đồi chặt cây để dựng hàng rào, có dẫn cháu gái đi theo. Đang chặt cây rào, cháu gái thấy khát đòi nước uống. Ông Kuơk Păng nói đợi ông tí đã, ở đây không có nước, lát nữa trở về nhà hãy uống.

Đứa cháu thấy khát nước quá, tự đi tìm bỗng thấy trong tảng đá có dòng nước nhỉ ra, đứa cháu uống thật đã thèm, rồi quay về nói với ông, ông Kuơk Păng cũng thấy khát lắm, bảo cháu dắt ông đi để cho ông cùng uống. Đứa cháu gái dẫn ông đi bỗng nhiên nước trong tảng đá khô cạn sạch.

Thế là ông cùng cháu gái gánh cây rào về thẳng tới nhà. Vừa về đến nhà, ông nói với bà Kuơk Păng để mừng là cháu ông đã tìm được dòng nước nhỉ từ chính giữa tảng đá, cháu của ông được uống. Cả ông và bà Kuơk Păng lấy làm vui mừng lắm.

Thời gian trôi qua, cháu gái có mang thai, do uống nước trên tảng đá ấy. Người dân trong làng có suy nghĩ không hay về ông và cháu rằng cháu gái có mang thai là do ông Kuơk Păng. Vì ông đã cùng cháu gái đi lên đồi chặt cây rào. Ông bà Kuơk Păng lấy làm hổ thẹn trong lòng, chẳng biết làm bằng cách nào được nữa. Dần dần, vào ngày 14 hạ tuần, thứ bảy, tháng tư, năm Dần theo lịch Chăm, cháu gái hạ sinh một bé trai, đặt tên là JaTot (Chà Tót). Người mẹ cảm thấy hổ thẹn rồi bỏ xứ ra đi, sau đó qua đời.

Cho đến khi JaTot lớn lên, ông Kuơk Păng cho đi chăn bò, đàn bò đang ăn cỏ JaTot thì đi nằm dưới cây con dời, nước mủ của cây con dời làm cho cơ thể của JaTot mọc đầy ghẻ lở. Đến khi thức dậy thì bỗng thấy con bò còn đang ăn cây bông vải của Pô Nưhôr (Pô Nư-hônh), JaTot về kể lại với ông rồi sau đó dẫn ông mình đi xin con bò lại. Ông Kuơk Păng cùng với cháu JaTot đến nhà Pô Nưhôr để xin chuộc lại con bò, trong nhà con gái của Pô Nưhôr trông thấy JaTot ở bên ngoài đầy ghẻ lác quá dơ bẩn, vội quay vào nói với cha rằng:

– Cha cho con bò lại cho người ta nhanh đi, con nhìn thấy người đang ở ngoài kia xấu xí lắm.

Pô Nưhôr nói với con gái của mình rằng:

– Hắc lào trên mình người đó là vỏ bọc của con rồng đấy, con ạ!

Lúc trước, lớn lên Pô Kloong Girai kết bạn với Pô Kloong Chanh cùng nhau lên vùng cao buôn trầu. Trên đường gánh trầu về nhà được nửa đường Ja Tot thấy mệt bước đi không nổi nữa, nằm ngủ trên tảng đá nẻ/ pa-tâu ta-blah, thuộc ngọn núi xứ Pa-nrang. Pô Kloong Chanh gánh trầu về trước, rồi lấy cơm lên đón Pô Kloong Girai. Lúc Pô Kloong Girai nằm ngủ mệt nhoài trên tảng đá nẻ thì có hai con rồng từ trong tảng đá đó bò ra liếm sạch hắc lào trên cơ thể Pô Kloong Girai, bấy giờ Pô Kloong Girai trở thành người rất đẹp trai, bên cạnh đó có hai con rồng đang ngồi hầu hai bên lúc Pô Kloong Girai đang ngủ.

Pô Kloong Chanh xách cơm đến thì thấy con rồng đang hầu Pô Kloong Girai có hào quang tỏa sáng như thần Thái Dương. Pô Kloong Chanh tằng hắng thì bỗng nhiên hai con rồng quay đầu chui vào trong tảng đá.

Lúc bấy giờ Pô Kloong Girai mới thức dậy, thấy Pô Kloong Chanh đem cơm đến vui mừng vì trông thấy trên cơ thể của Pô Kloong Girai không còn hắc lào nữa, khỏe mạnh trở lại. Tuy vui mừng nhưng trong lòng chưa rõ việc gì. Pô Kloong Chanh trải lá chuối ra rồi đổ cơm vào để cùng ăn. Pô Kloong Chanh mời Pô Kloong Girai xơi cơm trước, Pô Kloong Chanh không dám ăn cơm trước, vì kính nể Pô Kloong Girai. Pô Kloong Girai cũng không dám xơi cơm trước, sau lần cẩn nhường cho nhau. Pô Kloong Girai nói:

– Tôi sẽ ăn một bên, còn anh thì ăn một bên.

Nói xong Pô Kloong Girai dùng ngón tay vạch một đường chính giữa lá chuối lõm vào thành đường mương. Từ đó ở chính giữa lá chuối có đường mương cho đến tận bây giờ.

Ăn uống xong lại cẩn nhường nhau uống nước đựng trong quả bầu. Không ai chịu uống trước cả. Sau đó Pô Kloong Girai cầm quả bầu nước lên bóp vào giữa quả bầu thành đôi. Pô Kloong Girai uống trước, Pô Kloong Chanh uống sau. Từ đó quả bầu có dấu vết quả bầu “phía trên thì nhỏ, còn phía dưới thì to” cho đến ngày nay.

Đến năm Mùi, tất cả các vị quan trong triều tôn vương Pô Kloong Girai lên làm vua, đóng đô tại kinh đô Hangâw (Ha-ngâu). Pô Kloong Girai đặt ra lễ tục Tế điền; tục cúng ruộng lệ; xây dựng nghĩa trang tộc họ để khi chết đi có nơi để thờ phụng.

Pô Kloong Girai còn đặt ra luật cấm kỵ, các loại lễ múa, thần giữ nhà, các loại thuế má, lễ nằm đồng thiếp, lễ cày ruộng trộm nghĩa là chọn ngày tốt lành mang lễ vật đến ruộng cúng sau đó cày vài đường cày, lễ tẩy trần. Tạo ra bà dâng lễ hay còn gọi là bà Bóng, thầy Cò Ke/ thầy Kadhar, thầy Vỗ/ thầy Mư-tồn, thầy Bóng/ thầy Ka-ing, thần cai quản đập nước, ông cai mương,… Tất cả đều do Pô Kloong Girai đặt ra luật lệ đó.

Một thời gian sau, vua nước Tàu có ý muốn cai quản nước Chăm-pa, Pô Kloong Girai dẫn quân đi đánh bại quân Tàu. Sau 19 năm, quân Tàu lại sang đánh nhau với nước Chăm-pa lần nữa, rồi cũng bị Pô Kloong Girai đánh bại tiếp và bắt người dân Tàu phải “cạo đầu, thắt tóc, buộc lưng”.

Để xây dựng đập nước tưới tiêu cho cánh đồng, một cuộc thi đấu sức giữa Pô Kloong Girai và Pô Dam (Pô Tằm). Pô Kloong Girai chọn nữ giới, còn Pô Dam thì chọn nam giới để khai khẩn con mương tại vùng Pa-nrang (5). Pô Kloong Girai đặt điều kiện với Pô Dam:

– Nếu như bên nào xong sau thì bên đó thua cuộc, còn nếu như bên nào xong trước thì bên đó thắng cuộc. Người thắng cuộc thì được ở bên trong tháp.

Pô Kloong Girai thì xây tháp tại vùng Pa-nrang, còn Pô Dam thì xây tháp tại vùng Kroong(1).

Thật ra Pô Kloong Girai dùng kế sách để cho phái nữ vừa đào con mương vừa hát. Đào con mương cả ngày lẫn đêm. Còn bên phái nam của Pô Dam chỉ tập trung đào con mương ban ngày. Vì giọng hát của các cô thiếu nữ hát hay quá, lôi cuốn các nam giới bên Pô Dam qua để nói đùa vui. Các cô thiếu nữ giả vờ yêu các chàng trai. Thế là ban đêm các chàng trai qua giúp các cô thiếu nữ đào con mương. Chính vì vậy con mương của các cô thiếu nữ xong trước. Từ đó, Pô Kloong Girai buộc phía các chàng trai phải ở bên ngoài, còn các thiếu nữ thì ở bên trong, đồng thời còn có trách nhiệm giữ linh hồn của các vị thần thánh.

Sau cuộc thi đào con mương, Pô Dam lấy làm hổ thẹn trong lòng, không chịu vào ở trong tháp chính, chỉ ở bên ngoài tháp. Các bà con tộc họ của Pô Dam cũng lấy làm hổ thẹn theo.

Pô Dam nói về Pô Kloong Girai là người không cha mà lên làm vua. Những lời lẽ ấy lọt đến tai Pô Kloong Girai. Pô Kloong Girai cũng lấy làm không hài lòng cho lắm, từ đó không chịu làm vua nữa, cải trang thành người Ka-ho ở tại làng Ia Radak, thuộc xứ Pa-chăm.

Tất cả những người Raglai mang thuế đến nộp, nhà vua bắt cả Ta-wak cùng gùi đi xuống. Ta-wak còn nhỏ chỉ gùi con gà thôi. Đi được nửa đường thì trời tối, đoàn người dừng chân nghỉ lại tại đó. Tối đêm đó, mọi người đang ngủ yên bình, chỉ có mình Pa-wak còn thức, nó nghe tiếng con gà gáy rằng: “Người nào ăn đầu của tao sẽ thành vua, còn ai ăn quả tim, cái mề của tao sẽ thành tướng”. Pa-wak là người Raglai nghe được, trời rạng sáng bước sang ngày mới liền sai Ta-wak cắt cổ con gà trống ấy nướng ăn. Ta-wak làm gà xong lấy đầu, chân và bộ lòng, sau đó đi chẻ cây là-a làm cây nẹp để kẹp nướng, còn phần thịt thì đem đi luộc. Pa-wak đem cái đầu, chân và bộ lòng gà đi rửa rồi sau đó chuẩn bị về ăn đầu gà. Ở đây Ta-wak lấy cái nẹp đến kẹp cái đầu con gà làm mãi cũng không dính vào cái nẹp, chốc chốc cái đầu gà cứ rớt xuống dính tro. Quá nóng lòng mặt khác sợ Pa-wak đến thấy cái đầu gà dính tro sẽ bị đánh. Ta-wak liền ăn hết đầu gà. Pa-wak đi tắm về gọi Ta-wak đem thịt gà đến nhưng không thấy cái đầu gà, Pa-wak hỏi Ta-wak nói:

– Lúc nướng đầu gà thì cái đầu gà cứ rơi xuống dính tro, dơ bẩn quá nên tôi đã ăn mất rồi.

Pa-wak đoán biết trong lòng, ăn uống xong Pa-wak không cho Ta-wak mang vật gì nữa, mà đi không thôi. Đi đến núi Ka-la, thì thấy con bạch tượng đến đón, con bạch tượng tới gần quỳ xuống tôn vương Ta-wak đặt trên lưng có bành voi, lấy cái khố bỏ đi, đội mão lên đầu rồi lấy quần áo nhà vua mặc vào rồi tôn vương ở trên núi Ka-la được 7 năm. Buổi sáng hay buổi chiều đều có đọc kinh, đánh trống và thổi sáo.

Tại nơi đây, quá ồn ào và bực bội nhà vua Ta-wak không thể nào chịu nổi, mới vác cây ná đi săn bắn, rồi đi biệt tăm luôn không thấy trở về nữa. Các quan lại và con bạch tượng trong triều cùng đi tìm thấy rồi dẫn về nội triều. Dần dần vua Ta-wak lại tìm cách trốn đi săn lần nữa. Quan lại và con bạch tượng lại tìm thấy tại xứ Pa-jai (vùng Ma Lâm bây giờ). Nhà vua cũng không thích về nữa. Một số người ở tại cây sung bắn con bạch tượng, các quan lại cận thần năn nỉ van lạy vua Ta-wak mới bằng lòng trở về triều nội. Trên đường trở về nửa đường thì con bạch tượng bị chết, vua Ta-wak cho quân lính khiêng cái bành voi bỏ lại tại núi Li-inh (ngày nay gọi là núi Ka-típ).

Vua Ta-wak hóa thân còn có tên gọi khác là Pô Pa-tao Yang Inh. Tên gọi này cũng từ Pô Kloong Girai mà ra.

Trong các lễ cúng thần/Yang thì có tên gọi là Pô Kloong Girai.

Còn trong các lễ cúng Rija/ lễ múa thì có tên gọi là Păr Mư-ta, Pô Ha-tang, Chay Da-lim.

Mẹ Pô Kloong Girai có tên gọi là Pô Ôn ở tại cửa biển làng Châu Vượng.

Cụm tháp Pô Kloong Girai được dựng trên sườn núi Ka-la/ núi Trọc, tại làng Cầu Bảo, thuộc thành phố Phan Rang-Tháp Chàm bây giờ.

Hiện nay làng Phú Nhiêu còn lưu giữ y trang của ngài và mỗi năm lên cúng cho ngài một lần. Ngôi đền được bà con trong làng tu sửa nhỏ vào các năm 1964, 1981, 1999.

Cứ bảy năm một lần các tộc họ Ức, họ Kim và họ Táo ở xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình lên cúng cho ngài vào tháng ba, còn các tộc họ trong thôn Lạc Trị, huyện Tuy Phong thì lên cúng cho ngài vào tháng năm theo Chăm lịch.

(1) Kroong là vùng Tuy Phong bây giờ.



Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/tuy-phong-den-po-kloong-girai-125344.html

Cùng chủ đề

Ô tô chở 6 người lao xuống vực trên đèo Đại Ninh

Tối 13-12, cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận cho biết vụ tai nạn lật xe trên đèo Đại Ninh đoạn qua huyện Bắc Bình vừa được xử lý. Trước đó, chiều cùng ngày, một ô tô 7 chỗ lưu thông hướng Lâm Đồng – Bình Thuận. Khi đến km44 đoạn qua xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình, xe này lao xuống vực đèo Đại Ninh.  ...

Dự báo thời tiết 14/12/2024: Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc rét đậm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, trạm đảo Cồn Cỏ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6. Từ đêm 13/12, không khí lạnh được tăng cường bổ sung và ảnh hưởng đến các khu vực khác thuộc Trung Trung Bộ,...

Tọa đàm về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh

BTO-Chiều ngày 13/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh tổ chức chương trình Tọa đàm khoa học “Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”, với chủ đề “Bảo tồn - Gắn kết - Lan tỏa”. Đây là một trong những nội dung nằm trong chương trình Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số...

Bình Thuận tham gia chuỗi sự kiện Hội chợ thương mại quốc tế tại Cao Bằng

BTO-Hội chợ Thương mại Quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) - Bách Sắc (Trung Quốc) năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy hợp tác toàn diện, phát triển bền vững” đang diễn ra từ ngày 12 - 17/12 tại tỉnh Cao Bằng. ...

Giải pháp phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm OCOP Bình Thuận

BTO-Giải pháp phát triển nâng cao giá trị sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận là nội dung chính hội thảo khoa học do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh phối hợp Trường Đại học Phan Thiết tổ chức sáng nay, 13/12, tại trường đại học này. Tham dự có đại diện lãnh đạo sở ngành liên quan, Hội LHPN tỉnh, Liên minh HTX tỉnh, các hội, hiệp hội nghề nghiệp, Trung tâm Thiện Chí, cơ...

Cùng tác giả

Ô tô chở 6 người lao xuống vực trên đèo Đại Ninh

Tối 13-12, cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận cho biết vụ tai nạn lật xe trên đèo Đại Ninh đoạn qua huyện Bắc Bình vừa được xử lý. Trước đó, chiều cùng ngày, một ô tô 7 chỗ lưu thông hướng Lâm Đồng – Bình Thuận. Khi đến km44 đoạn qua xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình, xe này lao xuống vực đèo Đại Ninh.  ...

Dự báo thời tiết 14/12/2024: Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc rét đậm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ; ở vịnh Bắc Bộ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, trạm đảo Cồn Cỏ đã có gió Đông Bắc mạnh cấp 6. Từ đêm 13/12, không khí lạnh được tăng cường bổ sung và ảnh hưởng đến các khu vực khác thuộc Trung Trung Bộ,...

Tọa đàm về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh

BTO-Chiều ngày 13/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh tổ chức chương trình Tọa đàm khoa học “Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”, với chủ đề “Bảo tồn - Gắn kết - Lan tỏa”. Đây là một trong những nội dung nằm trong chương trình Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số...

Bình Thuận tham gia chuỗi sự kiện Hội chợ thương mại quốc tế tại Cao Bằng

BTO-Hội chợ Thương mại Quốc tế Cao Bằng (Việt Nam) - Bách Sắc (Trung Quốc) năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy hợp tác toàn diện, phát triển bền vững” đang diễn ra từ ngày 12 - 17/12 tại tỉnh Cao Bằng. ...

Giải pháp phát triển, nâng cao giá trị sản phẩm OCOP Bình Thuận

BTO-Giải pháp phát triển nâng cao giá trị sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận là nội dung chính hội thảo khoa học do Liên hiệp các Hội Khoa học & Kỹ thuật tỉnh phối hợp Trường Đại học Phan Thiết tổ chức sáng nay, 13/12, tại trường đại học này. Tham dự có đại diện lãnh đạo sở ngành liên quan, Hội LHPN tỉnh, Liên minh HTX tỉnh, các hội, hiệp hội nghề nghiệp, Trung tâm Thiện Chí, cơ...

Cùng chuyên mục

Tọa đàm về bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh

BTO-Chiều ngày 13/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) tỉnh tổ chức chương trình Tọa đàm khoa học “Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận”, với chủ đề “Bảo tồn - Gắn kết - Lan tỏa”. Đây là một trong những nội dung nằm trong chương trình Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số...

Mắm ruốc, hương vị quê nhà

Trên dải dài đất nước, nơi gần cuối khúc ruột miền Trung. Ai sinh ra ở những nơi này mà không nặng lòng về một vùng quê nghèo khó. Càng thương nhiều hơn khi bất chợt có buổi trưa buổi xế nào đó, ở một miền quê tha phương nào đó. Lòng đang hoài hương mà nghe thoảng bay trong gió mùi mắm ruốc nêm canh hay kho mặn ngọt ngào. Cái mùi của quê, cái mùi của biển,...

Trên đỉnh đèo Tà Pứa

Đèo Tà Pứa thuộc xã Đức Phú, huyện Tánh Linh, Bình Thuận, đây là nơi một bộ tộc K’ho sống từ bao đời nay. Đèo cao 500 m, dài 2 km được tráng nhựa từ năm 2004 nối liền giữa cao nguyên và đồng bằng. Trên đỉnh đèo Tà Pứa một thời các nhà viễn hành xưa đã tốn khá nhiều giấy mực viết về đàn cọp núi từ năm 1869 - 1927. Đứng trên đỉnh đèo có thể...

Phát huy bản văn văn hoá các dân tộc thiểu số và miền núi

Nguồn: https://baobinhthuan.com.vn/phat-huy-ban-van-van-hoa-cac-dan-toc-thieu-so-va-mien-nui-126452.html

Nhiều môn mới chuẩn bị cho Đại hội Thể dục thể thao lần thứ X

Ông Huỳnh Ngọc Tâm – Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Bình Thuận, nhìn nhận: Theo tinh thần của Kế hoạch số 236-KH/TU/2024 của Tỉnh ủy về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW/2024 của Bộ Chính trị về phát triển thể dục thể thao trong giai đoạn mới. Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Bình Thuận lần thứ X năm 2026 sẽ là hoạt động chào mừng Đại hội Đảng các cấp...

Di sản áo dài góp phần quảng bá văn hoá, du lịch Bình Thuận

Tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Bình Thuận (thành phố Phan Thiết, Bình Thuận), Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam tỉnh Bình Thuận vừa chính thức ra mắt, tiếp tục chuỗi sự kiện tôn vinh và quảng bá áo dài của Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam tại nhiều địa phương trong nước và các quốc gia trên thế giới. Câu lạc bộ Di sản áo dài Việt Nam tỉnh Bình Thuận vừa ra mắt...

Ra mắt Câu lạc bộ Di sản Áo dài Việt Nam tỉnh Bình Thuận

BTO - Tối 7/12, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh đã diễn ra Lễ công bố thành lập Câu lạc bộ (CLB) Di sản Áo dài Việt Nam tỉnh Bình Thuận. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Minh đã đến dự và tặng hoa chúc mừng. Trong khuôn khổ lễ ra mắt,...

Nét mới giao lưu văn hóa ở Trường Dân tộc

Sinh hoạt giao lưu giới thiệu phát triển văn hóa hiện nay là một nhu cầu hết sức cần thiết với những học sinh dân tộc ít người ở các trường dân tộc nội trú. Vừa qua, Trường Vinschool Times Hà Nội (Vinschool) có tiết Việt Nam học, nên học sinh muốn tìm hiểu văn hóa của các dân tộc Việt Nam, và đã liên hệ, đặt vấn đề giao lưu với Trường Phổ thông Dân tộc nội trú...

Một tấm gương tận hiến cho nghệ thuật nhiếp ảnh

Cố nhiếp ảnh gia Ngô Đình Cường (1928 - 2019) là một trong những tên tuổi lớn, đã trở nên quen thuộc với giới nhiếp ảnh ở miền Nam trước ngày 30/4/1975. Bằng tài năng, trí tuệ và tâm huyết của mình, ông đã làm cho bạn bè trong nước và quốc...

Câu chữ của đình làng An Hải

An Hải là tên một làng chài xưa, ở phía tả ngạn kề cửa biển Phú Hài, nay thuộc khu phố 4 phường Phú Hài, TP. Phan Thiết. Phường Phú Hài có xuất xứ từ địa danh Phố Hài đã có lịch sử lâu đời hơn 300 năm. Năm 1697 ở Bình...

Tin nổi bật

Tin mới nhất