Tháng 7 đến tháng 11 hàng năm khi mùa mưa đến, thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn sinh sôi, phát triển và lây truyền dịch bệnh sốt xuất huyết. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những thông tin quan trọng chuyên gia MEDLATEC thông tin đến người dân để chủ động phòng tránh cũng như ứng phó kịp thời trong trường hợp không may mắc bệnh.
6 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận hơn 30.000 ca sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Muỗi vằn là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết Dengue, thông qua vết muỗi đốt virus có thể xâm nhập từ người bệnh sang người lành. Với tốc độ lây lan nhanh chóng, sốt xuất huyết Dengue có thể bùng phát thành dịch bệnh nguy hiểm trong cộng đồng.
Sốt xuất huyết Dengue bước vào mùa cao điểm do thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm, tạo điều kiện cho muỗi vằn sinh sôi, phát triển
Theo thống kê từ Bộ Y tế, 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam ghi nhận hơn 30.000 ca mắc sốt xuất huyết Dengue, trong đó có 3 trường hợp tử vong.
Các chuyên gia cho biết, sốt xuất huyết không còn là bệnh phát triển theo chu kỳ, trong những năm trở lại đây, số ca mắc cao do biến đổi khí hậu, môi trường và đặc điểm dân cư.
1 người có khả năng mắc sốt xuất huyết Dengue 4 lần trong đời
Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), Việt Nam lưu hành cả 4 type virus Dengue và không có miễn dịch chéo. Người bệnh chỉ miễn dịch với 1 type virus đã bị nhiễm trước đó, đồng nghĩa rằng, một người có khả năng mắc bệnh đến 4 lần trong đời.
Từ đó, chuyên gia khuyến cáo người dân tuyệt đối không chủ quan nếu cơ thể xuất hiện các triệu chứng sau, ngay cả khi đã từng mắc bệnh:
- Sốt cao đột ngột 39-40 độ C;
- Đau đầu, nhức hai hố mắt;
- Đau nhức cơ, khớp;
Nhiều ca mắc sốt xuất huyết Dengue phải nhập viện điều trị hồi sức tích cực (Ảnh: Internet)
Bệnh tiến triển nhanh, nếu không được điều trị kịp thời, sốt xuất huyết Dengue thể nặng có thể gây ra hội chứng sốc Dengue khiến huyết tương ồ ạt thoát ra khỏi mạch máu gây giảm huyết áp đột ngột, dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Chuyên gia MEDLATEC chỉ ra các xét nghiệm cần thiết bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định để tầm soát sốt xuất huyết gồm: Tổng phân tích tế bào máu, CRP định lượng, AST, ALT, GGT, Ure máu, Creatinin máu, Điện giải đồ (Na, K, Cl), Dengue Fever (NS1Ag, IgM, IgG), Tổng phân tích nước tiểu…
Chuyên gia MEDLATEC khuyến cáo người dân nên làm gì để bệnh nhẹ nhất?
Sốt xuất huyết Dengue có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, nhưng hiện nay bệnh chưa có vaccine phòng ngừa cũng như thuốc điều trị đặc hiệu.
Vậy khi mắc sốt xuất huyết, người dân cần làm gì để hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra? Cùng lắng nghe những tư vấn dưới đây của TS.BS Ngô Chí Cương – Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC; Trưởng Chuyên khoa Truyền nhiễm & Y học Nhiệt đới, Hệ thống Y tế MEDLATEC.
1/ Đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời
Bệnh sốt xuất huyết Dengue được chia thành 3 mức độ: nhẹ, có dấu hiệu cảnh báo và nặng. Ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể được chỉ định theo dõi tại nhà nhưng vẫn cần tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Sốt xuất huyết Dengue có thể có những dấu hiệu trở nặng như hiện tượng xuất huyết, chảy máu chân răng, mũi, nôn ói, đau tức bụng vùng gan, tiểu ít, mệt lả… thì bệnh nhân cần đến cơ sở y tế gần nhà ngay lập tức.
2/ Tuân thủ chặt chẽ những điều sau nếu được chỉ định điều trị tại nhà
– Nằm nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh.
– Ăn thức ăn dễ tiêu hoá như súp, cháo, sữa.
– Không sử dụng rượu bia, chất kích thích, nước uống có gas.
– Tránh các thức ăn, nước uống có màu đỏ sẫm như củ dền, dưa hấu, huyết (bò, gà, heo…) để hạn chế nhầm lẫn với hiện tượng xuất huyết đường tiêu hóa.
– Nếu sốt cao ≥ 39 độ C, bệnh nhân có thể dùng Paracetamol để hạ sốt, tuyệt đối không dùng Aspirin vì có nguy cơ gây chảy máu.
– Bù dịch đúng cách:
- Bệnh nhân có thể bù dịch bằng cách bổ sung nước như nước sôi để nguội, nước dừa/cam/chanh…
- Có thể bù dịch bằng dung dịch oresol theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Người bệnh tuyệt đối không tự ý truyền dịch tại nhà nếu không có chỉ định của bác sĩ.
– Tuân thủ xét nghiệm định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi diễn biến của bệnh. Các xét nghiệm cần thiết để theo dõi sốt xuất huyết có thể được bác sĩ chỉ định gồm: Tổng phân tích tế bào máu, AST, ALT, GGT, Ure máu, Creatinin máu, Điện giải đồ (Na, K, Cl), Tổng phân tích nước tiểu…
3/ Hết sốt chưa phải là khỏi bệnh
Nhiều người mắc sốt xuất huyết Dengue lầm tưởng rằng hết sốt là khỏi bệnh. Tuy nhiên, chuyên gia cảnh báo sau giai đoạn sốt cao mới chính là thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh. Ở giai đoạn này, bệnh có thể tiến triển nặng dẫn đến tình trạng cô đặc máu và xuất huyết các cơ quan, người bệnh cần theo dõi chặt chẽ.
Xét nghiệm sốt xuất huyết tiện lợi tại nhà, MEDLATEC chung tay cùng người dân đẩy lùi dịch bệnhThấu hiểu những lo lắng của người dân về nguy cơ lây nhiễm chéo trong những thời điểm dịch bệnh căng thẳng, hay những bất tiện khi phải xếp hàng chờ đợi tại cơ sở y tế, MEDLATEC cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi đồng hành cùng người dân ứng phó với dịch bệnh. Với thế mạnh hàng đầu về xét nghiệm, đơn vị thực hiện đa dạng xét nghiệm sàng lọc, phát hiện và theo dõi điều trị sốt xuất huyết. Người dân toàn quốc hoàn toàn an tâm kết quả xét nghiệm chính xác, được kiểm duyệt nghiêm ngặt theo hai tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế của Mỹ (CAP) và ISO 15189:2012. Người dân có thể xét nghiệm kiểm tra sức khỏe ngay tại nhà an toàn, tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại 3 ưu điểm vượt trội của dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi MEDLATEC mang lại:
Để sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nơi, người dân dễ dàng đặt lịch qua một trong các kênh sau:
|
Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/canh-bao-sot-xuat-huyet-vao-mua-chuyen-gia-cung-cap-nhung-thong-tin-quan-trong-can-biet-ve-benh