Powered by Techcity

2 thí sinh Cao Bằng tham dự Cuộc thi “Hướng dẫn viên du lịch tại điểm 6 tỉnh Việt Bắc” năm 2024


Chiều 24/8, tại tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, xã Trường Hà (Hà Quảng), Ban Tổ chức chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XV – Bắc Kạn năm 2024 tổ chức cuộc thi “Hướng dẫn viên du lịch tại điểm 6 tỉnh Việt Bắc” năm 2024 với chủ đề “Trải nghiệm một vòng Việt Bắc”.

Thí sinh Trần Thu Hà thuyết minh về điểm di tích hang Cốc Bó, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó.



Cuộc thi “Hướng dẫn viên du lịch tại điểm 6 tỉnh Việt Bắc” năm 2024 nằm trong chuỗi chương trình du lịch “Qua những miền di sản Việt Bắc”, khai mạc từ ngày 20/8, tại tỉnh Hà Giang, tiếp đến là Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, tại Cao Bằng 24/8, điểm cuối cùng tại Bắc Kạn vào ngày 25/8.

Đối tượng tham gia cuộc thi là hướng dẫn viên du lịch tại điểm đã được cấp thẻ; cán bộ, viên chức đang thực hiện công tác hướng dẫn, thuyết minh tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn 6 tỉnh Việt Bắc, với số lượng 12 thí sinh (TS), mỗi tỉnh lựa chọn 2 TS tại “1 điểm đến” du lịch tiêu biểu của địa phương để tổ chức thi, TS của tỉnh nào sẽ dự thi tại điểm của tỉnh đó, bao gồm 2 nội dung: Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ và trò chơi dân gian, nhằm thu hút đông đảo người dân và du khách tham gia (trước thời gian diễn ra cuộc thi 30 phút); tham gia 3 phần, thời lượng 15 phút gồm: Năng khiếu, kỹ năng thuyết trình, ứng xử trả lời câu hỏi tình huống do Ban giám khảo đưa ra. 

Tại tỉnh Cao Bằng, 2 TS dự thi đều là hướng dẫn viên du lịch đang công tác tại Ban Quản lý các Di tích Quốc gia đặc biệt tỉnh, gồm: Đoàn Mai Hiên (sinh năm 1994) dự thi thuyết minh về điểm di tích Suối Lê-nin – núi Các Mác, trình diễn năng khiếu ngâm thơ 1 đoạn trong bài thơ “Theo chân Bác” của tác giả Tố Hữu; Trần Thu Hà (sinh năm 1997) dự thi thuyết minh điểm di tích hang Cốc Bó, thể hiện năng khiếu kể chuyện “Bữa cơm đầu tiên ở nhà ông Lý Quốc Súng” được in trong cuốn hồi ký của Thiếu tướng Lê Quảng Ba – người đã bảo vệ và dẫn đường đưa lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về Pác Bó.

Trải qua các phần thi, cả 2 TS đã thể hiện sự chuyên nghiệp, tự tin, vững kiến thức và kỹ năng của hướng dẫn viên du lịch, truyền tải đến du khách về những giá trị của Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó – nơi Bác Hồ trở về sau 30 năm bôn ba tìm đường cứu nước và hoạt động cách mạng tại Cao Bằng.

Thí sinh Đoàn Mai Hiên thể hiện năng khiếu ngâm thơ tại điểm di tích Suối Lê-nin – núi Các Mác.



Theo kế hoạch, tối 26/8, tại tỉnh Bắc Kạn, trong chương trình ca nhạc và trình diễn thời trang “Dấu ấn Việt Bắc” kỷ niệm 75 năm Ngày giải phóng tỉnh Bắc Kạn với chủ đề “Dấu ấn Việt Bắc”, Ban Tổ chức Cuộc thi “Hướng dẫn viên du lịch tại điểm 6 tỉnh Việt Bắc” năm 2024 sẽ tổ chức trao giải cho các TS có thành tích xuất sắc, gồm 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 6 giải khuyến khích.

Cuộc thi “Hướng dẫn viên du lịch tại điểm 6 tỉnh Việt Bắc” năm 2024, nhằm tạo cơ hội để các hướng dẫn viên du lịch tại điểm được kết nối, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm thực tế và rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch. Thông qua Cuộc thi, góp phần quảng bá hình ảnh chuyên nghiệp, thương hiệu du lịch lý thú – an toàn – thân thiện – hấp dẫn cho toàn khu vực Việt Bắc.


T.L





Nguồn: https://baocaobang.vn/2-thi-sinh-cao-bang-tham-du-cuoc-thi-huong-dan-vien-du-lich-tai-diem-6-tinh-viet-bac-nam-2024-3171556.html

Cùng chủ đề

Người thân lội dọc suối, bới đất đá tìm nạn nhân vụ sạt lở ở Cao Bằng

TPO – Nhiều ngày chưa có tung tích các nạn nhân, người thân đã lội dọc con suối Khuổi Ngọa (xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng) rồi dùng vật dụng và tay bới đất, đá để tìm kiếm.Video người thân lội suối, bới đất tìm kiếm nạn nhân trong vụ sạt lở đất cuốn trôi xe khách, xe con và nhiều xe máy ở xã Ca Thành (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) Sáng 9/9, ngọn núi ở...

Cao Bằng bảo tồn, phát huy giá trị danh hiệu Công viên địa chất

Sau khi được UNESCO công nhận, danh hiệu Công viên địa chất UNESCO Non nước Cao Bằng như một “cú huých” đưa ngành du lịch tỉnh Cao Bằng phát triển khá nhanh. Lựa chọn không phát triển, tăng trưởng “nóng”, tỉnh Cao Bằng đã và đang đồng bộ thực hiện các giải pháp phát triển du lịch bền vững, bảo tồn và phát huy các giá trị Công viên địa chất. Thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh,...

Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Xuân Ánh làm việc, tiếp xã giao Đoàn công tác của CVĐC toàn cầu UNESCO Haunte-Provence (Pháp) 

Chiều 13/9, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, đồng chí Hoàng Xuân Ánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị APGN lần thứ 8 chủ trì làm việc, tiếp xã giao Đoàn công tác của Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu UNESCO Haunte-Provence (Pháp) do bà Patricia Granet-Brunello, Thị trưởng Digne-lesBains kiêm Chủ tịch Provence Alpes Agglomération làm trưởng đoàn. Dự buổi làm việc có ông Guy Martinni, Cố vấn cấp...

Công an tỉnh Nghệ An trao tặng 200 triệu đồng hỗ trợ Công an tỉnh khắc phục hậu quả cơn bão số 3

Ngày 13/9, đoàn công tác Công an tỉnh Nghệ An do Đại tá Trần Ngọc Tuấn, Phó Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An làm trưởng đoàn đến thăm và trao tặng 200 triệu đồng cho Công an tỉnh. Đây là số tiền do tập thể lãnh đạo, cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Nghệ An quyên góp nhằm hỗ trợ công tác cứu trợ, cứu nạn sau thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 Yagi...

Bộ Tư lệnh Quân khu 1 ủng hộ nhân dân Cao Bằng 300 triệu đồng khắc phục hậu quả thiên tai

Chiều 13/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh tiếp nhận hỗ trợ từ Bộ Tư lệnh Quân khu 1 giúp người dân khắc phục hậu quả thiên tai.  Theo đó, được sự ủy quyền của Bộ Tư lệnh Quân khu 1, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã trao 300 triệu đồng ủng hộ hỗ trợ nhân dân bị thiệt hại nặng do ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh trong những...

Cùng tác giả

Viettel hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ 100 tỷ đồng

Tính đến ngày 13/9, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) hỗ trợ người dân và khách hàng bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi tổng giá trị khoảng 100 tỷ đồng. Viettel đóng góp 20 tỷ đồng vào quỹ của Bộ Quốc phòng và 80 tỷ đồng các dịch vụ cung cấp cho người dân bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thiên tai. Viettel hỗ trợ trực tiếp tiền dịch vụ vào tài khoản của hơn 2...

Người thân lội dọc suối, bới đất đá tìm nạn nhân vụ sạt lở ở Cao Bằng

TPO – Nhiều ngày chưa có tung tích các nạn nhân, người thân đã lội dọc con suối Khuổi Ngọa (xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng) rồi dùng vật dụng và tay bới đất, đá để tìm kiếm.Video người thân lội suối, bới đất tìm kiếm nạn nhân trong vụ sạt lở đất cuốn trôi xe khách, xe con và nhiều xe máy ở xã Ca Thành (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) Sáng 9/9, ngọn núi ở...

Các bệnh viện hướng về đồng bào lũ lụt

NDO – Không chỉ tích cực cứu chữa người bệnh bị thương tích do bão lũ, các bệnh viện có nhiều hoạt động thiết thực để hỗ trợ cho bà con ở những địa phương bị thiệt hại nghiêm trọng sau cơn bão số 3.  Gần 450 triệu đồng là số tiền được công bố trong buổi giao ban mở rộng Bệnh viện Bạch Mai sáng 13/9, sau 2 ngày Đảng ủy, Ban Giám đốc, Ban chấp hành Công đoàn Bệnh viện phát...

Cao Bằng bảo tồn, phát huy giá trị danh hiệu Công viên địa chất

Sau khi được UNESCO công nhận, danh hiệu Công viên địa chất UNESCO Non nước Cao Bằng như một “cú huých” đưa ngành du lịch tỉnh Cao Bằng phát triển khá nhanh. Lựa chọn không phát triển, tăng trưởng “nóng”, tỉnh Cao Bằng đã và đang đồng bộ thực hiện các giải pháp phát triển du lịch bền vững, bảo tồn và phát huy các giá trị Công viên địa chất. Thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh,...

Công điện hỏa tốc về việc ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét tại các …

Bão số 3 đã gây mưa lớn trên diện rộng ở Bắc Bộ, đặc biệt các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ đã có mưa từ 200 – 350mm (nhiều nơi 400 – 500mm, có nơi gần 600mm), lũ trên sông Thao và Lục Nam đã vượt mức báo động 3, ngập lụt cục bộ, sạt lở đất đã xảy ra tại nhiều nơi, nhất là ở Cao Bằng, Hòa Bình, Lào Cai. Theo dự báo của...

Cùng chuyên mục

Nét văn hóa trong nông cụ truyền thống của người Tày, Nùng

Trước đây, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, mọi dụng cụ lao động truyền thống phục vụ sản xuất, sinh hoạt được người Tày, Nùng khéo léo làm ra từ những nguyên liệu mộc mạc, có sẵn. Đến nay, nhiều vật dụng vẫn tồn tại và được lưu giữ, tạo nên nét đặc sắc văn hóa của địa phương. Văn hóa sinh hoạt của người Tày, Nùng rất đa dang, phong phú. Trong quá trình lao động và...

Khai mạc triển lãm tranh “Sắc màu non nước Cao Bằng”

Sáng 6/9, tại Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam, Trung tâm Văn hóa và Thông tin Du lịch tổ chức khai mạc triển lãm tranh “Sắc màu non nước Cao Bằng”. Tham dự có các đồng chí: Hà Nhật Lệ, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội...

Chương trình ca nhạc và trình diễn thời trang “Dấu ấn Việt Bắc”

Tối 26/8, tại Nhà văn hóa tỉnh Bắc Kạn diễn ra Chương trình ca nhạc và trình diễn thời trang “Dấu ấn Việt Bắc”. Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Phạm Duy Hưng; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Văn Lưu; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; đông đảo nhân dân đến xem và cổ vũ. Chương trình ca nhạc đặc sắc và trình diễn thời trang với chủ đề “Dấu ấn Việt Bắc”, do...

Khai mạc Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

Ngày 25/8, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức khai mạc Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực Việt Bắc 2024. Ngày hội thu hút hơn 100 gian  hàng đến từ các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Các tỉnh trưng bày, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm nông...

Nét đẹp trong văn hóa của dân tộc Sán Chỉ

 Cộng đồng người dân tộc Sán Chỉ ở Cao Bằng sinh sống chủ yếu ở hai huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm. Nền văn hóa dân tộc Sán Chỉ đậm đà bản sắc, được phản ánh qua hệ thống các lễ hội lâu đời, phong tục, tín ngưỡng, chuyện cổ tích, thơ ca, kiến trúc nhà ở, trang phục truyền thống… Cùng với sự biến thiên của thời gian, nền văn hóa của dân tộc Sán Chỉ ở Cao Bằng...

Tết rằm tháng Bảy ở Cao Bằng

Từ bao đời nay, cứ mỗi dịp Rằm tháng Bảy, mọi người, mọi nhà lại rộn ràng đón Tết. Đây là tết lớn thứ hai sau Tết Nguyên đán, một trong những phong tục tập quán thể hiện nét đẹp  văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng. Ngay từ sáng sớm, tại các chợ trên địa bàn tỉnh, nhiều người dân đi chợ để mua vịt, nhu yếu phẩm, bún, hoa quả… để ăn Tết.  Ngày...

Chương trình giao lưu giữa đoàn phim “Đèn âm hồn” với tỉnh Cao Bằng

Sáng 9/8, tại Nhà văn hóa trung tâm tỉnh, Đoàn làm phim điện ảnh "Đèn âm hồn" của đạo diễn Hoàng Nam tổ chức chương trình giao lưu giữa đoàn làm phim với khán giả tỉnh Cao Bằng. Bộ phim ‘Đèn âm hồn” là một trong những sản phẩm tâm huyết được đạo diễn Hoàng Nam chắp bút cho phần kịch bản hướng đến sự tôn vinh nét đẹp văn hóa đặc sắc của dân tộc trong thế kỷ XIX,...

Chương trình văn nghệ chào mừng thành công Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc tỉnh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2024 –...

Tối2/8, tại Phố đi bộ Kim Đồng (Thành phố) diễn ra chương trình văn nghệ chào mừng thành công Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Cao Bằng lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029. Chương trình do tập thể nghệ sĩ, diễn viên của đoàn nghệ tỉnh, câu lạc bộ văn hóa văn nghệ các xã, phường và đội văn nghệ tại các tổ, xóm trên địa bàn tỉnh biểu diễn gồm 16 tiết mục...

Những việc cần làm để bảo tồn hát Then, đàn tính

Hát Then, đàn tính (gọi tắt là Then tính) là loại hình dân ca đặc sắc nhất của Cao Bằng và một số tỉnh vùng Đông Bắc nước ta. Then tính là “đặc sản” của văn hóa dân gian Cao Bằng, có sức lan tỏa lớn trong không gian và thời gian. Với những giá trị độc đáo vốn có, Then tính góp phần hun đúc nên tâm hồn, tình cảm và ý chí khát vọng vươn lên xây...

Đám cưới của người Dao đỏ

Xã hội ngày càng phát triển, nhiều tục lệ của đồng bào các dân tộc mai một theo thời gian, nhưng những nghi lễ, nghi thức trong đám cưới cổ truyền vẫn được người Dao đỏ Cao Bằng lưu truyền để giáo dục cho con cháu.  Đám cưới của người Dao đỏ gồm nhiều nghi lễ phức tạp (tuỳ theo từng nhóm hoặc từng vùng mà có nghi lễ riêng). Nhưng nhìn chung hôn lễ đều tiến hành qua mấy...

Tin nổi bật

Tin mới nhất