Powered by Techcity

Đẩy mạnh hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng


Với nhiều thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, lịch sử, văn hóa bản địa của các dân tộc, văn hóa ẩm thực phong phú của các vùng, miền là cơ sở để tỉnh phát triển mạnh loại hình du lịch cộng đồng (DLCĐ). Để DLCĐ phát triển bền vững, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp, bước đầu hình thành một số điểm DLCĐ tiềm năng.

Sự phát triển DLCĐ trong những năm gần đây góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy du lịch tại tỉnh. Sau hơn 10 năm xây dựng mô hình làng DLCĐ, hoạt động đón tiếp khách du lịch của các làng DLCĐ có nhiều khởi sắc, chất lượng các dịch vụ phục vụ khách du lịch được nâng cao. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có một số điểm DLCĐ đã và đang được đưa vào vận hành khai thác hiệu quả, là điểm thu hút nhiều khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm như: xóm Khuổi Ky, xã Đàm Thủy (Trùng Khánh); xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc (Bảo Lạc); xóm Hoài Khao, xã Quang Thành (Nguyên Bình); xóm Bản Giuồng, xã Tiên Thành, làng rèn xóm Pác Rằng, làng nghề làm hương xóm Phja Thắp, xã Phúc Sen, (Quảng Hòa). Ngoài ra, tại một số nơi, chính quyền địa phương bắt đầu quan tâm trong việc quy hoạch, đầu tư phát triển một số xóm, bản có tiềm năng phát triển DLCĐ.

Cùng với xã Phúc Sen nói chung, làng Pác Rằng với nghề rèn truyền thống trở nên nổi tiếng trong và ngoài tỉnh. Đến Pác Rằng, ấn tượng đầu tiên là nụ cười mến khách, tình cảm thân thiện của người dân. Đi trên con đường rộng rãi vào làng và những con ngõ vào từng ngôi nhà được lát gạch sạch sẽ, đẹp mắt, du khách cảm thấy khoan khoái, thú vị để tiếp tục hành trình khám phá, trải nghiệm. Những ngôi nhà sàn truyền thống mái lợp ngói âm dương, vách trát đất hoặc bưng ván, sàn nhà lát ván như níu chân du khách. Dưới chân cầu thang mỗi ngôi nhà đều có bể nước nhỏ bằng đá để rửa chân trước khi lên nhà, đây chính là một nét độc đáo trong sinh hoạt của người Nùng từ xa xưa, nay vẫn được lưu giữ… 

Ngoài cảnh đẹp sơn thủy hữu tình, con người thật thà, chân chất, chăm chỉ, Pác Rằng còn hấp dẫn du khách bởi nhiều giá trị văn hóa dân tộc hiển hiện trong cuộc sống thường ngày, trong lao động sản xuất, trong đời sống văn hóa tinh thần. Tiếng lượn Hèo phươn mượt mà, sâu lắng, thiết tha gọi mời trong các lễ hội, cuộc hát giao duyên, trong các đám cưới, mừng nhà mới, lễ cầu mùa…, khiến bất cứ ai cũng nao lòng. Sau khi đắm mình với đất và người Pác Rằng, du khách sẽ được thưởng thức dịch vụ homestay (phục vụ ăn uống, lưu trú), tham gia trải nghiệm nghề rèn, nghề nông. Chính bởi nét đặc sắc riêng có trong việc lưu giữ, phát triển nghề truyền thống cùng với nhiều nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc Nùng An, từ năm 2009, Pác Rằng là một trong 5 làng trên cả nước được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) tài trợ thực hiện Dự án phát triển du lịch bền vững tiểu vùng Mê Kông mở rộng với mô hình làng DLCĐ. 

Du khách trải nghiệm hái chè tại xã Phúc Sen (Quảng Hòa).
Du khách trải nghiệm hái chè tại xã Phúc Sen (Quảng Hòa).

Nhà báo Hoàng Thị Kim Tuyến, đến từ Hà Nội chia sẻ: Dù một số địa phương khác có sự giao thoa văn hóa và chịu ít nhiều tác động của đô thị hóa, nhưng người Nùng An Pác Rằng vẫn lưu giữ nhiều nét văn hóa truyền thống bao đời, đây chính là “điểm cộng” giúp Pác Rằng hấp dẫn trong mắt du khách. 

Để phát huy tiềm năng, thế mạnh DLCĐ, tỉnh tập trung phát triển hạ tầng giao thông, đồng thời hỗ trợ xây dựng hạ tầng cơ sở phục vụ du lịch; khai thác, phát huy văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số phục vụ phát triển du lịch; ưu tiên hỗ trợ phát triển DLCĐ tại các bản, làng theo mô hình homestay… Tại xóm Pác Rằng, xã Phúc Sen, từ năm 2009 – 2013, Dự án phát triển du lịch bền vững tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng triển khai đầu tư các hạng mục: Cải tạo gầm nhà sàn, hỗ trợ xây mới chuồng, di dời trâu, bò ra khỏi gầm sàn nhà ở; xây nhà vệ sinh khép kín, bể Bioga composite tận dụng khí đốt; xây dựng trung tâm thông tin, giới thiệu du lịch; đường đi bộ quanh làng, biển chỉ dẫn. Tổ chức dạy thêu thổ cẩm, tham quan học tập kinh nghiệm, nâng cao nhận thức về DLCĐ, thành lập ban quản lý… Dân tộc Lô Lô xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc được hỗ trợ đầu tư các công trình vệ sinh khép kín do Trung tâm Phát triển cộng đồng Helvetas triển khai; năm 2019, với nguồn kinh phí từ Chương trình Mục tiêu quốc gia về văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đầu tư các hạng mục nhà văn hóa, tổ chức các lớp truyền dạy nghề truyền thống, trò chơi dân gian, tập huấn về du lịch cộng đồng, tổ chức đoàn tham quan học tập kinh nghiệm… Dân tộc Dao Tiền xóm Hoài Khao, xã Quang Thành được UBND huyện đầu tư hỗ trợ đường đi lại trong làng, lựa chọn hỗ trợ xây dựng homestay, nhà văn hóa cộng đồng, bãi đỗ xe, tập huấn nâng cao nhận thức về du lịch cộng đồng, hướng dẫn nghiệp vụ du lịch… nhằm xây dựng thành điểm DLCĐ tiêu biểu của huyện đưa vào khai thác du lịch. Bản Giuồng, xã Tiên Thành được hỗ trợ đầu tư cho các gia đình làm homestay. Làng hương Phja Thắp, xã Quốc Dân và bản Lũng Niếc, xã Đàm Thủy được tổ chức Helvetas Thụy Sỹ tại Việt Nam tài trợ trên 2,8 tỷ đồng, hỗ trợ một số hộ làm homestay cải tạo mái nhà lợp ngói âm dương, nhà vệ sinh; tập huấn kỹ năng làm DLCĐ (đón tiếp phục vụ khách, tiếng Anh giao tiếp cơ bản, dịch vụ xe ôm…); tổ chức đoàn học tập kinh nghiệm, làm clip quảng bá điểm đến. Năm 2016, làng hương Phja Thắp được lựa chọn là 1 trong các điểm di sản vùng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, làng tiếp tục được tỉnh đầu tư bãi đỗ xe, biển bảng thuyết minh, hỗ trợ công tác quảng bá. Làng đá cổ Khuổi Ky, xã Đàm Thủy nằm trong Dự án Bảo tồn làng văn hóa truyền thống dân tộc Tày, xóm Khuổi Ky do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch là chủ đầu tư được triển khai từ năm 2008, chủ yếu đầu tư về vật thể: 1 ngôi nhà văn hóa cộng đồng theo kiến trúc của người Tày, xây cầu vào làng, hỗ trợ 14 hộ xây dựng các công trình vệ sinh, nước sạch, lối đi… Năm 2016, làng đá cổ Khuổi Ky được lựa chọn là 1 trong các điểm di sản vùng Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng, làng tiếp tục được đầu tư biển chỉ dẫn, bảng thuyết minh, hỗ trợ công tác quảng bá. 

Huyện Thạch An chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống người Mông đen tại thôn Ka Liệng, xã Thụy Hùng nhằm đầu tư xây dựng thành làng du lịch cộng đồng.
Huyện Thạch An chú trọng bảo tồn văn hóa truyền thống người Mông đen tại thôn Ka Liệng, xã Thụy Hùng nhằm đầu tư xây dựng thành làng du lịch cộng đồng.

Để xây dựng sản phẩm du lịch mang tính đặc thù, phù hợp với từng địa phương một cách có định hướng, có quy hoạch và chọn lọc để tăng tính hấp dẫn với du khách, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 78/2021/NQ-HĐND, ngày 10/12/2021 quy định về chính sách hỗ trợ phát triển DLCĐ trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 là một căn cứ pháp lý thực hiện hỗ trợ các hộ tham gia phát triển DLCĐ. Năm 2023 – 2024), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phân bổ 7,930 tỷ đồng cho các huyện, trong đó, năm 2023 phân bổ 4 tỷ đồng cho 7 huyện: Trùng Khánh, Thạch An, Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Hạ Lang; năm 2024 phân bổ 3,930 tỷ đồng cho 9 huyện: Trùng Khánh, Thạch An, Nguyên Bình, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hà Quảng, Hạ Lang, Quảng Hòa, Hòa An. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các địa phương khảo sát, đánh giá các nội dung hỗ trợ tại các huyện được phân bổ nguồn vốn. Theo đó, các huyện triển khai nhiều hoạt động như: hỗ trợ các hộ đầu tư, cải tạo trang thiết bị, đầu tư hệ thống biển, bảng chỉ dẫn, cải tạo cảnh quan môi trường, thành lập nhóm du lịch, tập huấn nâng cao nhận thức, kỹ năng nghề DLCĐ… 

Theo Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sầm Việt An, việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 78/2021/NQ-HĐND được ngành chuyên môn, các địa phương vào cuộc tích cực. Sở lập tổ hỗ trợ DLCĐ cho các địa phương thực hiện khảo sát tất cả các địa điểm DLCĐ trên địa bàn tỉnh, định hướng, hướng dẫn hỗ trợ từng điểm DLCĐ và lựa chọn một số điểm DLCĐ để hỗ trợ, tuy nhiên các huyện có sự điều chỉnh từ điểm này sang điểm khác nên gặp khó khăn trong việc thực hiện. Cùng với chính sách của tỉnh đầu tư kinh phí hỗ trợ, thời gian tới, ngành chuyên môn và các địa phương cần đưa nội dung phát triển DLCĐ vào đề án quy hoạch chi tiết để thuận lợi cho việc đầu tư. Các nội dung hỗ trợ phát triển DLCĐ cần triển khai từ việc khó làm đến dễ làm như: cải tạo, xây dựng, mua sắm, tập huấn…, ngành văn hóa tích cực phối hợp với các địa phương tháo gỡ khó khăn ở từng điểm du lịch để thực hiện việc hỗ trợ phát triển DLCĐ hiệu quả và bền vững.


  Xuân Thương





Nguồn: https://baocaobang.vn/day-manh-ho-tro-phat-trien-du-lich-cong-dong-3173831.html

Cùng chủ đề

Hoa băng Phia Oắc – Vietnam.vn

Phia Oắc (hay Phja Oắc theo cách gọi của người địa phương) nằm trong hệ thống công viên địa chất Non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu vào tháng 4/2018. Phia Oắc cao 1.931m, là đỉnh núi cao thứ 2 ở Cao Bằng, được ví như “nóc nhà” phía Tây của tỉnh. Sự đa dạng về địa hình, địa chất cùng với điều kiện khí hậu đặc trưng đã tạo nên các...

Đoàn công tác Đại sứ quán Hoa Kỳ và Tổ chức Care tại Việt Nam chào xã giao lãnh đạo tỉnh

Chiều 10/12, đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi tiếp xã giao đoàn công tác của Đại sứ quán Hoa Kỳ và Tổ chức Care tại Việt Nam do bà Courtney Beale, Phó Đại sứ Hoa Kỳ làm trưởng đoàn nhân chuyến thăm và làm việc tại tỉnh. Hoan nghênh chuyến thăm của đoàn công tác, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy vui mừng cho biết: Thời gian qua,...

Động lực xóa bỏ “5 nhất” ở Cao Bằng: Tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (Bài 2)

Giải quyết các nhu cầu bức thiết Vùng đất Lục Khu là tên gọi xưa chỉ vùng đất thuộc 6 xã (nay tách thành 7 xã: Lũng Nặm, Tổng Cọt, Nội Thôn, Cải Viên, Thượng Thôn, Mã Ba, Hồng Sỹ) của huyện Hà Quảng là nơi sinh sống của khoảng 3.962 hộ, gần 18.000 đồng bào dân tộc Mông, Nùng. Do địa hình cao, núi đá vây quanh, lượng mưa ít, trên vùng Lục Khu không có sông, suối cung cấp...

Kỳ họp thứ 26 HĐND tỉnh khóa XVII: Phiên chất vấn, trả lời chất vấn làm rõ nhiều vấn đề được quan tâm

Chiều 10/12, dưới sự điều hành của đồng chí Triệu Đình Lê, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh, Kỳ họp thứ 26 HĐND tỉnh khóa XVII tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Phiên họp tiến hành chất vấn các nội dung: nguyên nhân, giải pháp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh; nguyên...

Kỳ họp thứ 26 HĐND tỉnh khóa XVII: Đại biểu thảo luận, giải trình tại hội trường

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 26 HĐND tỉnh khóa XVII, các đại biểu tổ chức thảo luận chung tại hội trường, lãnh đạo các sở, ngành giải trình, làm rõ thêm các nội dung đại biểu quan tâm. Về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lưu Công Hữu cho biết: Năm 2024 có 12/17 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch (KH), trong đó, tỷ lệ giải ngân đến...

Cùng tác giả

Hoa băng Phia Oắc – Vietnam.vn

Phia Oắc (hay Phja Oắc theo cách gọi của người địa phương) nằm trong hệ thống công viên địa chất Non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu vào tháng 4/2018. Phia Oắc cao 1.931m, là đỉnh núi cao thứ 2 ở Cao Bằng, được ví như “nóc nhà” phía Tây của tỉnh. Sự đa dạng về địa hình, địa chất cùng với điều kiện khí hậu đặc trưng đã tạo nên các...

Đoàn công tác Đại sứ quán Hoa Kỳ và Tổ chức Care tại Việt Nam chào xã giao lãnh đạo tỉnh

Chiều 10/12, đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi tiếp xã giao đoàn công tác của Đại sứ quán Hoa Kỳ và Tổ chức Care tại Việt Nam do bà Courtney Beale, Phó Đại sứ Hoa Kỳ làm trưởng đoàn nhân chuyến thăm và làm việc tại tỉnh. Hoan nghênh chuyến thăm của đoàn công tác, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Trường Huy vui mừng cho biết: Thời gian qua,...

Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó

(Bqp.vn) – Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024), chiều 10/12, tại Cao Bằng, Đoàn công tác Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng do Thượng tướng Phạm Hoài Nam, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm Trưởng đoàn đã đến dâng hương tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Khu di...

Động lực xóa bỏ “5 nhất” ở Cao Bằng: Tăng cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (Bài 2)

Giải quyết các nhu cầu bức thiết Vùng đất Lục Khu là tên gọi xưa chỉ vùng đất thuộc 6 xã (nay tách thành 7 xã: Lũng Nặm, Tổng Cọt, Nội Thôn, Cải Viên, Thượng Thôn, Mã Ba, Hồng Sỹ) của huyện Hà Quảng là nơi sinh sống của khoảng 3.962 hộ, gần 18.000 đồng bào dân tộc Mông, Nùng. Do địa hình cao, núi đá vây quanh, lượng mưa ít, trên vùng Lục Khu không có sông, suối cung cấp...

Xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại!

(MPI) – Ngày 06/12/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2024).   Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: MPI Hội nghị nhằm tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng và phát triển của...

Cùng chuyên mục

Lễ hội Đồi cỏ Ba Quáng năm 2024

Ngày 6/12, tại xóm Bắc Vọng, xã Vinh Quý (Hạ Lang), UBND huyện Hạ Lang tổ chức Lễ hội Đồi cỏ Ba Quáng năm 2024. Hạ Lang là huyện nằm trong tuyến du lịch phía Đông - tuyến "Trải nghiệm văn hóa bản địa ở xứ sở thần tiên" của vùng Công viên địa chất Toàn cầu UNESSCO Non nước Cao Bằng. Đây là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, nhiều di tích lịch sử...

Điểm dừng chân nơi cội nguồn Pác Bó

Nép mình giữa thiên nhiên xanh mát của Pác Bó, nơi cội nguồn lịch sử và cách mạng Việt Nam, Mai Anh Homestay không chỉ là nơi lưu trú mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc.  Tọa lạc trên trục đường chính dẫn đến Khu di tích Pác Bó, cách Bảo tàng Pác Bó hơn 100 m, Mai Anh Homestay là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn hòa mình vào...

“Mang làng ra phố” – Nét văn hóa truyền thống độc đáo

Đến với Cao Bằng, nơi núi rừng trùng điệp hòa quyện với những nét văn hóa truyền thống độc đáo, du khách sẽ có ấn tượng đặc biệt với việc “mang làng ra phố” của các huyện thực hiện tại Phố đi bộ Kim Đồng (Thành phố).  Mỗi huyện của Cao Bằng đều mang những nét đặc trưng văn hóa riêng biệt, từ trang phục, ẩm thực đến các phong tục và loại hình nghệ thuật truyền thống. Tại không...

Hòa An quảng bá du lịch qua các sự kiện văn hóa  

Bên cạnh việc phát triển kinh tế - xã hội, cấp ủy, chính quyền huyện Hòa An luôn quan tâm chỉ đạo tổ chức nhiều sự kiện văn hóa lớn mang tính thương hiệu, thường niên nhằm giới thiệu, quảng bá thiên nhiên tươi đẹp, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo, tinh thần mến khách của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện, để lại ấn tượng sâu sắc...

Nỗ lực phục hồi du lịch sau bão số 3

Mưa lũ do hoàn lưu cơn bão số 3 (Yagi) vào tháng 9/2024 ảnh hưởng nặng nề đến hạ tầng giao thông và điều kiện an toàn của các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh.  Đến nay, du lịch của tỉnh đã và đang khôi phục hiệu quả các hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế, thu hút và đón khách trở lại. Du lịch thiệt hại nặng sau bão số 3 Theo thống kê của Sở...

Trải nghiệm cung đèo đáng sợ nhất nhì Việt Nam ở Cao Bằng

Được mệnh danh là dốc 14 tầng, đèo Khau Cốc Chà nằm trên Quốc lộ 4A đoạn nối từ xã Xuân Trường đến trung tâm huyện biên giới Bảo Lạc. Đèo Khau Cốc Chà có chiều dài lên đến 2,5 km, với 14 tầng là 14 khúc cua gấp liên tiếp, đầy thách thức nhưng không kém phần hấp dẫn giới phượt thủ. Địa hình đèo Khau Cốc Chà trên bản đồ số. Ảnh: Nguyen Khac Chien Theo người dân địa phương, Khau Cốc...

Tìm giải pháp hữu hiệu để phát triển du lịch cộng đồng

Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho cư dân bản địa, giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch cộng đồng tại tỉnh chưa phát huy được tiềm năng, còn bộc lộ nhiều hạn chế cần được khắc phục. Theo Sở Văn hóa, Thể thao và...

Du lịch trải nghiệm thu hút khách du lịch

Huyện Quảng Hòa không những nổi tiếng là nơi có nhiều làng nghề truyền thống như: làng hương Phja Thắp, làng giấy bản Dìa Trên, làng nhuộm vải xóm Khào, làng rèn Pác Rằng, làng ngói Lũng Rì... được lưu truyền hàng nghìn năm mà còn là một địa điểm thích hợp giúp du khách có những trải nghiệm thú vị khi đến thăm Cao Bằng. Điểm dừng chân đầu tiên trong hành trình du lịch trải nghiệm các làng...

Khai thác giá trị tinh hoa ẩm thực bản địa trong phát triển du lịch bền vững

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020 - 2025 xác định phát triển du lịch, dịch vụ bền vững là một trong 3 “đột phá” trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Trong đó, phát triển du lịch, dịch vụ bền vững, trọng tâm là du lịch văn hóa, lịch sử và du lịch cộng đồng, quan tâm hỗ trợ phát triển điểm du lịch cộng đồng;...

Phát huy truyền thống văn hóa phát triển du lịch cộng đồng

Xóm Khuổi Khon, xã Kim Cúc (Bảo Lạc) là vùng đất của đồng bào Lô Lô sinh sống lâu đời. Với hệ thống văn hóa vật thể, phi vật thể phong phú, đa dạng và các phong tục tập quán đặc sắc, Khuổi Khon đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách, góp phần nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiếu số.  Ông Pâu Văn Phương, xóm Khuổi Khon cho biết: Khuổi Khon có 61 hộ,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất