Powered by Techcity

Những việc cần làm để bảo tồn hát Then, đàn tính


Hát Then, đàn tính (gọi tắt là Then tính) là loại hình dân ca đặc sắc nhất của Cao Bằng và một số tỉnh vùng Đông Bắc nước ta. Then tính là “đặc sản” của văn hóa dân gian Cao Bằng, có sức lan tỏa lớn trong không gian và thời gian. Với những giá trị độc đáo vốn có, Then tính góp phần hun đúc nên tâm hồn, tình cảm và ý chí khát vọng vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người Tày, Nùng, được lưu truyền qua các thế hệ cho đến nay. 

Ngày 12/12/2019, tại phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ XIV của UNESCO tại thủ đô nước Cộng hòa Colombia “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”. Đó là niềm phấn khởi, tự hào của chúng ta, đồng thời đòi hỏi mỗi người nâng cao ý thức, trách nhiệm quan tâm hơn nữa tới dân ca hát Then tính trên quê hương Cao Bằng, xứng đáng hơn nữa với danh hiệu cao quý ấy.

Kể từ đó, Then tính tiếp tục được quan tâm bảo tồn và phát huy trong đời sống xã hội. Quán triệt thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TU, ngày 1/4/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về bảo tồn và phát huy dân ca các dân tộc tỉnh, Kế hoạch số 1216/KH-UBND, ngày 19/5/2022 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy giá trị dân ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2022 – 2030 trên địa bàn tỉnh”, ngành văn hóa, thể thao và du lịch chủ động phối hợp với các cấp, ban, ngành chức năng tổ chức nhiều hoạt động phong phú, như: Liên hoan hát Then – đàn tính, ưu tiên đưa nhiều tiết mục hát Then vào các chương trình lễ hội và các sự kiện chính trị, xã hội diễn ra trên địa bàn. Đặc biệt, triển khai chương trình số hóa để lưu giữ các loại hình di sản văn hóa, hình thành nên “ngân hàng” dữ liệu, trong đó có dân ca hát Then, đàn tính. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng giáo án dạy hát Then cho học sinh. Trong hoạch định phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh những thập niên tới, các tuyến du lịch, các hoạt động dịch vụ luôn lưu ý tới hát Then và dân ca các dân tộc trên địa bàn; nhiều giải pháp căn cơ, lâu dài từng bước được triển khai hiệu quả. 

Biểu diễn hát Then, đàn tính tại Phố đi bộ Kim Đồng.  Ảnh: Thế Vĩnh
Biểu diễn hát Then, đàn tính tại Phố đi bộ Kim Đồng. Ảnh: Thế Vĩnh

Tuy nhiên, sự hiểu biết của chúng ta về hát Then tính cũng như các loại hình dân ca dân tộc còn rất nhiều hạn chế. Trong kho tri thức của Cao Bằng đa phần là các bài viết, các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian trong và ngoài tỉnh về hát Then được đăng đàn trên báo chí; các bài tham gia hội thảo được tập hợp hành kỷ yếu hoặc biên tập lại thành sách. Một số phần viết liên quan hoặc có nội dung hát Then của các nhà nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn, hầu hết các tác phẩm thiên về góc độ sưu tầm dân ca, nặng về mô tả, đánh giá, nhận xét theo cảm nhận của tác giả, rồi đưa ra các giải pháp, biện pháp nhằm bảo tồn, phát huy dân ca Then tính, do đó tính khoa học, tính pháp lý chưa cao, độ tin cậy bị hạn chế. Chúng ta đang dựa vào một lượng tri thức hát Then, như vậy để nghiên cứu, truyền dạy, tuyên truyền, quảng bá gắn với du lịch chẳng mấy lúc mà cạn vơi, nhưng quan trọng hơn là lượng tri thức ấy mới dừng ở định tính, chưa đủ để chúng ta hình thành nên giáo án truyền dạy. Vì thế, các nghệ nhân, nghệ sĩ truyền dạy hát Then chủ yếu theo bản năng, kinh nghiệm, kỹ năng sử dụng cây đàn tính. Một khái niệm chung chung hình thành ngay trong người truyền dạy với cảm nhận là hát Then gồm hai làn điệu tàng bốc, tàng nặm (đường bộ, đường thủy), then miền Tây dịu ngọt êm ái, then miền Đông mạnh mẽ, hào hoa. 

Cốt lõi của vấn đề là chúng ta chưa am hiểu một cách chuẩn xác nhất về cội nguồn, xuất xứ và quá trình phát triển hát Then tính đến ngày nay cùng với các giá trị đặc trưng của nó và đặc biệt hơn hết là chưa thống kê đầy đủ và am tường về các làn điệu trong thể loại hát Then tính. Mảng âm nhạc dân ca chính là cơ sở bảo tồn khoa học nhất, còn lời ca có thể thay đổi theo thời gian, không gian. Do đó, nhiệm vụ quan trọng cấp thiết hàng đầu là tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu về dân ca hát Then, đàn tính, trong đó, xác định được danh tính âm nhạc các làn điệu dân ca Then tính miền Tây, miền Đông là thành tố định lượng quan trọng bậc nhất để chúng ta có hành động đúng đắn trong công tác bảo tồn, phát huy, phát triển dân ca Then tính. Với một đề tài nghiên cứu khoa học quan trọng mà cấp thiết như vậy, thiết nghĩ, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải là cơ quan chủ trì thực hiện. Nghiên cứu thành công đề tài này, chúng ta mới “có bột để gột nên hồ”, mới đủ nguyên liệu để “làm bánh”.

Triển khai đề tài (nếu có thể) lúc này đã là muộn nên tính cấp thiết càng tăng lên. Sẽ gặp phải không ít khó khăn khi các nghệ nhân hát Then, đàn tính do tuổi cao, sức yếu vơi đi quá nhiều, vậy nên thực hiện đề tài nghiên cứu hát Then, đàn tính đang trở thành nhiệm vụ hàng đầu.


        Lê Chí Thanh





Nguồn: https://baocaobang.vn/nhung-viec-can-lam-de-bao-ton-hat-then-dan-tinh-3171029.html

Cùng chủ đề

Đoàn giám sát Ban Thường vụ Tỉnh ủy giám sát thực hiện Nghị quyết số 07 tại Thành phố

Ngày 4/10, Đoàn giám sát Ban Thường vụ Tỉnh ủy do đồng chí Nông Thanh Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng Thành phố đạt tiêu chí đô thị loại II, trở thành...

Kiểm tra cải cách hành chính, kỷ luật, kỷ cương hành chính và văn hóa công vụ tại Văn phòng UBND tỉnh

Chiều 4/10, đoàn kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC), kỷ luật, kỷ cương hành chính và văn hóa công vụ của tỉnh do đồng chí Nguyễn Lâm Thị Tú Anh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ làm trưởng đoàn kiểm tra tại Văn phòng UBND tỉnh. Thời gian qua, Văn phòng UBND tỉnh luôn quan tâm chú trọng đến công tác CCHC, xây dựng, ban hành kế hoạch CCHC kịp thời, có mục tiêu và...

Tập trung huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng

Xác định công tác phát triển kết cấu hạ tầng đóng vai trò đặc biệt quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tỉnh tăng cường triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó, chú trọng cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm cho các dự án, đặc biệt đối với các dự án đầu tư xây...

Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam ủng hộ tỉnh Cao Bằng khắc phục hậu quả thiên tai

Chiều 4/10, Đoàn công tác Trung ương Hội Người cao tuổi Việt Nam do Phó Chủ tịch Thường trực Trương Xuân Cừ làm trưởng đoàn đến trao hỗ trợ, quà ủng hộ nhân dân tỉnh Cao Bằng bị thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 và hoàn lưu bão gây ra. Tham gia đoàn có lãnh đạo Viettinbank - Chi nhánh Hà Thành. Đón tiếp đoàn có đồng chí Vũ Đình Quang, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Ủy...

Họp Ban tổ chức Hội nghị giao ban Khoa học và Công nghệ vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Ngày hội...

Chiều 4/10, đồng chí Trịnh Trường Huy, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC) chủ trì cuộc họp BTC Hội nghị giao ban Khoa học và Công nghệ (KH&CN) vùng Trung du và miền núi phía Bắc và Ngày hội đổi mới sáng tạo (ĐMST) tỉnh lần thứ nhất - Techfest Cao Bằng năm 2024. Theo kế hoạch, hội nghị sẽ tổ chức trong 2 ngày (9 - 10/10), với chuỗi các hoạt...

Cùng tác giả

Đoàn giám sát Ban Thường vụ Tỉnh ủy giám sát thực hiện Nghị quyết số 07 tại Thành phố

Ngày 4/10, Đoàn giám sát Ban Thường vụ Tỉnh ủy do đồng chí Nông Thanh Tùng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng Thành phố đạt tiêu chí đô thị loại II, trở thành...

Cục Hải quan đối thoại với doanh nghiệp năm 2024

Chiều 3/10, Cục Hải quan tỉnh tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp năm 2024. Đến dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành và hơn 40 doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh. Cục Hải quan đối...

Nghĩa tình người Dầu khí chung tay “Xóa nhà tạm, nhà dột nát”

Nghĩa tình người Dầu khí chung tay “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” 09:33 | 05/10/2024 Lượt xem: 7 Trong nhiều năm qua, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã ghi dấu ấn tốt đẹp trong cộng đồng với những chương trình an sinh xã hội đầy ý nghĩa, đặc biệt là việc hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết, nhà cho người nghèo. Qua đó thể...

Kiểm tra cải cách hành chính, kỷ luật, kỷ cương hành chính và văn hóa công vụ tại Văn phòng UBND tỉnh

Chiều 4/10, đoàn kiểm tra công tác cải cách hành chính (CCHC), kỷ luật, kỷ cương hành chính và văn hóa công vụ của tỉnh do đồng chí Nguyễn Lâm Thị Tú Anh, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Nội vụ làm trưởng đoàn kiểm tra tại Văn phòng UBND tỉnh. Thời gian qua, Văn phòng UBND tỉnh luôn quan tâm chú trọng đến công tác CCHC, xây dựng, ban hành kế hoạch CCHC kịp thời, có mục tiêu và...

Tập trung huy động nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng

Xác định công tác phát triển kết cấu hạ tầng đóng vai trò đặc biệt quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tỉnh tăng cường triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó, chú trọng cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư công trung hạn và hằng năm cho các dự án, đặc biệt đối với các dự án đầu tư xây...

Cùng chuyên mục

Người cao tuổi giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Với mong muốn phát huy những nét đẹp bản sắc văn hóa của dân tộc đang dần bị mai một trong cuộc sống hiện đại, nhiều người cao tuổi trong tỉnh luôn cần mẫn cống hiến, gìn giữ và trao truyền cho thế hệ sau các giá trị tinh thần và vốn văn hóa quý báu của dân tộc mình. Cao Bằng là mảnh đất giàu bản sắc văn hóa với 95% dân số là người dân tộc thiểu số,...

Hát lượn Phong slư – Làn điệu dân ca của người Tày

Cao Bằng là tỉnh biên giới Đông Bắc, với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng và di tích lịch sử văn hóa giá trị, nơi đây có hơn 95% dân số là người dân tộc thiểu số cùng chung sống như: Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô... Mỗi dân tộc đều có nét văn hóa độc đáo riêng. Trong đó, nổi bật là hát lượn - một làn điệu dân ca giao duyên của người Tày....

Kỹ thuật in hoa văn sáp ong của người Mông hoa

Ở Cao Bằng người Mông gồm có ba ngành: Mông trắng, Mông hoa và Mông đen cư trú tại các xã: Sóc Hà, Đa Thông (Hà Quảng), Dân Chủ (Hòa An), Quảng Lâm (Bảo Lâm). Việc phân biệt các ngành người Mông chủ yếu dựa trên trang phục phụ nữ, phụ nữ Mông trắng sử dụng váy lanh màu trắng, phụ nữ Mông đen sử dụng váy lanh nhuộm chàm, phụ nữ Mông hoa sử dụng váy in hoa...

Nét văn hóa trong nông cụ truyền thống của người Tày, Nùng

Trước đây, khi khoa học kỹ thuật chưa phát triển, mọi dụng cụ lao động truyền thống phục vụ sản xuất, sinh hoạt được người Tày, Nùng khéo léo làm ra từ những nguyên liệu mộc mạc, có sẵn. Đến nay, nhiều vật dụng vẫn tồn tại và được lưu giữ, tạo nên nét đặc sắc văn hóa của địa phương. Văn hóa sinh hoạt của người Tày, Nùng rất đa dang, phong phú. Trong quá trình lao động và...

Khai mạc triển lãm tranh “Sắc màu non nước Cao Bằng”

Sáng 6/9, tại Nhà văn hóa Trung tâm tỉnh, Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh phối hợp với Hội Mỹ thuật Việt Nam, Trung tâm Văn hóa và Thông tin Du lịch tổ chức khai mạc triển lãm tranh “Sắc màu non nước Cao Bằng”. Tham dự có các đồng chí: Hà Nhật Lệ, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội...

Chương trình ca nhạc và trình diễn thời trang “Dấu ấn Việt Bắc”

Tối 26/8, tại Nhà văn hóa tỉnh Bắc Kạn diễn ra Chương trình ca nhạc và trình diễn thời trang “Dấu ấn Việt Bắc”. Tham dự có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn Phạm Duy Hưng; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Văn Lưu; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; đông đảo nhân dân đến xem và cổ vũ. Chương trình ca nhạc đặc sắc và trình diễn thời trang với chủ đề “Dấu ấn Việt Bắc”, do...

Khai mạc Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực 6 tỉnh Việt Bắc

Ngày 25/8, UBND tỉnh Bắc Kạn tổ chức khai mạc Ngày hội nông sản OCOP và văn hóa ẩm thực Việt Bắc 2024. Ngày hội thu hút hơn 100 gian  hàng đến từ các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. Các tỉnh trưng bày, quảng bá, giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm làng nghề, sản phẩm đặc sản vùng miền, sản phẩm nông...

2 thí sinh Cao Bằng tham dự Cuộc thi “Hướng dẫn viên du lịch tại điểm 6 tỉnh Việt Bắc” năm 2024

Chiều 24/8, tại tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó, xã Trường Hà (Hà Quảng), Ban Tổ chức chương trình “Qua những miền di sản Việt Bắc” lần thứ XV - Bắc Kạn năm 2024 tổ chức cuộc thi “Hướng dẫn viên du lịch tại điểm 6 tỉnh Việt Bắc" năm 2024 với chủ đề “Trải nghiệm một vòng Việt Bắc”. Thí sinh Trần Thu Hà thuyết minh về điểm di tích hang Cốc Bó, tại Khu...

Nét đẹp trong văn hóa của dân tộc Sán Chỉ

 Cộng đồng người dân tộc Sán Chỉ ở Cao Bằng sinh sống chủ yếu ở hai huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm. Nền văn hóa dân tộc Sán Chỉ đậm đà bản sắc, được phản ánh qua hệ thống các lễ hội lâu đời, phong tục, tín ngưỡng, chuyện cổ tích, thơ ca, kiến trúc nhà ở, trang phục truyền thống… Cùng với sự biến thiên của thời gian, nền văn hóa của dân tộc Sán Chỉ ở Cao Bằng...

Tết rằm tháng Bảy ở Cao Bằng

Từ bao đời nay, cứ mỗi dịp Rằm tháng Bảy, mọi người, mọi nhà lại rộn ràng đón Tết. Đây là tết lớn thứ hai sau Tết Nguyên đán, một trong những phong tục tập quán thể hiện nét đẹp  văn hóa truyền thống của dân tộc Tày, Nùng ở Cao Bằng. Ngay từ sáng sớm, tại các chợ trên địa bàn tỉnh, nhiều người dân đi chợ để mua vịt, nhu yếu phẩm, bún, hoa quả… để ăn Tết.  Ngày...

Tin nổi bật

Tin mới nhất