Trang chủNewsThời sựChuyến công tác của Thủ tướng thành công tốt đẹp cả trên...

Chuyến công tác của Thủ tướng thành công tốt đẹp cả trên phương diện đa phương và song phương

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng và làm việc tại Nhật Bản đã thành công tốt đẹp cả trên phương diện đa phương và song phương.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Chuyến công tác của Thủ tướng thành công tốt đẹp cả trên phương diện đa phương và song phương
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các trưởng đoàn chụp ảnh chung tại Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, Hiroshima, Nhật Bản. (Nguồn: TTXVN)

Xin Bộ trưởng cho biết những kết quả nổi bật của Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng năm nay?

Hội nghị thượng đỉnh (HNTĐ) G7 mở rộng diễn ra tại Hiroshima từ ngày 20-21/5/2023 dưới sự chủ trì của Nhật Bản đã thành công tốt đẹp. Với ba phiên họp“Cùng hợp tác xử lý đa khủng hoảng”, “Nỗ lực chung vì một hành tinh bền vững”“Hướng đến một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng”, các nhà Lãnh đạo đã trao đổi, đánh giá và đưa ra những giải pháp giải quyết các thách thức toàn cầu, nhất là phục hồi kinh tế, an ninh lương thực, an ninh y tế, bình đẳng giới, ứng phó với biến đổi khí hậu, an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường.

Thứ nhất, HNTĐ G7 mở rộng đã thông qua Tuyên bố hành động Hiroshima về an ninh lương thực tự cường toàn cầu, đề ra các nhóm giải pháp ứng phó với khủng hoảng lương thực trước mắt, nâng cao tính tự cường nhằm ngăn ngừa các cuộc khủng hoảng tương tự trong tương lai và bảo đảm dinh dưỡng cho mọi người dân. Đây là kết quả đáng chú ý, thể hiện nỗ lực dẫn dắt của Nhật Bản cũng như quyết tâm của các nước G7 và khách mời trong việc giải quyết vấn đề cấp bách, cơ bản tác động nhiều mặt đến cuộc sống của người dân.

Thứ hai, các nhà Lãnh đạo nhất trí cần tạo các động lực mới nhằm thúc đẩy phục hồi và tăng trưởng kinh tế, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc. Hội nghị hoan nghênh sáng kiến Đối tác cơ sở hạ tầng và đầu tư toàn cầu của G7 (PGII) và Sáng kiến Cộng đồng không phát thải châu Á (AZEC) của Nhật Bản; nhất trí đẩy mạnh các sáng kiến huy động nguồn tài chính cho phát triển, thúc đẩy hợp tác công – tư trong phát triển cơ sở hạ tầng.

Thứ ba, về các vấn đề hòa bình, ổn định và thịnh vượng trên thế giới, các nhà Lãnh đạo nhất trí, trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến phức tạp, cần đề cao chủ nghĩa đa phương, hợp tác quốc tế, giải quyết xung đột bằng các biện pháp hòa bình, bảo vệ an ninh, an toàn của người dân. Các nước nhấn mạnh việc thực hiện nghiêm túc Tuyên bố ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) và tiến tới đạt Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC) thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982.

Xin Bộ trưởng cho biết kết quả tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng lần này của đoàn Việt Nam?

Chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự HNTĐ G7 mở rộng và làm việc tại Nhật Bản đã thành công tốt đẹp cả trên phương diện đa phương và song phương.

Trong chưa đầy ba ngày, Thủ tướng đã chủ trì, tham dự khoảng 40 hoạt động, gồm các phiên họp của hội nghị, các cuộc tiếp xúc với lãnh đạo Nhật Bản, các giới, doanh nghiệp, bạn bè Nhật Bản và các cuộc trao đổi, gặp gỡ với lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế.

Thứ nhất, về đa phương, chúng ta đã đóng góp những cách tiếp cận và giải pháp quan trọng từ góc độ một nước đang phát triển, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện. Tại các phiên họp, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn manh nhiều thông điệp quan trọng: (i) Thúc đẩy quan hệ đối tác toàn cầu thực chất, hiệu quả hơn, đề cao đoàn kết quốc tế, kiên trì hợp tác đa phương là chìa khóa để giải quyết các thách thức chưa có tiền lệ như hiện nay; (ii) Phát triển bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải và chuyển đổi năng lượng chỉ có thể thành công thông qua cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, bảo đảm cân bằng, hợp lý theo điều kiện, trình độ khác biệt giữa các nước; (iii) Tinh thần thượng tôn pháp luật, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình cần được đề cao và thực hiện bằng cam kết cụ thể. Thủ tướng cũng đưa ra nhiều đề xuất thiết thực, phù hợp nhằm thúc đẩy hợp tác trong giải quyết các vấn đề chung của quốc tế và khu vực.

Những ý tưởng và đề xuất của Thủ tướng Chính phủ được các nhà Lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế đánh giá cao, góp phần xây dựng cách tiếp cận cân bằng, tổng thể nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu. Sự tham gia thực chất, trách nhiệm của Việt Nam cũng đã đóng góp quan trọng vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm duy trì hòa bình, ổn định, thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế, trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, phù hợp với quan tâm, lợi ích của các nước đang phát triển.

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn: Chuyến công tác của Thủ tướng thành công tốt đẹp cả trên phương diện đa phương và song phương
Trong chưa đầy ba ngày tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, Thủ tướng đã chủ trì, tham dự khoảng 40 hoạt động. (Nguồn: Cổng Thông tin Chính phủ)

Thứ hai, về song phương, chuyến công tác với nhiều hoạt động phong phú, hiệu quả, thực chất với Lãnh đạo và các giới của Nhật Bản và Lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế đã góp phần tiếp tục làm sâu sắc quan hệ với các đối tác.

Với Nhật Bản, các cuộc hội đàm, trao đổi của Thủ tướng với Thủ tướng Nhật Ban, lãnh đạo Tỉnh Hiroshima và đông đảo các giới của Nhật Bản đã góp phần nâng cao hơn nữa tin cậy chính trị, thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản. Kết quả này đặc biệt có ý nghĩa trong bối cảnh kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đã có các hàng chục cuộc tiếp xúc song phương trên tinh thần cởi mở, thẳng thắn, chân thành với tất cả các nhà lãnh đạo G7, các nước khách mời, các tổ chức quốc tế để trao đổi các biện pháp cụ thể, thực chất thúc đẩy quan hệ song phương và tăng cường phối hợp trong các vấn đề cùng quan tâm.

Trong trao đổi, các đối tác đều đề cao vai trò, vị thế của Việt Nam và bày tỏ sẵn sàng tăng cường hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, trọng tâm là hợp tác kinh tế-thương mại, giải quyết các vấn đề đang nổi lên như an ninh lương thực, an ninh năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo.

Tại Hội nghị và các cuộc tiếp xúc song phương, Lãnh đạo các nước đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo đảm an ninh, an toàn hàng hải, hàng không, giải quyết mọi tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982; thực hiện đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất.

Tựu chung lại, chuyến công tác của Thủ tướng Chính phủ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng và làm việc tại Nhật Ban đã thành công tốt đẹp, qua đó, tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, để lại dấu ấn sâu đậm về vai trò, đóng góp và uy tín quốc tế của Việt Nam, khẳng định một hình ảnh Việt Nam có tiếng nói quan trọng trong các vấn đề toàn cầu.

Xin Bộ trưởng chia sẻ về những kết quả cụ thể nhằm tiếp tục thúc đẩy quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản?

Thủ tướng Chính phủ đã có 13 cuộc làm việc, bao gồm Hội đàm với Thủ tướng Kishida Fumio, tiếp Thống đốc, Chủ tịch Hội đồng tỉnh Hiroshima, các nghị sỹ Quốc hội có khu vực bầu cử tại Hiroshima, các Hội hữu nghị với Việt Nam, lãnh đạo các hiệp hội, tập đoàn lớn của Nhật Bản, dự và phát biểu tại Tọa đàm kinh doanh Việt – Nhật; gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản. Trong không khí trao đổi chân thành, thân tình và tin cậy, các cuộc gặp đã đạt nhiều kết quả quan trọng.

Một là, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí nỗ lực đưa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á lên tầm cao mới, đặc biệt trong năm 2023 – dịp kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Nhật Bản.

Hai là, hai bên đạt một số kết quả thực chất trong lĩnh vực hợp tác ODA và đầu tư với việc ký kết 03 văn kiện hợp tác ODA trị giá 61 tỷ Yên (khoảng 500 triệu USD) cho các dự án Chương trình ODA thế hệ mới cho phục hồi và phát triển kin – xã hội hậu Covid-19, dự án cải thiện hạ tầng giao thông công cộng tại tỉnh Bình Dương, dự án cải thiện hạ tầng phát triển nông nghiệp tại tỉnh Lâm Đồng.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. (Ảnh: Tuấn Anh)
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. (Ảnh: Tuấn Anh)

Lãnh đạo hai nước cũng nhất trí thúc đẩy khả năng Nhật Bản cung cấp ODA thế hệ mới với tính ưu đãi cao, thủ tục đơn giản, linh hoạt cho các dự án phát triển hạ tầng chiến lược quy mô lớn của Việt Nam. Về hợp tác đầu tư, các doanh nghiệp Nhật Bản thể hiện mong muốn tăng cường đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh tại Việt Nam trong các trong các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, nông nghiệp, xử lý nước thải…

Có thể nói, hợp tác ODA thế hệ mới, đặc biệt trong lĩnh vực hạ tầng chiến lược và thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại sẽ là những định hướng trọng tâm của quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản trong giai đoạn mới.

Ba là, hai nhà lãnh đạo đã đạt nhận thức chung về việc thúc đẩy hơn nữa hợp tác trong các lĩnh vực mới nhiều tiềm năng như chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, giảm phát thải, chuyển đổi năng lượng,….

Bốn là, hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy và làm sâu sắc hơn giao lưu nhân dân, hợp tác địa phương, giáo dục-đào tạo, du lịch với hình thức phong phú, chất lượng, hiệu quả cao. Hai bên sẽ phối hợp chặt chẽ trong việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho cộng đồng gần 500.000 người Việt Nam sinh sống, học tập và làm việc thuận lợi tại Nhật Bản, tiếp tục là cầu nối thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới.

Năm là, nhất trí tăng cường phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm và tại các diễn đàn như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM, Mekong… và vấn đề Biển Đông.

Có thể nói, kết quả làm việc tại Nhật Bản đã tiếp tục góp phần phát triển bền vững với quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam – Nhật Bản trên nền tảng tin cậy cao về chính trị, thực chất về kinh tế và phong phú về giao lưu văn hóa nhân dân và xã hội, đáp ứng nguyện vọng và lợi ích của nhân dân hai nước.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Tiểu ban Kinh tế – Xã hội Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thường trực Tổ Biên tập, Tổ Biên tập tiếp tục nghiên cứu sâu các nội dung; theo dõi, bám sát các các chỉ đạo để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Đề cương chi tiết của Báo cáo kinh tế - xã hội, đồng thời có các phụ lục, các báo cáo chuyên đề như là vấn đề an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, y tế... báo cáo Bộ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế – xã hội Đại hội XIV của Đảng

Chiều 26/3, tại trụ sở Chính phủ, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng chủ trì phiên họp thứ hai của Tiểu ban. Phiên họp tập trung thảo luận về Đề cương Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ...

Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ nhất

Nhận lời mời của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken và triển khai thực hiện Tuyên bố chung giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tháng 9/2023 về nâng cấp quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ lên Đối tác chiến lược toàn diện, ngày 25/3, tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp...

USAID luôn ưu tiên cho quan hệ với Việt Nam

(ĐCSVN) - Tại buổi làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Tổng Giám đốc Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) Samantha Power cho biết, USAID luôn ưu tiên cho quan hệ với Việt Nam và khẳng định USAID sẽ tiếp tục nỗ lực triển khai khuôn khổ quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện và các thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao hai nước.   Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và...

Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam – Hoa Kỳ lần thứ nhất

(ĐCSVN) - Ngày 25/3/2024 tại thủ đô Washington D.C., Hoa Kỳ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Antony Blinken đã đồng chủ trì Đối thoại cấp Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ nhất. Đây cũng là cuộc đối thoại cấp bộ trưởng đầu tiên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ kể từ khi hai nước xác lập quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện.   Ngoại trưởng Hoa Kỹ Antony Blinken...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bất kỳ Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu nào về Ukraine, nếu không có Nga đều vô nghĩa

Phát biểu phỏng vấn ngày 26/3, Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov, cho biết bất kỳ Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu nào về Ukraine mà không có Nga đều vô nghĩa và sẽ thất bại. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov bày tỏ quan điểm về tổ chức hội nghị hòa bình toàn cầu nhằm giải quyết xung đột Ukraine. (Nguồn: France 24)...

Mexico tìm được bộ sách quý hiếm về lịch sử của người Aztec

Báo El País của Tây Ban Nha đưa tin, chính phủ Mexico vừa có được ba cuốn sách cổ chép tay có tranh minh họa từ một gia đình đã lưu trữ các tài liệu của người Aztec qua nhiều thế hệ.

Trâm hoa nhung – Dấu ấn của nghệ thuật và văn hóa Trung Quốc

Xuất hiện thường xuyên trong các bộ phim cổ trang, trâm hoa nhung dần trở thành một xu hướng thời trang mới. Tuy vậy, ít ai biết đây là một di sản văn hóa vô cùng đặc sắc của Trung Quốc. Hoa nhung là loại hoa cài đầu được làm từ lụa tự nhiên và dây đồng. Ngày xưa, hoa nhung thường được dùng trong các lễ hội dân gian và là vật trang trí cho nghi lễ và chỉ...

Bài đọc nhiều

Hai học sinh Phú Yên đoạt giải nhì cuộc thi Tiếng nói xanh

Võ Thế Dũng và Lê Đình Bảo Ngọc (học sinh Trường THPT chuyên Lương Văn Chánh, Phú Yên) vừa đoạt giải nhì trong cuộc thi hùng biện - tranh biện Tiếng nói xanh năm 2023. Cuộc thi hùng biện - tranh biện Tiếng nói xanh năm 2023 do Tập đoàn Vingroup tổ chức diễn ra từ 24.2 đến 24.3 với sự tham gia của 201 thí sinh trong cả nước. Vượt qua 118 đội tại 2 điểm thi Hà Nội...

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Bqp.vn) - Sáng 22/3, tại Trung tâm Huấn luyện quân sự Quốc gia 4 (Hà Nội), Tiểu ban diễu binh, diễu hành tổ chức hợp luyện các lực lượng vũ trang tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024). Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ...

Xả thải gây ô nhiễm môi trường, một công ty tại Phú Yên bị phạt gần 3,4 tỷ đồng

Ngày 25/3, bà Hồ Thị Nguyên Thảo – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gần 3,4 tỷ đồng đối với Công ty Cổ phần tinh bột sắn Phú Yên (trụ sở: xã Eabia, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) vì có 6 hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước.Ngày 12/1/2024, Đoàn kiểm tra Công an tỉnh Phú Yên đã...

Thư của Đại tướng Phan Văn Giang chúc mừng cán bộ, đoàn viên, thanh niên Quân đội

(Bqp.vn) - Nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2024), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư chúc mừng tới toàn thể cán bộ, đoàn viên, thanh niên Quân đội. Dưới đây là nội dung Thư của Đại tướng Phan Văn Giang: Thân ái gửi cán bộ, đoàn viên, thanh...

Hành trình 20 năm lột xác của Phú Quốc: Trái ngọt từ công cuộc ‘kéo đại bàng về làm tổ’

Được ví như "đảo thiên đường" với quần thể 28 hòn đảo lớn nhỏ, nhưng những năm 2000, người ta vẫn chỉ biết tới Phú Quốc là một trong 20 bãi biển hoang sơ đẹp nhất châu Á (đánh giá của CNN). Chỉ đến khi có sự xuất hiện của hàng loạt nhà đầu tư lớn với chiến lược phát triển hạ tầng du lịch bài bản, Phú Quốc mới thật sự lột xác. Định hình một "điểm đến mới...

Cùng chuyên mục

Đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên UBKT Trung ương chúc mừng Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhân Kỷ...

Nhân dịp kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024), đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Ủy viên UBKT Trung ương cùng đại diện lãnh đạo Vụ Địa bàn III, Cơ quan UBKT Trung ương đến thăm, chúc mừng Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản (TNCS) Hồ Chí Minh. Tiếp Đoàn có đồng chí Nguyễn Ngọc Lương, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa XII, Chủ tịch...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Tiểu ban Kinh tế – Xã hội Đại hội XIV của Đảng

(ĐCSVN) - Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thường trực Tổ Biên tập, Tổ Biên tập tiếp tục nghiên cứu sâu các nội dung; theo dõi, bám sát các các chỉ đạo để tiếp tục hoàn thiện Dự thảo Đề cương chi tiết của Báo cáo kinh tế - xã hội, đồng thời có các phụ lục, các báo cáo chuyên đề như là vấn đề an ninh, quốc phòng, an sinh xã hội, y tế... báo cáo Bộ...

Thanh niên Việt Nam và câu chuyện quảng bá văn hóa ra thế giới

Thanh niên Việt Nam và câu chuyện quảng bá văn hóa ra thế giới nguồn

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai tiếp Đoàn đại biểu Đảng Lao động Triều Tiên

(ĐCSVN) - Tại buổi tiếp Đoàn đại biểu Đảng Lao động Triều Tiên, đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai nhấn mạnh Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng mối quan hệ hợp tác hữu nghị truyền thống với Đảng, Chính phủ và nhân dân Triều Tiên, luôn ghi nhớ và trân trọng sự ủng hộ, đoàn kết của Triều Tiên đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Tiểu ban Kinh tế – xã hội Đại hội XIV của Đảng

Chiều 26/3, tại trụ sở Chính phủ, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng chủ trì phiên họp thứ hai của Tiểu ban. Phiên họp tập trung thảo luận về Đề cương Báo cáo đánh giá 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2021-2030, phương hướng, nhiệm vụ...

Mới nhất

Mới nhất