Trang chủChính trịChủ quyềnĐại biểu Quốc hội thảo luận dự án Luật Tài nguyên nước...

Đại biểu Quốc hội thảo luận dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi): Xã hội hóa để nước không còn “rẻ như cho”


Là ngành kinh tế chứ không chỉ là quản lý Nhà nước

Phát biểu tại tổ 10 (gồm các đoàn ĐBQH Thái Bình, Đồng Tháp, Hà Giang), theo Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Dự thảo Luật mới quy định tài nguyên nước gồm nước dưới đất, nước mặt, nước mưa và nước biển, tuy nhiên không có quy định nước thải. Trên thế giới ngày nay nước thải là một tài nguyên và nguồn nước ngày càng cạn kiệt mà trong luật cũng đặt ra vấn đề tái sử dụng chính là nước thải.

small_pct-dinh.jpg
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chủ trì thảo luận tại Tổ chiều 5/2023. 

Ở nước ta chủ yếu là nước chảy vào là nước sông từ Trung Quốc, Lào, Campuchia và chỉ có 2 con sông chảy ra là sông Kỳ Cùng và sông Sêrêpôk. Theo thống kê, ở nguồn nước của chúng ta chảy vào chỉ có 93%, chảy ra chỉ có 6%, ngoài ra là nước mưa. Trong khi đó nguồn sinh thủy là rừng thì ngày càng cạn kiệt, do đó, vấn đề quản lý tài nguyên nước là vấn đề không phải là một ngành đơn ngành mà là vấn đề đa ngành tổng hợp.

Tài nguyên nước ở nước ta so với thế giới là phong phú nhưng phân bổ không đều về mặt lãnh thổ, thời gian, về mùa mưa thì thừa, mùa hạn thì thiếu như ở Khánh Hòa, mùa mưa thì thừa 3 tỷ m3 nước, mùa hạn thì thiếu gần 800 triệu.

Bên cạnh đó, vấn đề tài nguyên nước của chúng ta đang đối mặt với vấn đề sử dụng lãng phí, khai thác quả mức, ô nghiễm nghiêm trọng là vấn đề đặt ra để giải quyết trong Dự thảo Luật. Trong khi đó, không tái tạo sử dụng lại nhiều dẫn tới việc hàng ngày bao nhiêu triệu m3 nước thải ra mà nếu có thể sử dụng công nghệ để tái sử dụng thì rất tốt, rất quý thay vì phải khoan, đục… để tạo nguồn nước. Lãng phí thất thoát có tài liệu thống kê ở nước ta từ 37 – 50%.

Do đó, những vấn đề trên cần đặt ra trong Dự thảo Luật vì nước không phải thứ không phải trời cho không mà là tài sản, hàng hóa có giá trị, và ngày càng có giá trị do đó, Nhà nước phải điều tiết nước như điều tiết điện. Đồng thời, do nước là hàng hóa mà đã là hàng hóa thì phải trả tiền và tài nguyên nước phải là một ngành kinh tế chứ không chỉ là quản lý Nhà nước. Do đó, Ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện Dự thảo Luật.

Xã hội hóa để nước không còn “rẻ như cho”

Chiều 5/6, Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi). Tham gia góp ý tại tổ 8, đại biểu Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên) bày tỏ lo ngại về ô nhiễm nguồn nước.

dai-bieu-ta-thi-yen.jpg
Đại biểu Tạ Thị Yên (đoàn Điện Biên)

Đại biểu nêu vấn đề: Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy nếu không có hành động can thiệp để ngăn chặn các mối đe dọa về ô nhiễm nguồn nước, nền kinh tế Việt Nam có thể bị tổn thất khoảng 6% GDP mỗi năm từ năm 2035 so với kịch bản không có các mối đe dọa. Mối đe dọa chính là tác động của nguồn nước ô nhiễm lên sức khỏe con người, có thể làm giảm 3,5% GDP vào năm 2035. Tác động nhỏ hơn khoảng 0,8% tới năng suất lúa là do ảnh hưởng của chất lượng nước kém. Mô hình này chưa tính đến hậu quả kinh tế do các hình thức ô nhiễm nước khác, bao gồm cả xâm nhập mặn của nguồn nước mặt và nước dưới đất. Mức độ ô nhiễm cao còn hạn chế sự phát triển bền vững và tương lai của các ngành công nghiệp, nông nghiệp. Việt Nam sẽ tiêu tốn khoảng 12,4 – 18,6 triệu đô la mỗi ngày cho chi phí xử lý do ô nhiễm vào năm 2030 nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời.

Do đó, đại biểu cho rằng việc quy định đồng bộ với một số luật chuyên ngành về quy hoạch, bảo vệ môi trường, đầu tư…rất quan trọng để đảm bảo nguồn nước khai thác, phòng chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước. Đồng thời, tránh thiệt hại về kinh tế cho tổ chức, cá nhân khi đầu tư xây dựng công trình khai thác, sử dụng nước và quyền lợi của các tổ chức, cá nhân đang khai thác, sử dụng nguồn nước. “Trước khi điều chỉnh, bổ sung công trình khai thác, sử dụng nước cần phải xác định được sự phù hợp của công trình với quy hoạch về tài nguyên nước, chức năng nguồn nước, khả năng nguồn nước, cũng như sự tác động đến hoạt động khai thác, sử dụng nguồn nước khác”, bà Tạ Thị Yên nhấn mạnh.

Ngoài ra, nữ đại biểu Tạ Thị Yên cũng đề nghị rà soát kỹ các quy định có liên quan đến các khoản thuế, phí, lệ phí hiện hành để tạo nguồn thu cũng như nguồn lực thực hiện hoạt động quản trị tài nguyên nước từ ngân sách Nhà nước. Đồng thời, tạo điều kiện cho việc huy động nguồn thu dịch vụ, nguồn đóng góp của tổ chức, cá nhân.

Nữ đại biểu đồng tình với những chính sách trong dự thảo Luật về xã hội hoá ngành nước để nước có giá chứ không còn “rẻ như cho”, từ đó khuyến khích sử dụng nước có trách nhiệm, tiết kiệm, hiệu quả. “Đồng thời khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư bảo vệ, phát triển, tích trữ nước và phục hồi nguồn nước là những hoạt động quan trọng để bảo đảm an ninh nguồn nước, phát triển bền vững, tích trữ, phục hồi tài nguyên nước”, bà Yên nhấn mạnh.

Làm rõ quy định về xác định “Dòng chảy tối thiểu”

Tổ thảo luận số 7, (gồm các Đoàn ĐBQH Thái Nguyên, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An), đại biểu Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, Luật Tài nguyên nước năm 2012, sau 10 năm điều chỉnh đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức, hành động của toàn xã hội. Tài nguyên nước được quản lý, sử dụng hiệu quả, bền vững hơn. Tuy nhiên, một số tồn tại, hạn chế cũng đã bộc lộ trong quá trình triển khai, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung để bảo đảm phù hợp với thực tế, nâng cao hơn nữa hiệu quả hiệu lực, tháo gỡ khó khăn… Vì vậy, đại biểu tán thành việc Quốc hội cho ý kiến sửa đổi Luật này là rất cần thiết.

images1833891_chi_yen_chieu.jpg
Đại biểu Nguyễn Thị Yến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu phát biểu thảo luận tại tổ. 

Về phạm vi điều chỉnh (Điều 1), đại biểu nhận thấy theo quy định tại khoản 2, Điều 1 thì “Nước dưới đất…” không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này. Tuy nhiên, trong dự thảo luật lại có rất nhiều điều luật lại quy định nội dung quản lý có liên quan đến “Nước dưới đất” từ Xả thải; Khai thác; Bảo vệ; Bổ sung; Thăm dò, Hành nghề; Cấp phép,… (ví dụ tại các điểm a, khoản 3, Điều 12; khoản 2, Điều 15, Điều 26, Điều 30, Điều 40, Điều 52,…). Như vậy, là không thống nhất và không thuộc phạm vi điều chỉnh tại Điều 1. Do đó, đại biểu đề nghị ban soạn thảo cần rà soát lại, nếu không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật này thì phải đưa ra. Song, đại biểu đề xuất ban soạn thảo cân nhắc “Nước dưới đất” nên được điều chỉnh bởi Luật này, bởi “nước dưới đất” cũng là tài nguyên nước đã được luật này định nghĩa tại khoản 1, Điều 3.

Về dòng chảy tối thiểu (Điều 25) và Ngưỡng khai thác nước dưới đất (Điều 26): Đại biểu cho rằng quy định về “Dòng chảy tối thiểu” là một nội dung mới trong dự thảo luật và theo quy định tại khoản 2 Điều 25 thì “Dòng chảy tối thiểu” là căn cứ, cơ sở để xem xét trong quá trình thẩm định, quyết định nhiều nhiệm vụ quan trọng như: Quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành; Quy trình vận hành hồ chứa; Cấp giấy phép khai thác sử dụng tài nguyên nước…

Như vậy, việc xác định “Dòng chảy tối thiểu” phải triển khai làm trước,… Song, trong dự thảo luật không quy định thời gian nào phải làm, phải xong và thời gian công bố,…cũng như các phương pháp, các công cụ, các tiêu chuẩn, quy chuẩn có liên quan đến việc xác định dòng chảy ở mức bao nhiêu được gọi là thấp nhất tại các sông suối liên quốc gia, liên tỉnh, nội tỉnh, hồ chứa, đập dâng,…. Nếu không có hoặc chưa xác định được vấn đề này thì các Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia, quy hoạch tỉnh và nhiều quy hoạch khác có phê duyệt được không. Vì vậy, đề nghị ban soạn thảo cần cân nhắc quy định tại Điều 25 này.

Tương tự, đối với quy định tại Điều 26 của dự thảo luật về “Ngưỡng khai thác nước dưới đất”, đại biểu đề nghị ban soạn thảo cân nhắc rà soát lại, vì nó cũng có một số nội dung tương tự như Điều 25. “Ngưỡng khai thác nước dưới đất” cũng là căn cứ, cơ sở để xem xét trong quá trình thẩm định, quyết định nhiều nhiệm vụ quan trọng liên quan đến quy hoạch…, nhưng dự thảo luật cũng chưa quy định cách thức, thời gian, phương pháp, quy chuẩn để xác định “Ngưỡng khai thác nước dưới đất”.

Sửa đổi Luật để thống nhất để khai thác tối đa nguồn lực tài nguyên

Đại biểu Tráng A Dương (Đoàn ĐBQH Hà Giang) thống nhất việc sửa đổi Luật Tài nguyên nước năm 2012 nhằm hoàn thiện hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất để khai thác tối đa nguồn lực tài nguyên, phân bổ hợp lý và sử dụng có hiệu quả, bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia, phân định rõ trách nhiệm quản lý nguồn nước và trách nhiệm quản lý công trình khai thác nước cả trung ương và địa phương; Sửa đổi Luật Tài nguyên nước góp phần thống nhất về cơ sở dữ liệu, giảm thiểu nhân lực quản lý, vận hành chi phí đầu tư của nhà nước…

bd-trang-a-duong.jpg
Đại biểu Tráng A Dương (Đoàn ĐBQH Hà Giang)

Đóng góp chi tiết về các nội dung, về giải thích từ ngữ (Điều 3) đại biểu đề nghị nghiên cứu bổ sung các khái niệm: tái sử dụng nước đã qua sử dụng, tuần hoàn nước, cải thiện chất lượng nước để đảm bảo các nội dung trong Luật sửa đổi về việc sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả và việc tái sử dụng nước đã qua sử dụng vì nước là một nguồn tài nguyên vô giá nhưng lại không vô tận đối với con người trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới.

Ngoài ra, đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo nghiên cứu bổ sung việc đầu tư, xây dựng công trình khai thác sử dụng nước cho các mục đích phải phù hợp với quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch tổng hợp lưu vực sông và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành khác. Nhằm đảm bảo cho việc khai thác và sử dụng tài nguyên nước cụ thể hơn và chặt chẽ thông qua các quy hoạch tổng thể, toàn diện của các cơ quan có thẩm quyền từ Trung ương đến địa phương.

Về khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt (Điều 45), đại biểu chỉ ra tại Điểm a, Khoản 1 dự thảo Luật quy định: “Đầu tư, hỗ trợ các dự án cấp nước sinh hoạt, nước sạch, ưu tiên đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới, hải đảo, vùng khan hiếm nước, vùng có nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng, xâm nhập mặn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn”. Đại biểu đề nghị viết lại như sau: “Đầu tư, hỗ trợ các dự án cấp nước sinh hoạt, nước sạch ưu tiên đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng khan hiếm nước, vùng có nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái nghiêm trọng, xâm nhập mặn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn” cho ngắn gọn, dễ hiểu.

Về về giải quyết tranh chấp, bất đồng về nguồn nước liên quốc gia (Điều 75) Tại Khoản 2, đại biểu đề nghị viết lại cho ngắn gọn dễ hiểu, như sau: “Tranh chấp bất đồng về nguồn nước liên quốc gia xảy ra trong lưu vực sông có tổ chức lưu vực sông quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tham gia được giải quyết trong khuôn khổ tổ chức lưu vực sông quốc tế đó”.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nội dung chưa chuẩn bị kỹ lưỡng thì để kỳ sau

Sáng 26/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần 5, cho ý kiến về 8 dự án luật sẽ được trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 7. 8 dự án luật cho ý kiến tại hội nghị này, gồm: Luật Thủ đô (sửa đổi), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi). Luật Lưu trữ (sửa đổi), Luật Đường bộ, Luật Trật tự, an toàn giao thông...

Không để phát sinh “giấy phép con” trong thi hành pháp luật

Sáng 7/3, tại Hội nghị toàn quốc lần thứ hai triển khai luật, nghị quyết của Kỳ họp thứ 6 và Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, 19 luật, nghị quyết được thông qua quy định những nội dung rất quan trọng. Khái quát những nội dung mới, nổi bật của 9 luật, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho rằng,...

Những chính sách mới nổi bật trong Luật Đất đai sửa đổi

Luật Đất đai là dự án luật lớn, có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống chính trị, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của đất nước; có tác động sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân và...

Luật nhiều bất cập khiến doanh nghiệp lo lắng khi lựa chọn trọng tài thương mại

Cần sửa đổi khung pháp lý trong Luật trọng tài thương mại VCCI: Bãi bỏ Nghị định quy định chi tiết Luật Thương mại là cần thiết Vừa qua, Hội Luật gia Việt Nam đã có dự thảo báo cáo đánh giá tác động của chính sách về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Trọng tài thương mại...

TP.HCM triển khai Luật Bảo vệ môi trường 2020: Đảm bảo thông suốt

Đặc biệt, từ nay đến 2025, hướng tới 2030, TP.HCM xác định là giai đoạn đặc biệt quan trọng đối với việc đầu tư trọng tâm cho các công tác quản lý đã được quy định trong Luật.Chủ động tháo gỡ vướng mắcNgày 17/11/2021, UBND TP.HCM...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Danh mục các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng

Theo đó, ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng thuộc phạm vi chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan...

Phú Quốc cần giải bài toán phát triển ‘nóng’, hướng tới phát triển nhanh, bền vững, sinh thái

Thủ tướng cho biết đây là lần thứ 3 ông tới khảo sát Phú Quốc, với mục tiêu nhằm góp phần tiếp tục phát huy những thành tựu, kết quả đã đạt được và khắc phục những tồn tại, hạn chế trong phát triển Phú Quốc,...

Bà Rịa – Vũng Tàu cần tiên phong dẫn dắt xu thế chuyển đổi xanh của cả nước

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị, Bà Rịa – Vũng Tàu cần tập trung đào tạo phát triển nguồn nhân lực, thu hút nhân tài, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo. Trong đó, tập trung vào những ngành mang tính động lực cho phát...

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát, chỉ đạo giải quyết các vấn đề cấp bách tại Phú Quốc trong lĩnh vực tài nguyên...

Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng Nghĩa trang Liệt sĩ tại Phú QuốcTrước đó, sáng ngày 30/3, trong chương trình công tác tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã viếng Nghĩa trang Liệt sĩ Phú Quốc, dâng...

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù bám sát mục tiêu, định hướng phát triển tỉnh Nghệ An theo Nghị quyết số 39-NQ/TW...

Về các chính sách liên quan đến đầu tư - xây dựng, Chủ tịch Quốc hội gợi mở, nên nghiên cứu theo hướng tăng cường phân cấp cho địa phương, gắn với trình tự, thủ tục chặt chẽ để bảo đảm dễ thực hiện.Khẳng định, Đảng đoàn Quốc hội nhất trí cao về mặt chủ trương cần thiết ban hành dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách...

Bài đọc nhiều

Đoàn cán bộ Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh thăm Lữ đoàn 125

HQ Online - Sáng 2/4, tại TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh, đoàn đại biểu là cán bộ, đảng viên của Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh do đồng chí Huỳnh Văn Ri, Phó Viện trưởng làm trưởng đoàn đã đến thăm Lữ đoàn 125. Đại tá Phạm Minh Chiến, Bí...

Chi đội Kiểm ngư số 2: Điểm tựa cho ngư dân vươn khơi, bám biển

Chi đội luôn quán triệt tư tưởng chỉ đạo “Kiên quyết, khôn khéo, linh hoạt bảo vệ vững chắc chủ quyền, bảo vệ ngư dân, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trên biển”, không để bị động, bất ngờ; không để xảy ra điểm nóng, xóa các điểm đen, vùng đánh cá truyền thống do nước...

Lữ đoàn 146 thông tin về biển, đảo cho hơn 900 giáo viên, học sinh TP. Cam Ranh

HQ Online - Sáng 1/4, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân tổ chức Hội nghị thông tin về biển, đảo và tuyên truyền thu hút nguồn lực xây dựng Quân chủng Hải quân năm 2024 cho hơn 900 giáo viên, học sinh Trường THPT Trần Hưng Đạo, TP. Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. ...

Chi đội Kiểm ngư số 3 thông tin về biển, đảo tại tỉnh Quảng Nam

HQ Online - Ngày 1/4, tại tỉnh Quảng Nam, Chi đội Kiểm ngư số 3 phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Nam tổ chức thông tin về biển, đảo tại 4 trường THPT: Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Dư (huyện Phú Ninh); Tiểu La, Hùng Vương (huyện Thăng...

Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ thăm hữu nghị Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị tại Việt Nam, chiều 2 và sáng 3/4 đoàn sĩ quan tàu Samudra Paheredar của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ do ông Sudhir Ravindran làm Trưởng đoàn đã đến dâng hoa viếng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh; chào xã giao UBND TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3. Tàu...

Cùng chuyên mục

Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ thăm hữu nghị Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị tại Việt Nam, chiều 2 và sáng 3/4 đoàn sĩ quan tàu Samudra Paheredar của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ do ông Sudhir Ravindran làm Trưởng đoàn đã đến dâng hoa viếng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh; chào xã giao UBND TP. Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Quân khu 7, Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3. Tàu...

Philippines nghiên cứu mọi phương án, nhận được cam kết từ “đồng minh sắt đá”

Philippines cho biết, hải quân nước này đã chuẩn bị cho “kịch bản xấu nhất” ở Biển Đông trong bối cảnh gia tăng căng thẳng với Trung Quốc.

Tàu của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ thăm, tìm hiểu văn hoá Việt Nam

Trong chuyến thăm TP.HCM, tàu Samudra Paheredar của Lực lượng Bảo vệ bờ biển Ấn Độ sẽ thăm quan các di tích lịch sử, tìm hiểu đất nước, văn hóa, con người Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng. Đồng thời có các hoạt động huấn luyện về xử lý ô nhiễm môi trường biển, tìm kiếm và cứu hộ cứu nạn trên biển... Những chuyến tàu thắm tình hữu nghị...

Học viện Hải quân: Tham gia tư vấn tuyển sinh tại tỉnh Quảng Trị

HQ Online - Đợt tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp đã thu hút hơn 1.800 học sinh đến từ 3 trường THPT Gio Linh, Trường THCS và THPT Cồn Tiên, Trường THPT Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. ...

Vùng 3 khởi công tu sửa nhà tưởng niệm Anh hùng, liệt sĩ Nguyễn Phan Vinh

Thủ trưởng Vùng 3 nhận kinh phí hỗ trợ tu sửa Nhà tưởng niệm từ Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa – Trường Sa thân yêu” Nhà tưởng niệm Anh hùng, liệt sĩ Nguyễn Phan Vinh có tổng mức đầu tư hơn 350 triệu đồng với tổng diện tích khoảng 230m2 (bao gồm cả nhà tưởng niệm và khuôn...

Mới nhất

Tỷ giá ngân hàng vượt mốc 25.000 VND/USD sau ngày Ngân hàng Nhà nước tạm dừng phát hành tín phiếu

Tỷ giá ngân hàng vượt mốc 25.000 VND/USD sau ngày Ngân hàng Nhà nước tạm dừng phát hành tín phiếuUSD mạnh cùng việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ngừng hút tiền về thông qua phát hành tín phiếu gây áp lực lên tỷ giá. Tỷ giá USD bán ra tại VietinBank đã vượt trên 25.100 VND/USD. ...

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an kiểm tra hợp luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(Bqp.vn) - Sáng 4/4, tại Trung tâm Huấn luyện Quân sự Quốc Gia 4 (Hà Nội), Đại tướng Phan Văn Giang, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Đại tướng Tô Lâm, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an đã chủ trì kiểm tra công tác huấn...

Những nghệ nhân thổi hồn vào than đá

Than đá Quảng Ninh không chỉ là sản phẩm đồ mỹ nghệ hay là nguồn thu nhập cho những người thợ làm ra nó. Ở than đá còn là nguồn cảm hứng sáng tác nghệ thuật đặc biệt cho những người nghệ sĩ vùng đất mỏ. Họ đam mê đến trọn đời với nghệ thuật than đá, họ tìm...

Khách quốc tế quan trọng với du lịch Việt như thế nào

Khách quốc tế đến Việt Nam mỗi năm bằng 1/5 lượng khách nội địa đi du lịch nhưng tổng doanh thu cao hơn gấp 1,4 lần, do chi tiêu trung bình cao gấp 5-9 lần. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, lượng khách quốc tế đến Việt Nam 3 tháng đầu năm liên tiếp tăng trưởng, đạt 4,6...

Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền tỉnh Tây Ninh năm 2024

Chiều 4/4, Ban chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban chỉ đạo Nhân quyền tỉnh Tây Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền năm 2024.   Ông Võ Đức Trọng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo nhân quyền tỉnh Tây Ninh. Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch Thường...

Mới nhất