Powered by Techcity

Khơi thông nước sạch cho Đắk Nông


Tầm soát, xử lý các tồn tại về pháp lý

Đắk Nông có 262 công trình CNTT. Trong đó, 74 công trình công trình hoạt động (40 công trình hoạt động bền vững, 25 công trình hoạt động trung bình; 9 công trình hoạt động kém hiệu quả); 188 công trình ngưng hoạt động.

z5593980903169_bfaeef2d73f9ee88c64b9e197fb2120f-1-(1).jpg
Công trình nước tập trung bon Ta Mung, xã Trường Xuân, huyện Đắk Song bỏ hoang nhiều năm

Trên cơ sở rà soát, phân loại, Sở NN-PTNT đề xuất UBND tỉnh tiếp tục cho thanh lý, loại bỏ nhiều công trình đã không còn giá trị, có thể gây mất an toàn cho người dân.

Cụ thể, trên địa bàn tỉnh hiện có 133 công trình ngưng hoạt động, không có nhu cầu sử dụng. Trong đó, 48 công trình đã được UBND tỉnh cho thanh lý tại Quyết định số 995/QĐ-UBND ngày 8/7/2015.

Đối với 85 công trình còn lại, UBND tỉnh giao các huyện, thành phố chỉ đạo các đơn vị quản lý tài sản thực hiện các bước thủ tục theo quy định và gửi về Sở NN-PTNT để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh quyết định thanh lý tài sản.

Công trình cấp nước tập trung bon Păng Sim, xã Trường Xuân, huyện Đắk Song ngưng hoạt động nhiều năm nay
Công trình cấp nước tập trung bon Păng Sim, xã Trường Xuân, huyện Đắk Song ngưng hoạt động nhiều năm nay

Sở NN-PTNT cũng đề xuất tỉnh yêu cầu UBND các huyện Đắk Mil, Đắk R’lấp có biện pháp khắc phục các công trình chưa được bàn giao tài sản và đang ngưng hoạt động để bảo đảm hoạt động, phục vụ nhu cầu sử dụng nước sạch sinh hoạt cho người dân.

2 huyện này tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc công trình CNTT chưa được bàn giao đưa vào sử dụng đã ngưng hoạt động, không bảo đảm mục tiêu của dự án đã được phê duyệt.

Đối với các công trình chưa được bàn giao còn lại, Sở NN-PTNT đề nghị UBND các huyện: Đắk Mil, Đắk R’lấp, Tuy Đức, Cư Jút khẩn trương hoàn thiện hồ sơ. Từ đó, Sở NN-PTNT lấy làm cơ sở tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh xem xét quyết định giao tài sản theo quy định.

Đắk Nông có 262 công trình CNTT, với tổng giá trị công trình khoảng 456,9 tỷ đồng
Đắk Nông có 262 công trình CNTT, với tổng giá trị công trình khoảng 456,9 tỷ đồng

Các huyện tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc chậm trễ trong việc đề xuất giao tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch cho đơn vị quản lý, vận hành sau khi công trình thi công hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng.

UBND huyện Krông Nô hoàn thành các nội dung được UBND tỉnh giao tại Quyết định số 105/QĐ-UBND ngày 18/1/2019 đối với công trình CNTT xã Đức Xuyên để công trình được quản lý, vận hành theo đúng quy định, tránh gây thất thoát, lãng phí.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hoàng Văn Nghĩa khẳng định thêm, việc mạnh dạn thanh lý những công trình không còn giá trị, không có nhu cầu sử dụng là tiền đề để sắp xếp, xốc lại hiệu quả đầu tư, quản lý công trình CNTT từ nay về sau.

Đổi mới cách thức đầu tư, quản lý

Cũng theo Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hoàng Văn Nghĩa để sử dụng các công trình CNTT bền vững, hiệu quả việc định hình một mô hình, cách thức từ đầu tư, quản lý là giải pháp then chốt.

Các chủ đầu tư khi đầu tư công trình nên quan tâm hiệu quả sử dụng. Đó là tính thiết thực, hiệu quả để phục vụ dân sinh, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, nơi người dân thực sự cần.

Để định hình được mô hình quản lý công trình CNTT, ông Nghĩa cho rằng, các yếu tố về con người phải có chuyên môn về ngành nước; kỹ thuật, kỹ năng quản lý vận hành.

O NGHIA T6-7
Đồ họa: Nguyễn Hiền

“Đầu tiên phải giải được bài toán về kinh tế từ công trình. Trong đó ngoài bảo đảm trả lương cho bộ máy còn có các nguồn bảo đảm hoạt động khác như sửa chữa, bảo trì máy móc, thiết bị công trình…”, ông Nghĩa khẳng định thêm.

Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Hoàng Vinh, Trưởng Phòng NN-PTNT Đắk Song cho rằng, thực tế thời gian qua, một số công trình CNTT trên địa bàn huyện đã bộc lộ cái sai ngay từ khâu chuẩn bị đầu tư và quá trình xây dựng.

Hậu quả xảy ra là công trình triển khai ở vị trí không phù hợp, không được dân đồng tình. Do đó, phải xốc lại khâu đầu tư, quản lý, vận hành công trình.

dsc_1431.jpg
Công trình cấp nước xã Trúc Sơn, huyện Cư Jút do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình Thủy lợi tỉnh quản lý phát huy hiệu quả

Ông Vinh khẳng định thêm: Bây giờ đã có Luật Đầu tư mới. Cứ bám vào là đúng, khoa học, bền vững. Trường hợp giao cho địa phương quản lý thì các xã phải thành lập được tổ quản lý. Tổ đó ai là người đứng đầu, trách nhiệm cao nhất là ai, là gì. Quy chế hoạt động của tổ rõ ràng.

Cũng đồng tình với quan điểm này, ông Trần Đăng Ánh, Phó Chủ tịch UBND huyện Krông Nô cho rằng: Mô hình quản lý CNTT là điểm mấu chốt để “mở van” nước sạch.

Mô hình này phải được định hình từ chỗ con người có chuyên môn về ngành nước. Hiện nay, việc tỉnh giao cho Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đắk Nông quản lý các công trình CNTT là một hướng đi cho thấy hiệu quả, được huyện Krông Nô ủng hộ.

“Tự nuôi sống nó”

Công trình CNTT “tự nuôi sống nó” được xem là giải pháp tiềm năng. Cụ thể, các ông trình CNTT cần được chuyển qua hình thức kinh doanh phù hợp.

Trong đó, việc thu, chi tiền nước hợp lý sẽ cân đối được các yêu cầu về trả lương cho bộ máy quản lý, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc.

Để làm được điều này, việc ban hành bảng giá nước sạch nông thôn là rất cần thiết. Nhận thấy được điều này, UBND tỉnh, HĐND tỉnh đã có các văn bản chỉ đạo, đồng ý các sở, ngành, đơn vị liên quan xây dựng văn bản, trình HĐND tỉnh thông qua bảng giá nước sạch nông thôn.

Ngày 13/2/2023, Thường trực HĐND tỉnh có văn bản đề nghị UBND tỉnh đăng ký bổ sung “Nghị quyết ban hành chính sách hỗ trợ giá nước sạch sinh hoạt nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Nông” để trình HĐND tỉnh thông qua trong năm 2023. Tuy nhiên, đến nay, cơ quan được giao chủ trì tham mưu UBND tỉnh đăng ký, xây dựng nghị quyết là Sở Tài chính vẫn chưa hoàn thành công việc này.

Giá nước cần tính đúng, tính đủ, phù hợp với đời sống, thu nhập người dân nông thôn. Đây là vấn đề lớn, cần sự vào cuộc đồng bộ, nhanh chóng để đáp ứng triển khai.

Đất nhiều công trình cấp nước tập trung ở Đắk Nông là do người dân hiến, không có hồ sơ liên quan
Đất nhiều công trình cấp nước tập trung ở Đắk Nông là do người dân hiến, không có hồ sơ liên quan

Liên quan đến nội dung này, ông Nguyễn Thừa Anh, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Đắk Nông cho biết: Bảng giá nước (đơn giá) là cơ sở đầu tiên, giải pháp hàng đầu để có thể vận hành các công trình CNTT hiệu quả.

Đây cũng là chiến lược dài hạn để đầu tư cho đội ngũ nhân lực lý, vận hành; đầu tư công nghệ để cải tạo, nâng cấp, duy trì hoạt động các công trình CNTT.

“Bảng giá nước là căn cứ để hạch toán kinh tế thu, chi làm cơ sở để các công trình bảo đảm được tính bền vững. Hoạt động này cũng thể hiện được nội dung về an sinh xã hội đối với cư dân nông thôn”, ông Anh nhấn mạnh.

dsc_1435.jpg
Nhiều công trình cấp nước tập trung do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh quản lý bảo đảm hiệu quả

Ông Anh cho biết thêm, những năm qua, dù chưa được cấp nguồn vốn nào phục vụ cho công tác bàn giao, quản lý công trình CNTT, nhưng bằng những biện pháp của mình, công ty đã thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ công nhân, kỹ thuật.

Công ty đầu tư sửa chữa các hư hỏng, nâng cấp thiết bị để phát huy tác dụng các công trình. Việc đầu tư công nghệ, nâng cao chất lượng nước cần vốn lớn.

Mà vốn này không ở đâu khác là từ việc thu chi của mỗi công trình. Khi có được chất lượng nguồn nước cao thì tất yếu sẽ tăng được số hộ sử dụng nước.

Công trình cấp nước tập trung thôn Nghĩa Thuận, xã Đắk Nia, TP. Gia Nghĩa hư hỏng nhiều hạng mục và ngng hoạt động
Công trình cấp nước tập trung thôn Nghĩa Thuận, xã Đắk Nia, TP. Gia Nghĩa hư hỏng nhiều hạng mục và ngng hoạt động

Tuy nhiên, theo ông Anh, điều đáng tiếc là đến nay tỉnh vẫn chưa có được bảng giá nước sinh hoạt nông thôn. Điều này đồng nghĩa với việc các công trình chỉ mới được vực dậy một cách chắp vá, thiếu bài bản, khoa học.

Trong bối cảnh hiện nay, khi biến đổi khí hậu gây ra tình trạng khô hạn, sụt giảm nguồn nước ngày càng gay gắt thì việc tìm giải pháp để vận hành các công trình CNTT là một yêu cầu bức thiết.

Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng, thực trạng chung các công trình CNTT nhiều địa phương trong cả nước cũng kém hiệu quả. Đây là một tồn tại cần sự nhìn nhận thấu đáo, tháo gỡ từng bước của các cấp, ngành và sự chung tay của người dân.

k-so11-1-1-.jpg
Đắk Nông giao Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh quản lý, vận hành công trình CNTT đã cho thấy sự đổi mới, sáng tạo của tỉnh

Liên quan đến nội dung này, trong một đợt công tác tại Đắk Nông, Vụ trưởng Vụ Nguồn nước, Tổng Cục Thủy lợi (Bộ NN- PTNT) Lê Hùng Nam cho rằng, việc Đắk Nông giao Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi tỉnh quản lý, vận hành công trình CNTT đã cho thấy sự đổi mới, sáng tạo của tỉnh.

Hoạt động này bước đầu ghi nhận những ưu việt lớn, nhất là để các công trình có chủ thực sự, quản lý vận hành bài bản. Đây là mô hình quản lý mới mà Bộ NN-PTNT sẽ gợi ý cho các địa phương khác tham khảo, học tập.



Nguồn: https://baodaknong.vn/khoi-thong-nuoc-sach-cho-dak-nong-220674.html

Cùng chủ đề

Người giữ nguồn nước sạch cho bon làng B’Dơng

Trở lại bon B’Dơng vào những ngày cuối mùa khô năm 2024, chứng kiến những đồi nương vàng úa đang dần phục hồi sau cơn đại hạn, chúng tôi đinh ninh bà con không khỏi thiếu nước sinh hoạt như nhiều thôn, bon...

Nước sạch Đắk Nông đang tắc ở đâu?

Chất lượng đầu tư kém? Xã Trường Xuân, huyện Đắk Song là một trong những xã có nhiều công trình cấp nước tập trung (CNTT) nông thôn. Xã có 6 công trình được xây dựng bằng các nguồn vốn khác nhau do Ban...

Công trình nước sạch tại Đắk Nông không hoạt động

Cha chung không ai khóc?Theo Sở NN – PTNT Đắk Nông, hiện nay, toàn tỉnh có 262 công trình nước sinh hoạt tập trung xây dựng từ các chương trình như: Dự án Danida, Chương trình 132, 134, 135; Chương trình giảm nghèo...

UNICEF cảnh báo nguy cơ đối với trẻ em sau thảm họa lũ lụt ở Libya

Thiệt hại đáng kể đối với cơ sở hạ tầng y tế và giáo dục sau cơn bão Daniel dẫn tới trẻ em có nguy cơ bị gián đoạn trong việc học tập và bùng phát các căn bệnh chết người. ...

Hơn 43.000 người phải di dời do thiếu nước sạch

Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) cho biết ước tính 43.059 người đã phải di dời do thiếu nguồn cung cấp nước sạch sinh hoạt, trong đó có 30.000 người dân ở thành phố Derna. ...

Cùng tác giả

Song Tử bớt mơ mộng, Xử Nữ vợ chồng cãi vã

Bạch Dương: Đừng ngủ quên trên chiến thắngTử vi cá nhân hàng ngày của 12 cung hoàng đạo cho thấy vận trình hôm nay thứ Hai 09/09/2024 của Bạch Dương khá tốt đẹp khi tình hình công việc và tài chính duy trì...

Tý tay nhanh hơn não, Tỵ bớt bao đồng

Tuổi Tý: Tay nhanh hơn nãoChiếu theo những dấu hiệu chiêm tinh học phương Đông, tử vi hôm nay thứ Hai 09/09/2024 cho thấy vận trình tài lộc của tuổi Tý không có nhiều biến động. Công việc không mang lại kết quả...

‘The Room Next Door’ giành giải Sư tử Vàng tại Liên hoan phim Venice

Ngày 7/9, bộ phim "The Room Next Door" của đạo diễn Pedro Almodovar đã giành giải Sư tử Vàng danh giá tại Liên hoan phim Venice lần thứ 81.Đây là phim nói tiếng Anh đầu tiên của đạo diễn người Tây Ban Nha. ...

Giá cao su hôm nay 8/9: Bao phủ sắc xanh

Theo ghi nhận mới nhất, giá cao su kỳ hạn trên sàn giao dịch TOCOM và SHFE đồng loạt bao phủ sắc xanh. Trong đó, giá cao su kỳ hạn giao tháng 1/2025 trên sàn giao dịch TOCOM có mức tăng cao nhất với 2,4%. ...

Cùng chuyên mục

Giá cao su hôm nay 8/9: Bao phủ sắc xanh

Theo ghi nhận mới nhất, giá cao su kỳ hạn trên sàn giao dịch TOCOM và SHFE đồng loạt bao phủ sắc xanh. Trong đó, giá cao su kỳ hạn giao tháng 1/2025 trên sàn giao dịch TOCOM có mức tăng cao nhất với 2,4%. ...

Giá vàng nhẫn giữ nguyên so với hôm qua

Giá vàng trong nước hôm nay 8/9/2024Tại thời điểm khảo sát lúc 5h ngày 8/9/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau:Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI niêm yết ở mức 77,45 triệu đồng/lượng mua vào...

Giá cà phê hôm nay 8/9/2024: Giảm mạnh 2,000 đồng

Cụ thể, tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 117,800 đồng/kg.Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 118,500 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk...

Quay đầu giảm 1,000 đồng/kg

Giá tiêu trong nước ngày 8/9/2024Cụ thể, giá tiêu Đắk Lắk được thu mua ở mức 153,000 đồng/kg, giảm mạnh 1,000 đồng/kg so với ngày hôm qua. Giá tiêu Chư Sê (Gia Lai) thu mua ở mức 152,000 đồng/kg, giảm 1,000 đồng/kg so...

Quyền sở hữu trí tuệ – Vé thông hành cho sản phẩm OCOP

Tăng niềm tin cho khách hàngTháng 2/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/2/2023 về Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).Theo quyết định...

Hành trình xây đắp OCOP từ cà phê của doanh nghiệp Toàn Hằng

Đam mê và khởi nghiệp với cà phêDoanh nhân Trương Công Toàn hiện là Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân Toàn Hằng, tọa lạc tại xã Nhân Cơ, huyện Đắk R’lấp, Đắk Nông. ...

Giá cao su hôm nay 7/9: Đà tăng chậm lại

Giá cao su hôm nay 7/9 tăng nhẹ trên một số sàn giao dịch. Tuy nhiên đà tăng có phần bị hạn chế do lo ngại nhu cầu yếu tại Trung Quốc và Mỹ. ...

Du lịch trải nghiệm – Kênh tiêu thụ sản phẩm OCOP Đắk Nông

Mới lạ và thú vịNhiều du khách khi đến tận trang trại, nhà xưởng, cửa hàng của Công ty TNHH MTV Cà phê Bazan Đắk Nông, TP. Gia Nghĩa để tự mình trải nghiệm quy trình trồng trọt, chăm sóc, chế biến các...

Bún gấc Đắk Nông – Sản phẩm OCOP truân chuyên từ thời Covid-19

Cân não giữa Covid-19Sự xuất hiện của dịch bệnh Covid-19 đã trở thành nỗi đáng sợ, ám ảnh trên toàn thế giới và cả Việt Nam. Tháng 7/2020, Đắk Nông ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên. Đây cũng là giai đoạn hoạt...

Tin nổi bật

Tin mới nhất