Powered by Techcity

Thơ mộng hồ Tây ở Đắk Nông


Gương soi giữa lòng đô thị

Hồ Tây Đắk Mil là điểm số 23 trong tuyến du lịch “Bản giao hưởng của sóng gió mới”, thuộc công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Đây là một trong những địa điểm nổi bật khi khách đến tham quan, khám phá vùng đất Đắk Nông.

z5797965274881_fa5c1743d6d71bb1cc785f9b00a69adb.jpg
Tại đây, bán đảo nổi lên giữa lòng hồ rộng khoảng 120 ha, xung quanh được phủ xanh bởi những hàng cà phê, ca cao, hồ tiêu… của người dân địa phương, tạo nên khung cảnh nên thơ và bình yên. Ảnh: Ngô Minh Phương

Diện tích mặt hồ thoáng đãng khoảng 108 ha và chu vi hơn 10 km, hồ núi lửa như một chiếc gương soi giữa lòng thị trấn Đắk Mil, huyện Đắk Mil.

Những con đường uốn lượn hay những hàng cây xanh mát xung quanh hồ cũng góp phần tạo nên vẻ đẹp thơ mộng của hồ. Nhìn từ trên cao, hồ núi lửa là điểm nhấn giữa bạt ngàn núi đồi, được bao bọc bởi rừng cây xanh mát, vừa giữ vai trò trữ nước, vừa là một sản phẩm thiên nhiên quý giá của tỉnh Đắk Nông. Chính vì vậy, hồ núi lửa được xem như một viên ngọc quý trong khu vực Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

z5797965212610_c405fd8987c37da99acf860ce03fd870.jpg
Hồ núi lửa còn được gọi với tên hồ Tây ngay trung tâm Đắk Mil. Ảnh: Ngô Minh Phương

Giao thoa giữa thiên nhiên và con người

Hồ Tây không có giá trị về mặt tự nhiên mà còn gắn liền với lịch sử phát triển của vùng Đắk Mil. Từ những năm 40 của thế kỷ trước, người Pháp đã đến Đắk Mil để trồng cà phê.

Đến năm 1982, huyện Đắk Mil đã tiến hành đầu tư, mở rộng và nâng cấp hồ để phục vụ mục tiêu cung cấp nước tưới tiêu, đóng góp vào sự phát triển nông nghiệp của toàn khu vực. Do nằm ở phía Tây của thị trấn nên nơi đây được dân bản địa đặt cho cái tên thân thương là hồ Tây Đắk Mil.

Trải qua bao biến động lịch sử, hồ núi lửa đã trở thành nguồn sống của hàng ngàn người dân quanh vùng. Nhờ đó, nông nghiệp Đắk Mil phát triển vượt bậc, với những vườn cà phê, ca cao, hồ tiêu, sầu riêng xanh tươi, tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người dân.

Kho báu sinh học độc đáo của Tây Nguyên

Núi lửa không nổi bật về diện tích rộng lớn mà còn là nơi chứa đựng hệ sinh thái đa dạng và phong phú. Với hơn 500 loài thủy sinh vật sinh sống trong lòng hồ, hồ Tây trở thành một kho báu sinh học độc đáo của Tây Nguyên.

Hồ núi lửa nằm tại khu vực trung tâm thị trấn Đăk Mil, chu vi hơn 10km, diện tích mặt thoáng khoảng 108 ha với điểm sâu nhất từ ​​15 -17 m
Hồ núi lửa nằm tại khu vực trung tâm thị trấn Đắk Mil, chu vi hơn 10km, diện tích mặt thoáng khoảng 108 ha với điểm sâu nhất từ ​​15 -17m. Ảnh: Ngô Minh Phương

Từ các loài cá, tôm cho đến các loài sinh vật nhỏ bé như rong, tảo, tất cả tạo nên một môi trường sống bền vững và góp phần duy trì sự cân bằng sinh thái của duy khu vực.

Mặt hồ trong xanh yên tĩnh, không chỉ là nguồn nước quan trọng cho nông nghiệp mà còn tạo nên cảnh quan đẹp như tranh vẽ. Bất kỳ ai đến đây đều bị mê hoặc bởi sự tĩnh lặng và huyền bí của mặt nước, phản chiếu bầu trời xanh và rừng cây xung quanh.

9 núi lửa
Nước trong hồ được tạo từ các mạch nước tắc trong xanh quanh năm vừa giúp điều hòa, vừa tạo sự cân bằng về cảnh quan cho thị trấn Đắk Mil xinh đẹp

Những buổi sáng sớm hay chiều tà, khi mặt trời chiếu những tia nắng vàng dịu nhẹ xuống mặt hồ, hồ Tây trở nên lung linh, huyền ảo, làm say lòng biết bao du khách.

Điểm nhấn văn hóa và du lịch sinh thái

z5797965212623_3734c81fe170d345f964139070d8885a.jpg
Hồ núi lửa nằm ngay rìa quốc lộ 14, trung tâm thị trấn Đắk Mil thuận tiện cho khách du lịch thả diều. Ảnh: Ngô Minh Phương

Với vị trí địa lý thuận lợi, hồ núi lửa không chỉ gần các trung tâm đô thị mà còn nằm gần các danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Đến với hồ Tây Đắk Mil, du khách còn có cơ hội khám phá những nét văn hóa đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên. Viếng thăm khu di tích lịch sử Ngục Đắk Mil; giao lưu với người dân bản địa M’nông ở địa phương, thưởng thức các món ăn đặc sản như cà phê, bơ, sầu riêng, cam lam, cà đắng, canh thụt…

Không chỉ là nơi lưu giữ giá trị lịch sử, hồ núi lửa còn là không gian văn hóa đặc sắc. Hàng năm, vào rằm tháng Giêng và tháng Bảy, hồ núi lửa lại trở nên rực rỡ với lễ hội hoa đăng – một hoạt động truyền thống cầu quốc thái dân an của người dân Đắk Mil. Những chiếc đèn hoa đăng lấp lánh trên mặt nước tạo nên không gian tâm linh huyền bí và lôi cuốn, thu hút hàng ngàn người dân địa phương và du khách từ khắp nơi đổ về.

Ngoài các hoạt động lễ hội, du khách đến hồ núi lửa còn được thưởng thức những món ăn đặc sản tại các nhà hàng, quán cà phê thơ mộng nằm dọc bờ hồ. Những homestay và biệt thự vườn được xây dựng theo nhiều phong cách, kiến trúc khác nhau, mang lại cho du khách những trải nghiệm nghỉ dưỡng thú vị và mới lạ. Không chỉ dừng lại ở đó, hồ Tây còn là điểm đến lý tưởng cho các hoạt động ngoài trời như câu cá, chèo thuyền, dã ngoại hay đơn giản là tận hưởng không gian thiên nhiên yên bình.

img_0387.jpg
Quanh bờ hồ được kè đá, xây dựng đường đi bộ, trồng cây xanh tạo bóng mát

Những năm gần đây, huyện Đắk Mil đã đầu tư xây dựng công viên, đài phun nước và hệ thống đường đi bộ quanh hồ, kè đá bảo vệ bờ hồ, biến nơi đây thành điểm đến lý tưởng cho du khách và người dân địa phương.

img_0495.jpg
Người dân và du khách hóng gió mát và ngắm cảnh tại các công viên quanh hồ núi lửa

Cảnh sắc tuyệt đẹp của hồ núi lửa chính là không gian “sống ảo”, “check in” tuyệt vời đối với rất nhiều bạn trẻ. Khung cảnh cuối ngày ở lòng hồ thực sự khiến người ta phải mê mẩn với sắc vàng của ráng chiều, hồ nước long lanh và phản chiếu sắc màu của bầu trời. Tìm một quán cafe nhỏ ven hồ và ngồi lặng im tận hưởng cảnh sắc hoàng hôn tại hồ núi lửa, chắc chắn là trải nghiệm khiến du khách chẳng thể nào quên.

Mặc dù núi lửa đang dần trở thành điểm du lịch hấp dẫn nhưng công việc bảo vệ và phát triển bền vững nơi đây là điều vô cùng quan trọng. Với lượng du khách ngày càng đông, chính quyền huyện Đắk Mil đã và đang phát triển nhiều biện pháp bảo vệ môi trường và hệ sinh thái hồ. Các công trình xây dựng, hệ thống thu gom rác thải và phát triển cơ sở hạ tầng du lịch thân thiện với môi trường đều được đầu tư kỹ năng chống bảo đảm rằng hồ núi vẫn được giữ vẻ đẹp nguyên sơ và phong phú của hệ sinh thái.

Núi lửa, với vẻ đẹp thiên nhiên tĩnh lặng và lịch sử phát triển gắn liền với đời sống dân dân Đăk Mil, không chỉ là một điểm đến du lịch nổi bật mà còn là biểu tượng của sự hòa quyện giữa con người và thiên đường nhiên. Giữa lòng cao nguyên M’nông hùng vĩ, hồ núi lửa như một điểm nhấn nhẹ nhàng, mang đến cho du khách cảm giác yên bình và những trải nghiệm không thể nào quên.



Nguồn: https://baodaknong.vn/tho-mong-ho-tay-o-dak-nong-230561.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến Đắk Nông tăng mạnh

Triển khai Kế hoạch số 451/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Chuyển đổi số năm 2024 trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, ngày 14/8/2024, Sở Thông tin và Truyền thông đã ban hành Kế...

Khai mạc Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Các đồng chí lãnh đạo chụp ảnh với các em học sinh trong lễ khai mạc Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội. (Ảnh: Thành Đạt)Tới dự sự kiện có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Lê Quốc Minh, Tổng...

Hiệp hội Doanh nghiệp Đắk Nông gặp gỡ doanh nhân

Hiệp hội thường xuyên tổ chức tốt các hoạt động an sinh xã hội như: trao tặng quà cho hộ nghèo, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả thiên tai… ...

Bạch Dương bốc lá Justice, Nhân Mã bốc lá The Hermit

Bạch Dương (21/3 – 19/4)Lá bài Tarot: JusticeThe Justice là hiện thân của quy luật nhân quả, xác định rằng mọi sự kiện, mọi con người, đều liên kết với nhau. Quan trọng là phải nhớ rằng không phải mọi thứ bạn đối...

Hơn 160 doanh nghiệp Đắk Nông kết nối với ngân hàng

Ngày 9/10, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Đắk Nông tổ chức hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp năm 2024. Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông Hồ Văn Mười; lãnh đạo các sở, ngành, địa...

Cùng chuyên mục

Báu vật 3.000 năm ở Đắk Nông

Các nhà khảo cổ đánh giá đàn đá tìm thấy ở suối Đắk Ka, xã Quảng Tín, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) là báu vật có niên đại hàng ngàn năm.Gian bếp phía sau ngôi nhà gỗ gia đình Già làng Điểu Trang (người dân quen gọi với cái tên gần gũi là "già Điểu Trang") ở bon Bù Bir, xã Quảng Tín, huyện Đắk R’lấp được xây dựng theo lối...

Về miền di sản Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông

Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông vừa được tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận lại danh hiệu “Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông”. Là vùng đất có bề...

Khảo sát thực địa, khoanh vùng khu vực bảo vệ danh lam thắng cảnh hang C3 – C4

Hang C3-C4 nằm trong hệ thống hang động hình thành trong quá trình phun trào núi lửa Nâm B’Lang xã Buôn Choáh và xã Nam Đà, huyện Krông Nô cách ngày nay khoảng 689.000 - 199.000 năm. Hang có nguồn gốc nguyên sinh...

Mùa cốm mới ở Cư K’nia,

Hồn quê trong hương cốm mớiCứ độ thu về, khi những bông lúa nếp đã mẩy hạt, không quá già cũng không quá non, bắt đầu ngả sang màu vàng, phụ nữ Tày ở xã Cư K’nia gặt về, tuốt lấy hạt. Những...

Khám phá buôn làng Ê đê bên dòng sông Sêrêpốk

Buôn văn hóa Ê đê, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút là điểm đến trên hành trình tham quan, khám phá Tuyến 2 – Bản giao hưởng của làn gió mới, Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông. Ê đê là dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất trên mảnh đất Nam Tây Nguyên. Người Ê đê là 1 trong 3 dân tộc thiểu số tại chỗ...

Đắk Nông còn nhớ…

Bút ký của PHẠM XUÂN HÙNGQuốc lộ 14 từ TP. Buôn Ma Thuột về TP. Gia Nghĩa uốn lượn, thi thoảng băng qua một đoạn đèo dốc ngắn. Càng về phía tỉnh Đắk Nông càng xuất hiện nhiều những đồi thông xanh như ở Lâm Đồng. Đi cùng tôi là một nhà báo của kênh truyền hình quốc gia khu vực Miền Trung – Tây Nguyên, anh cứ xuýt xoa trước...

Ngành Truyền thông và Thông tin Đắk Nông

Nâng cao chất lượng hạ tầng sốNgày 1/9/2004, UBND tỉnh Đắk Nông đã ban hành Quyết định số 839/QĐ-UB thành lập Sở Bưu chính Viễn thông, đưa Đắk Nông trở thành một trong những địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập...

Nợ ăn lúa, khỉ trả bằng chiêng

Chàng đi đặt bẫy, chàng đặt bẫy nhiều không đếm nổi, đặt dọc bờ suối, đặt quanh cả chín đồi bảy núi, đặt đã mấy ngày mấy tháng mà vẫn chưa được một con thú nào.Một hôm, chàng lại ra rừng thăm bẫy....

Sự tích cá trắng đầu suối N’Drung ở Đắk Nông

Dòng suối Rlong Ra bắt nguồn từ một đồi núi, ngày nay thuộc quốc lộ 14, gần UBND huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông. Dòng suối Rlong Ra gặp suối Đắk Pri, Đắk Sôr, chảy xuống sông Krong. Sông Krông K’nô (sông chồng)...

Tin nổi bật

Tin mới nhất