Trang chủNewsKinh tếĐưa sản phẩm vùng cao tham gia vào chuỗi...

Đưa sản phẩm vùng cao tham gia vào chuỗi cung ứng


Tại Tọa đàm “Phát triển thị trường sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi” do Tạp chí Công Thương (Bộ Công Thương) tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 20/9, các tham luận khẳng định Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 đã và đang là động lực thúc đẩy phát triển thị trường, tạo ra nền tảng căn bản cho sản xuất sản phẩm, hàng hóa khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Chia sẻ tại Toạ đàm, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, giai đoạn vừa qua có những bước tiến quan trọng trong việc thương mại hóa và đưa sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi vào kênh phân phối tại thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.

Theo đó, Bộ Công Thương đã có giải pháp cũng như Chương trình để triển khai các chỉ đạo của Đảng và Chính phủ. Giai đoạn trước năm 2019 là các Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, chương trình xúc tiến thương mại quốc gia,chương trình khuyến công, chương trình đưa hàng hóa, thực phẩm an toàn vào kênh phân phối…

Nhiều đề án, chương trình khác cũng dành một lượng không gian cũng như kinh phí cho các tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số triển khai. Đây chính là những giải pháp quan trọng để hỗ trợ đưa những hàng hóa của đồng bào dân tộc thiểu số đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế.

Đặc biệt, năm 2019, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 88 phê duyệt Đề án phát triển tổng thể kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2030. Đây là nghị quyết hết sức quan trọng mà Bộ Công Thương cùng với Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành khác trình Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn đến năm 2030.

Theo bà Lê Việt Nga, giai đoạn I từ 2021 – 2025, Bộ Công Thương đã xây dựng và hướng dẫn địa phương đầu tư xây dựng và cải tạo, nâng cấp được mạng lưới chợ của vùng đồng bào dân tộc thiểu số; đưa hàng hóa của đồng bào dân tộc về khu vực trung tâm và các vùng miền có thị trường sôi động.

Đồng thời, hỗ trợ để tiêu thụ sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để đưa hàng hóa đi xa hơn, tham gia vào thị trường trong nước. Đây là bước tiến mạnh mẽ và là giải pháp đồng bộ khi các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố đều được phân công những nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng. Qua đó, phát triển thương mại vùng đồng bào dân tộc thiểu số là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị.

Về phía các địa phương, ông Nguyễn Trọng Nghĩa – Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn chia sẻ, thụ hưởng những chính sách của Chính phủ, Bộ Công Thương đối với việc phát triển thị trường sản phẩm, tỉnh Lạng Sơn cũng đã quan tâm đến hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá, xúc tiến và tìm đối tác để làm đầu ra cho sản phẩm.

Theo đó, Sở Công Thương Lạng Sơn đã triển khai nhiều biện pháp phát triển thị trường thông qua các chương trình xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương, tỉnh và ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển hợp tác, liên kết sản xuất sản phẩm nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn. Các chương trình phát triển thương mại điện tử, hỗ trợ quảng bá, trưng bày sản phẩm tại các hội chợ, triển lãm quốc tế cũng được tổ chức thường xuyên.

Hiện tại, tỉnh Lạng Sơn đã có trên 94 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận OCOP từ 3-4 sao của 79 chủ thể; trong đó có những sản phẩm hết sức đặc thù như: na Chi Lăng, hồng Vành Khuyên… được tiêu thụ rất tốt ở trong và ngoài tỉnh. Đơn cử các siêu thị như Coop mart, Hapro… đều dành nhiều diện tích để trưng bày, bán các sản phẩm đặc sản miền núi. Nhiều sản phẩm miền núi như nông sản Sơn La, Lai Châu, Lạng Sơn… đã xuất khẩu thành công ra nước ngoài.

Ông Trần Hoàng – Giám đốc Siêu thị Co.opmart Victoria Hà Nội cũng chia sẻ, điểm yếu của nguồn nông sản này là vấn đề nguồn hàng và sản lượng. Vì vậy, nhu cầu của thị trường hiện nay đối với sản phẩm đặc sản vùng miền và sản phẩm nông sản an toàn rất cao. Tuy nhiên, các nhà sản xuất khu vực miền núi, đồng bào dân tộc chủ yếu sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ nên lượng hàng cung ứng thường bị đứt gãy hoặc gián đoạn.

Đối với những hợp tác xã hoặc nhà sản xuất ở đồng bào dân tộc miền núi, quá trình vận chuyển hàng hóa về những điểm giao hàng, bán hàng của hệ thống đang gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt những sản phẩm rau lá, hoa quả nhanh hỏng hoặc chất lượng bị suy giảm do giao thông không thuận lợi. Do đó, ông Trần Hoàng đề xuất hỗ trợ về logistics, vận chuyển, hậu cần để đảm bảo chất lượng sản phẩm.



Source link

Cùng tác giả

Truyền thông số đưa Hà Giang vươn ra thế giới

(ĐCSVN) - Việc quảng bá hình ảnh đất và người Hà Giang trên các nền tảng số đã và đang đem lại nhiều tín hiệu khả quan cho ngành du lịch Hà Giang - vốn được xem là “trụ đỡ”...

Giá xăng, dầu tăng nhẹ

Thứ hai, 23/10/2023 17:20 (GMT+7) ...

Bảo đảm an toàn cho công dân Việt Nam tại khu vực xung đột là ưu tiên hàng đầu

Sáng 23/10, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Trưởng ban Ban Chỉ đạo công tác bảo hộ công dân của Bộ Ngoại giao đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ...

10 quốc gia sẽ tham dự giải đua thuyền buồm quốc tế và ván chèo đứng ở Quy Nhơn

Ngày 23/10, UBND tỉnh Bình Định đã họp bàn về công tác hỗ trợ thực hiện giải đua thuyền buồm quốc tế và ván chèo đứng Quy Nhơn, dự kiến tổ chức từ ngày 28 đến 29/10 do...

Đưa ngư dân từ đảo Song Tử Tây vào bờ điều trị

Cụ thể, sáng ngày 23/10, trực thăng EC 225 mang số hiệu VN 8619 của Binh đoàn 18 cùng đoàn công tác đã đến đảo Song Tử Tây (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) để chuyển bệnh nhân...

Tin cùng chuyên mục

Giá xăng, dầu tăng nhẹ

Thứ hai, 23/10/2023 17:20 (GMT+7) ...

Cựu phó thủ tướng Đức làm sếp Vietravel Airlines

Cựu Phó thủ tướng Đức Philipp Rösler làm thành viên HĐQT độc lập của Vietravel Airlines, hỗ trợ hãng phát triển mạng lưới đối tác quốc tế. Còn ông Vũ Đức Biên, tổng giám đốc hãng bay, sẽ không...

Đảm bảo nguồn cải cách tiền lương bền vững

Chiều 23/10, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo một số nội dung chủ yếu về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2023, dự toán ngân...

Xăng dầu đồng loạt tăng giá từ chiều nay 23.10

Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 11.10 và kỳ điều hành ngày 23.10 là: 94,020 USD/thùng xăng RON92 dùng để pha chế xăng E5RON92, tăng 1,980 USD/thùng, tương đương tăng...

Thủ tướng: GDP năm 2023 tăng trên 5%

Thủ tướng cho biết GDP năm nay chỉ tăng trên 5%, thấp hơn mức được Quốc hội giao, do nền kinh tế chịu tác động kép chưa từng có, bất chấp các nỗ lực tháo gỡ. Báo cáo trước Quốc...

Đường sắt vươn mình qua những cung đường hiểm trở

Khi bài viết này tới tay bạn đọc cả nước, đoàn tàu 19 toa chở khoảng 500 tấn tinh bột sắn đầu tiên xuất phát tại ga Sóng Thần (Bình Dương) đã di chuyển an toàn đến ga Phổ...

Acecook Việt Nam ra mắt trang web bán hàng thương mại điện tử

Truy cập vào trang Eshop Acecook Việt Nam, người tiêu dùng sẽ được trải nghiệm mua sắm với giao diện thông minh, thao tác đơn giản, mua sắm dễ dàng. Eshop Acecook Việt Nam hứa hẹn mang lại...

Tin nổi bật

Tin mới nhất