Powered by Techcity

Pháp hội Vu lan báo hiếu chùa Tam Chúc




Sáng 10/8 (tức ngày 7 tháng 7 năm Giáp Thìn), Ban Trụ trì chùa Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng) đã trang trọng tổ chức Pháp hội Vu lan báo hiếu “Tâm hiếu hạnh” Phật lịch 2568 – Dương lịch 2024.

Pháp hội Vu lan báo hiếu chùa Tam Chúc
 Các đại biểu dự Pháp hội Vu lan báo hiếu chùa Tam Chúc.

Tới dự pháp hội có đồng chí Trương Quốc Huy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trụ trì chùa Tam Chúc; các đồng chí lãnh đạo một số Ban Xây dựng Đảng của Tỉnh ủy, Ủy ban MTTQ tỉnh; đại diện một số sở, ngành chức năng; Linh mục Chính xứ Phủ Lý, tỉnh Hà Nam; Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Nam, tỉnh Ninh Bình cùng đông đảo các tăng, ni, phật tử và 500 em sinh viên đến từ các trường đại học trên cả nước.

Pháp hội Vu lan báo hiếu chùa Tam Chúc
 Hòa Thượng Thích Thanh Nhiễu – Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam phát biểu khai mạc Pháp hội.

Phát biểu khai mạc Pháp hội, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết: Cách đây hơn 2.500 năm về trước, ngài La Bốc vì đại nguyện muốn cứu mẫu thân nên đã quyết chí xuất gia tu học, đắc đạo hiệu là Mục Liên tôn giả. Nhờ sự ân cần chỉ dạy của Đức Phật, vào ngày Rằm tháng Bảy, ngày chư Phật hoan hỷ, chư Tăng kết thúc khóa hạ thanh tịnh, tròn đầy công đức, Ngài đã sắm thiết lễ nghi cúng Phật và 10 phương Tăng, nhân đại phúc đức ấy mà mẫu thân của Ngài đã thoát được ngục khổ A-tì, đồng thời đã hồi hướng được cho nhiều chúng sinh nương duyên đó mà thoát ly cảnh ngục tù tối tăm. Kề từ đó, Tiết tháng Bảy – Mùa Vu lan đã trở thành thắng hội của những người con Phật trên khắp năm châu. 

Pháp hội Vu lan báo hiếu chùa Tam Chúc
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Trương Quốc Huy tham gia nghi thức Bông hồng cài áo tại Pháp hội.

Ngày hội Vu Lan là cơ hội để cho chúng ta thực hiện những hạnh nguyện tốt đẹp báo hiếu – báo ân một cách rốt ráo. Vì vậy, lễ hội Vu Lan không chỉ là lễ hội của riêng Phật giáo, mà còn là một lễ hội truyền thống của dân tộc Việt Nam, có nguồn gốc đã từ hàng nghìn đời truyền lại.

Sau lễ khai mạc, một trong những nghi thức đặc biệt của Pháp hội Vu lan, đó là nghi thức Bông hồng cài áo đã được diễn ra. Bông hoa hồng được chọn là biểu tượng của tình yêu, sự cao quý và ngát hương. Việc nhớ về bậc sinh thành và cài lên ngực bông hoa cao quý là tình cảm đẹp nhất, là chữ “Hiếu” mà con cái gửi đến bậc sinh thành. Ai còn cha mẹ cài lên ngực áo một đóa hoa hồng đỏ. Những người con mất cha hoặc mất mẹ sẽ cài lên ngực áo một bông hồng màu hồng nhạt. Ai mất cả cha và mẹ thì sẽ cài lên bông hồng trắng. Ngoài màu hoa đỏ, hồng và trắng còn có thêm hoa hồng mang sắc vàng được gắn trên ngực áo các tu sĩ. Hoa hồng vàng đại diện cho sự phổ độ chúng sinh, mượn thân tứ đại do cha mẹ sinh ra để giải thoát.

Pháp hội Vu lan báo hiếu chùa Tam Chúc
Các em sinh viên tham gia Hoạt cảnh Vu lan tại Pháp hội.

Pháp hội Vu lan báo hiếu chùa Tam Chúc còn tràn đầy cảm xúc với Chương trình nghệ thuật “Vu lan – Tâm hiếu hạnh” và các hoạt cảnh Vu lan khác.

Chu Bình





Nguồn: https://baohanam.com.vn/van-hoa/phap-hoi-vu-lan-bao-hieu-chua-tam-chuc-131584.html

Cùng chủ đề

1.000 bánh tét Cần Thơ “bay” tới vùng lụt Hà Nam sau nửa ngày, lo thật lo

6 ngày ngập lụt, không điện, nước sạch Không cần phải đi lên tận miền núi, ngay Hà Nam, vẫn có rất nhiều hộ dân phải sống trong cảnh ngập lụt, có chỗ vẫn sâu cả mét sau bão số 3. Đó là lý do, đoàn Báo Giao thông chọn thôn Bồng Lạng (xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) là nơi nhận 1.000 bánh tét đặc biệt. Là quà tặng của bà con Cồn Sơn (Cần Thơ) gói...

Cập nhật thiệt hại bão số 3 và mưa lũ: 330 người chết và mất tích

Tính đến 17 giờ 30 phút ngày 15/9, bão số 3 và hoàn lưu bão đã khiến 330 người chết, mất tích (292 người chết, 38 người mất tích).   Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến 17 giờ 30 phút ngày 15/9, bão số 3 và hoàn lưu bão đã khiến 330 người chết, mất tích (292 người chết, 38 người mất tích). Ngày 15/9, chủ trì Hội...

Những chuyến xe chở nặng nghĩa tình…

Những chuyến xe… rau Những ngày tháng 9 năm 2024 là những ngày không thể nào quên khi bão số 3 (Yagi) đi qua các tỉnh phía Bắc nước ta đã gây thiệt hại rất nặng nề cho nhiều địa phương. Nhiều khu vực chìm sâu trong nước, bị cô lập; nhiều thiệt hại lên đến hàng nghìn tỷ đồng, cùng những nỗi đau không thể đong đếm… Nhưng cũng chính trong những tháng ngày khó khăn đó, có những “đốm...

Cùng tác giả

1.000 bánh tét Cần Thơ “bay” tới vùng lụt Hà Nam sau nửa ngày, lo thật lo

6 ngày ngập lụt, không điện, nước sạch Không cần phải đi lên tận miền núi, ngay Hà Nam, vẫn có rất nhiều hộ dân phải sống trong cảnh ngập lụt, có chỗ vẫn sâu cả mét sau bão số 3. Đó là lý do, đoàn Báo Giao thông chọn thôn Bồng Lạng (xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) là nơi nhận 1.000 bánh tét đặc biệt. Là quà tặng của bà con Cồn Sơn (Cần Thơ) gói...

Cập nhật thiệt hại bão số 3 và mưa lũ: 330 người chết và mất tích

Tính đến 17 giờ 30 phút ngày 15/9, bão số 3 và hoàn lưu bão đã khiến 330 người chết, mất tích (292 người chết, 38 người mất tích).   Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến 17 giờ 30 phút ngày 15/9, bão số 3 và hoàn lưu bão đã khiến 330 người chết, mất tích (292 người chết, 38 người mất tích). Ngày 15/9, chủ trì Hội...

Những chuyến xe chở nặng nghĩa tình…

Những chuyến xe… rau Những ngày tháng 9 năm 2024 là những ngày không thể nào quên khi bão số 3 (Yagi) đi qua các tỉnh phía Bắc nước ta đã gây thiệt hại rất nặng nề cho nhiều địa phương. Nhiều khu vực chìm sâu trong nước, bị cô lập; nhiều thiệt hại lên đến hàng nghìn tỷ đồng, cùng những nỗi đau không thể đong đếm… Nhưng cũng chính trong những tháng ngày khó khăn đó, có những “đốm...

Cùng chuyên mục

Tin nổi bật

Tin mới nhất