Powered by Techcity

Thuận Hưng về đích xã nông thôn mới kiểu mẫu


Phát huy truyền thống đi đầu trong xây dựng nông thôn mới (NTM), hôm nay (ngày 2-8), xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ vinh dự là xã đầu tiên của huyện được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu sau nhiều năm quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và sự đồng thuận, chung sức của người dân trong việc xây dựng quê hương ngày càng đổi mới, phát triển trên các mặt.

Hệ thống giao thông và cảnh quan môi trường ở nông thôn trên địa bàn xã NTM kiểu mẫu Thuận Hưng ngày càng sáng – xanh – sạch – đẹp.

Hiệu quả công tác nâng cao thu nhập và giảm nghèo

Xã Thuận Hưng được công nhận đạt chuẩn NTM vào năm 2015, đến năm 2022 thì nâng lên là xã NTM nâng cao và hiện là xã NTM kiểu mẫu. Trong suốt quá trình xây dựng NTM, địa phương luôn xác định một trong những mục tiêu trọng tâm là làm thế nào không ngừng nâng cao nguồn thu nhập và giảm nghèo hiệu quả cho người dân. Do đó, giải pháp được ngành chức năng địa phương này thực hiện là thường xuyên vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao giá trị kinh tế cho gia đình, đặc biệt là địa phương thực hiện lồng ghép nhiều chương trình, dự án nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển sản xuất nông nghiệp. Trong đó, các ngành chức năng từ xã đến ấp không ngừng vận động bà con chuyển đổi mô hình sản xuất gắn với chuỗi giá trị và thực hiện tốt Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để góp phần nâng cao giá trị hàng hóa nông sản và nguồn thu nhập.

Ông Nguyễn Tuấn Kiệt, ở ấp 10, xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, thông tin: “Vào năm 2023, tôi rất vui khi được Nhà nước hỗ trợ 50% kinh phí để thực hiện mô hình ứng dụng hệ thống tưới nước tiết kiệm cho 1ha vườn hạnh của gia đình. Nhờ hệ thống tưới nước tiết kiệm mà tôi giảm được nhiều chi phí trong sản xuất, nhất là tiền thuê nhân công tưới nước. Hiện vườn hạnh của tôi được 6 năm tuổi, bình quân 10-15 ngày sẽ thu hoạch trái một đợt, với năng suất từ 3-5 tấn trái, giá bán dao động từ 5.000-14.000 đồng/kg (tùy đợt). Từ bán trái hạnh, bình quân mỗi năm gia đình tôi có nguồn thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Để mang tính kế thừa khi cây hạnh già cỗi, hiện tôi đã trồng xen mít ruột đỏ vào vườn hạnh và hy vọng tới đây, 2 loại cây trồng này sẽ tạo nguồn thu nhập ổn định ở mức cao cho gia đình”.

Giống như ông Kiệt, thời gian qua, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Thuận Lợi, ở ấp 9, xã Thuận Hưng, cũng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ từ Nhà nước để giúp HTX phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho thành viên. Điển hình, HTX được hỗ trợ về nhà kho, máy bay phun thuốc không người lái; hỗ trợ xúc tiến thương mại, bao bì, nhãn mác; được chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt và quản lý đồng bộ theo chuỗi giá trị sản xuất…

Ông Nguyễn Thanh Tâm, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX Thuận Lợi, xã Thuận Hưng, cho hay: “Nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước mà sản phẩm gạo trắng Jasmine của HTX đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Còn trong quá trình sản xuất, HTX luôn tập trung canh tác đúng theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm để sản phẩm làm ra đủ sức cạnh tranh với thị trường và bảo vệ sức khỏe cho người tiêu dùng. Hướng tới, HTX sẽ chú trọng tiếp cận các phương pháp mới trong sản xuất lúa theo Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, nhất là đẩy mạnh cơ giới hóa trong các khâu canh tác gắn với phát thải thấp. Ngoài ra, HTX còn quan tâm đào tạo ngành nghề nông thôn theo nhu cầu doanh nghiệp để tạo việc làm và nguồn thu nhập cho thành viên HTX trong thời gian nhàn rỗi”.

Hiện tại, toàn xã Thuận Hưng có hơn 70 mô hình sản xuất nông nghiệp cho thu nhập từ 100 triệu đồng/ha/năm trở lên; trong đó, điển hình là mô hình sản xuất lúa hàng hóa theo hướng an toàn thực phẩm, mô hình trồng hạnh, mít ruột đỏ, nuôi lươn giống và thương phẩm… Ngoài xây dựng được nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, lãnh đạo địa phương còn tổ chức nhiều cuộc hội nghị để gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo cấp ủy, chính quyền với các hộ nghèo trên địa bàn, qua đây nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của hộ nghèo, từ đó đưa ra giải pháp hỗ trợ và mô hình thực hiện được hiệu quả, giúp bà con thoát nghèo bền vững.

Một điểm đáng ghi nhận khác trong công tác nâng cao thu nhập và giảm nghèo tại xã Thuận Hưng trong quá trình xây dựng NTM là địa phương tích cực quan tâm, tạo điều kiện thu hút đầu tư và đẩy mạnh sản xuất tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề phụ. Đến nay, trên địa bàn xã có 80 cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ đang hoạt động hiệu quả, thu hút 246 lao động với thu nhập bình quân từ 75-90 triệu đồng/người/năm, từ đó tỷ lệ lao động có việc làm toàn xã không ngừng được nâng lên qua từng năm.

Bà Phạm Thị Hường, Chủ tịch UBND xã Thuận Hưng, phấn khởi cho biết: Nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp trong công tác nâng cao nguồn thu nhập và giảm nghèo nên hiện trên địa bàn xã chỉ còn 9 hộ nghèo, chiếm 0,36%; trong đó xã có 2/5 ấp đã xóa trắng hộ nghèo là ấp 6 và ấp 8. Địa phương phấn đấu cuối năm nay, trên địa bàn xã không còn hộ nghèo nào. Về mức thu nhập bình quân đầu người của xã đang đạt gần 75,6 triệu đồng/người/năm, tăng gần 15 triệu đồng so với thời điểm xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao (năm 2022).  

Dấu ấn cơ sở hạ tầng và cảnh quan môi trường

Bên cạnh thu nhập và tỷ lệ hộ nghèo đang ở mức ấn tượng thì cơ sở hạ tầng nông thôn về điện, đường giao thông, trường học, trạm y tế,… cũng như hệ thống cảnh quan môi trường trên địa bàn xã Thuận Hưng hôm nay đang tạo ra nhiều dấu ấn nổi bật của một xã NTM kiểu mẫu. Theo đó, nhiều tuyến đường nông thôn trên địa bàn xã đã được bê tông hóa với bề ngang mặt lộ từ 2,5-3,5m, đồng thời gắn với việc lắp đặt hệ thống đèn đường chiếu sáng vào ban đêm; qua đây tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa nông sản của người dân trong và ngoài xã.

Ông Trần Văn Công, ở ấp 10, xã Thuận Hưng, huyện Long Mỹ, chia sẻ: “Từ khi con lộ bê tông trước nhà được đầu tư 3,5m thì việc vận chuyển trái cây hay nhiều mặt hàng nông sản của bà con ở xứ này được thuận tiện và nhanh chóng hơn rất nhiều so với trước đây, vì xe tải vào được tận nhà của người dân. Ngoài ra, những lúc cần thiết thì gọi xe taxi chạy đến rước trước cửa nhà nên bà con rất phấn khởi và hài lòng trước sự đổi thay của quê hương Thuận Hưng hôm nay”.

Đồng hành cùng với hệ thống giao thông là cảnh quan môi trường trên địa bàn xã Thuận Hưng đang mang lại nhiều sắc màu tươi mới cho các vùng quê nhờ những bông hoa đua nhau khoe sắc quanh năm. Theo đó, khi mỗi tuyến đường mới được đầu tư xong thì chính quyền địa phương thường xuyên ra quân và vận động người dân thực hiện phát quang và trồng nhiều loại cây xanh, hoa để làm hàng rào nhằm tạo cảnh quan môi trường sáng – xanh – sạch – đẹp. Điển hình từ đầu năm đến nay, xã Thuận Hưng đã tổ chức 24 lần ra quân, với 634 lượt cán bộ, công chức và Nhân dân tham gia phát quang, cắt tỉa, trồng mới và trồng giặm 3.800 chậu hoa trang tuyến đường từ Tỉnh lộ 930 xuống sông Cái Lớn thuộc ấp 9, với chiều dài 4km. Trong đó, điểm nổi bật là trên địa bàn xã Thuận Hưng hiện có 3 tuyến đường trồng chuyên biệt một loại cây cảnh hoặc hoa để thu hút khách tham quan, chiều dài mỗi tuyến đường hơn 1km, với 2 loại hoa là cây bông trang và cây quỳnh anh.

Đang cắt tỉa lại hàng rào trước nhà bằng cây hoa trang, ông Trần Văn Bá, ở ấp 10, xã Thuận Hưng, bộc bạch: “Được chính quyền địa phương phát động và thấy bà con chung ấp trồng hoa làm hàng rào liền kề trước nhà rất đẹp mắt nên gia đình tôi cũng làm theo. Nhờ cần cù chăm sóc, cắt tỉa cẩn thận nên sau gần 3 năm trồng, hiện hàng rào trước nhà tôi bằng hoa trang có dáng hình rất đẹp, nhiều người chạy xe ngang tấm tắc khen ngợi nên bản thân cũng rất vui vì mình đã góp một phần công sức giúp xã nhà đạt chuẩn NTM kiểu mẫu”.

Để tạo được dấu ấn về cơ sở hạ tầng và cảnh quan môi trường như hôm nay trên địa bàn xã Thuận Hưng là nhờ ngành chức năng địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức; qua đây tạo được sự đồng thuận của người dân bằng việc chung sức tham gia và tự nguyện hiến đất, hoa màu, công trình,… để xây dựng xã Thuận Hưng đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Ngoài ra, cũng thông qua công tác tuyên truyền hiệu quả nên đến nay, xã Thuận Hưng có 4.863/5.678 người dân được cài đặt App Hậu Giang; qua đây giúp người dân dễ dàng tiếp cận được thông tin về chủ trương, chính sách, an ninh trật tự, khoa học kỹ thuật, thủ tục hành chính hoặc tiền điện, nước,… dựa trên nền tảng công nghệ số. Bên cạnh đó, xã Thuận Hưng đã triển khai đầy đủ các phần mềm cơ sở dữ liệu về sản xuất nông nghiệp như: hộ, quy mô, loại cây trồng, diện tích, lịch thời vụ,… theo đúng tiến độ, chỉ tiêu được giao.

Bà Phạm Thị Hường, Chủ tịch UBND xã Thuận Hưng, cho biết thêm: Xác định xây dựng NTM kiểu mẫu là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục nhằm không ngừng thay đổi diện mạo quê hương theo hướng phát triển; do đó, thời gian tới, địa phương tiếp tục duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng các tiêu chí xã NTM kiểu mẫu, trong đó tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là chú trọng thực hiện liên kết chuỗi giá trị, sản xuất theo hướng kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi số trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, tranh thủ nguồn vốn đầu tư của Trung ương, tỉnh, huyện để tiếp tục đầu tư hoàn thiện các cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế – xã hội, cũng như tăng mức hưởng thụ trực tiếp cho người dân nông thôn được tốt hơn.




Tổng nguồn lực xây dựng xã Thuận Hưng đạt chuẩn NTM kiểu mẫu là hơn 32,6 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước là hơn 15,5 tỉ đồng, doanh nghiệp đóng góp 5 tỉ đồng, người dân hơn 10,2 tỉ đồng, còn lại là vốn tín dụng.

 

HỮU PHƯỚC





Nguồn: https://www.baohaugiang.com.vn/nong-nghiep-nong-thon/thuan-hung-ve-dich-xa-nong-thon-moi-kieu-mau-134554.html

Cùng chủ đề

Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Trụ đỡ nông nghiệp Tỉnh Hậu Giang có lợi thế, thuận lợi cơ bản về sản xuất nông nghiệp. Theo Báo cáo số 601-BC/TU, ngày 05/9/2024 của Tỉnh ủy Hậu Giang tổng kết 05 năm thực hiện Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Hậu Giang là 162.223 ha, thì diện...

Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đây là hội nghị nằm trong chuỗi 6 Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu các vùng kinh tế trên cả nước, nhằm trao đổi, thảo luận các giải pháp liên kết vùng trong công tác xúc tiến thương mại, phát triển xuất nhập khẩu được thực hiện trong năm 2024. Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng chủ trì hội nghị. Hội nghị có quy mô dự kiến khoảng 200 đại biểu tham...

Tập trung mọi nguồn lực để sớm đưa vào vận hành 2 tuyến cao tốc

(HGO) - Đó là chỉ đạo của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành trong cuộc họp sáng ngày 7-9 với các đơn vị có liên quan về giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện 2 dự án cao tốc đi qua địa bàn tỉnh. Cùng dự có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Ông Nghiêm Xuân...

Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng ĐBSCL

(HGO) - Ngày 6-9, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Công thương phối hợp với UBND thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng phát biểu tại hội nghị. Hội nghị đã tập trung bàn thảo 6 nhóm vấn đề quan trọng trong hợp tác phát triển các hoạt động xúc tiến thương mại và...

Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và tái định cư tại các khu công nghiệp

(HGO) - Sáng ngày 6-9, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi làm việc với Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh và các đơn vị có liên quan về tiến độ triển khai thực hiện các kết luận của Thường trực Tỉnh ủy trong việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các khu công nghiệp...

Cùng tác giả

Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Trụ đỡ nông nghiệp Tỉnh Hậu Giang có lợi thế, thuận lợi cơ bản về sản xuất nông nghiệp. Theo Báo cáo số 601-BC/TU, ngày 05/9/2024 của Tỉnh ủy Hậu Giang tổng kết 05 năm thực hiện Kết luận số 54-KL/TW ngày 07/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh Hậu Giang là 162.223 ha, thì diện...

Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng đồng bằng sông Cửu Long

Đây là hội nghị nằm trong chuỗi 6 Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu các vùng kinh tế trên cả nước, nhằm trao đổi, thảo luận các giải pháp liên kết vùng trong công tác xúc tiến thương mại, phát triển xuất nhập khẩu được thực hiện trong năm 2024. Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng chủ trì hội nghị. Hội nghị có quy mô dự kiến khoảng 200 đại biểu tham...

Tập trung mọi nguồn lực để sớm đưa vào vận hành 2 tuyến cao tốc

(HGO) - Đó là chỉ đạo của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nghiêm Xuân Thành trong cuộc họp sáng ngày 7-9 với các đơn vị có liên quan về giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện 2 dự án cao tốc đi qua địa bàn tỉnh. Cùng dự có ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Ông Nghiêm Xuân...

Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng ĐBSCL

(HGO) - Ngày 6-9, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Công thương phối hợp với UBND thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Thứ trưởng Bộ Công thương Phan Thị Thắng phát biểu tại hội nghị. Hội nghị đã tập trung bàn thảo 6 nhóm vấn đề quan trọng trong hợp tác phát triển các hoạt động xúc tiến thương mại và...

Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng và tái định cư tại các khu công nghiệp

(HGO) - Sáng ngày 6-9, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, có buổi làm việc với Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh và các đơn vị có liên quan về tiến độ triển khai thực hiện các kết luận của Thường trực Tỉnh ủy trong việc thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các khu công nghiệp...

Cùng chuyên mục

Lựa chọn giống lúa mang thương hiệu riêng cho Hậu Giang

(HG) - Sáng ngày 6-9, Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang và Công ty Cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Hậu Giang tổ chức hội thảo đánh giá kết quả khảo nghiệm sản xuất, trình diễn giống lúa vụ Hè thu năm 2024. Đây là hoạt động nhằm nghiên cứu, chọn tạo giống lúa mới cho tỉnh Hậu Giang, thuộc đề tài “Nghiên cứu, chọn tạo giống lúa mới có năng...

Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, để đưa hình ảnh Hậu Giang vươn xa

Bên cạnh khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch, một trong những cách để đưa du lịch Hậu Giang vươn tầm chính là đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá. Công tác này đang được chú trọng bằng những việc làm cụ thể. Sản vật đất Hậu Giang được giới thiệu đậm nét qua các lễ hội, sự kiện trong và ngoài tỉnh. Ảnh: BẢO NAM Định hướng chiều sâu cho du lịch Mỗi năm, Hậu Giang đều có...

Các tổ chức tín dụng tài trợ gần 730 triệu đồng cho năm học mới

(HGO) - Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Hậu Giang, nhân dịp khai giảng năm học mới, hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn toàn tỉnh đã tài trợ gần 730 triệu đồng để chia sẻ với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh nghèo bỏ học, không được đến trường. Theo đó, tặng 731 phần học bổng, 43.500 quyển tập, 26 chiếc xe đạp, 10 phần bảo hiểm và ba...

Công ty TNHH Hồng Đức trao 160 suất học bổng “Hồng đức tiếp sức đến trường” năm học 2024-2025

Nhân dịp khai giảng năm học mới 2024-2025, Công ty TNHH Hồng Đức thực hiện chương trình Trao học bổng “Hồng Đức tiếp sức đến trường” dành cho các em học sinh đạt điểm cao trong Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Đây là hoạt động tiếp nối cho chương trình “Hồng Đức tiếp sức mùa thi năm 2024” - một trong những công tác cộng đồng được thực hiện thường niên của công ty hàng năm. Qua...

Tài trợ gần 500 triệu đồng tiếp sức, đồng hành cho năm học mới

(HG) - Với mục tiêu không để học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn phải bỏ học, không được đến trường, nhân dịp khai giảng năm học mới 2024-2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) chi nhánh tỉnh Hậu Giang dành 500 triệu đồng tài trợ tiếp sức học sinh đến trường, với 456 suất học bổng, 16 chiếc xe đạp và 33.500 quyển tập. Nhằm chung tay góp sức...

Thêm trợ lực cho người chăn nuôi heo

Qua quá trình nghiên cứu, đề tài “Giải pháp phát triển bền vững đàn heo tại tỉnh Hậu Giang” đã đề xuất quy trình chăn nuôi heo hiệu quả, phù hợp với điều kiện sản xuất và phát triển của đàn heo trên địa bàn tỉnh. Kết quả đề tài là trợ lực cho người chăn nuôi heo trên địa bàn tỉnh. Từ nỗi lo dịch tả heo châu Phi... Theo báo cáo, trong 6 tháng đầu năm, đàn heo của tỉnh...

Nỗ lực đưa nước sạch về nông thôn

Trong những năm qua, bằng sự nỗ lực của các cấp, các ngành và từ nhiều nguồn lực, tỉnh Hậu Giang đã đầu tư hàng trăm công trình cấp nước sinh hoạt giúp người dân vùng nông thôn có nguồn nước sạch để bảo vệ sức khỏe và góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Trong 6 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh có thêm khoảng 4.000 hộ dân nông thôn được cung cấp nước sạch...

Nuôi cá ruộng mùa nước nổi cho hiệu quả cao

Nhiều năm qua, mô hình nuôi cá trên ruộng lúa của nông dân trong tỉnh Hậu Giang đã chứng minh tính hiệu quả cao. Đây cũng là một trong những giải pháp “thuận thiên” hữu hiệu cho bà con mỗi khi mùa lũ về. Mô hình nuôi cá trên ruộng thay vụ lúa Thu đông đang giúp gia đình ông Nguyễn Văn Uốt, ở ấp 3, xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, thu nhập gần 20 triệu đồng/vụ. Từ nhiều năm...

Hướng dẫn về thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử

(HG) - Theo Cục Thuế tỉnh, nhằm hỗ trợ người nộp thuế có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, cơ quan thuế thông tin đến người nộp thuế nội dung quy định về đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế đối với hoạt động thương mại điện tử và các chế tài trong xử lý vi phạm về thuế. Đồng thời, để tiếp tục hỗ trợ người nộp thuế trong việc nâng...

Tăng cường phân phối sản phẩm OCOP qua thương mại điện tử, bán hàng livestream

(HG) - Trong 2 ngày 29 và 30-8, Sở Khoa học và Công nghệ đã tổ chức lớp tập huấn “Ứng dụng khoa học và công nghệ về thực hành thương mại điện tử và livestream bán hàng cho các sản phẩm OCOP tỉnh Hậu Giang”, với sự tham dự của khoảng 80 học viên đến từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh. TS. Hoàng Thịnh Nhân,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất