Powered by Techcity

Tiến ra biển lớn – Kỳ 2: Chuyển đổi để tăng trưởng xanh


Kỳ 2: Chuyển đổi để tăng trưởng xanh

Trong hàng thập niên, việc nuôi biển bằng lồng bè gỗ truyền thống đã để lại nhiều hệ lụy về môi trường, không thích ứng được với biến đổi khí hậu. Việc chuyển đổi sang nuôi biển công nghệ cao, thân thiện với môi trường là định hướng lớn mà tỉnh đang theo đuổi để phát triển kinh tế biển xanh. 

Cách nuôi truyền thống làm ảnh hưởng môi trường

Một ngày mới của người nuôi biển ở TP. Cam Ranh không bắt đầu khi mặt trời mọc từ phía biển, mà bắt đầu từ nửa đêm. Khi ấy, khắp các ngả đường dẫn đến cảng cá Đá Bạc, hoặc các bến dân sinh ven vịnh Cam Ranh bắt đầu rộn tiếng xe lôi, xe ba gác máy chở cá tạp, nhuyễn thể ra các bến, cảng để người nuôi đưa lên tàu mang ra biển làm thức ăn cho khoảng 100.000 lồng tôm hùm, cá đang nuôi trên khắp vịnh Cam Ranh.





Việc phát triển nuôi biển bằng lồng bè truyền thống đã để lại hệ lụy về môi trường khi rác thải nhựa tấp nhiều vào bờ biển xã Cam Lập (TP. Cam Ranh).
Việc phát triển nuôi biển bằng lồng bè truyền thống đã để lại hệ lụy về môi trường khi rác thải nhựa tấp nhiều vào bờ biển xã Cam Lập (TP. Cam Ranh).

Trên cảng Đá Bạc, thấy tôi chưa hiểu lắm về lượng thức ăn mang ra các vùng nuôi rất lớn, anh Nguyễn Văn Thế – người có hơn 20 năm nuôi tôm hùm ở phường Cam Linh (Cam Ranh) phân tích: “Với 1 lồng thả nuôi 600 con tôm xanh, trong 9 tháng từ khi nuôi đến khi thu hoạch cần hơn 4 tấn thức ăn. Với cá biển, cứ thả nuôi 1.000 con cá bớp, cá mú trong 9 tháng, cũng mất khoảng 4 tấn cá tạp”. Với con số chừng 100.000 lồng tôm, cá trên vịnh Cam Ranh thì lượng thức ăn tươi mang ra vịnh Cam Ranh mỗi ngày rất lớn. Trong khi tôm, cá chỉ ăn khoảng 70 – 80% lượng thức ăn thả xuống mỗi ngày nên lượng dư thừa lớn. Nghe vậy, tôi mới phần nào hiểu được, qua nhiều năm phát triển nuôi lồng bè, vịnh Cam Ranh gánh lượng trầm tích rất lớn, thậm chí có nơi bùn đọng đến cả mét.

Những ngày tìm hiểu chuyện nuôi biển ở vịnh Vân Phong, tôi đã đến thị trấn Vạn Giã (huyện Vạn Ninh), nơi tập trung nhiều vựa cung cấp thức ăn cho tôm, cá nuôi ngoài biển. Bà Nguyễn Thị Riêng – người làm tại một cơ sở chuyên cung cấp thức ăn tươi cho các bè nuôi cá ở thị trấn Vạn Giã cho biết: “Tại khu vực này có nhiều vựa bán thức ăn tươi cho các bè nuôi cá, tôm. Hiện nay, lượng thức ăn tươi phục vụ nuôi tôm, cá rất lớn, trong tỉnh không đủ còn phải nhập từ tỉnh khác về”. Khi thức ăn tươi khan hiếm, các loại cá tạp không đảm bảo chất lượng khiến người nuôi lo lắng.





Vùng nuôi trồng thủy sản tại Bình Hưng tan hoang sau cơn bão số 9 năm 2021.
Vùng nuôi trồng thủy sản tại Bình Hưng tan hoang sau cơn bão số 9 năm 2021.

Cũng vì lẽ ấy, mới đây, khi đi khảo sát nuôi trồng thủy sản trên vịnh Cam Ranh, ông Trần Hòa Nam – Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã hết sức lo lắng về tình trạng: “Lồng bè chen chúc, tràn lan ngoài vùng quy hoạch, cách thức nuôi truyền thống theo kiểu “lấy cá, cua cho cá, tôm ăn” đang để lại hệ lụy lớn về ô nhiễm môi trường, gây xung đột với các ngành kinh tế khác trên cùng một không gian biển, dẫn đến hiệu quả không cao”.

Công nghệ giúp thích ứng với biến đổi khí hậu

Tôi đã từng chứng kiến những giọt nước mắt của nhiều người đàn ông rắn rỏi, quanh năm “ăn sóng, nói gió” trên vùng nuôi Bình Hưng, xã Cam Bình và xã Cam Lập (Cam Ranh) sau khi cơn bão số 9 năm 2021 đánh tan cả vùng nuôi lồng bè bằng gỗ tại đây. Khi ấy, 120 bè nuôi, với khoảng 2.500 lồng nuôi tôm hùm, cá biển của người dân tại khu vực Bình Hưng và 3 bè nuôi, với 279 lồng tại khu vực Cam Lập bị sóng đánh bầm dập, ước thiệt hại lên đến gần 270 tỷ đồng. “Khi ấy, nếu sử dụng lồng nuôi HDPE, tôi tin thiệt hại không nặng nề đến thế!” – ông Trần Văn Thuận (người nuôi tôm hùm ở Bình Hưng) nói khi tìm hiểu về lồng HDPE tại mô hình thí điểm nuôi biển công nghệ cao trên vùng biển hở xã Cam Lập.

Trước đó, cơn bão số 12 năm 2017 cũng đã khiến cho nghề nuôi biển bằng lồng bè gỗ truyền thống trên các vùng biển của tỉnh thiệt hại nặng nề. Đến thời điểm này, vẫn còn không ít hộ nuôi ở vịnh Vân Phong còn kinh hoàng khi nhớ đến cơn bão lịch sử này. Có hộ mất trắng tài sản, đến nay vẫn chưa vượt qua được cú sốc do bão gây ra.





Vùng nuôi của Công ty TNHH Thủy sản Australis Việt Nam an toàn khi cơn bão số 12 năm 2017 quét qua.
Vùng nuôi của Công ty TNHH Thủy sản Australis Việt Nam an toàn khi cơn bão số 12 năm 2017 quét qua.

Nhắc lại cơn bão này, Kỹ sư Phạm Đức Phương – Giám đốc Trung tâm Nuôi biển công nghệ cao (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I) kể: Khắp các vùng nuôi trên vịnh Vân Phong tả tơi sau khi cơn bão số 12 đi qua, nhưng các đơn vị nuôi biển công nghệ cao, sử dụng lồng nuôi HDPE tương tự trang trại của chúng tôi vẫn trụ vững. Tất cả lồng nuôi, cá nuôi trong lồng, trang thiết bị của trang trại đều an toàn trong cơn bão sức gió đến cấp 12. Có thể nói, cơn bão số 12 năm 2017 đã “kiểm định” cho kết quả rõ ràng nhất đối với khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của vật liệu HDPE trong nuôi biển.

Chuyển đổi để phát triển bền vững

Không thể phủ nhận những gì mà nghề nuôi biển theo phương thức truyền thống mang lại cho người dân các địa phương ven biển trong tỉnh. Theo ông Lê Ngọc Thạch – Chủ tịch UBND TP. Cam Ranh, nghề nuôi tôm hùm, cá biển ở Cam Ranh đã có từ mấy chục năm nay, mang lại thu nhập, đời sống ổn định cho người dân địa phương. Vì vậy, từ năm 2010, nghề nuôi biển ở địa phương phát triển mạnh. Đến thời điểm hiện nay, tại địa phương có hơn 2.000 hộ nuôi thủy sản lồng bè, với hơn 100.000 lồng nuôi. Còn ông Đặng Thái Luyện – Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh cho biết: “Từ năm 1993, nghề nuôi tôm hùm bằng lồng bè gỗ đã xuất hiện ở Vạn Ninh và nhanh chóng trở thành mũi nhọn trong phát triển kinh tế của người dân địa phương. Đến nay, toàn huyện có 1.848 bè nuôi trồng thủy sản của 1.352 hộ nuôi, với sản lượng hàng năm đạt hơn 11.300 tấn, chiếm đến 70% giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp huyện”.





Việc ứng dụng nuôi biển công nghệ cao với lồng HDPE đảm bảo an toàn hơn trong mùa mưa bão.
Việc ứng dụng nuôi biển công nghệ cao với lồng HDPE đảm bảo an toàn hơn trong mùa mưa bão.

Cả ông Thạch và ông Luyện đều nhìn nhận: Sau nhiều năm nuôi biển theo phương thức truyền thống đã để lại những hệ lụy trên các vùng nuôi. Chính vì vậy, việc chuyển đổi từ nuôi biển truyền thống sang nuôi biển công nghệ cao, hướng ra xa bờ là xu hướng tất yếu để phát triển bền vững nghề này. Từ đó, đưa nuôi biển trở thành một trụ cột trong phát triển kinh tế biển xanh. “Nhiều người dân địa phương sau khi tham quan mô hình thí điểm nuôi biển công nghệ cao trên vùng biển mở xã Cam Lập đã nhận thấy hiệu quả cao về kinh tế, môi trường và mong muốn được hỗ trợ để từng bước chuyển đổi từ nuôi bằng lồng bè gỗ truyền thống sang nuôi biển công nghệ cao” – ông Thạch nói.

Ông Nguyễn Duy Quang – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đúc rút: “Sử dụng lồng nuôi HDPE ứng dụng công nghệ cao vào nuôi biển sẽ thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm rác thải nhựa ra môi trường. Thức ăn cho tôm, cá được giám sát bằng công nghệ theo tiêu chí “đúng – đủ” sẽ giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do thức ăn dư thừa. Chuyển sang nuôi biển công nghệ cao sẽ thay đổi phương thức sản xuất của người dân gắn với bảo vệ môi trường, làm đẹp cảnh quan kết hợp với du lịch sinh thái. Tỉnh đang từng bước đưa ngành nuôi biển phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghiệp, hiện đại, thân thiện với môi trường theo định hướng của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 09 về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thực hiện chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh đã trở thành xu thế tất yếu, cấp thiết của mọi quốc gia trên thế giới. Trong xu thế ấy, Tỉnh ủy đã xác định: “Nông nghiệp xanh” sẽ là 1 trong 6 lĩnh vực trọng tâm trong chuyển đổi xanh, tăng trưởng xanh của tỉnh. Vậy nên, chuyển đổi từ nuôi biển truyền thống sang nuôi biển công nghệ cao, hướng ra xa bờ sẽ thúc đẩy chuyển đổi xanh của ngành nông nghiệp, cũng như phát triển kinh tế biển xanh của tỉnh. Muốn vậy, tỉnh phải thực hiện thành công Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao tại Khánh Hòa sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với tầm nhìn đến năm 2045 đưa công nghiệp nuôi biển của tỉnh trở thành ngành xuất khẩu tỷ đô.

HẢI LĂNG

Kỳ 1: Nuôi biển thời công nghệ

Kỳ 3: Mục tiêu xuất khẩu thủy sản vượt 1 tỷ USD





Nguồn: https://baokhanhhoa.vn/chinh-tri/dua-nq09-vao-cuoc-song/202408/tien-ra-bien-lon-ky-2-chuyen-doi-de-tang-truong-xanh-e433fd9/

Cùng chủ đề

Nha Trang: Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng cho đoàn viên, thanh niên – Kỳ 2: Ươm mầm những “hạt giống đỏ”...

Kỳ 2: Ươm mầm những “hạt giống đỏ” cho Đảng Phát triển đảng viên trong lực lượng đoàn viên, thanh niên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tích cực bổ sung nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cho Đảng, cũng như tạo môi trường, động lực để đoàn viên, thanh niên rèn luyện, phấn đấu. Vì vậy, Ban Thường vụ Thành ủy Nha Trang thường xuyên chỉ đạo cấp ủy các cấp và Thành đoàn Nha Trang...

Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa: Phấn đấu giảm nợ thuế xuống dưới 8%

Trước tình hình nợ thuế trên địa bàn quản lý vẫn còn cao, Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tích cực thu hồi nợ thuế vào ngân sách nhà nước. Đơn vị phấn đấu đến cuối năm 2024, thu hồi nợ thuế trên địa bàn phụ trách đạt và vượt chỉ tiêu giao, giảm nợ thuế xuống dưới 8% so với tổng thu theo chỉ đạo. Vẫn còn doanh nghiệp nợ lớn...

Công nghiệp Khánh Hòa tiếp tục đứng đầu vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Theo Cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8 của tỉnh ước tăng 0,25% so với tháng trước và tăng 13,41% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng cao nhất với 40,09%. Tính chung 8 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng 39,21% so với cùng kỳ năm trước. Với đà tăng trưởng tích cực, trong 8...

Khánh Hòa và Đắk Lắk: Liên kết để xuất khẩu yến sào

Trong 2 ngày 6 và 7-9, đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cùng các doanh nghiệp (DN) kinh doanh yến sào của tỉnh Đắk Lắk đã làm việc với Sở NN-PTNT, các DN xuất khẩu yến sào trên địa bàn tỉnh để học hỏi kinh nghiệm, cũng như liên kết trong việc phát triển yến sào. Đây vừa là định hướng của cơ quan quản lý 2 tỉnh, cũng là nhu cầu thực tế...

Thêm yêu di sản văn hóa nước nhà

Sáng 7-9, tại Trường THCS Võ Thị Sáu (TP. Nha Trang), Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội thi Tìm hiểu di sản văn hóa TP. Nha Trang năm 2024. Chỉ diễn ra trong hơn 150 phút, nhưng hội thi đã góp phần vun đắp thêm hiểu biết, trách nhiệm của mỗi học sinh đối với việc giữ gìn, phát huy giá trị di tích, di sản...

Cùng tác giả

Nha Trang: Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng cho đoàn viên, thanh niên – Kỳ 2: Ươm mầm những “hạt giống đỏ”...

Kỳ 2: Ươm mầm những “hạt giống đỏ” cho Đảng Phát triển đảng viên trong lực lượng đoàn viên, thanh niên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tích cực bổ sung nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cho Đảng, cũng như tạo môi trường, động lực để đoàn viên, thanh niên rèn luyện, phấn đấu. Vì vậy, Ban Thường vụ Thành ủy Nha Trang thường xuyên chỉ đạo cấp ủy các cấp và Thành đoàn Nha Trang...

Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa: Phấn đấu giảm nợ thuế xuống dưới 8%

Trước tình hình nợ thuế trên địa bàn quản lý vẫn còn cao, Chi cục Thuế khu vực Nam Khánh Hòa đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ nhằm tích cực thu hồi nợ thuế vào ngân sách nhà nước. Đơn vị phấn đấu đến cuối năm 2024, thu hồi nợ thuế trên địa bàn phụ trách đạt và vượt chỉ tiêu giao, giảm nợ thuế xuống dưới 8% so với tổng thu theo chỉ đạo. Vẫn còn doanh nghiệp nợ lớn...

Công nghiệp Khánh Hòa tiếp tục đứng đầu vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung

Theo Cục Thống kê, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8 của tỉnh ước tăng 0,25% so với tháng trước và tăng 13,41% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng cao nhất với 40,09%. Tính chung 8 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh tăng 39,21% so với cùng kỳ năm trước. Với đà tăng trưởng tích cực, trong 8...

Khánh Hòa và Đắk Lắk: Liên kết để xuất khẩu yến sào

Trong 2 ngày 6 và 7-9, đoàn công tác của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cùng các doanh nghiệp (DN) kinh doanh yến sào của tỉnh Đắk Lắk đã làm việc với Sở NN-PTNT, các DN xuất khẩu yến sào trên địa bàn tỉnh để học hỏi kinh nghiệm, cũng như liên kết trong việc phát triển yến sào. Đây vừa là định hướng của cơ quan quản lý 2 tỉnh, cũng là nhu cầu thực tế...

Thêm yêu di sản văn hóa nước nhà

Sáng 7-9, tại Trường THCS Võ Thị Sáu (TP. Nha Trang), Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội thi Tìm hiểu di sản văn hóa TP. Nha Trang năm 2024. Chỉ diễn ra trong hơn 150 phút, nhưng hội thi đã góp phần vun đắp thêm hiểu biết, trách nhiệm của mỗi học sinh đối với việc giữ gìn, phát huy giá trị di tích, di sản...

Cùng chuyên mục

Nha Trang: Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng cho đoàn viên, thanh niên – Kỳ 2: Ươm mầm những “hạt giống đỏ”...

Kỳ 2: Ươm mầm những “hạt giống đỏ” cho Đảng Phát triển đảng viên trong lực lượng đoàn viên, thanh niên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tích cực bổ sung nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cho Đảng, cũng như tạo môi trường, động lực để đoàn viên, thanh niên rèn luyện, phấn đấu. Vì vậy, Ban Thường vụ Thành ủy Nha Trang thường xuyên chỉ đạo cấp ủy các cấp và Thành đoàn Nha Trang...

Cổ phiếu của Land Central do ông Nguyễn Kháng Chiến làm chủ tịch bị đình chỉ giao dịch

DNVN – Việc tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi đã bị đưa vào diện hạn chế giao dịch khiến cổ phiếu LEC của Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực miền Trung (Land Central) rơi vào diện đình chỉ giao dịch. Theo thông báo mới...

Đưa Nha Trang thành thành phố điện ảnh phát triển

Còn 3 ngày nữa – tối 10.9, lễ trao giải Cánh diều vàng 2024 – ngày hội điện ảnh lớn nhất trong năm sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Đó (Libera Nha Trang). Nhà hát Đó (Libera Nha Trang) nơi sẽ diễn ra lễ trao giải Cánh diều vàng 2024 Những tác phẩm tham gia Cánh diều vàng trình chiếu thế nào?  Cánh diều vàng là giải thưởng thường niên của Hội Điện ảnh Việt Nam nhằm vinh danh các...

UBND tỉnh Khánh Hòa: Phát động phong trào thi đua chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2025 – 2030

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa ban hành kế hoạch phát động phong trào thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc các Cụm, Khối thi đua tỉnh phải xác định phong trào thi đua là nhiệm vụ trọng tâm; nội dung, hình thức tổ chức phong trào thi đua phải...

Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên

Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân; là công việc tự giác, thường xuyên của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp; của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, của mỗi cán bộ, đảng...

Ngành Nội vụ tỉnh tiếp tục tham mưu triển khai hiệu quả công tác tổ chức bộ máy

Chiều 6-9, ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa làm việc với Sở Nội vụ về tình hình thực hiện công tác 8 tháng và phương hướng, nhiệm vụ công tác 4 tháng cuối năm 2024 của ngành Nội vụ tỉnh.  Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân kết luận cuộc họp.   Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân đề nghị, thời gian tới, ngành Nội vụ tỉnh tiếp tục tham mưu triển...

Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa tiếp xã giao nhóm chỉ huy Biên đội tàu của Hải quân Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc

Chiều 6-9, ông Lê Hữu Hoàng - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Khánh Hòa cùng đại diện Bộ Quốc phòng, thủ trưởng Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân tiếp xã giao nhóm chỉ huy Biên đội tàu của Hải quân Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc. Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa cùng đại diện các cơ quan chức năng chụp hình lưu niệm với đoàn công tác. Tại buổi tiếp xã giao, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa thông...

Kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh Khánh Hòa khóa VII sẽ diễn ra ngày 13-9

Chiều 6-9, ông Nguyễn Khắc Toàn - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Khánh Hòa; ông Trần Mạnh Dũng - Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; bà Phạm Thị Xuân Trang - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ trì Phiên họp Thường trực HĐND tỉnh tháng 9-2024. Tham dự phiên họp có ông Đinh Văn Thiệu - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo UBMTTQ Việt Nam tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh. Ông Nguyễn Khắc Toàn...

Bí thư Nha Trang giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy An Giang

Bộ Chính trị vừa có quyết định điều động, chỉ định giữ chức Phó Bí thư Tỉnh uỷ An Giang nhiệm kỳ 2020 – 2025. Theo đó, ông Hồ Văn Mừng, Ủy viên dự khuyết Trung ương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Nha Trang, thôi tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa và thôi giữ chức Bí thư Thành ủy Nha Trang nhiệm kỳ 2020 – 2025; điều động,...

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân dự lễ khai giảng Trường Đại học Nha Trang

Ngày 6-9, Trường Đại học Nha Trang tổ chức Lễ khai giảng năm học 2024 - 2025. Ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đến dự. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân dự lễ khai giảng. Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tấn Tuân tặng hoa của Tỉnh ủy - HĐND - UBND - UBMTTQ Việt Nam tỉnh cho tập thể Trường Đại học Nha Trang. Năm học 2023 - 2024, tập thể viên chức, người lao...

Tin nổi bật

Tin mới nhất