Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcKhi học sinh 'bội thực' việc học

Khi học sinh ‘bội thực’ việc học


Trong bức tâm thư về việc học trên Báo Thanh Niên ngày 21.5, Phạm Thanh Thư, học sinh lớp 11 Trường THPT Bảo Lộc (TP.Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng), viết: “Em ước gì các buổi học trên lớp, số lần kiểm tra sẽ được giảm, hạn chế đánh giá học sinh bằng điểm số, thay vào đó, tổ chức các buổi trải nghiệm ngoài thực tế như học cách sinh tồn khi gặp hiểm nguy…”.

Rõ ràng những hoạt động đọc sách, học bơi, xem phim, rèn kỹ năng sống, chuẩn bị khởi nghiệp… là mong ước chính đáng của hàng triệu học sinh, nhưng các em đang bị ‘bội thực’ việc học.

Gần đây, nhiều phụ huynh thắc mắc vì sao chương trình giảm tải mà sao con em chúng tôi vẫn phải học ngày học đêm. Câu hỏi đầy trăn trở và day dứt ấy là nỗi lòng chung của chúng ta khi tiếp cận chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở cả 3 cấp học.

Chương trình mới này được nhận định là giảm tải số môn học, giảm số tiết thực học, tăng cường thực hành và tính ứng dụng, chú trọng tư duy phản biện và tính sáng tạo của người học.

Tuy nhiên, sau 3 năm thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, chúng tôi nhận ra nhiều vướng mắc với nhiều suy tư và lắm lúc thở dài thườn thượt bởi một số lý do sau đây.

Khi học sinh 'bội thực' việc học - Ảnh 1.

Học sinh cần được cởi trói bớt áp lực việc học

Đặt ra mục tiêu quá cao cho học sinh

Nghe một người bạn kể về hành trình giúp con gái của mình ôn bài thi cuối kỳ lớp 2, tôi tự hỏi vì sao kiến thức vỡ lòng cho trẻ tiểu học lại khó đến thế.

Cụ thể, bé loay hoay phân biệt từ chỉ trạng thái và từ chỉ sự vật. Mẹ và con tranh cãi, phân vân xếp loại các từ vào nhóm từ loại. Rồi con phải “đánh vật” với các kiểu câu “ai thế nào, ai làm gì”… Câu chuyện này rõ ràng cho thấy “phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam” giờ dồn ép vào đầu những đứa trẻ mới 7 tuổi.

Nếu không cho con học thêm từ bậc tiểu học, tôi tự hỏi liệu rằng bố mẹ có thể kham nổi khâu ôn bài, luyện đề cho con theo mức độ cần đạt ngày càng tăng dần hay không?

Cảnh anh chị lớn kèm cặp bài vở cho em út trong nhà hầu như không còn, bởi mỗi cháu cách nhau 2-3 lớp đã khác biệt chương trình. Chưa kể, các trường lại dùng các bộ sách giáo khoa khác nhau. 

Vì thế, nhiều gia đình không còn lựa chọn nào khác ngoài việc gửi con đến nhà cô sau buổi học chính khóa. Và cảnh “bội thực” việc học khiến trẻ mệt mỏi ngày càng nhan nhản.

Chương trình mới “tăng tải” bởi sự dồn ép kiến thức, kỹ năng

Xin tạm bỏ qua sự rối rắm khi “3 thầy 1 sách”, “2 thầy 1 sách” trong những môn tích hợp, tôi chỉ muốn nhấn mạnh về áp lực kiến thức và kỹ năng trong môn ngữ văn bậc THCS. 

Đây là năm thứ hai, chúng tôi theo bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống ở lớp 6. Tôi chứng kiến cảnh nhiều lần giáo viên lẫn học sinh “cùng đuối” vì phải chạy đua với bài vở. Nhiều văn bản mới tinh lần đầu tiên được đưa vào giảng dạy. Hàng loạt tác phẩm lớn trong chương trình trước (như tác phẩm Mây và sóng ở lớp 9, Cô bé bán diêm ở lớp 8) bị đẩy xuống dạy ở lớp 6. 

Ngay đến văn bản Cô Tô cực kỳ tinh tế, điêu luyện trong việc sử dụng ngôn ngữ, tác giả viết sách còn cố đưa thêm một đoạn ngữ liệu khá dài ở phần đầu vào khiến bài đọc hiểu thêm  khó khăn đối với học sinh đầu cấp.

Phần tiếng Việt thì dồn dập kiến thức cần tìm hiểu, kỹ năng cần vun bồi. Bên cạnh đó là hàng loạt bài tập về nhiều đơn vị kiến thức khác nhau. Người soạn sách lý giải rằng học sinh đã được làm quen những kiến thức đó từ tiểu học, giờ chỉ thực hành ứng dụng nâng cao. Tuy nhiên, thực tế không phải lúc nào cũng tươi sáng và mượt mà như thế.

Trong cùng một bài học, phần viết yêu cầu học sinh phải luyện 3 dạng đề liên tiếp: tập làm thơ lục bát, viết đoạn văn trình bày cảm xúc về một đoạn thơ lục bát, rồi chuẩn bị một bài văn trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương. Giáo viên dạy trong hoang mang, học sinh mải mướt rượt đuổi theo yêu cầu của chương trình.

Khi học sinh 'bội thực' việc học - Ảnh 2.

Học sinh phải đối mặt một lượng lớn kiến thức từ bậc tiểu học

“Khó xử” với đổi mới kiểm tra và đánh giá 

Ngay từ đầu năm học này, Bộ GD-ĐT đổi mới kiểm tra đánh giá bằng cách yêu cầu các đề kiểm tra văn phải sử dụng ngữ liệu ngoài chương trình. Riêng phần viết chiếm phần lớn điểm kiểm tra cũng phải làm văn trên ngữ liệu mới. Đây là yêu cầu cần thiết để tránh việc dạy và học theo văn mẫu. Tuy nhiên, khi vận dụng vào thực tế bao câu chuyện bi hài bắt đầu manh nha. 

Thầy mải mướt tìm ngữ liệu xây dựng đề. Trò loay hoay ôn tập và chẳng biết bắt đầu từ đâu, định hướng thế nào. Những đề văn dài dằng dặc 2-3 trang A4 bắt đầu xuất hiện. Học sinh lớp 6, 7 và 10 phải tập trung đọc hiểu một ngữ liệu mới, trả lời hàng chục câu hỏi trắc nghiệm và hoàn thành một bài văn chưa từng được luyện tập trong khoảng thời gian 90 phút.

Chẳng hạn, trong đợt kiểm tra giữa kỳ môn ngữ văn lớp 7 vừa qua, học sinh phải viết cảm nhận về một nhân vật ngoài chương trình. Thầy và trò hớt hải ôn luyện, bởi tác phẩm cùng thể loại ngoài sách giáo khoa thì bạt ngàn. 

Giáo viên lâm vào tình trạng khó xử: “mớm” trước cho học sinh vài “địa chỉ”, “khoanh vùng” cho các em vài tác phẩm thì trái quy định; nhưng để cho học trò “tự bơi” giữa kho tàng văn học ngút ngàn thì điểm số thấp.

Áp lực việc học, ôn luyện, thi cử ngày càng đè nặng đôi vai học sinh như thế đó!



Source link

Cùng chủ đề

Liên đoàn Xiếc Việt Nam sẽ phục vụ khán giả hơn 20 chương trình đặc sắc trong năm 2024

Sau chương trình này, Liên đoàn Xiếc Việt Nam cũng sẽ sớm ra mắt chương trình nghệ thuật xiếc Sống mãi với Điện Biên dự kiến tổ chức vào ngày 4, 5, 11 và 12.5 để kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Theo đó, bằng ngôn ngữ...

Hà Nội dự kiến cho học sinh lớp 11 tập dượt thi tốt nghiệp

Hà Nội lần đầu tổ chức khảo sát với học sinh lớp 11, dự kiến vào tháng 3 hoặc 4, để các em làm quen với kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội hôm nay cho biết nội dung khảo sát với lớp 11 được xây dựng dựa trên cấu trúc đề minh họa thi tốt nghiệp THPT 2025 mà Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố cuối tháng 12/2023.Tổ chức...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Đài Loan sẽ đào tạo bán dẫn miễn phí sinh viên Việt Nam

Doanh nghiệp bán dẫn Đài Loan thích hợp tác với đại học Ông Hàn Quốc Diệu cho rằng hiện doanh nghiệp Đài Loan, trong...

TP.HCM đồng ý tách Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa

Phương án tách trường được UBND TP.HCM chấp thuận sau buổi làm việc với lãnh đạo Sở GD&ĐT TP về công tác tuyển sinh đầu cấp năm 2024 - 2025. UBND TP.HCM giao Sở GD&ĐT chủ trì, khẩn trương phối hợp với Sở Nội vụ, các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng đề án tổ chức lại Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa trên cơ sở tách Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa thành Trường THPT chuyên...

Cùng chuyên mục

Sinh viên năm cuối cần chuẩn bị những gì trước khi đi xin việc?

Để có thể ứng tuyển vào những vị trí việc làm phù hợp và được nhà tuyển dụng đánh giá cao, sinh viên năm cuối cần phải chuẩn bị mọi thứ thật kỹ trước khi cầm hồ sơ đi xin việc.Dưới đây là một số lưu ý dành cho sinh viên năm cuối trước khi đi xin việc, bạn có thể tham khảo thêm để có cho mình sự chuẩn bị tốt nhất.Đảm bảo bằng cấpCác trường đại...

Sinh viên chế tạo thiết bị tìm người mất tích

Thiết bị bay không người lái của nhóm sinh viên có thể tìm kiếm người trên diện tích hàng nghìn m2, trong mưa gió cấp 6, có tính mới ở Việt Nam. Sản phẩm mang tên Hệ thống tìm kiếm định vị nạn nhân (SkyHelper) do bốn sinh viên thực hiện. Trong đó, Đinh Hữu Hoàng, Nguyễn Anh Kiệt, Nguyễn Quang Huy đang theo học tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông; Nguyễn Đoàn Nguyên Linh là...

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức...

Mới nhất

HLV Shin Tae-yong: Một số cầu thủ Indonesia bị ốm nghiêm trọng

"Tình trạng của các cầu thủ không tốt lắm. Một số người bị ốm nghiêm trọng. Tôi không biết họ dính virus gì", HLV Shin Tae-yong chia sẻ sau khi có mặt ở Hà Nội. Đội tuyển Indonesia đến Việt Nam chiều ngày 23/3 để chuẩn bị cho trận lượt về gặp tuyển Việt Nam tại vòng loại World...

Bé nhỏ tuổi bị nhồi máu não, cha mẹ cần chú ý biểu hiện

Mới đây, các bác sĩ khoa hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa điều trị thành công một trường hợp bé trai 7 tuổi bị nhồi máu não. Bệnh nhi H.Đ.H. được đưa vào...

Tuần trái chiều đầu tiên của giá dầu thế giới trong năm

Theo nhà phân tích Bjarne Schieldrop của SEB Research, giá dầu Brent có thể sẽ giao dịch ở mức 80 - 90 USD/thùng trong năm nay.Quyết định giữ nguyên lãi suất ở mức 5,25% đến 5,5% của Fed đã đẩy giá dầu trượt dốc ở phiên giao dịch ngày 21.3 (giờ Việt Nam).Giá dầu tiếp tục giảm trong...

Giao tran quanh bệnh viện Al Shifa ở Gaza, 170 tay súng thiệt mạng

Nhóm vũ trang Hamas cho biết lực lượng của mình đã tham chiến với quân đội Israel tại khu vực lân cận bệnh viện Al Shifa ở Thành phố Gaza,...

Mới nhất

Hết rồi con ơi!

01:28:26