Trang chủNewsThời sự'Kho báu' của gia đình 'âm binh' ở Thanh Hoá

‘Kho báu’ của gia đình ‘âm binh’ ở Thanh Hoá


'Kho báu' của gia đình 'âm binh' ở Thanh Hoá - 1

Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Dung – Bí thư chi bộ Trạm bảo vệ rừng Thành Vân, từ năm 2001, sau khi thông báo “làm việc thánh”, bà Nguyễn Thị Thành đã gọi người đến nhà và bán sạch cả đàn trâu bò.

Tổng cộng 15 con được hơn 13 triệu đồng, đây là số tiền khá lớn vào thời điểm đó”, bà Dung nói.

Bà Thành sau đó đã đi khắp xã gom mua hàng vạn chiếc bát, hàng nghìn chiếc lưỡi cày, nhiều tạ thép, dây xích. “Trong vùng, có bao nhiêu bát và lưỡi cày, chị Thành mua sạch. Ước tính phải mấy chuyến ô tô ấy”, bà Dung kể.

Bà Dung cho hay, bát được bà Thành đem chôn hết xuống vườn, còn lưỡi cày một phần thì chôn, một phần bà Thành buộc vào thân cây rồi dựng đứng như cột cờ trước nhà. Quanh nhà cũng chăng đầy dây thép, dây xích. Bà Thành cũng cho dựng lên 8 túp lều bé xíu và dùng các dây thép nối các túp lều với nhau rất khó hiểu…

Thấy việc làm kỳ lạ này bà Dung đã tìm mọi cách khuyên can nhưng chẳng được. Bà Thành mua nhiều đến nỗi, đại lý bán sắt thép ở thị trấn cũng hết, bà phải đi nơi khác để mua về. Mua xong, vợ chồng bà Thành cùng các con giăng mắc chằng chịt trong vườn.

'Kho báu' của gia đình 'âm binh' ở Thanh Hoá - 2
'Kho báu' của gia đình 'âm binh' ở Thanh Hoá - 3

Hệ thống thép giăng khắp khu vườn của gia đình bà Thành, cùng với đó lưỡi cày cắm thành hàng dọc thân cây. (Ảnh chụp năm 2017).

Là người từng tiếp cận bên trong ngôi nhà bà Thành, bà Mai Thị Tình (em gái của ông Mai Hồng Thái) miêu tả: “Bên trong nhà hương khói không thắp và cũng không thờ phụng ai. Hồi đầu ngôi nhà làm bằng gỗ chắc chắn. Sau đó, chị Thành lệnh cho chồng con phá ngôi nhà kiên cố đó ra rồi tự dựng mấy căn lều nhỏ để ở. Lều nào cũng chôn hàng đống bát đĩa ở dưới”.

Không chỉ chôn bát, bà Tình cho hay, bà Thành còn sai chồng con đi mua hoa quả về rải hết khắp bốn xung quanh vườn. Chậu thau, xoong nồi quăng hết xuống giếng.

Sau đó bà còn bắt mua cả những tấm kính về đập nát, gói thành những đùm nhỏ rồi treo lên mấy cái lều. Chồng và con cứ phải làm việc quần quật từ sáng đến khuya. Đúng 12 giờ chị ấy mới cho chồng và con nghỉ”, bà Thành chia sẻ.

Bà Tình cũng kể rằng, lúc mới bị bệnh, chị dâu của bà bắt con cái thôi học. Đàn bò, tranh thủ lúc ông Thái về lấy lương ở Nga Sơn, bà Thành bán lúc nào không ai biết. Sau khi bán bò, ba đứa con được cắt tóc trọc đầu như ông sư, bò xung quanh nhà chôn bát cho mẹ đến thâm tím đầu gối.

Những cột lưỡi cày, bát sứ, sắt thép được gia đình chị ấy coi như kho báu, không ai có quyền được động vào hoặc di chuyển đi chỗ khác”, bà Tình cho hay.

Hành trình tiếp cận gia đình sống như “u mê” ở Thanh Hóa. (Video được ghi nhận năm 2017).

'Kho báu' của gia đình 'âm binh' ở Thanh Hoá - 4

Chỉ vào 4 góc vườn, anh Lê Văn Dũng – Phó Chủ tịch UBND thị trấn Vân Du – bảo nơi đây từng là bãi tập kết hàng chục tấn thép, tôn, bát sứ…

Anh kể, sau khi bà Thành mất được một thời gian ngắn, anh nhận được tin từ trưởng khu phố thông báo ông Thái và 2 con muốn về huyện Nga Sơn sinh sống, đề nghị chính quyền giúp đỡ vận chuyển tất cả đồ đạc về cùng.

Tôi nhớ không nhầm thì vào ngày 10 tháng Giêng năm ngoái (10/2/2022), vừa mới ăn Tết xong. Lúc đó, bố con ông Thái rất vui vẻ, luôn miệng nói trăm sự nhờ mọi người để nhà tôi được về quê. Lãnh đạo thị trấn Vân Du đã huy động khoảng 15 người đến giúp ông Thái dỡ bỏ nhà, cây cối, khai quật sắt thép”, anh Dũng nói.

'Kho báu' của gia đình 'âm binh' ở Thanh Hoá - 5
'Kho báu' của gia đình 'âm binh' ở Thanh Hoá - 6

Hơn chục nhân công cùng một chiếc máy xúc làm việc cật lực 2 ngày mới dọn dẹp xong khu đất. Những chiếc lưỡi cày sắc lẹm treo từ ngọn cây xuống đất được tháo dỡ, hàng trăm chiếc bát sứ được đào lên từ lòng đất, nhiều cuộn thép gần như mới tinh… chất thành đống, phải thuê 2 chiếc xe tải mới chở hết.

Phải đến 15 – 20 tấn ấy Toàn nhỉ? Giờ bán hay để đâu rồi? Có mang lại lên trên này không đấy?”, anh Dũng hỏi.

Lắng nghe câu chuyện giữa tôi và vị Phó Chủ tịch UBND Thị trấn, anh Toàn đáp: “Chở về mọi người ở quê cũng không đồng ý lắm. Đất Thạch Thành là đất linh thiêng, chúng tôi muốn dứt ra đi nhưng mà không được. Người ta cũng không hài lòng cho lắm. Đất trời không hài lòng. Đền Bùi không hài lòng. Mình mà bán đi thì áy náy trong lòng…”.

'Kho báu' của gia đình 'âm binh' ở Thanh Hoá - 7

Trong gian bếp của chị em Thanh, Toàn vẫn có cuộn thép nặng hàng trăm cân.

Đi một vòng quanh khu vườn, thấy trong nhà bếp có cuộn sắt lớn, nặng khoảng 100 kg, anh Dũng hỏi: “Sao lại có sắt ở đây, mới mua hay mày lại mang từ Nga Sơn lên đây?”. Toàn cười, bảo: “Phải có sắt chứ, không có sống sao được…”.

Có điều kỳ lạ là trong suốt quá trình trò chuyện, anh Dũng và tôi nhiều lần đề cập đến việc muốn vào căn nhà được dựng bằng tôn kín mít, lối ra vào duy nhất đã bị khóa, nhưng chị em Thanh, Toàn thẳng thừng từ chối: “Trong đó không có gì đâu, chỉ có mấy cái chăn. Anh muốn trộm đồ gì nhà em à anh Dũng?”.

Có lẽ họ đang cố giấu chúng tôi điều gì đó. Anh Dũng cho biết, những tấm tôn dựng lên căn nhà này được ông Thái khi còn sống đi xe đạp xuống huyện Bỉm Sơn (cách nhà 30 km) mua và thuê xe chở về đây.

Chia tay chị em Thanh và Toàn, chúng tôi đến nhà bà Lê Thị Dung, nằm cách đó không xa. Nghe chúng tôi kể lại cuộc trò chuyện với chị Thanh, anh Toàn, bà Dung cảm thán:

Chị em nó bướng lắm. Sau khi bố mẹ mất, chính quyền địa phương, hàng xóm láng giềng, họ hàng dưới Nga Sơn khuyên nhủ hết lời nhưng chúng vẫn quyết bám trụ cái đất này, sống cuộc sống không giống ai. Cũng có thay đổi đấy, nhưng chả biết đến bao giờ mới hoàn toàn hòa nhập cộng đồng”.

Bà Dung cho hay, hồi ông Thái và 2 con quyết định về quê ở Nga Sơn, hàng xóm rất vui mừng. Mọi người cho rằng, bà Thành có sức mạnh kỳ bí nào đó nên mới có thể kiểm soát được cả gia đình làm theo ý mình, khi bà ấy chết đi thì chồng con trở lại bình thường và mong muốn về quê để gần họ hàng anh em.

Chúng tôi chung tay nhau dỡ bỏ nhà cửa, dọn dẹp đồ đạc cho bố con anh ấy, ai cũng động viên bố con về quê xây dựng cuộc sống ổn định. Nhưng nào ngờ về được vài tháng thì bố con lại đưa nhau lên lại, được hơn tuần thì anh Thái chết”, bà Dung kể.

Sau khi ông Thái chết, bà Dung động viên 2 chị em cố gắng hòa nhập, bà sẽ mua quần áo mới và xin vào công ty làm việc nhưng Thanh và Toàn nhất quyết không đồng ý.

Trước đây bố mẹ còn sống lương cũng được 6 – 7 triệu đồng duy trì cuộc sống, giờ không biết lấy gì mà ăn. Nhưng điều tôi lo lắng hơn cả là 2 đứa khác giới, nhận thức kém…”, bà Dung nói.

Nhắc đến sự ra đi của bà Thành và ông Thái, bà Dung không giấu nổi sự thương cảm cho số phận của gia đình người chị em thân thiết, cùng công tác hàng chục năm tại lâm trường Thạch Thành.

Bà Dung bảo chính vì cuộc sống lập dị nên khi họ chết đi, mọi người đến đa phần vì tính tò mò: “Có lẽ niềm an ủi lớn nhất của anh chị ấy là được nằm cạnh nhau ở quê cha, đất tổ”.

“Đến thời điểm này tôi cũng không hiểu nổi mọi chuyện xảy ra với nhà chị Thành, anh Thái. Tại sao họ lại sống như vậy? Tại sao họ lại mua hàng chục tấn sắt tích trữ trong nhà, đến khi khai quật lên tôi nhẩm tính phải bán được 150 triệu đồng? Tại sao khi anh chị ấy chết rồi mà 2 đứa con vẫn sống như vậy?”. Bà Dung đặt ra hàng loạt câu hỏi mà cả bà, hàng xóm láng giềng và chính quyền đến giờ vẫn chưa tìm được câu trả lời.

'Kho báu' của gia đình 'âm binh' ở Thanh Hoá - 8

Để tìm hiểu lý do tại sao 3 bố con ông Mai Văn Thái quyết định rời Thạch Thành về Nga Sơn nhưng sau đó vẫn quay lại sống tại đây, chúng tôi đã xin địa chỉ để tìm về nhà bà Mai Thị Tình – em gái ruột ông Thái.

Và chính nhờ cuộc gặp bà Tình tại xã Nga Thạch, huyện Nga Sơn, chúng tôi mới biết lý do vì sao chị em Thanh và Toàn không cho chúng tôi vào căn nhà được dựng kín bằng những tấm tôn xanh.

Hai người con của bà Nguyễn Thị Thành chia sẻ về cuộc sống hiện tại.

Đón đọc phần 4: Bí ẩn bên trong ngôi nhà tôn xanh của gia đình ‘âm binh’

Người cô ruột nói về lý do 2 chị em Toàn, Thanh nhất định không chịu về quê sinh sống mà trở lại “vùng đất dữ”, sống trong căn nhà tôn màu xanh kín mít đầy bí ẩn.



Nguồn

Cùng chủ đề

Trò diễn Xuân Phả độc nhất vô nhị trên sân khấu Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc

Trò Xuân Phả là các trò diễn dân gian mô tả cảnh 5 quốc gia cổ (thuộc Trung Hoa, Hòa Lan, Tú Huần, Chăm Pa, Ai Lao) đem lễ vật cùng với những tiết mục múa hát đặc sắc của quốc gia họ để chúc mừng Hoàng đế nước Việt...

Thác Ma Hao giữa rừng đại ngàn xứ Thanh

Nằm dưới chân núi Chí Linh, cách trung tâm Thị trấn huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa khoảng 15 km, bản Năng Cát, xã Trí Nang được thiên nhiên ban tặng cho nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, trong đó có thác Ma Hao. Thác Ma Hao không chỉ mang một vẻ đẹp tự nhiên, hoang dã mà còn gắn với lịch sử chống giặc ngoại xâm của nghĩa quân Lê Lợi. Đây hiện là điểm du lịch hấp dẫn...

Clip học sinh đứng cổng trường chào thầy cô trong mưa rét, hiệu trưởng lên tiếng

Những hình ảnh quay lại cảnh học sinh cúi chào được người dân gửi cho phóng viên.Sáng 30/1, tin từ Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết đã nắm được thông tin chia sẻ trên mạng xã hội ghi lại cảnh học sinh đứng cúi chào giáo viên trong tiết trời giá rét dưới 15 độ C ở Trường THCS Trần Mai Ninh (TP Thanh Hóa) và đang yêu cầu...

Cặp sinh đôi ở Thanh Hoá đạt giải nhất môn Sinh kỳ thi học sinh giỏi quốc gia

Đó là anh em Nguyễn Lê Bảo Long (lớp 12H- chuyên Hoá) và Nguyễn Lê Thành Công (lớp 12S- chuyên Sinh) cùng đạt giải nhất môn Sinh học.Chia sẻ với báo chí, Long và Công cho biết cảm thấy rất vui với kết quả mình vừa đạt được. Cả hai đang tiếp tục cố gắng ôn luyện để tham gia các kỳ thi tiếp theo.Long chia sẻ, dù là một học sinh chuyên Hoá nhưng em cũng rất yêu thích...

Thủ tướng tặng quà gia đình chính sách, công nhân, người lao động tại Thanh Hóa

Chiều 28/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm, tặng quà gia đình chính sách, hộ nghèo, công nhân, lao động tại khu công nghiệp Hoàng Long, TP Thanh Hóa (tỉnh Thanh Hoá).Cùng dự có Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng cùng lãnh đạo bộ, ngành Trung ương, tỉnh Thanh Hóa, cùng đông đảo công nhân, người lao động.  Mẹ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Xả thải gây ô nhiễm môi trường, một công ty tại Phú Yên bị phạt gần 3,4 tỷ đồng

Ngày 25/3, bà Hồ Thị Nguyên Thảo – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gần 3,4 tỷ đồng đối với Công ty Cổ phần tinh bột sắn Phú Yên (trụ sở: xã Eabia, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) vì có 6 hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và tài nguyên nước.Ngày 12/1/2024, Đoàn kiểm tra Công an tỉnh Phú Yên đã...

Học sinh mâu thuẫn, người nhà hành hung nữ sinh lớp 7

Lãnh đạo trường THCS xã An Thượng cho biết, nữ sinh bị hành hung tại khu cánh đồng gần Trạm Y tế xã An Thượng (TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương) là em D. đang học lớp 7 tại trường.Vị lãnh đạo thông tin, trước đó, D. có xích mích với P., một nữ sinh lớp. Biết cháu xảy ra mâu thuẫn với bạn, chú của P. đã hành hung D.Thời điểm bị hành hung, D. chỉ biết...

Ăn trứng liên tục có tốt?

Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện dinh dưỡng quốc gia, trứng là thực phẩm lành mạnh, giàu protein và chứa nhiều acid amin thiết yếu. Trong trứng còn chứa nhiều lecithin - chất béo tốt có khả năng điều hòa lượng cholesterol trong máu. Vì vậy, những người khỏe mạnh, không có bệnh có thể ăn tối đa một quả trứng mỗi ngày.Lòng trắng trứng không chứa chất béo, giàu khoáng chất dinh dưỡng như niacin, kali, riboflavin...

Bài đọc nhiều

Báo nước ngoài gợi ý những điểm đến hàng đầu ở miền Trung Việt Nam

Trang web du lịch Hindustan Times của Ấn Độ gợi ý du khách nên khám phá những điểm đến mang tính biểu tượng hàng đầu trên khắp miền Trung Việt Nam, từ phố cổ Hội An, khu di tích Mỹ Sơn đến thành phố biển hiện đại Quy Nhơn. Hội An được mệnh danh là nơi giao thoa của các nền văn hóa khi các thương gia từ Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Nhật Bản và Châu Âu, đến...

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tròn bảy thập kỷ đã trôi qua, Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi là biểu tượng sáng ngời của dân tộc Việt Nam quật cường, bất khuất. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuối năm 1953, tại Việt Bắc, Chủ...

Chó thả rông rượt vận động viên tập luyện tại giải Vô địch Quốc gia marathon

Những ngày qua, nhiều đoàn, vận động viên chuyên nghiệp trên khắp cả nước đã quy tụ về Phú Yên để tập luyện, chuẩn bị cho giải chạy.Nhiều vận động viên đánh giá, Phú Yên có cung đường chạy rộng thênh thang, cảnh quan hùng vỹ và khí hậu khí mát mẻ. Tuy nhiên, trong quá trình tập luyện, các đoàn và vận động viên gặp nhiều tình huống “dở khóc dở cười” với chó, mèo thả rông.Chó...

Tòa nhà cao nhất thế giới thắp sáng quốc kỳ, chạy chữ ‘UAE ủng hộ Nga’

Theo TASS, tòa nhà cao nhất thế giới Burj Khalifa ở Dubai (UAE) đã thắp sáng quốc kỳ Nga vào tối 23/3 nhằm tưởng nhớ các nạn nhân của vụ tấn công khủng bố tại trung tâm thương mại Crocus, ngoại ô Moskva ngày 22/3.Không chỉ thắp sáng cả tòa nhà bằng quốc kỳ Nga, tòa nhà Burj Khalifa còn chạy dòng chữ "UAE ủng hộ Nga" bằng tiếng Ả Rập và tiếng Anh. Hoạt động trên do...

Người Việt đội mưa hiến máu cứu nạn nhân vụ khủng bố nhà hát Nga

Hay tin khủng bố khiến hơn 100 người nguy kịch, nhiều người Việt xếp hàng nhiều giờ dưới mưa rét để hiến máu giúp nạn nhân, đồng thời quyên tiền hỗ trợ. Gần sát giờ buổi biểu diễn mang tên Không sợ điều gì của nhóm nhạc Picnic tại nhà hát Crocus City Hall ở Krasnogorsk, tỉnh Moskva, tối 22/3, một nhóm người đến trên minivan, mang súng trường AK đột nhập và nã đạn vào bất cứ ai gặp trên đường....

Cùng chuyên mục

Báo chí Hà Nội tập trung tuyên truyền kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô

Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Phạm Thanh Học chủ trì hội nghị. Báo cáo của Ban Tuyên giáo Thành ủy cho thấy, trong tháng 3/2024, các cơ quan báo, đài của TP bám sát nhiệm vụ chính trị, thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo, định hướng của T.Ư, TP. Thông tin, phản ánh kịp thời, toàn diện các vấn đề thời sự chính trị, sự kiện quan trọng, hoạt động chỉ đạo, điều...

Câu lạc bộ Cựu đại biểu Quốc hội góp ý dự án Luật Thủ đô (sửa đổi)

Báo cáo một số vấn đề lớn của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Phương Thủy cho biết, dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý đã quy định chi tiết, cụ thể hơn rất nhiều so với Luật hiện...

Gắn biển Công trình thanh niên xây dựng cầu Tô Lịch tại huyện Thường Tín

Đây là hoạt động trong Chương trình công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi Thủ đô năm 2024, đồng thời nhằm tạo không khí thi đua sôi nổi chào mừng Kỷ niệm 93 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 – 26/3/2024).  Tham dự chương trình Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết; Phó Trưởng ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị...

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tròn bảy thập kỷ đã trôi qua, Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi là biểu tượng sáng ngời của dân tộc Việt Nam quật cường, bất khuất. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuối năm 1953, tại Việt Bắc, Chủ...

HLV Troussier: ‘Việt Nam vẫn nắm quyền tự quyết trước trận Indonesia’

HÀ NỘI-HLV Philippe Troussier khẳng định đã chuẩn bị chu đáo để đánh bại Indonesia ở Mỹ Đình, giành lại nhì bảng F cũng như cơ hội đi tiếp ở vòng loại World Cup 2026. "Việt Nam vẫn giữ nguyên mục tiêu, đó là giành kết quả tốt nhất để vào vòng loại thứ ba World Cup 2026. Sau trận đấu ngày mai với Indonesia, chúng tôi còn hai trận nữa (gặp Iraq và Philippines). Trong bối cảnh hiện tại...

Mới nhất

Mới nhất