Kinh tế tê liệt, châu Âu lấy đâu ra hàng tỷ USD để... chống Nga?

Báo Quốc TếBáo Quốc Tế13/12/2024

Trước khi chính phủ Pháp và Đức sụp đổ, nền kinh tế châu Âu đã gặp khó khăn. Khu vực phải đối mặt với tăng trưởng yếu ớt, sức cạnh tranh chậm so với Mỹ và Trung Quốc, một ngành công nghiệp ô tô đang lao đao....


Kinh tế tê liệt, châu Âu lấy đâu ra hàng tỷ USD để... chống Nga?
Kinh tế châu Âu đang gặp khó. (Nguồn: AP)

Một câu hỏi đặt ra rằng, trước tình trạng như vậy, châu Âu tìm đâu ra hàng tỷ USD để chống Nga và sắp tới là làn sóng thuế quan có thể đến từ ông Donald Trump?

Khoảng trống ở Pháp, Đức

Sẽ khó tìm ra giải pháp khi hai quốc gia chiếm gần một nửa nền kinh tế khu vực đồng EUR (Eurozone) vẫn mắc kẹt trong tình trạng tê liệt chính trị cho đến tận năm 2025. Pháp và Đức, hai quốc gia từng giữ nhiệm vụ thúc đẩy châu Âu tiến lên, giờ đây đã có một khoảng trống.

Ngày 5/12, Thủ tướng Pháp Michel Barnier đã đến Điện Elysee, đệ đơn từ chức của ông và Nội các lên Tổng thống Emmanuel Macron, sau khi không vượt qua được cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội. Ông Barnier là Thủ tướng Pháp đầu tiên bị buộc phải từ chức bởi một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm kể từ năm 1962.

Theo báo chí Pháp, bất đồng trong việc xử lý thâm hụt ngân sách đã khiến chính phủ nước sụp đổ. Điều này không chỉ đẩy chi phí vay nợ của nước này lên cao mà còn gây ra làn sóng lo ngại về sự ổn định của nền kinh tế lớn thứ hai Eurozone.

Còn tại Đức, Liên minh do Thủ tướng Olaf Scholz thuộc đảng Dân chủ Xã hội dẫn đầu cùng đảng Xanh và đảng Dân chủ Tự do ủng hộ doanh nghiệp đã tan vỡ vào tháng 11, dẫn đến cuộc bầu cử sớm vào ngày 23/2/2025. Các cuộc đàm phán để thành lập chính phủ mới có thể kéo dài đến tháng 4/2025.

Đầu tàu tăng trưởng chính của châu Âu cũng trong tình trạng trì trệ kéo dài từ trước đại dịch.

Tình hình càng trở nên phức tạp hơn khi lạm phát tăng tháng thứ hai liên tiếp, đạt 2,3% trong tháng 11/2024, đặt Ngân hàng Trung ương châu Âu vào thế khó trong việc cân bằng giữa kích thích tăng trưởng và kiềm chế giá cả.

Ông Mujtaba Rahman, Giám đốc điều hành khu vực châu Âu của Eurasia Group cho biết, kinh tế Đức chỉ thoát "mây đen" khi cởi mở với việc nới lỏng các hạn chế theo hiến pháp về việc vay nợ để cho phép chi tiêu và đầu tư.

Còn với Pháp, đất nước này có thể phải đối mặt với "sự tê liệt hoàn toàn về vấn đề kinh tế" - ông Rahman nói.

Giám đốc điều hành khu vực châu Âu của Eurasia Group khẳng định: "Và đó rõ ràng là một vấn đề lớn đối với châu Âu. Khi Pháp và Đức không 'hoạt động hết công suất', kinh tế châu Âu khó có thể đạt kết quả như mong đợi".

Áp lực kinh tế của châu Âu

Đó chưa phải là những vấn đề duy nhất ở châu Âu. Môi trường kinh doanh trì trệ ở khu vực này cũng đang là vấn đề "đau đầu".

Cựu Giám đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi đưa ra khuyến nghị trong một báo cáo mới đây rằng, Liên minh châu Âu (EU) cần đưa ra ít quy định hơn, thị trường hội nhập hơn, chính sách công nghiệp gắn kết, liên minh ngân hàng và thị trường vốn, chi tiêu cho giáo dục là hoàn toàn có giá trị.

Tuy nhiên, "điều này không thể xảy ra nếu không có sự liên kết giữa Pháp và Đức", ông Mario Draghi nhấn mạnh.

Trong khi đó, bà Anne-Laure Delatte, một nhà kinh tế người Pháp nhận thấy, thị trường tài chính vẫn thận trọng nhưng không quá lo lắng về tình hình bất ổn chính trị của Pháp. Dù vậy, sự yếu kém về kinh tế ở Pháp và Đức có thể có tác động rộng hơn đến khối 27 thành viên.

“Điều này có thể làm suy yếu vị thế của châu Âu trên toàn cầu hoặc chuyển giao quyền lực và ảnh hưởng sang các quốc gia châu Âu khác như Hà Lan hoặc Tây Ban Nha - những quốc gia đang hoạt động tốt vào thời điểm hiện tại”, bà nêu quan điểm.

Paris dự kiến ​​sẽ chứng kiến ​​mức tăng trưởng 1,1% trong năm nay và 0,8% vào năm tới. Với Berlin, nền kinh tế dự kiến ​​sẽ giảm 0,1% trong năm nay - năm thứ hai liên tiếp suy thoái và phục hồi khiêm tốn với mức 0,7% vào năm tới.

Kinh tế tê liệt, châu Âu lấy đâu ra hàng tỷ USD để... chống Nga?
Pháp dự kiến ​​sẽ chứng kiến ​​mức tăng trưởng 1,1% trong năm nay. (Nguồn: Getty Images)

Áp lực đối với nền kinh tế châu Âu còn đến từ các yếu tố bên ngoài.

Sự suy yếu của thị trường Trung Quốc - đối tác thương mại quan trọng của khu vực - đang gây tổn thương không nhỏ cho cả doanh nghiệp và người tiêu dùng châu Âu.

Trong khi đó, căng thẳng với Nga trên nhiều mặt trận cũng khiến các quốc gia còn lại ở châu Âu gặp khó.

Đơn cử như cuộc chiến khí đốt với Nga khiến châu Âu phải loay hoay tìm kiếm nguồn cung khí đốt mới. Điều này cũng khiến khu vực tốn thêm nhiều tiền hơn khi vận chuyển dòng khí đốt mới từ những quốc gia khác như Mỹ. Giá năng lượng tăng cao cũng khiến mùa Đông ở khối 27 thành viên thêm bất ổn.

Chưa kể, những đe dọa về thuế quan từ phía Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng đang "thêm dầu vào lửa" cho triển vọng xuất khẩu của khu vực.

Với vấn đề thuế quan từ nền kinh tế lớn nhất thế giới, các quan chức châu Âu có thể chọn cách cố gắng xoa dịu một cuộc xung đột thương mại tiềm tàng. Cụ thể, châu Âu có thể quyết định không trả đũa bất kỳ mức thuế nào của Mỹ, do đó tránh được một chu kỳ "ăn miếng trả miếng" gây tổn hại lẫn nhau.

Tăng trưởng khiêm tốn

EC dự báo, châu Âu chỉ chứng kiến ​​mức tăng trưởng khiêm tốn khi người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi lạm phát vẫn thận trọng trong chi tiêu. Nền kinh tế Eurozone dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 0,8% trong năm nay và 1,3% vào năm tới.

EC cũng ước tính rằng, sẽ cần tới 500 tỷ EUR (tương đương 528 tỷ USD) trong thập kỷ tới để giúp đáp ứng nhu cầu an ninh của khối.

Ủy viên quốc phòng của EU Andrius Kubilius đã chỉ ra rằng, trái phiếu quốc phòng chung có thể huy động được số tiền khổng lồ đó. Nhưng việc "tiến lên" mà không có Đức, thành viên lớn nhất của khối, là điều khó có thể tưởng tượng.

Còn ông Mujtaba Rahman nhận thấy, các vấn đề lớn như quốc phòng và khả năng cạnh tranh của cả nền kinh tế đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn. Nhưng hiện tại, với tình hình ở Pháp và Đức, chưa thể nói trước điều gì!

Mới nhất, ngày 13/12, Ngân hàng Trung ương châu Âu đã thực hiện đợt cắt giảm lãi suất thứ ba liên tiếp, hạ 0,25 điểm phần trăm xuống còn 3% và nới rộng khoảng cách với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Ngân hàng này đang tập trung vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thay vì kiểm soát giá cả tăng cao khi lạm phát dao động quanh mức mục tiêu 2%.



Nguồn: https://baoquocte.vn/kinh-te-te-liet-chau-au-lay-dau-ra-hang-ty-usd-de-chong-nga-297266.html

Bình luận (0)

No data
No data
Loại hoa có thân như củi khô, giá hàng triệu đồng được săn lùng chơi Tết

Loại hoa có thân như củi khô, giá hàng triệu đồng được săn lùng chơi Tết

Cùng chuyên mục

Thí điểm thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

Thí điểm thành lập và phát triển thị trường carbon tại Việt Nam

Báo Quốc Tế
Báo Quốc Tế
9 giờ trước
Tập đoàn Stavian đón đầu xu thế năng lượng xanh, đầu tư sản xuất hệ thống BESS tại Việt Nam

Tập đoàn Stavian đón đầu xu thế năng lượng xanh, đầu tư sản xuất hệ thống BESS tại Việt Nam

Báo Quốc Tế
Báo Quốc Tế
15 giờ trước
Tổng thống Trump trở lại "lợi hại hơn xưa", ngành năng lượng hóa thạch Mỹ bước vào thời hoàng kim?

Tổng thống Trump trở lại "lợi hại hơn xưa", ngành năng lượng hóa thạch Mỹ bước vào thời hoàng kim?

Báo Quốc Tế
Báo Quốc Tế
12 giờ trước
[Video] Quan hệ Việt Nam - Vương quốc Anh qua lời chúc Tết của các nhà ngoại giao

[Video] Quan hệ Việt Nam - Vương quốc Anh qua lời chúc Tết của các nhà ngoại giao

Thời Đại
Thời Đại
14 giờ trước
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là hình mẫu tiêu biểu trong quan hệ quốc tế

Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ là hình mẫu tiêu biểu trong quan hệ quốc tế

Thời Đại
Thời Đại
12 giờ trước
Ngành đường của một quốc gia Đông Nam Á lao đao do lệnh cấm đột ngột từ Trung Quốc

Ngành đường của một quốc gia Đông Nam Á lao đao do lệnh cấm đột ngột từ Trung Quốc

Báo Quốc Tế
Báo Quốc Tế
13 giờ trước

Cùng tác giả

Thư pháp tiếng Hàn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Thư pháp tiếng Hàn được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Báo Quốc Tế
Báo Quốc Tế
một giờ trước
‘Anh Tây’ Kyo York diện áo dài Việt Nam, hát ca khúc mừng Xuân Ất Tỵ

‘Anh Tây’ Kyo York diện áo dài Việt Nam, hát ca khúc mừng Xuân Ất Tỵ

Báo Quốc Tế
Báo Quốc Tế
3 giờ trước
Ấn Độ dẫn đầu về kế hoạch chi tiêu cho du lịch – doanh nghiệp không thể bỏ qua

Ấn Độ dẫn đầu về kế hoạch chi tiêu cho du lịch – doanh nghiệp không thể bỏ qua

Báo Quốc Tế
Báo Quốc Tế
4 giờ trước
Canada năm thứ hai liên tiếp thực hiện chính sách giới hạn số lượng sinh viên quốc tế nhập cảnh

Canada năm thứ hai liên tiếp thực hiện chính sách giới hạn số lượng sinh viên quốc tế nhập cảnh

Báo Quốc Tế
Báo Quốc Tế
5 giờ trước
Israel cáo buộc Hamas không tuân thủ thỏa thuận, Thủ tướng Netanyahu nêu điều kiện cho phép người dân Palestine trở lại miền Bắc Gaza

Israel cáo buộc Hamas không tuân thủ thỏa thuận, Thủ tướng Netanyahu nêu điều kiện cho phép người dân Palestine trở lại miền Bắc Gaza

Báo Quốc Tế
Báo Quốc Tế
7 giờ trước
Những mẫu điện thoại chụp ảnh đẹp, giá rẻ dịp Xuân Ất Tỵ 2025

Những mẫu điện thoại chụp ảnh đẹp, giá rẻ dịp Xuân Ất Tỵ 2025

Báo Quốc Tế
Báo Quốc Tế
8 giờ trước
Happy VietNam

Tác phẩm Ngày hè

Nhân vật

Bác sĩ trẻ sáng tạo trong phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Bác sĩ trẻ sáng tạo trong phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Báo Sức khỏe Đời sống
Báo Sức khỏe Đời sống
9 giờ trước
Người lính quân hàm xanh bản lĩnh ‘thép’ trước tội phạm ma túy

Người lính quân hàm xanh bản lĩnh ‘thép’ trước tội phạm ma túy

Báo Tin Tức
Báo Tin Tức
9 giờ trước
Chân dung tân Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Vũ Hồng Văn

Chân dung tân Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Vũ Hồng Văn

Báo Tiền Phong
Báo Tiền Phong
10 giờ trước
Chân dung tân Bí thư Trung ương Đảng Trần Lưu Quang

Chân dung tân Bí thư Trung ương Đảng Trần Lưu Quang

Báo Dân trí
Báo Dân trí
24/01/2025
Gương mặt Việt nổi bật 'Forbes' Mỹ 2025: Tôi là nhà sản xuất phim người Việt Nam

Gương mặt Việt nổi bật 'Forbes' Mỹ 2025: Tôi là nhà sản xuất phim người Việt Nam

Báo Thanh niên
Báo Thanh niên
24/01/2025
Chân dung tân Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Duy Ngọc

Chân dung tân Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Duy Ngọc

Báo Dân trí
Báo Dân trí
24/01/2025
Hình ảnh tuyệt đẹp trên cánh đồng hoa cúc chi vào vụ thu hoạch
Hình ảnh tuyệt đẹp trên cánh đồng hoa cúc chi vào vụ thu hoạch
Giới trẻ xếp hàng từ 6h30, chờ 7 tiếng để chụp ảnh ở quán cà phê cổ trang
Giới trẻ xếp hàng từ 6h30, chờ 7 tiếng để chụp ảnh ở quán cà phê cổ trang
Loại hoa có thân như củi khô, giá hàng triệu đồng được săn lùng chơi Tết
Loại hoa có thân như củi khô, giá hàng triệu đồng được săn lùng chơi Tết
Hà Nội: Đào Nhật Tân tăng giá mạnh, chi tiền triệu vẫn khó mua
Hà Nội: Đào Nhật Tân tăng giá mạnh, chi tiền triệu vẫn khó mua

No videos available