Chuyển từ chăn thả rông sang nuôi nhốt đại gia súc vỗ béo, ông Vinh đã vay vốn trồng cỏ, đầu tư làm chuồng trại kiên cố. Từ 2 con giống ban đầu, đến nay, đàn đại gia súc của gia đình luôn duy trì gần chục con. Với hướng đi này, trung bình mỗi năm ông Vinh thu được khoảng 100 triệu đồng, thoát được nghèo. Từ đó, nhiều hộ dân trong thôn, trong xã đã học và làm theo.
Nhiều hộ dân trong thôn, trong xã đã học và làm theo ông Vinh
Ông Ma Seo Ché là 1 trong những nông dân tiên phong đưa cây Sa nhân về trồng ở thôn Thào Chư Phìn. Từ 20 gốc, qua trồng thử nhiệm cho thấy đây là cây cho giá trị kinh tế cao lại thích hợp với khí hậu, đất đai địa phương, ông Chế đã học hỏi, tự nhân giống, mở rộng diện tích lên 3,5 ha. Mỗi năm, cây Sa nhân mang về cho gia đình khoản thu 350 triệu đồng. Từ cây Sa nhân, gia đình ông đã thoát nghèo, có điều kiện chăm lo cho con cái học hành.
Ông Ma Seo Ché, Thôn Thào Chư Phìn, xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai chia sẻ: “Sau khi trồng cây này phát triển tốt, năm thứ 2 cũng có thu hoạch dần, năm thứ 3 cây bắt đầu cho quả sai, mang đi bán được giá cao, so với ngô, lúa, gấp khoảng 10 lần”.
Ông Ché là 1 trong những nông dân tiên phong đưa cây Sa nhân về trồng ở thôn Thào Chư Phìn.
Tuy nhiên Sa nhân không nằm trong danh sách cây trồng được khuyến khích. Vì vậy xã tập trung quy hoạch vùng trồng, cho bà con ký cam kết với điều kiện khi trồng loại cây này không được xâm lấn đất rừng và phải bảo vệ rừng. Hiện nay, xã Thào Chư Phìn có khoảng 100 ha cây sa nhân, tổng thu nhập 1 năm đạt khoảng 7 tỷ đồng.
Ông Sùng Seo Hòa, Bí thư Đảng ủy xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai cho biết: “Chúng tôi trồng thử nghiệm thì mang lại hiệu quả kinh tế khá cao so với các loại cây trồng khác”.
Cùng với thay đổi trong tư duy phát triển kinh tế của người dân, cấp ủy, chính quyền huyện Si Ma Cai tiếp tục quan tâm, đồng hành hỗ trợ bà con triển khai thực hiện, nhân rộng mô hình, thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Việt Hùng – Thành thuận