Trang chủPolitical Activities“Luật Nhà giáo phải thực sự tôn vinh, thực sự tạo điều...

“Luật Nhà giáo phải thực sự tôn vinh, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người thầy”

Đây là yêu cầu và mong muốn của Tổng Bí thư Tô Lâm trong phát biểu thảo luận tại tổ đại biểu Quốc hội về dự thảo Luật Nhà giáo sáng 9/11.

Có trò phải có thầy; có trò, có thầy phải có trường

Đặt ra 6 vấn đề cụ thể đối với dự thảo Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trước hết về vị trí của giáo dục và đào tạo. Theo Tổng Bí thư, vị trí của giáo dục và đào tạo rất có ý nghĩa về chiến lược công tác cán bộ, bởi trong công tác cán bộ, đào tạo cán bộ là quan trọng và đã nói tới đào tạo là phải có thầy.

Quang cảnh phiên thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo của tổ đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội ngày 9/11

“Đây là đột phá quốc gia và là trọng tâm. Trong đào tạo người thầy rất quan trọng, muốn giáo dục phát triển được đầu tiên phải có thầy, có trường. Với định hướng chung này của Đảng, tôi cho rằng phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí người thầy”, Tổng Bí thư nói, đồng thời đánh giá, dự thảo Luật Nhà giáo đang ở tầm những gì trước đây chưa quy định thì quy định, cần phải vượt lên được về tầm, xác định được vai trò quan trọng của giáo dục, đào tạo; trong giáo dục và đào tạo người thầy là chủ thể chính.

Thứ hai, theo Tổng Bí thư, đã nói tới thầy thì phải có trò và Luật Nhà giáo phải giải quyết được mối quan hệ thật tốt giữa thầy và trò. “Nếu không có trò không có thầy. Trong Luật phải giải quyết được mối quan hệ rất quan trọng này”, Tổng Bí thư yêu cầu.

Nêu ví dụ cụ thể giải quyết chính sách phổ cập giáo dục, tức là các cháu đã đến tuổi là phải được đến trường và tiến đến là Nhà nước phải nuôi, bỏ học phí, Tổng Bí thư khẳng định, nên không thể nói thiếu thầy được, có trò là phải có thầy – quy định rõ như thế. “Mà điều này hiện nay rất thuận lợi, ở trong xã, trong phường, trong huyện, quận… sẽ có bao nhiêu cháu ở từng độ tuổi, dữ liệu dân cư biết ngay, vậy là có trò rồi, có trò thì phải chủ động có thầy. Bây giờ lại thiếu tới trăm nghìn thầy thì các cháu đi học thế nào. Rồi đã có trò, có thầy phải có trường; quy hoạch, quản lý thế nào mà nói không có trường được. Tất cả phải được giải quyết và đó là việc đang rất thời sự”, nêu rõ điều này, Tổng Bí thư nhấn mạnh yêu cầu mối quan hệ, tương quan giữa thầy và trò phải được giải quyết trong dự thảo Luật Nhà giáo.

Tổng Bí thư nêu yêu cầu thứ ba về việc phải xác định người thầy là một nhà khoa học và dự thảo Luật Nhà giáo phải thể hiện được, khái quát được, trong đó bao gồm mối quan hệ giữa nhà khoa học, giữa trung tâm nghiên cứu với doanh nghiệp, với nhà nước. “Đòi hỏi của nhà khoa học với người thầy rất lớn, không thể đứng lại được, khoa học, tri thức có dừng lại đâu. Phải mang được những tâm thế đó, người thầy phải là nhà khoa học, phải có chuyên môn rất sâu”, Tổng Bí thư nói.  

Mong muốn Luật Nhà giáo ra đời sẽ được các thầy cô chào đón

Trong bối cảnh đất nước hội nhập, Tổng Bí thư nhắc đến vấn đề thứ tư mà dự thảo Luật Nhà giáo cần thể hiện được, đó là giáo dục hội nhập thế nào, người thầy hội nhập thế nào. “Vừa rồi chúng ta tuyên bố phổ cập tiếng Anh trong giáo dục, như vậy thầy phải tiếng Anh thế nào mới phổ cập được. Thầy có trình độ tiếng Anh thế nào? Có quy định thầy nước ngoài không, thầy nước ngoài có phải chấp hành theo Luật Nhà giáo của Việt Nam không? Chúng ta đã đề cập gì chưa? Muốn hội nhập được phải có con người, mà con người đào tạo được trước hết phải là người thầy. Nếu bây giờ không có thầy tiếng Anh làm sao có trò tiếng Anh được. Thầy dạy Toán, thầy dạy Văn cũng phải có tiếng Anh chứ không chỉ riêng thầy dạy Ngoại ngữ. Phải tiếp cận, phải hội nhập. Các chính sách đó phải được thể hiện ở đây, phải có những đòi hỏi, những yêu cầu cụ thể”, Tổng Bí thư nêu yêu cầu.

Tổng Bí thư Tô Lâm thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo

Vấn đề thứ năm được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh là chính sách về học tập suốt đời được thể hiện trong Luật Nhà giáo. Cụ thể, với độ tuổi nghỉ hưu của giáo viên, Tổng Bí thư cho rằng, thầy nghỉ hưu không được giảng dạy nữa thì rất khó khăn, trong khi chính sách mở rộng học tập suốt đời, huy động các lực lượng xã hội vào công tác giáo dục, công tác giẩng dạy; “trò rất già thì cũng phải có thầy rất già”, những thầy lớn tuổi lại có uy tín.

Ở khía cạnh này, Tổng Bí thư cũng nhắc đến những người thầy giảng dạy trong môi trường đặc biệt như các thầy dạy học tại các trường trại giam cần có yếu tố đặc biệt, vừa giảng dạy vừa tình cảm, vừa thu hút, vừa lôi kéo. Hoặc thầy cô giáo ở miền núi cũng phải được coi là môi trường đặc biệt, thầy không những dỗ dành đến trường, mà còn phải nuôi các cháu đi học, phải động viên, phải hy sinh… và đặt yêu cầu, cần chính sách gì cho những môi trường đặc biệt đó.

“Tôi đi miền núi thấy rất khó khăn, các cháu đi học 20-30 cây số làm sao đi hàng ngày được, trường nội trú không có. Trò không có nơi học tập, sinh hoạt, thầy càng không, thế làm sao được. Mỗi trường như thế phải có nhà công vụ cho giáo viên. Chính sách cần đi vào rất cụ thể, phải bao quát đến những việc như vậy. Những vùng khó khăn về kinh tế – xã hội lại là vùng trũng về giáo dục và đào tạo, khó khăn về phát triển nguồn nhân lực. Càng khó khăn càng trũng mãi. Cần phải có chính sách khuyến khích”, Tổng Bí thư chia sẻ.

Với mong muốn Luật Nhà giáo ra đời sẽ được các thầy cô chào đón, Tổng Bí thư nhấn mạnh yêu cầu phải làm sao để người thầy đón nhận Luật Nhà giáo thực sự phấn khởi, thực sự là tôn vinh, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người thầy. Chứ không để Luật ra thầy lại thấy khó khăn hơn. Thầy làm tốt rồi sẽ lôi kéo được trò, người thầy là đầu tầu cho giáo dục.

Thảo luận về dự thảo Luật Nhà giáo vào thời điểm hướng tới Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Tổng Bí thư Tô Lâm chia sẻ: “Đây là dịp tôn vinh nghề nghiệp những người thầy. Nhân đây tôi chúc mừng các thầy cô giáo, chúc mừng sự nghiệp giáo dục của chúng ta”.



Nguồn: https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=9986

Cùng chủ đề

Đồng Tháp đưa ‘đàn chim cao nhất biết bay’ quý hiếm từ Thái Lan về Tràm Chim

UBND tỉnh Đồng Tháp sẽ đưa sếu đầu đỏ - loài chim quý hiếm có nguy cơ tiệt chủng từ Thái Lan trở về Tràm Chim để bảo tồn. Ngày 12/12, UBND tỉnh Đồng Tháp công bố “Đề án Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2022 – 2032”. Sếu đầu đỏ với dáng vẻ kiêu hãnh, chiều cao đến 1,8m và có màu đỏ đặc trưng trên đầu - được coi...

Doanh nghiệp tích cực chuyển đổi xanh giao thông thủ đô

Trước tình trạng đô thị hóa gia tăng mạnh, giao thông xanh được cho là vấn đề cốt lõi cần giải quyết để đạt mục tiêu thành phố thông minh. Nhiều doanh nghiệp đã có những bước chuyển...

Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác chống lẩn tránh phòng vệ thương mại

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ phát triển kinh doanh, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh công tác chống lẩn tránh phòng vệ thương mại, gian lận xuất xứ. Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 5/1/2024 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2024, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 158/QĐ-BCT ngày 26/1/2024 phê...

Thương hiệu Việt và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi tham gia các FTA

Việt Nam đã ký và tham gia 17 Hiệp định thương mại tự do. Đây là cơ hội nhưng cũng là thách thức cho các thương hiệu Việt trong bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Để làm rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với ông Trần Lê Hồng - Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ). ...

Gạo các loại giảm nhẹ, giá lúa neo cao

Giá lúa gạo hôm nay ngày 12/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long biến động nhẹ. Thị trường lượng ít, giá các loại kho mua giảm nhẹ, giá lúa tươi neo cao. Giá lúa gạo hôm nay ngày 12/12 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không biến động nhẹ với gạo, lúa tươi nông dân chào giá cao. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thiết lập quan hệ hợp tác đào tạo nhân lực về đường sắt tốc độ cao

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Trung Quốc, ngày 11/12, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã tới thăm và làm việc với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải. Bày tỏ vui mừng đón tiếp...

Trao Huân chương Cành cọ Hàn lâm của Cộng hoà Pháp cho chuyên viên Bộ GDĐT

Chiều 10/12, tại Đại sứ quán Pháp, ngài Olivier Brochet - Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam đã thay mặt Chính phủ Cộng hòa Pháp trao Huân chương Cành cọ Hàn lâm cho bà Cao Thị Hồng Nga, Chuyên viên Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT). ...

Sơ kết công tác bảo vệ bí mật nhà nước năm 2024

Ngày 10/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức hội nghị sơ kết công tác bảo vệ bí mật nhà nước năm 2024. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì hội nghị. Dự hội...

Định hướng giáo dục tài chính cho học sinh phổ thông Việt Nam

Sáng 10/12, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp với Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) tổ chức Hội thảo "Định hướng giáo dục tài chính cho học sinh phổ thông Việt Nam". Tham dự hội thảo có các nhà quản lý giáo dục, chuyên gia quốc tế, giáo viên và đại...

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn làm việc với Bộ trưởng Bộ Giáo dục Trung Quốc

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Việt Nam đang có chuyến công tác tại Trung Quốc. Trong khuôn khổ chuyến công tác, sáng 9/12, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã làm việc với Bộ trưởng Bộ Giáo dục Trung Quốc Hoài Tiến Bằng. ...

Bài đọc nhiều

Bộ Tổng Tham mưu khai mạc giải Pickleball kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam

(Bqp.vn) - Sáng 10/12, tại Hà Nội, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam tổ chức khai mạc giải Pickleball, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024). Các đội tham gia thi đấu.Giải Pickleball quy tụ 350 huấn luyện viên, vận động viên đại diện cho 28/34 đầu mối cơ quan, đơn vị, nhà trường thuộc Bộ Tổng...

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung tiếp Hiệp hội Bán dẫn Hoa Kỳ

(MPI) - Ngày 11/12/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung đã tiếp ông John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội bán dẫn Hoa Kỳ (SIA), cùng lãnh đạo các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu như Intel, Qualcomm, Marvell, Ampere Computing… Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung tiếp...

Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng bàn giao nhà tình nghĩa tặng gia đình chính sách tại Phú Thọ

(Bqp.vn) - Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), chiều 8/12, Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng) tổ chức Lễ khánh thành và bàn giao nhà tình nghĩa tặng gia đình bà Mai Thị Thọ, người hoạt động kháng chiến, nhiễm chất độc da cam đi-ô-xin tại xã Thanh Minh, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.Các đại biểu...

Thiết lập quan hệ hợp tác đào tạo nhân lực về đường sắt tốc độ cao

Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Trung Quốc, ngày 11/12, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã tới thăm và làm việc với Trường Đại học Giao thông Thượng Hải. Bày tỏ vui mừng đón tiếp...

Cùng chuyên mục

Đại tướng Phan Văn Giang dự Chương trình giao lưu chính luận nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin”

(Bqp.vn) - Tối 11/12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam chỉ đạo Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức Chương trình giao lưu chính luận nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin”, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024). Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư...

Công tác đảng, công tác chính trị trong 80 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam

(Bqp.vn) - Công tác đảng, công tác chính trị có vai trò quan trọng hàng đầu trong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân. Khi bàn về vấn đề này, V.I. Lênin từng chỉ rõ: Tiến hành công tác đảng, công tác chính trị không chỉ là nguyên tắc cơ bản, mà còn là vũ khí mạnh mẽ của đảng cộng sản trong việc nâng cao sức mạnh chiến đấu và trình độ sẵn...

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung tiếp Hiệp hội Bán dẫn Hoa Kỳ

(MPI) - Ngày 11/12/2024, tại trụ sở Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thứ trưởng Đỗ Thành Trung đã tiếp ông John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội bán dẫn Hoa Kỳ (SIA), cùng lãnh đạo các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu như Intel, Qualcomm, Marvell, Ampere Computing… Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung tiếp...

Chiếu 3 bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt Nam tại Viện phim

Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Viện Phim Việt Nam (Bộ VHTTDL) tổ chức chiếu ba bộ phim đặc sắc của điện ảnh Việt Nam vào 9 giờ các ngày từ 11-13/12/2024. ...

Kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công hằng năm tại các Bộ, cơ...

(MPI) – Ngày 03/12/2024, Văn phòng Chính phủ có Thông báo số 542/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tại cuộc họp tổ công tác số 5 về việc kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công hằng năm tại các bộ, cơ quan và địa phương. ...

Mới nhất

Doanh nghiệp dự kiến đạt kim ngạch xuất khẩu kỷ lục

Xuất khẩu hàng hóa đang tiến gần mốc 400 tỷ USD, trong khi các đơn hàng xuất khẩu lớn đi khắp các châu lục tiếp tục được doanh nghiệp thực hiện theo hợp đồng đã ký. Xuất khẩu hàng hóa đang tiến gần mốc 400 tỷ USD, trong khi các đơn hàng xuất khẩu lớn đi khắp các châu lục...

Giải mã những biến số để sàng lọc cơ hội đầu tư năm 2025

Ngày 12/12, Báo Đầu tư tổ chức hội thảo "Đầu tư 2025: Giải mã biến số - Nhận diện cơ hội" nhằm phân tích các biến số vĩ mô, vi mô để tìm kiếm và nhận diện những cơ hội đầu tư mới trong năm 2025. Ngày 12/12, Báo Đầu tư tổ chức hội thảo "Đầu tư 2025: Giải mã...

Ăn trái cây có giúp giảm cân không?

Ăn trái cây có thể giúp bạn giảm cân, khi bạn lựa chọn trái cây thay vì những món ăn chế biến sẵn giàu lượng đường bổ sung hoặc chất béo. ...

Đại tướng Phan Văn Giang dự Chương trình giao lưu chính luận nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin”

(Bqp.vn) - Tối 11/12, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam chỉ đạo Trung tâm Phát thanh - Truyền hình Quân đội phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức Chương trình giao lưu chính luận nghệ thuật “Sáng mãi niềm tin”, nhân kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính...

‘Nó đã hoàn toàn tan chảy’

Điều gì khủng khiếp đã xảy ra với hòn đảo này? ...

Mới nhất