Trang chủChính trịNgoại giao"Mây đen" che phủ đà phục hồi kinh tế Trung Quốc

“Mây đen” che phủ đà phục hồi kinh tế Trung Quốc


Các khoản nợ chồng chất, người tiêu dùng tỏ ra thận trọng hơn trong việc chi tiêu là những “đám mây đen’ che phủ đà phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc.

Kinh tế Trung Quốc
Phục hồi kinh tế Trung Quốc đang gặp khó. (Nguồn: Bloomberg)

Loạt vấn đề lớn đè nặng

Các chính sách hạn chế thương mại do chính quyền cựu Tổng thống Trump thực hiện đã khiến kinh tế Trung Quốc giảm tốc vào năm 2019. Đại dịch Covid-19 xuất hiện năm 2020 làm trầm trọng thêm vấn đề và khiến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới gia tăng thách thức.

Sau gần ba năm chống dịch, hiện tại, cuộc sống ở Trung Quốc đang trở lại bình thường. Tuy nhiên, nền kinh tế của nước này tiếp tục cho thấy dấu hiệu của những vấn đề đang nảy sinh mâu thuẫn.

Dưới thời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nước này đã củng cố vị thế là một “gã khổng lồ” về sản xuất đồng thời đưa người dân thoát khỏi đói nghèo. Năm 2012, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia là 8,5 nghìn tỷ USD. Đến năm 2022, GDP đã tăng lên 18,5 nghìn tỷ USD, mức tăng trưởng đáng kinh ngạc hơn 100%.

Tuy nhiên, nền kinh tế Trung Quốc chỉ tăng trưởng 4,5% trong quý đầu tiên của năm tài chính hiện tại. Đó là một sự cải thiện so với năm 2022 – chỉ tăng trưởng 3% – nhưng vẫn thấp hơn mục tiêu 5% mà Bắc Kinh đặt ra.

Một số nhà quan sát tin rằng, sự chậm lại của Trung Quốc là dấu hiệu cho thấy những vấn đề sâu sắc hơn có thể sớm xuất hiện.

Mới nhất, Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) cho biết, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của lĩnh vực chế tạo – thước đo chủ chốt đối với sản lượng của các nhà máy – đã giảm xuống 48,8 trong tháng 5/2023, nằm dưới mốc 50 điểm – mốc phân tách giữa tăng trưởng và thu hẹp.

Con số này theo sau mức giảm 49,2 trong tháng 4/2023, đảo ngược xu hướng tăng trưởng của ba tháng liên tiếp và thấp hơn so với mức ước tính trung bình 49,5 của các nhà kinh tế tham gia cuộc khảo sát của hãng tin Bloomberg.

Bên cạnh đó, dữ liệu chính thức được công bố hôm 28/5 cũng cho thấy, lợi nhuận của các doanh nghiệp công nghiệp ở Trung Quốc đã giảm mạnh trong 4 tháng đầu năm 2023. Các công ty tiếp tục chật vật với những áp lực về lợi nhuận thặng dư trong bối cảnh lực cầu yếu ớt do nền kinh tế không phục hồi mạnh mẽ như kỳ vọng.

Theo Tổng cục thống kê Trung Quốc, trong 4 tháng đầu năm nay, lợi nhuận công nghiệp giảm 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng trong tháng 4, mức giảm là 18,2% sau khi giảm 19,2% trong tháng 3.

Nguy cơ khủng hoảng nợ địa phương

Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, Trung Quốc cho phép các thành phố sử dụng phương tiện tài trợ của chính quyền địa phương (LGFV) để vay tiền thanh toán cho các dự án cơ sở hạ tầng.

Tuy nhiên, đây lại là một trò chơi mạo hiểm khi tăng trưởng lĩnh vực bất động sản bị đóng băng trong thời gian dài và chi tiêu của chính phủ tăng lên. Những vấn đề này đã làm tăng khả năng một số chính quyền địa phương có thể không thực hiện được các nghĩa vụ nợ, gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế rộng lớn hơn.

Một phân tích gần đây của Tập đoàn Rhodium cho rằng, trong số 205 thành phố tại Trung Quốc được khảo sát, 102 đã phải vật lộn với việc trả nợ vào năm 2022.

Các nhà phân tích của Goldman Sachs cũng nhận thấy, “rủi ro đang gia tăng tại các địa phương tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đặc biệt là đối với các khu vực nội địa kém phát triển hơn”.

Bất động sản chiếm khoảng 25% GDP của Trung Quốc. Lĩnh vực này rất quan trọng đối với “sức khỏe” kinh tế của quốc gia. Nhưng ngành này vẫn đang trong tình trạng “ốm yếu”. So với tháng 4/2023, doanh số bán nhà ở tháng 5 đã giảm gần 15%.

Ngoài ra, trong giai đoạn 2012-2022, nợ công của Trung Quốc tăng thêm 37.000 tỷ USD, trong khi Mỹ chỉ thêm 25.000 tỷ USD.

Tính đến tháng 6/2022, khoản nợ mà Trung Quốc phải gánh là 52.000 tỷ USD, cao hơn nợ của tất cả nền kinh tế mới nổi cộng lại. Các khoản nợ lớn cũng là những “đám mây đen” che phủ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Niềm tin của người tiêu dùng lung lay

Trong bối cảnh đầu tư nước ngoài và xuất khẩu suy yếu, hy vọng lớn nhất của Trung Quốc trong năm nay là người tiêu dùng trong nước sẽ tăng chi tiêu.

Mặc dù người dân đang chi tiêu nhiều hơn sau 3 năm đại dịch Covid-19, nhưng Trung Quốc đang không có được sự tăng trưởng đột phá như các nền kinh tế khác sau khi khôi phục trạng thái bình thường.

Chi tiêu hộ gia đình chỉ chiếm khoảng 38% tăng trưởng GDP hàng năm của Trung Quốc, trong khi ở Mỹ là 68%.

Giám đốc tài chính của Pepsi Hugh Johnston đánh giá: “Niềm tin của người tiêu dùng vẫn yếu”.

Ngoài ra, các nhà đầu tư nước ngoài đang rút khỏi Trung Quốc – một dấu hiệu không mấy lạc quan khác,

Hầu hết các nhà phân tích tin rằng, người tiêu dùng và doanh nghiệp Trung Quốc cuối cùng sẽ lấy lại niềm tin, trong khi Bắc Kinh sẽ vực dậy các lĩnh vực khác của nền kinh tế. “Nhưng điều đó có thể mất nhiều năm” – Yahoo News nhận định.





Nguồn

Cùng chủ đề

Chủ động thúc giải ngân để tăng tốc phục hồi kinh tế

Chính phủ chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, tiếp tục coi đây là nhiệm vụ trọng tâm để tạo ra động lực “tăng tốc” cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Thi công Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt. Ảnh: H.A Đẩy mạnh giải ngân Có một điểm...

Trung Quốc thoát giảm phát

Lần đầu tiên sau gần nửa năm, giá tiêu dùng tại Trung Quốc tăng trở lại, giúp nền kinh tế này thoát giảm phát. Hôm 9/3, Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố số liệu cho thấy chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nước này tăng 0,7% trong tháng 2. Đây là lần đầu tiên trong gần nửa năm qua, CPI Trung Quốc đi lên.Trước đó, nước này ghi nhận 4 tháng giảm phát liên tục....

Mục tiêu phát triển Trung Quốc năm 2024 qua các con số trong ‘Lưỡng hội’

Tại phiên Khai mạc Kỳ họp thứ hai Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc (Quốc hội Trung Quốc) ngày 5/3, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã trình bày Báo cáo công tác của Chính phủ, công bố nhiều “con số” quan trọng cho mục tiêu phát triển dự kiến ​​của Trung Quốc trong năm 2024.Tăng trưởng kinh tế 5%Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tăng khoảng 5% trong năm...

Lo bị “hiểu lầm” dẫn đến nguy cơ xảy ra xung đột, Tổng thống Philippines muốn cùng Trung Quốc làm một việc

Ngày 4/3, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos J. cho biết, ông muốn có đường dây liên lạc trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để "tránh nguy cơ xảy ra xung đột" ở Biển Đông.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngoại trưởng Nga “bóc mẽ” ý đồ gửi quân đến Ukraine của Tổng thống Pháp

Ngoại trưởng Nga cho rằng thông qua tuyên bố triển khai quân tới Ukraine, Tổng thống Pháp E. Macron đang cố gắng "làm hài lòng" Washington và khiêu khích các đồng minh.

Chính thức khai hội Tây Thiên 2024

Được tổ chức từ ngày 15-17/2 Âm lịch hằng năm, Lễ hội Tây Thiên diễn ra với nhiều hoạt động phong phú, thu hút rất đông du khách tới hành hương, chiêm bái.

Ba Lan tố Nga xâm phạm không phận khi không kích Ukraine

Lực lượng vũ trang Ba Lan ngày 24/3 cáo buộc Nga đã vi phạm không phận nước này vào sáng sớm cùng ngày bằng một tên lửa hành trình được phóng đi từ lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu ở khu vực phía Tây Ukraine.

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

EU sẽ nhận hậu quả nếu “khai tử” dòng “nhiên liệu xanh” của Nga qua Ukraine

Việc ngừng vận chuyển khí đốt của Nga quá cảnh Ukraine vào cuối năm nay sẽ dẫn đến hậu quả đáng báo động đối với các nước Liên minh châu Âu (EU) vốn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu này.

Tăng cường cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và các nước

Trong đó, Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng đã có các cuộc làm việc với Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar; Chủ tịch Ủy ban Kinh tế đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ (DEIK) Nail Olpak, Phó Chủ tịch Hội đồng kinh doanh Thổ Nhĩ Kỳ - Việt Nam Reha Denemec và Lãnh sự danh dự Việt Nam tại Istanbul Ali Telzolmez. Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Burak Akcapar khẳng định, chuyến thăm chính thức Thổ...

Giá vàng trong nước “lật đổ” mức đỉnh cũ, vàng thế giới tìm được động lực mới, tiếp đà bứt phá trong tuần này?

Giá vàng hôm nay 4/3/2024, trong nước và thế giới đều đang neo khá chắc ở mức cao chưa từng thấy. Giá vàng miếng SJC sau khi đạt đỉnh mới hiện đang xuống sát ngưỡng 80 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới đã tìm được động lực mới, tăng mạnh trong phiên cuối tuần. Giới chuyên gia dự báo thế nào về thị trường trong nước và thế giới tuần này?

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024, doanh nghiệp tăng mua đẩy giá đi lên, tin vui với tiêu Việt xuất khẩu, kỳ vọng từ thị...

Giá tiêu hôm nay 4/3/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 93.000 – 95.500 đồng/kg.

Từng “hụt hơi”, xuất khẩu cá tra bất ngờ lấy lại đà tăng tốc

Đối lập gam màu buồn của xuất khẩu cá tra Việt Nam năm 2023, 2 tháng đầu năm nay, đa số các thị trường chính đều ghi nhận loại cá tỷ USD này lấy đà tăng trở lại.

Mới nhất

“Quật mộ trùng ma” làm nên lịch sử khi cán mốc 10 triệu khán giả ở Hàn Quốc

"Quật mộ trùng ma" do Jang Jae Hyun đạo diễn (người từng chỉ đạo “Svaha: The Sixth Finger”, “The Priests”), làm sáng tỏ những sự kiện kỳ ​​quái, siêu nhiên, liên quan đến 1 thầy phong thủy (Choi Min Sik), 1 người làm nghề mai táng (Yoo Hae Jin) và 2 pháp sư (Kim Go Eun, Lee Do...

Có thêm nhiều dịch vụ y tế mới, cư dân Ocean City an tâm “sống khỏe” trọn đời

Thêm "lá chắn" giúp bảo vệ sức khỏe cư dânVợ mang bầu đứa con đầu lòng, anh Trần...

Kết quả Giải đua vô địch thế giới mô tô nước UIM-ABP Aquabike World Championship

Ngày 24/3, tại “trường đua xanh” Đầm Thị Nại (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) đã diễn ra ngày thi đấu cuối cùng Giải vô địch thế giới mô tô nước UIM-ABP Aquabike World Championship để xác định các nhà vô địch chặng đua Grand Prix of Binh Dinh. Trước đó, ngày hôm qua (23/4) Giải đua này đã...

Mũi Gành: Điểm check-in đẹp hoang sơ, hút khách ở Bình Định

(Dân trí) - Những ngày cuối tuần, hàng nghìn người đến điểm du lịch ở Mũi Gành (Bình Định) check-in, tận hưởng vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và bình yên nơi đây. Từ phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn (Bình Định) đi về phía đông (hướng phường Hoài Xuân) khoảng 10km là đến Mũi Gành, xã Hoài Hải....

Mùa 'muối đắng' của diêm dân Bạc Liêu

Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu hình thành và phát triển hàng trăm năm nay. Đây là một trong những địa phương có sản lượng muối nhiều nhất cả nước, tập trung chủ yếu ở huyện Hoà Bình và Đông Hải. Thống kê của Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho thấy, niên vụ 2023, sản lượng muối toàn...

Mới nhất