Trang chủUncategorizedMột vài điều lưu ý để điều trị bệnh hiệu quả

Một vài điều lưu ý để điều trị bệnh hiệu quả



Nấm bàn chân: Một vài điều lưu ý để điều trị bệnh hiệu quả
Nấm bàn chân gây nên tình trạng bong tróc, ngứa và nổi mụn nước ở da chân. Tình trạng này sẽ gây nên sự khó chịu cho người bệnh và ảnh hưởng đến vận động sinh hoạt hàng ngày. Nếu không điều trị nhanh chóng, bệnh có thể lây ra các vùng khác, biến chứng nhiễm trùng. Những vấn đề cơ bản của bệnh lý này sẽ được nói đến cụ thể hơn trong nội dung đề cập dưới đây.

1. Tại sao bị nấm bàn chân?

Nấm bàn chân là thường gặp nhất là nấm Dermatophytes, gây nấm ở vùng da chân. Vi nấm này sống và sinh sôi mạnh ở môi trường ấm và ẩm ướt. Chúng có thể lây lan qua tiếp xúc với da người bệnh hoặc bề mặt có vi nấm.

Nguyên nhân có thể khiến một người bị nấm bàn chân là:

Dermatophytes thường gây nên nấm bàn chân

Dermatophytes thường gây nên nấm bàn chân

1.1. Môi trường ẩm ướt

Như đã nói ở trên, vi nấm phát triển tốt trong môi trường ẩm ướt. Vì thế, khi chân thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt, ứ đọng mồ hôi thì vi nấm sẽ xâm nhập và dẫn đến việc mắc bệnh nấm bàn chân.

1.2. Dùng giày dép không thoáng khí

Sử dụng giày dép chật chội, không thoáng khí cũng là một yếu tố để bị nấm bàn chân. Điều này được giải thích bởi môi trường giày dép bí, chật dễ lưu trữ hơi ẩm trong chân giúp vi nấm sinh sôi.

1.3. Tiếp xúc với vi nấm

Nguy cơ lây nhiễm cao khi tiếp xúc với da hoặc bề mặt chứa vi nấm. Điều này dễ xảy ra khi tiếp xúc với sàn bể bơi, sàn nhà tắm,… công cộng hoặc dùng chung giày với người bị nấm da.

1.4. Bị suy giảm miễn dịch hoặc mắc bệnh tiểu đường

Những người bị suy giảm hệ miễn dịch hoặc đang mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao bị nhiễm nấm bàn chân. Nguyên nhân của tình trạng này là do hệ miễn dịch suy giảm khiến cơ thể không đủ khả năng chống lại sự tấn công của vi nấm.

2. Các triệu chứng nhận thường gặp ở người bị bệnh nấm bàn chân

– Chân bị ngứa ngáy

Ngứa ngáy là triệu chứng đầu tiên gặp phải khi bị nấm bàn chân. Người bệnh thường ngứa dữ dội ở lòng hoặc kẽ ngón chân, nhất là khi chân bị ẩm ướt.

– Da khô, bong tróc

Vùng da bị nấm thường có đặc điểm: khô, nứt, dày lên và bong tróc. Đôi khi, da chân bị bong ra từng mảng khiến người bệnh bị đau rát lòng bàn chân.

– Mụn nước

Bệnh nhân bị nấm bàn chân cũng có thể xuất hiện mụn nước ở kẽ ngón chân, lòng bàn chân. Khi mụn nước vỡ ra thường gây đau và ngứa dữ dội.

– Da dày, nứt nẻ

Nấm bàn chân không được điều trị sẽ khiến cho vùng da bị nhiễm nấm dày lên, nứt nẻ và có màu sẫm hơn so với vùng da xung quanh.

Mô phỏng lòng bàn chân với biểu hiện tổn thương do nhiễm nấm

Mô phỏng lòng bàn chân với biểu hiện tổn thương do nhiễm nấm

3. Nên làm gì khi bị nấm bàn chân?

3.1. Khắc phục tại nhà

3.1.1. Sử dụng nguyên liệu tự nhiên

Có thể sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên sau để cải thiện triệu chứng nấm bàn chân:

– Giấm táo: Giấm táo được pha loãng với nước ấm để ngâm chân có tác dụng giảm ngứa, kháng khuẩn.

– Tinh dầu tràm trà: Bôi trực tiếp lên vùng da bị nấm để tiêu diệt vi nấm.

– Bột baking soda: Rắc bột baking soda lên các vùng da tổn thương do vi nấm vừa giúp khô da vừa có tác dụng giảm ngứa và loại bỏ môi trường sống của vi nấm.

3.1.2. Giữ vệ sinh chân

Môi trường ẩm ướt khiến các triệu chứng nấm bàn chân trở nên nghiêm trọng hơn. Vì thế, người bệnh cần chú ý giữ chân trong điều kiện khô ráo và luôn được vệ sinh sạch để nấm không có điều kiện phát triển. Nên dùng xà bông sát khuẩn và nước ấm để rửa chân rồi dùng khăn bông mềm thấm khô, nhất ở các kẽ ngón.

3.1.3. Thay đổi cách đi giày dép

– Nên đi các loại giày có khả năng thoát khi tốt và không đi giày quá chật để chân được thông thoáng.

– Không đi giày chung với người khác để không bị lây vi nấm.

3.2. Điều trị y khoa

Khi đã thực hiện một số biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà nhưng triệu chứng nấm da chân không cải thiện hoặc phát hiện bệnh đang phát triển theo chiều hướng nặng hơn thì người bệnh cần có sự thăm khám với bác sĩ Da liễu.

Điều trị sớm nấm bàn chân không chỉ giảm thiểu sự khó chịu do triệu chứng nấm mà còn ngăn chặn bệnh lây lan, giảm nguy cơ nhiễm trùng và các biến chứng khác. 

Thông thường, một số loại thuốc sau sẽ được dùng cho điều trị nấm bàn chân:

– Thuốc bôi chống nấm ngoài da

Clotrimazole, miconazole,… sử dụng bôi ngoài da với mục đích tiêu diệt vi nấm tại chỗ, ngăn không cho chúng tiếp tục phát triển.

– Thuốc uống kháng nấm

Nấm bàn chân phát triển mức độ nặng, tần suất tái phát nhiều, triệu chứng kéo dài,… thường sẽ cần dùng thuốc kháng nấm đường uống như fluconazole, itraconazole,… để tiêu diệt vi nấm ở trong cơ thể, tăng tốc độ hồi phục tổn thương da bàn chân.

Điều trị bằng thuốc uống trị nấm với bệnh nhân bị nấm nặng

Điều trị bằng thuốc uống trị nấm với bệnh nhân bị nấm nặng

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh không nên tự ý sử dụng các biện pháp chữa trị được đề cập trong bài nếu chưa được tư vấn và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

4. Một số biện pháp hỗ trợ phòng ngừa nấm bàn chân

4.1. Giữ chân khô và sạch

Đây là điều quan trọng để không cho vi nấm có cơ hội phát triển. Hãy duy trì thói quen giữ cho chân được khô và được vệ sinh sạch mỗi ngày, nhất là sau khi tiếp xúc với nước, nhất là các kẽ ngón chân.

4.2. Đi giày dép khi tiếp xúc bề mặt sàn công cộng

Bề mặt của môi trường công cộng như: nhà tắm, phòng thay đồ, bể bơi,… rất dễ phát sinh vi nấm. Muốn không lây nhiễm từ môi trường này, hãy tránh để chân tiếp xúc với các bề mặt bằng cách đi giày dép liên tục.

4.3. Đi tất thoáng khí và thường xuyên thay tất

Nếu tính chất hoạt động cần đi tất thường xuyên thì bạn hãy ưu tiên chọn dùng tất được làm từ chất liệu vải thoáng khí, thấm hút mồ hôi tốt. Điều này sẽ giúp tránh tích tụ hơi ẩm ở lòng bàn chân gây ẩm ướt da.

Chú ý thay tất đều đặn, nhất là khi thực hiện hoạt động đổ nhiều mồ hôi. Việc làm này sẽ giúp bàn chân tránh được các yếu tố vệ sinh kém hoặc hơi ẩm sinh ra nấm.

Nấm bàn chân không phải là bệnh khó điều trị và phòng ngừa. Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn phát hiện kịp thời các triệu chứng mắc phải để sớm tìm kiếm sự trợ giúp từ bác sĩ Da liễu, ngăn chặn được ảnh hưởng tiêu cực từ bệnh lý này.

Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ Da liễu – Hệ thống Y tế MEDLATEC, hãy liên hệ trực tiếp tổng đài 1900 56 56 56 để được hướng dẫn thao tác xác nhận lịch hẹn nhanh chóng.





Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/nam-ban-chan-mot-vai-dieu-luu-y-de-dieu-tri-benh-hieu-qua

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vảy nến da đầu có thể điều trị bằng cách nào?

Ngứa, đóng mảng vảy trắng, đỏ và bong tróc da là những triệu chứng vảy nến da đầu ảnh hưởng đến tâm lý, khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp hàng ngày. Vậy có thể điều trị vảy nến bằng cách nào để kiểm soát tốt các triệu chứng gặp phải. Chia sẻ...

Đo điện cơ EMG là gì và các vấn đề liên quan

Để kiểm tra, chẩn đoán bệnh lý thần kinh và cơ không thể thiếu phương pháp đo EMG. Vậy phương pháp đo điện cơ EMG là gì, có ý nghĩa như thế nào trong chăm sóc sức khỏe? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của kỹ thuật...

6 loại thuốc nhỏ mắt chống mỏi mắt phổ biến và những lưu ý khi dùng

Ngoài việc áp dụng lối sống lành mạnh, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc nhỏ mắt để dưỡng mắt. Dưới đây là 6 loại thuốc nhỏ mắt chống mỏi mắt được nhiều người tin dùng và một số lưu ý khi sử dụng. ...

SẴN SÀNG CHO IRCTIRE CUP 2024: TỔNG THƯ KÝ LIÊN ĐOÀN XE ĐẠP – MÔ TÔ THỂ THAO VIỆT NAM GẶP GỠ CÁC VĐV

14h chiều nay ngày 9/11, ông Nguyễn Ngọc Vũ - Tổng thư ký Liên đoàn Xe đạp - Mô tô Thể thao Việt Nam cùng BTC giải đua IRCtire Cup và Ban trọng tài đã có cuộc họp phổ biến chi tiết các thông tin trước thềm giải đua. Những lưu ý về đường đua, timeline thi đấu, hạng mục thi đấu được trao đổi cụ thể trong bầu không khí thân mật, sôi nổi của buổi họp. BTC nhấn mạnh,...

Tìm hiểu cách đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể hiệu quả

Cơ thể có khả năng tự đào thải virus HPV. Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch yếu, virus có khả năng tồn tại và gây ra những bệnh lý nguy hiểm. Vậy có cách đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể hay không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả...

Bài đọc nhiều

Gợi ý cách nấu nước lá tía tô uống đẹp da cho chị em

Không chỉ là một loại rau gia vị, lá tía tô còn rất tốt cho sức khỏe, có thể hỗ trợ điều trị bệnh. Đặc biệt, nhiều người còn dùng lá tía tô để làm đẹp da. Dưới đây là cách nấu nước lá tía tô uống đẹp da và những vấn đề cần...

Tìm hiểu những triệu chứng ung thư đại tràng giai đoạn đầu

Ung thư đại tràng là một bệnh lý ác tính nguy hiểm. Cũng như nhiều dạng ung thư khác, ung thư đại tràng có tốc độ trẻ hóa khá nhanh và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy nên, việc nhận biết các triệu chứng ung thư đại tràng giai đoạn...

Nhận diện 8 dấu hiệu trầm cảm ở học sinh dễ gặp nhất

Trầm cảm ở học sinh là trạng thái tâm lý ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của trẻ. Nếu không chú ý nhận diện dấu hiệu trầm cảm ở học sinh để đồng hành, cùng trẻ tìm giải pháp vượt qua, bản thân trẻ và gia đình dễ...

Promethazine là thuốc gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng?

Promethazine là một trong những loại thuốc được dùng trong điều trị giảm triệu chứng dị ứng quá mẫn, giảm đau, an thần. Tuy vậy, việc sử dụng Promethazine cần phải hết sức thận trọng, thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. ...

Tác dụng, tìm hiểu liều dùng và cách dùng

Eperisone được dùng trong điều trị các bệnh lý như viêm khớp, đau thắt lưng, thoái hóa đốt sống cổ,... Tuy mang lại hiệu quả điều trị nhưng Eperisone có thể gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn cho cơ thể. Thông qua bài viết sau đây, MEDLATEC hy vọng sẽ...

Cùng chuyên mục

Vảy nến da đầu có thể điều trị bằng cách nào?

Ngứa, đóng mảng vảy trắng, đỏ và bong tróc da là những triệu chứng vảy nến da đầu ảnh hưởng đến tâm lý, khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp hàng ngày. Vậy có thể điều trị vảy nến bằng cách nào để kiểm soát tốt các triệu chứng gặp phải. Chia sẻ...

Đo điện cơ EMG là gì và các vấn đề liên quan

Để kiểm tra, chẩn đoán bệnh lý thần kinh và cơ không thể thiếu phương pháp đo EMG. Vậy phương pháp đo điện cơ EMG là gì, có ý nghĩa như thế nào trong chăm sóc sức khỏe? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của kỹ thuật...

6 loại thuốc nhỏ mắt chống mỏi mắt phổ biến và những lưu ý khi dùng

Ngoài việc áp dụng lối sống lành mạnh, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc nhỏ mắt để dưỡng mắt. Dưới đây là 6 loại thuốc nhỏ mắt chống mỏi mắt được nhiều người tin dùng và một số lưu ý khi sử dụng. ...

Tìm hiểu cách đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể hiệu quả

Cơ thể có khả năng tự đào thải virus HPV. Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch yếu, virus có khả năng tồn tại và gây ra những bệnh lý nguy hiểm. Vậy có cách đào thải virus HPV ra khỏi cơ thể hay không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả...

Những lưu ý sau khi bắn tàn nhang chị em cần ghi nhớ

Tình trạng rối loạn tăng sắc tố trên da với những đốm nâu đen hoặc đỏ không gây hại đến sức khỏe của bạn nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ, nhất là những trường hợp có tàn nhang trên da mặt. Hiện nay, bắn tàn nhang hay chính là liệu...

Mới nhất

Lãnh đạo Bộ GDĐT làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên

Ngày 9/11, tại Hà Nội, lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã có buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Điện Biên. Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn và Bí thư...

Vảy nến da đầu có thể điều trị bằng cách nào?

Ngứa, đóng mảng vảy trắng, đỏ và bong tróc da là những triệu chứng vảy nến da đầu ảnh hưởng đến tâm lý, khiến người bệnh tự ti trong giao tiếp hàng ngày. Vậy...

Người đẹp 21 tuổi từ Úc đăng quang Hoa hậu Trái đất 2024, Việt Nam trượt top 20

Chung kết Hoa hậu Trái đất 2024 diễn ra ngày 9/11 tại Philippines với sự tham gia của 76 thí sinh đến từ nhiều quốc gia, lãnh thổ trên thế giới. Người đẹp Jessica Lane đến từ Úc đăng quang ngôi vị cao nhất. Tân Hoa hậu năm nay 21 tuổi, cao 1,75m và đến từ Queensland (Úc). Hiện tại,...

Mới nhất