Trang chủNewsThế giớiNam Phi tiến thoái lưỡng nan với lệnh bắt ông Putin

Nam Phi tiến thoái lưỡng nan với lệnh bắt ông Putin


Nam Phi được cho là sẽ không tuân thủ lệnh bắt của ICC nếu Tổng thống Putin tới nước này, nhưng điều đó sẽ khiến uy tín quốc tế của họ suy giảm nghiêm trọng.

Nam Phi vừa tổ chức hội nghị ngoại trưởng các nước BRICS, bước chuẩn bị quan trọng cho hội nghị thượng đỉnh của khối sẽ diễn ra vào tháng 8 tại thành phố Johannesburg. BRICS gồm 5 nước Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi, chiếm hơn 40% dân số toàn cầu và gần 1/4 GDP thế giới.

Tuy nhiên, một vấn đề khiến các quan chức Nam Phi đau đầu là sẽ xử lý thế nào với lệnh bắt Tổng thống Nga Vladimir Putin được Tòa Hình sự Quốc tế (ICC) ban hành trong trường hợp ông tới Johannesburg dự thượng đỉnh BRICS.

Lệnh bắt trên được đưa ra hồi giữa tháng ba khi ICC, trụ sở ở The Hague, Hà Lan, cáo buộc ông Putin và Ủy viên của Tổng thống Nga phụ trách quyền trẻ em Maria Lvova-Belova “di chuyển bất hợp pháp” trẻ em Ukraine sang Nga trong thời gian xung đột giữa hai nước bùng phát.





Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp báo ở Điện Kremlin, Moskva, tháng 12/022. Ảnh: AFP

Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp báo ở Điện Kremlin, Moskva, tháng 12/022. Ảnh: AFP

Theo đó, ICC yêu cầu 123 nước thành viên, trong đó có Nam Phi, bắt Tổng thống Putin và chuyển đến Hà Lan để xét xử nếu ông đặt chân đến lãnh thổ của họ. Tuy nhiên trên thực tế, không phải mọi quốc gia đều tuân thủ phán quyết của tòa.

Moskva gọi lệnh bắt của ICC là vô nghĩa. Mỹ và Nga từng tham gia ICC nhưng đã rút lui và không công nhận cơ quan này. Một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ không tham gia và không công nhận thẩm quyền của ICC. Năm 2016, tổng thống Nam Phi khi đó là Jacob Zuma từng đề xuất rút nước này khỏi ICC, nhưng sau đó từ bỏ ý định.

Ông Putin từng nhận lời dự hội nghị BRICS trước khi lệnh bắt được ICC công bố. Hãng thông tấn TASS của Nga ngày 26/5 cho hay ông Putin “không rút lại quyết định tham gia hội nghị”, thêm rằng “lãnh đạo Nga đã được mời”.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitri Peskov hồi đầu tuần cảnh báo các đối tác BRICS “không nên bị dẫn dắt bởi các quyết định bất hợp pháp” như lệnh bắt của ICC.

Tuy nhiên, nếu Tổng thống Putin trực tiếp dự hội nghị thượng đỉnh BRICS, lệnh bắt từ ICC sẽ đặt Nam Phi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan về ngoại giao, đồng thời tạo ra tranh cãi ngay trong nội bộ quốc gia này.

Các đảng cánh tả Nam Phi thúc giục chính phủ rút khỏi ICC và chào đón ông Putin tới dự hội nghị BRICS. Trong khi đó, đảng Liên minh Dân chủ (DA) đối lập hàng đầu kêu gọi chính phủ thực thi lệnh bắt Tổng thống Nga nếu ông tới Nam Phi.

Nam Phi đến nay vẫn từ chối lên án chiến dịch của Nga ở Ukraine, nói rằng họ muốn giữ thái độ trung lập và ưu tiên đối thoại để chấm dứt giao tranh. Đầu tháng trước, Tổng thống Cyril Ramaphosa cho biết Nam Phi đã phải đối diện với “áp lực cực lớn” buộc họ phải chọn bên trong cuộc xung đột.

Hôm 30/5, DA tuyên bố họ đã đệ đơn lên tòa án để đảm bảo chính phủ sẽ bắt lãnh đạo Nga và giao nộp ông cho ICC “nếu Tổng thống Putin đặt chân đến đất nước”.

“Hành động này nhằm đảm bảo Nam Phi sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của mình”, Glynnis Breytenbach, quan chức cấp cao đảng DA phụ trách giám sát các hoạt động của Bộ Tư pháp, cho hay.

Trong khi đó, Bộ trưởng Tư pháp Ronald Lamola hồi tháng trước cho biết Nam Phi sẽ “tìm hiểu các lựa chọn khác nhau” về cách thức áp dụng lệnh bắt của ICC, trong đó có phương án mở rộng quyền miễn trừ ngoại giao theo thông lệ đối với các nguyên thủ quốc gia đến thăm đất nước.

Hành động pháp lý của DA được đưa ra khi chính phủ Nam Phi cấp quyền miễn trừ ngoại giao cho các ngoại trưởng BRICS nhóm họp trong tuần này ở Cape Town và cả những lãnh đạo dự kiến có mặt ở hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tháng 8. Nhiều người cho rằng đây là bước đi nhằm đảm bảo cho chuyến thăm của Tổng thống Putin, song chính phủ Nam Phi bác bỏ.

“Những quyền miễn trừ này không vượt quyền bất kỳ lệnh nào được tòa án quốc tế ban hành với những người tham dự hội nghị”, Bộ Ngoại giao Nam Phi cho biết trong một thông báo, thêm rằng việc cấp quyền miễn trừ ngoại giao chỉ là thủ tục “tiêu chuẩn” khi tổ chức các hội nghị quốc tế.

Tiến sĩ Chido Nyere, chuyên gia về quan hệ quốc tế từ Viện Tư tưởng và Đối thoại xuyên châu Phi tại Đại học Johannesburg, cho rằng rất ít khả năng Tổng thống Putin bị bắt ở Nam Phi khi ông tới đây dự hội nghị thượng đỉnh BRICS.

“Tòa án có thể đưa ra phán quyết về khía cạnh pháp lý, nhưng đây không phải một vụ án mang tính pháp lý. Đây thực tế là một sự việc chính trị và pháp luật có những hạn chế. Đây là một trường hợp rất phức tạp và tòa án cũng có giới hạn của họ”, ông nói.

“Mỹ, dường như đang gây áp lực để bắt Tổng thống Putin, không phải bên tham gia ICC”, ông cho biết thêm. “Mọi nỗ lực nhằm bắt lãnh đạo Nga đều phải được thực hiện trên cơ sở hợp tác”.

Giáo sư Dire Tladi từ Khoa Luật Đại học Pretoria nhận định về mặt chính trị, Nam Phi không có động lực thực thi lệnh bắt của ICC với ông Putin. Nước này đang khao khát tăng cường vai trò của mình trong BRICS và mối quan hệ giữa họ với Nga cũng phát triển mạnh mẽ những năm gần đây.

Trong bối cảnh đó, việc thi hành lệnh bắt Tổng thống Putin sẽ khiến quan hệ Nam Phi – Nga đứng trên bờ vực và vai trò của họ trong khối BRICS nhiều khả năng cũng bị xóa bỏ.

Nhưng nếu không tuân thủ lệnh bắt, Nam Phi có thể đối mặt với rắc rối lớn về mặt pháp lý và uy tín trên trường quốc tế.

“Nếu nhận được lệnh từ tòa án quốc tế tuyên bố rằng Tổng thống Putin phải bị bắt thì theo luật, khi lãnh đạo Nga đến, Nam Phi có nghĩa vụ bắt và giao nộp ông ấy”, Tladi giải thích. “Nếu không, câu hỏi sau đó sẽ được đặt ra là liệu Nam Phi có cố ý coi thường quyết định của ICC hay không”.

Reuben Brigety, đại sứ Mỹ tại Nam Phi, cho hay Mỹ “không thể hiểu nổi” tại sao chính phủ Nam Phi chưa công khai cam kết sẽ tuân thủ nghĩa vụ thực hiện quyết định của ICC liên quan đến lệnh bắt ông Putin, điều mà một thành viên như họ có trách nhiệm pháp lý phải thi hành.

Năm 2015, Nam Phi đã cho phép tổng thống Sudan lúc bấy giờ là Omar al-Bashir tới thăm nước này, bất chấp lệnh bắt của ICC đối với ông với cáo buộc diệt chủng. Động thái này đã khiến Nam Phi hứng chịu nhiều chỉ trích từ các nước phương Tây.

Lần này, chính quyền Nam Phi được cho là đang tìm kiếm những lỗ hổng trong lệnh bắt của ICC nhằm “lách luật”, có thể đón tiếp Tổng thống Nga tới dự hội nghị BRICS mà không gây ra bất kỳ xáo trộn hay chỉ trích nào.

Nam Phi đã thành lập một ủy ban do Phó tổng thống Paul Mashatile đứng đầu để nghiên cứu các phương án khả thi cho chuyến thăm của Tổng thống Putin và họ tin rằng có thể đã tìm được một con đường hợp pháp.

Tháng trước, các quan chức Nam Phi cho hay chính phủ có thể tập trung vào thực tế là lệnh bắt ICC đưa ra với Tổng thống Putin không bắt nguồn từ lời giới thiệu của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, khác với trường hợp tổng thống Sudan al-Bashir. Thực tế này sẽ cho phép họ lập luận rằng ông Putin có quyền miễn trừ theo “luật tập quán quốc tế” vì Nga không phải thành viên ICC.

Nhưng theo Hannah Woolaver, phó giáo sư luật quốc tế tại Đại học Cape Town, các quốc gia thành viên ICC không có quyền phớt lờ lệnh bắt bằng cách đưa ra diễn giải của riêng họ về những điều khoản miễn trừ trong Quy chế Rome. “Điều đó cuối cùng vẫn do ICC quyết định”, bà nói.

Quy chế Rome về ICC được thông qua tháng 7/1998 và có hiệu lực từ tháng 7/2002, quy định mọi quốc gia thành viên có nghĩa vụ thực thi quyền tài phán hình sự đối với tội phạm quốc tế.

Nam Phi sẽ phải cố gắng thuyết phục ICC về tính hợp lệ trong lập luận về quyền miễn trừ theo “luật tập quán quốc tế”. Dù vậy, các thẩm phán ICC khó có thể bị thuyết phục bởi họ từng ra phán quyết chống lại lập luận này với trường hợp cựu tổng thống al-Bashir.

“Nếu các quốc gia thành viên từ chối thực hiện lệnh bắt dựa trên cách diễn giải kiểu như vậy, điều đó sẽ khiến mọi quyết định từ ICC trở nên vô hiệu”, bà nói.

Mark Kersten, phó giáo sư tư pháp hình sự tại Đại học Fraser Valley, Canada, nhận định nếu Nam Phi không thực thi lệnh bắt ông Putin, điều đó sẽ gây tổn hại cho chính nước này lẫn ICC. Việc đó sẽ “khiến ICC bị giảm uy tín, nhưng có lẽ chịu tác động nặng nề hơn là uy tín của tòa án Nam Phi”, ông nói.





Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg, Nam Phi, hồi tháng 7/2018. Ảnh: Reuters

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu trong cuộc họp báo sau hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg, Nam Phi, hồi tháng 7/2018. Ảnh: Reuters

Mọi nỗ lực chống lại lệnh bắt cũng có thể gây tổn hại mối quan hệ giữa Nam Phi với phương Tây, đồng thời làm suy yếu tuyên bố trung lập của họ trước cuộc xung đột Nga – Ukraine, giới quan sát đánh giá.

“Đây sẽ là bằng chứng cho thấy Nam Phi đang ủng hộ Nga ngay giữa lúc Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đang muốn xây dựng hình ảnh bản thân là một nhà hòa giải trung lập trong sứ mệnh kiến tạo hòa bình cho Nga và Ukraine”, Geoffrey York, bình luận viên kỳ cựu từ báo Global and Mail, Canada, đánh giá.

Giới quan sát cho rằng một giải pháp khác với Nam Phi là để ông Putin dự hội nghị BRICS qua Zoom, nhưng điều này nhiều khả năng sẽ không được Tổng thống Nga chấp thuận. Truyền thông Anh đưa tin Nam Phi đã xem xét phương án để Trung Quốc, nước không phải thành viên ICC, tổ chức hội nghị thượng đỉnh BRICS lần này, nhưng Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã bác bỏ thông tin.

Theo giới quan sát, điều này khiến tình thế khó xử của Nam Phi càng thêm trầm trọng. Nó cũng đặt ra câu hỏi lớn về việc BRICS, một nhóm các quốc gia lớn với nền kinh tế, chế độ chính trị và xã hội rất khác nhau, liệu có thể thực sự đạt được nhất trí khi đối mặt với tình thế tiến thoái lưỡng nan như vậy hay không.

Vũ Hoàng (Theo Al Jazeera, Global and Mail, IOL)




Source link

Cùng chủ đề

Phòng tuyến Ukraine mong manh trước sức ép từ Nga

Loạt đợt tiến công của Nga tăng áp lực lên phòng tuyến Ukraine xây dựng vội vàng gần Avdeevka, khiến nó có thể vỡ bất cứ lúc nào. "Lực lượng Nga duy trì đà tiến đều đặn ở phía tây Avdeevka. Vào cuối tháng 3, họ gần như chắc chắn kiểm soát hai làng Tonenkoe và Orlovka", Bộ Quốc phòng Anh ngày 30/3 cho biết về tình hình chiến trường ở miền đông Ukraine.Đây được coi là đánh giá...

Nga bổ nhiệm loạt chỉ huy hải quân

Bộ trưởng Shoigu thông báo sắc lệnh bổ nhiệm đô đốc Moiseev làm tư lệnh hải quân cùng tân chỉ huy Hạm đội phương Bắc và Hạm đội Biển Đen. "Trong cuộc họp với các chỉ huy quân đội, đại tướng Sergey Shoigu công bố sắc lệnh của Tổng thống Nga về bổ nhiệm đô đốc Alexander Moiseev làm tư lệnh hải quân, phó đô đốc Konstantin Kabantsov làm tư lệnh Hạm đội phương Bắc và phó đô đốc...

Ukraine giải thích lý do Nga tăng cường phóng tên lửa đạn đạo từ Crimea

Đại tá Nataliia Humeniuk, Giám đốc Trung tâm Báo chí Liên hợp Bộ Chỉ huy Tác chiến miền Nam Ukraine cho hay, Nga trong thời gian qua ngày càng sử dụng nhiều tên lửa đạn đạo được triển khai trên lãnh thổ Crimea để tấn công Ukraine."Nga đang chuyển sang chiến thuật sử dụng tên lửa đạn đạo do nhận thấy đây là mục tiêu mà lực lượng Ukraine khó ngăn chặn. Đó là lý do tại sao...

Nga tuyên bố kiểm soát thêm hơn 400 km2 lãnh thổ

Bộ trưởng Quốc phòng Nga cho biết nước này kiểm soát thêm 403 km2 lãnh thổ và tiếp tục đẩy lùi lực lượng Ukraine về phía tây. "Sau đợt phản công thất bại, đối phương cố gắng giữ một số tuyến và vị trí nhất định, song không đạt được bất cứ mục tiêu nào", Bộ trưởng Quốc phòng Nga, đại tướng Sergey Shoigu nói trong cuộc họp với các chỉ huy quân đội ngày 2/4.Ông Shoigu cho biết...

Nga chặn đứng âm mưu tuồn “hàng nóng” từ Ukraine vào, có cả chất nổ mạnh gấp 1,5 lần TNT

Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) cùng hải quan Nga đã chặn đứng một kênh buôn lậu xuyên biên giới nhằm đưa chất nổ do nước ngoài sản xuất vào nước này từ Ukraine theo lộ trình qua các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU).

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mỹ nhân ‘Cô đi mà lấy chồng tôi’ vướng ồn ào bạo lực học đường

Song Ha Yoon - diễn viên phim "Cô đi mà lấy chồng tôi" - bị tố cáo tham gia bạo lực học đường, chưa lên tiếng giải thích. Ngày 2/4, tờ news1 cho biết các hình ảnh, thông tin trong quá khứ của diễn viên đang được quan tâm, do cô vướng nghi vấn 20 năm trước từng đánh đập bạn cùng trường. Trước đó một ngày, đài JTBC đưa tin về "nữ diễn viên S, người được yêu...

Ông Đỗ Quang Vinh hoàn tất mua vào 5 triệu cổ phiếu SHS

Ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch HĐQT Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội hoàn tất mua 5 triệu cổ phiếu SHS theo phương thức khớp lệnh trên sàn từ ngày 12-27/3. Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), ông Đỗ Quang Vinh đã hoàn tất mua vào 5 triệu cổ phiếu SHS như đăng ký trước đó. Thời gian thực hiện giao dịch từ ngày 12-27/3 theo phương thức khớp lệnh trên sàn. Sau giao...

Vingroup góp vốn vào hãng taxi điện

Vingroup dự định góp không quá 5% vốn điều lệ vào GSM - công ty taxi điện do ông Phạm Nhật Vượng thành lập và là đối tác mua xe chính của VinFast. Hội đồng quản trị Tập đoàn Vingroup (VIC) vừa phê duyệt kế hoạch góp thêm vốn vào Công ty Di chuyển xanh và Thông minh (GSM) trong năm nay. Theo đó, Vingroup sẽ góp thêm vốn vào GSM với tỷ lệ không quá 5% vốn điều lệ...

Varane: ‘Chấn động não làm tổn thương cơ thể tôi’

Trên báo Pháp L'Équipe, trung vệ Man Utd Raphael Varane kể về việc chịu ảnh hưởng sức khỏe từ những cơn chấn động não và muốn nâng cao nhận thức về vấn đề anh cho là chưa được quan tâm đúng mức trong bóng đá hiện đại. Varane lo lắng cho sức khỏe sau nhiều tổn thương ở vùng đầu từ sự nghiệp cầu thủ. Ảnh: L'Équipe Tháng 2/2023, Varane thông báo chia tay tuyển Pháp ở tuổi 29, nhằm...

Giá vàng thế giới tiếp tục lập đỉnh lịch sử

Diễn biến căng thẳng mới tại Trung Đông khiến giá vàng thế giới tiến sát 2.290 USD trong phiên 2/4. Nhu cầu vàng lên cao sau khi kim loại quý vượt mốc 2.200 USD một ounce. Chốt phiên giao dịch 2/4, mỗi ounce vàng thế giới giao ngay tăng 30 USD, lên 2.279 USD.Trong phiên, giá vàng có thời điểm lên 2.287 USD. Đây là kỷ lục mới của kim loại quý.Nhà đầu tư tăng mua vàng trú ẩn...

Bài đọc nhiều

Nhật Bản sẽ tái khởi động nhà máy điện hạt nhân lớn nhất thế giới

Cơ quan Quản lý hạt nhân của Nhật Bản (NRA) đã dỡ bỏ lệnh cấm vận hành được áp đặt cách đây 2 năm đối với Nhà máy điện hạt nhân Kashiwazaki-Kariwa của Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), qua đó mở đường cho quá trình hướng tới tái khởi động cơ sở này. Với công suất 8.212 megawatt (MW), Nhà máy Kashiwazaki-Kariwa được đặt tại tỉnh Niigata trên bờ biển Nhật...

Công nương Kate, vợ Hoàng tử William công bố bị ung thư, đang hóa trị

Tin tức này xuất hiện hai tháng sau khi Kate tạm thời rời xa cuộc sống thường nhật, trong khi Cung điện Kensington giải thích vào thời điểm đó là do cuộc phẫu thuật bụng không phải ung thư. Cú sốc lớn với Công nương Kate xứ Wales Công nương Kate nói: "Vào tháng 1, tôi đã trải qua cuộc đại phẫu thuật bụng ở London. Thời điểm đó, bác sĩ nhận định tình trạng của tôi không phải...

Nga dự báo Tổng thống Zelensky sắp mất chức, Mỹ-Nhật thỏa thuận quan trọng về quân sự, Israel bắt giữ em gái thủ lĩnh...

Nga siết chặt quản lý người di cư, xuất khẩu quốc phòng của Ấn Độ đạt kỷ lục, tàu chiến Trung Quốc lại xuất hiện tại căn cứ hải quân Campuchia, Ukraine bác yêu cầu của Nga về giao nộp khủng bố, Venezuela cảnh báo nguy cơ bạo lực trước bầu cử … là một số tin thế giới nổi bật trong 24 giờ qua.

Siêu cần cẩu của CIA tham gia khắc phục vụ sập cầu Mỹ

Mỹ điều cần cẩn với sức nâng 1.000 tấn, từng là "vũ khí bí mật" của CIA trong Chiến tranh Lạnh, tham gia trục vớt xác cầu bị tàu đâm sập ở Baltimore. Kỹ sư và công binh Mỹ cuối tuần qua bắt đầu khoan cắt và giải tỏa những đoạn đầu tiên thuộc cây cầu thép Francis Scott Key, bị tàu container Dali đâm sập rạng sáng 26/3 và nằm chắn ngang dòng sông dẫn tới cảng Baltimore,...

Cùng chuyên mục

Động đất ở Đài Loan (Trung Quốc), Nhật Bản cảnh báo sóng thần

Theo Thanh niên, hãng AFP dẫn thông tin từ Cơ quan Khí tượng Nhật Bản cho hay, một trận động đất 7,5 độ Richter xảy ra ở gần Đài Loan (Trung Quốc) vào khoảng 9h ngày 3/4 (giờ Tokyo), dẫn đến cảnh báo sóng thần tại các đảo phía nam Nhật Bản. Trận động đất ở Đài Loan (Trung Quốc) sáng 3/4 USGS   VietNamNet đưa tin, Chính phủ Nhật Bản ngay sau đó đã đưa ra cảnh báo sóng thần tại các hòn đảo...

Triều Tiên tuyên bố thử vũ khí siêu vượt âm mới

Quân đội Triều Tiên thử tên lửa nhiên liệu rắn Hwasongpho-16B mang theo phương tiện lướt siêu vượt âm dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Kim Jong-un. "Vụ thử tên lửa siêu vượt âm tầm trung mang giá trị chiến lược quân sự đã diễn ra thành công", hãng thông tấn Triều Tiên KCNA ngày 3/4 đưa tin. "Đây là lần đầu tiên Triều Tiên thử tên lửa tầm trung Hwasongpho-16B mang theo phương tiện lướt siêu vượt...

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình điện đàm

Ngày 2/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc điện đàm trực tiếp đầu tiên kể từ sau cuộc gặp vào tháng 11/2023 tại Califronia.

Thổ Nhĩ Kỳ: Cháy hộp đêm tại chung cư, 29 người thiệt mạng

Ít nhất 29 người thiệt mạng, 8 người bị thương, trong đó 7 người bị bỏng nặng khi một đám cháy nhấn chìm hộp đêm Masquerade nằm ở tầng hầm tòa nhà chung cư Gayrettepe ở Istanbul ngày 2-4. TRT News đưa tin, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ 6 người liên quan đến vụ hỏa hoạn, bao gồm giám đốc kinh doanh của hộp đêm, kế toán và đối...

Mới nhất

Thứ trưởng Phạm Đức Long làm Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số

(Mic.gov.vn) - Ngày 29/3/2024, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 256/QĐ-TTg về việc kiện toàn thành viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, bổ sung Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long vào vị trí Ủy viên Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, thay cho Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng.  ...

Hiện thực hóa khát vọng về một Nha Trang xanh, thịnh vượng và hiện đại hơn

(Chinhphu.vn) - Sáng 2/4, tỉnh Khánh Hòa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm xây dựng và phát triển thành phố Nha Trang (1924-2024), 15 năm được công nhận là đô thị loại I thuộc tỉnh Khánh Hòa. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn trao Huân chương Lao động hạng Ba cho thành phố...

Khẩn trương chuẩn hoá thông tin tài khoản phục vụ triển khai Đề án 06

(Mic.gov.vn) - Để triển khai Đề án 06 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh, Sở TT&TT đã ban hành các văn bản hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh thực...

Ngàn năm tơ lụa bắt đầu từ nương dâu, con tằm

Nghề tằm tang đã xuất hiện và tồn tại trong dân gian từ hàng ngàn năm nay. Nương dâu, con tằm gắn bó với cuộc sống người Việt từ những ngày đầu dựng nước và đi vào trong ca dao, tục ngữ, truyền thuyết... lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Theo huyền sử, Công chúa Thiều...

Bộ Công Thương đề xuất sửa nhiều quy định về kinh doanh xăng dầu

DNVN - Bộ Công Thương vừa có văn bản gửi Chính phủ trình bản dự thảo thứ 2 đề xuất sửa nhiều quy định liên quan đến kinh doanh xăng dầu. ...

Mới nhất