Powered by Techcity

Bước chạy nước rút để hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc

Việc Bộ Nội vụ vừa trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch tổ chức Lễ phát động Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc” theo đúng chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ, đã cho thấy quyết tâm rất lớn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với nỗ lực thực hiện bằng được mục tiêu đặc biệt này.

Sự kiện trên được tổ chức trong ít ngày tới chắc chắn sẽ vượt khỏi tầm vóc của một bộ, ngành cụ thể, để trở thành phong trào thi đua toàn quốc, tạo dấu ấn kinh tế đặc biệt trong cả giai đoạn 2021 – 2026, tạo cú hích mạnh trong việc hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng với điểm nhấn chính là mạng đường cao tốc quốc gia.

Cần phải nói thêm rằng, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng xác định mục tiêu đến năm 2025 đưa vào khai thác 3.000 km đường cao tốc và đến năm 2030 phấn đấu đưa vào khai thác 5.000 km.

Thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, việc triển khai đầu tư, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông được các bộ, ban, ngành, địa phương đặc biệt chú trọng với tư duy mới, cách làm mới, bảo đảm cả 3 mục tiêu “chất lượng, tiến độ, hiệu quả”.

Đến nay, cả nước đã hoàn thành thêm gần 700 km đường bộ cao tốc, đi qua 15 tỉnh, thành phố, nâng tổng số đường bộ cao tốc lên hơn 2.000 km.

Các dự án hoàn thành đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, tạo không gian phát triển mới, các khu đô thị, dịch vụ, công nghiệp mới, làm tăng giá trị đất đai, giảm chi phí logistics, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Đồng thời, thay đổi diện mạo đất nước, góp phần tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Bên cạnh những thành tích đạt được, việc giải phóng mặt bằng còn lại tại một số dự án vẫn chậm, tiến độ triển khai thi công tại một số công trình chưa đạt kế hoạch đề ra. Công tác triển khai lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, thiết kế kỹ thuật tại một số dự án cũng chưa sát dự kiến. Chính vì vậy, việc phát động Đợt thi đua cao điểm “500 ngày đêm thi đua hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc” sẽ góp phần khơi dậy mạnh mẽ khát vọng phát triển quốc gia, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong toàn hệ thống chính trị và trong nhân dân về xây dựng các dự án đường bộ cao tốc, hoàn thành thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, thiết thực chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Trên thực tế, đây là mục tiêu đầy thách thức, bởi để hoàn thành 3.000 km cao tốc vào cuối năm 2025, tốc độ triển khai phải nhanh hơn gấp nhiều lần so với công tác đầu tư, xây dựng loại hình công trình giao thông đặc biệt này trong thời gian qua.

Ngoài việc tiếp tục phát huy hơn nữa tinh thần “vượt nắng, thắng mưa”, “không thua đại dịch”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “thi công 3 ca, 4 kíp”…, các bộ, ngành và địa phương liên quan, trong đó vai trò chủ công là Bộ Giao thông – Vận tải, cần có cách làm sáng tạo, tổ chức triên khai bài bản, khoa học để đẩy nhanh tiến độ thi công, nâng cao chất lượng công trình, dự án. Bên cạnh đó, Bộ Giao thông – Vận tải cũng cần nhanh chóng rà soát lại các tuyến đường bộ đã đưa vào khai thác có khả năng nâng lên thành đường bộ cao tốc (như đoạn Nội Bài – Bắc Ninh đi trùng Quốc lộ 18, đoạn Hưng Yên – Hà Nam đi trùng tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình, đoạn Phủ Lý – TP. Nam Định đi trùng tuyến đường bộ mới Phủ Lý – Nam Định theo hình thức BT và BOT…) để tham mưu báo cáo Thủ tướng phương án đầu tư nâng cấp các tuyến này lên thành đường cao tốc theo quy định.

Trong mục tiêu hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025, thì nhiệm vụ tiên quyết là phải hoàn thành thông toàn bộ tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông trong năm 2025 theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra. Do đó, Bộ Giao thông – Vận tải và các cơ quan, đơn vị liên quan phải hết sức tập trung, trách nhiệm, huy động toàn bộ nguồn lực để triển khai, trong đó đặc biệt lưu ý tuyến cao tốc đoạn Cần Thơ – Cà Mau tuy đã tháo gỡ được một số khó khăn, vướng mắc, nhưng vẫn có nguy cơ chậm tiến độ.

Trong mọi trường hợp, khi gặp khó khăn, vướng mắc, trở ngại, các cấp, các ngành, các lực lượng tham gia triển khai dự án, công trình cần đồng tâm hiệp lực, “chỉ bàn tiến, không bàn lùi”, quyết tâm cao nhất, chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để vượt qua mọi thách thức, đưa công trình về đích. Đây chính là giải pháp căn cơ nhất để ngành giao thông tận dụng mọi nguồn lực, cùng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc vào năm 2025, đảm bảo chất lượng, hiệu quả đầu tư theo đúng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.

Nguồn: https://baodautu.vn/buoc-chay-nuoc-rut-de-hoan-thanh-3000-km-duong-bo-cao-toc-d221745.html

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Nam Định hạn chế phương tiện qua cầu Đò Quan

Sở GTVT tỉnh Nam Định cho biết, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, các nhà máy thủy điện đang xả lũ dẫn đến mực nước sông Đào dâng cao, dòng chảy xiết, ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng công trình cầu Đò Quan (TP Nam Định). Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, Sở GTVT thông báo phương án điều chỉnh tổ chức giao thông, hạn chế...

Thành lập Chi hội Bảo vệ và Phát huy di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” huyện Nam...

Sáng 12/9, tại đền Đồng Phù, xã Nam Điền (Nam Trực) đã diễn ra hội nghị thành lập Chi hội Bảo vệ và Phát huy di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” huyện Nam Trực. Ông Nguyễn Văn Thư, Chủ tịch Hội Bảo vệ và phát huy di sản “Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” tỉnh Nam Định trao quyết định thành lập Chi hội Bảo vệ và phát...

Lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống mức báo động 1

Lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống mức báo động 1; sông Lô tại Tuyên Quang và Vụ Quang sẽ xuống mức báo động 2; sông Cầu tiếp tục dao động ở mức đỉnh trên mức báo động 3.   Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 12 giờ tới, lũ trên các sông tiếp tục xuống, biến đổi chậm. Cụ thể lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống mức báo...

Đến 7 giờ ngày 12/9, bão số 3 và mưa lũ đã cướp đi sinh mạng của 325 người

Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội bị mất điện, mất liên lạc trên diện rộng: 12 đoạn đường dây 500kV, 36 đường dây 220kV, 173 đường dây 110kV bị sự cố và 5.305 cột điện bị gãy đổ. Các địa phương đang tiếp tục rà soát, thống kê thiệt hại. Về tình hình đê điều, mực nước lũ trên nhiều tuyến sông có đê đã vượt báo động 3, đặc biệt trên sông Thao thuộc tỉnh Yên...

Cầu phao Ninh Cường tại Nam Định bị đứt

Đại diện Ban quản lý bến cầu phao Ninh Cường nối 2 huyện Nghĩa Hưng và Trực Ninh (tỉnh Nam Định) cho biết, cầu phao Ninh Cường vừa bị đứt do nước lũ trên sông Ninh Cơ dâng cao.   Trước đó, vào sáng 10/9, cầu phao Ninh Cường đã dừng hoạt động do nước lũ lên nhanh, dòng chảy mạnh không đảm bảo an toàn vận hành. Sông Ninh Cơ là một trong những sông lớn trên địa bàn tỉnh Nam...

Cùng chuyên mục

Nam Định hạn chế phương tiện qua cầu Đò Quan

Sở GTVT tỉnh Nam Định cho biết, do ảnh hưởng của cơn bão số 3, các nhà máy thủy điện đang xả lũ dẫn đến mực nước sông Đào dâng cao, dòng chảy xiết, ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng công trình cầu Đò Quan (TP Nam Định). Để bảo đảm an toàn giao thông cho người và các phương tiện lưu thông qua cầu, Sở GTVT thông báo phương án điều chỉnh tổ chức giao thông, hạn chế...

Lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống mức báo động 1

Lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống mức báo động 1; sông Lô tại Tuyên Quang và Vụ Quang sẽ xuống mức báo động 2; sông Cầu tiếp tục dao động ở mức đỉnh trên mức báo động 3.   Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 12 giờ tới, lũ trên các sông tiếp tục xuống, biến đổi chậm. Cụ thể lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống mức báo...

Đến 7 giờ ngày 12/9, bão số 3 và mưa lũ đã cướp đi sinh mạng của 325 người

Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội bị mất điện, mất liên lạc trên diện rộng: 12 đoạn đường dây 500kV, 36 đường dây 220kV, 173 đường dây 110kV bị sự cố và 5.305 cột điện bị gãy đổ. Các địa phương đang tiếp tục rà soát, thống kê thiệt hại. Về tình hình đê điều, mực nước lũ trên nhiều tuyến sông có đê đã vượt báo động 3, đặc biệt trên sông Thao thuộc tỉnh Yên...

Cầu phao Ninh Cường tại Nam Định bị đứt

Đại diện Ban quản lý bến cầu phao Ninh Cường nối 2 huyện Nghĩa Hưng và Trực Ninh (tỉnh Nam Định) cho biết, cầu phao Ninh Cường vừa bị đứt do nước lũ trên sông Ninh Cơ dâng cao.   Trước đó, vào sáng 10/9, cầu phao Ninh Cường đã dừng hoạt động do nước lũ lên nhanh, dòng chảy mạnh không đảm bảo an toàn vận hành. Sông Ninh Cơ là một trong những sông lớn trên địa bàn tỉnh Nam...

Nước lũ chảy xiết làm đứt cầu phao Ninh Cường ở Nam Định

Tối nay (11/9), lãnh đạo Ban quản lý bến cầu phao Ninh Cường cho biết, cầu vừa bị đứt do lũ trên sông Ninh Cơ dâng cao trên báo động 3, nước chảy xiết. Đơn vị đang nhanh chóng xử lý sự cố, chằng néo cầu chắc chắn hơn. Từ sáng 10/9, cầu phao Ninh Cường đã dừng hoạt động do nước lũ lên nhanh, dòng chảy mạnh không đảm bảo an toàn vận hành. Bình thường, mỗi ngày có khoảng...

Tác phẩm tham dự giải báo chí Búa Liềm vàng lần thứ IX-2024: Xây dựng văn hóa Nam Định đáp ứng yêu cầu phát triển...

Xây dựng văn hóa Nam Định đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững (kỳ 1) (Tiếp theo và hết) Thực hiện quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Đảng về các trụ cột xây dựng phát triển đất nước: “Phát triển kinh tế là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên”; đặc biệt là những chỉ đạo sâu sắc...

380 tỉ đồng hỗ trợ đợt 1 cho 20 địa phương bị bão lũ

Hưởng ứng lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam, ngày 11.9 đã có nhiều tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đến trụ sở MTTQ Việt Nam tại 46 Tràng Thi, Hà Nội để trực tiếp góp thêm nguồn lực ủng hộ đồng bào các địa phương đang chịu thiệt hại bởi cơn bão số 3. Trong ngày, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch...

Nỗ lực không để mưa lũ làm gián đoạn hoạt động vận chuyển

Những ngày vừa qua, cơn lũ lịch sử đã khiến nhiều tỉnh miền núi phía Bắc thiệt hại nặng nề, nhiều khu vực bị cô lập, thành phố, làng mạc chìm trong biển nước. Lực lượng quân đội, công an, chính quyền và tình nguyện viên từ khắp mọi miền đất nước về hỗ trợ người dân vùng lũ. Việc vận chuyển hàng hoá gặp khó khăn do mưa lũ, sạt lở đất. Các đơn vị vận chuyển đang nỗ...

Mực nước thượng nguồn sông Hồng đã đạt đỉnh và đang xuống

Trao đổi với báo chí hôm nay, 11.9, về diễn biến thời tiết đang diễn ra tại miền Bắc, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn (KTTV) quốc gia, cho biết, số liệu mới nhất từ đêm qua đến sáng nay, phần lớn khu vực vùng núi và trung du bắc bộ lượng mưa có xu thế giảm đi so với 2 ngày trước đó. Lũ sông Hồng lên cao, khu vực phường Phúc Tân,...

Cảnh nước cuồn cuộn chảy xiết tại các con sông gần Hà Nội

Các con sông ở Hà Nội và sông ở tỉnh lân cận có nguồn kết nối với Hà Nội đều đang trong cảnh nước chảy xiết từ thượng nguồn đổ về, có nguy cơ lên tới mức báo động 3. Mực nước tại sông Hồng (bên phải) và sông Đuống địa phận Thủ đô đang mỗi lúc một lên cao. Hình ảnh ghi nhận vào chiều 10/9 khi TP Hà Nội nâng mức cảnh báo lũ trên những...

Tin nổi bật

Tin mới nhất