Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNGƯỜI THẦY THUỐC TRONG TÔI: Đau đáu, trăn trở với bệnh nhân...

NGƯỜI THẦY THUỐC TRONG TÔI: Đau đáu, trăn trở với bệnh nhân ghép tạng


Là một trong những chuyên gia đầu ngành về ghép tạng, PGS-TS Nguyễn Hữu Ước, Giám đốc Trung tâm Tim mạch và Lồng ngực – Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), trực tiếp chứng kiến không ít câu chuyện vui buồn với nhiều trăn trở.

NGƯỜI THẦY THUỐC TRONG TÔI: Đau đáu, trăn trở với bệnh nhân ghép tạng - Ảnh 1.

PGS-TS Nguyễn Hữu Ước

Chờ trong vô vọng

Đến giờ, PGS-TS Nguyễn Hữu Ước vẫn nhớ như in hình ảnh một cặp vợ chồng quỳ trước cửa phòng ông van nài: “Xin bác tìm tim cho tôi ghép”.

“Người ta cứ quỳ ở phòng tôi nhờ giúp nhưng tôi giúp hết cách rồi. Bộ phận vận động hiến tạng cũng làm hết sức rồi. Không giống như van tim – tôi có thể mổ thay cho bệnh nhân bất cứ lúc nào, ghép tạng phải có người hiến tạng” – ông xót xa.

Không ít trường hợp chờ đợi trong vô vọng như thế. Có bệnh nhân gia đình đầy đủ điều kiện, tìm từ Bắc chí Nam nhưng không ra người hiến tạng, cuối cùng đành chấp nhận ra đi. Một trường hợp khác được đưa từ miền Nam ra, nằm chờ ở bệnh viện 2 tháng đến lúc chết mà không có người cho tạng.

Thậm chí, có trường hợp tìm được người đồng ý hiến tạng rồi song hy vọng cũng chỉ mong manh vì có khi đến giờ chót họ lại từ chối. “Mỗi lần như thế, chúng tôi tốn kém rất nhiều công sức và tiền của. Điều tôi đau đáu nhất chính là nỗi thất vọng của bệnh nhân. Có người gần như đổ gục vì bệnh đã rất nặng, sau khi chuẩn bị mọi thứ, lên bàn mổ rồi thì đùng một cái, họ không được cho tạng nữa” – ông Ước trăn trở.

Nhiều lúc lại “oái oăm” không kém: Có người cho tạng mà không có người nhận. Vì thời điểm đó, người nhận phù hợp đã không còn. Cũng có khi bệnh nhân từ bỏ vì biết mình không có điều kiện, vì không lo được cuộc sống sau ghép (đi khám thường xuyên, uống thuốc suốt đời…).

PGS Ước giải thích: “Nhiều người nghĩ đơn giản rằng ghép tạng như mổ ruột thừa, chữa cắt túi mật…, làm xong là khỏi bệnh hẳn. Thực chất, ghép tạng chỉ là khâu giải quyết chuyển từ một bệnh lý mạn tính, sống không bằng chết, có nguy cơ tử vong bất cứ lúc nào, sang trạng thái sống tạm ổn định, lệ thuộc vào điều trị, tuân thủ nguyên tắc sống rất chặt chẽ”.

Thỉnh thoảng, ông Ước vẫn nhận được cuộc gọi từ người thân của bệnh nhân. Ông kể: “Họ gọi điện chúc mừng khi có ca ghép thành công từ người cho chết não. Có khi họ tâm sự, buồn vì người thân không gặp được may mắn như thế. Tôi buồn nhưng không biết làm thế nào. Cuộc sống là như thế”.

“Số phận may rủi”

PGS-TS Nguyễn Hữu Ước vẫn hay nói với bệnh nhân được ghép tạng từ người cho chết não là “số phận may rủi”, “ông trời” cho được thì được. Có người mới đăng ký vào danh sách chờ ghép lúc sáng thì chiều đã tìm được người cho, có người chờ mãi vẫn vô vọng.

Ông Ước cho biết có một bệnh nhân tên Điệp, tuổi chưa đến 30, 3 lần từ cõi chết trở về, may mắn vẫn chờ được đến lúc có người hiến tạng. Cô bị bệnh tim rất nặng, chờ suốt 3 tháng mà không có ai hiến tạng.

“Mẹ cô rất thương con, quyết tâm cứu bằng được dù gia đình không giàu có. Sau lần thứ 3 chết đi sống lại, bác sĩ cũng thấy tuyệt vọng, thế rồi 2 tuần sau lại có người cho phù hợp. May mắn đã mỉm cười, đến giờ cô ấy vẫn còn sống” – PGS Ước nhớ lại.

Trường hợp thứ 2 có lẽ là người ghép tim lớn tuổi nhất Việt Nam còn sống khỏe mạnh. Bệnh lâu ngày, đi rất nhiều nơi, người đàn ông ngoài 60 tuổi ấy đã nằm rất nhiều bệnh viện do suy tim giai đoạn cuối. Bệnh nhân kể những ngày cuối trước khi được ghép tim, ông gần như sống ở một cõi nào khác, không có sức khỏe, không còn năng lực giao tiếp với bên ngoài, suốt ngày chỉ nằm nhắm mắt. Khi nghe thông tin có thể ghép tim được, hy vọng sống trong ông lại le lói. Ông xin chuyển đến Bệnh viện Việt Đức và chỉ sau 1 tuần thì có người cho.

Đây là ca ghép xuyên Việt thứ 2, lấy tim từ Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) chuyển ra. Sau ghép, trong ngày đầu tiên, diễn tiến sức khỏe của bệnh nhân rất xấu. Thế nhưng, hết ngày đầu tiên – giống như “số phận may rủi”, sức khỏe ông đột ngột tốt lên rất nhanh và sau 5 ngày thì thoát khỏi tình trạng nguy kịch. Đến nay, ông vẫn sống khỏe mạnh.

“Ông ấy vẫn hay nói với tôi rằng mỗi ngày ông được sống trên đời là “nhờ trời” ban cho. Vì thế, ông luôn cố gắng sống tốt nhất có thể” – PGS Ước xúc động.

Mỗi ngày, tại Bệnh viện Việt Đức có 3-5 người chết não song mỗi năm chỉ có 3-4 ca hiến tạng. Nguồn tạng khan hiếm, trong khi danh sách bệnh nhân chờ ghép ngày càng dài. Ông Ước hy vọng trong thời gian tới, người hiến tạng ngày càng nhiều để giúp nối dài những sự sống.

Bài toán khó

Theo PGS Nguyễn Hữu Ước, nếu như cách đây 9-10 năm, ghép tim là cả vấn đề thì nay đã trở thành hoạt động thường quy tại Bệnh viện Việt Đức. Từ sau trường hợp ghép tim đầu tiên vào năm 2011, đến nay, Bệnh viện Việt Đức đã thực hiện được gần 30 ca, đồng thời hỗ trợ một số đơn vị khác thực hiện.

NGƯỜI THẦY THUỐC TRONG TÔI: Đau đáu, trăn trở với bệnh nhân ghép tạng - Ảnh 2.

Một ca ghép gan ở Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội)

Xuất phát từ đề tài của Bộ Y tế năm 2011 về ghép tim từ người cho chết não, sau 5-6 ca đầu tiên thực hiện thành công, các bác sĩ đã xây dựng quy trình ghép tim và “Việt Nam hóa” quy trình đó. Vẫn quy trình chuẩn nhưng cải tiến cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam, từ trang thiết bị, thuốc men đến vận chuyển tạng… Cũng từ đó mới có những ca vận chuyển, ghép tạng xuyên Việt.

PGS Ước cho rằng khi đã làm chủ được kỹ thuật thì bài toán cần giải là kinh tế. Không ít bệnh nhân có chỉ định ghép tim nhưng không đủ khả năng kinh tế để thực hiện, cả cho ca ghép và sau ghép. Đôi khi có người cho tạng nhưng bệnh nhân đủ điều kiện nhận thì không có điều kiện kinh tế, hoặc người có kinh tế lại không phù hợp. Giải bài toán này như thế nào?

Với trường hợp bệnh nhân là trẻ em, các bác sĩ có thể vận động sự trợ giúp của xã hội. Song, với người trưởng thành thì việc này rất khó, phải tính để có kinh phí mổ.

“Ghép tạng là việc rất đặc thù, chi phí rất lớn. Đây là bài toán khó, nhất là trong bối cảnh kinh tế thị trường, bệnh viện phải tự tính toán làm sao để cứu được nhiều người, chứ không thể chỉ làm 1 ca, dồn sức cứu 1 bệnh nhân rồi kiệt quệ” – PGS Ước băn khoăn.

Thực tế, PGS-TS Nguyễn Hữu Ước đã không ít lần phải “liều” để ghép tim cho bệnh nhân vì họ không có tiền. 

PGS-TS Nguyễn Hữu Ước nhìn nhận: “Ít có nơi nào như ở Việt Nam: Bác sĩ vừa chữa bệnh vừa đau đáu xin tiền cho bệnh nhân; đau đầu, nát óc vì tính toán chi tiêu”.

Niềm vui khó tả

Nhớ lại ca ghép tim đầu tiên, PGS-TS Nguyễn Hữu Ước hài hước: “Lúc ghép thì lẳng lặng làm, áp lực, căng thẳng kinh khủng, cái gì cũng nhớ. Song, sau đó thì lại không nhớ gì hết vì quá nhiều sự kiện xảy ra”. Ông Ước miêu tả phòng phẫu thuật khi đó rối như canh hẹ, người chạy ra chạy vào, tiếng ồn, tiếng quát nhau ầm ĩ vì ca ghép đầu tiên ai cũng bỡ ngỡ, áp lực. Đến lúc thành công thì vỡ òa, sung sướng.

Rồi đến ca ghép phổi đầu tiên, công việc dù vất vả, khó khăn nhưng mang lại niềm vui khó tả. Do không đủ điều kiện nên Bệnh viện Việt Đức không cử chuyên gia sang nước ngoài học hay đầu tư trang thiết bị, máy móc để thực hiện ca ghép phổi. “Vì thế, thay vì đi học cả năm, học ở trung tâm đắt tiền thì các bác sĩ kiếm chỗ “vừa vừa”, tự nghiên cứu, tự xây dựng quy trình. Sang nước ngoài thì chỉ là kiến tập, tham quan, tham khảo ý kiến chuyên gia. Trang thiết bị cái nào có thì dùng, không có thì đi mượn, đi vay. Vì thế, khi ca ghép thành công, ai cũng vui mừng” – PGS Ước kể.

NGƯỜI THẦY THUỐC TRONG TÔI: Đau đáu, trăn trở với bệnh nhân ghép tạng - Ảnh 5.
NGƯỜI THẦY THUỐC TRONG TÔI: Đau đáu, trăn trở với bệnh nhân ghép tạng - Ảnh 6.





Nguồn

Cùng chủ đề

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến tiếp Tùy viên Quân sự Cam-pu-chia tại Việt Nam

(Bqp.vn) - Sáng 27/3, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp Thiếu tướng Leang Sovannara, Tùy viên Quân sự Cam-pu-chia tại Việt Nam. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến tiếp Tùy viên Quân sự Cam-pu-chia tại Việt Nam. Tại buổi tiếp, thay mặt lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến chúc mừng Thiếu tướng Leang Sovannara được bổ nhiệm làm Tùy...

Đề nghị Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam

(Chinhphu.vn) – Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị các nghị sĩ Hoa Kỳ có tiếng nói mạnh mẽ để Chính phủ Hoa Kỳ sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam và đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước hạn chế xuất khẩu công nghệ cao. Phó Thủ tướng tiếp Đoàn nghị sĩ lưỡng đảng Hoa Kỳ - Ảnh: VGP/Hải Minh Phó Thủ tướng nêu đề nghị trên khi tiếp Đoàn nghị sĩ...

Canada coi Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu trong khu vực

(Chinhphu.vn) - Chiều 27/3, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Phát triển kinh tế, thương mại quốc tế và xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng đang thăm, làm việc tại Việt Nam. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Phát triển kinh tế, thương mại quốc tế và xúc tiến xuất khẩu Canada Mary Ng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc Chào mừng bà Bộ trưởng Mary Ng và...

Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng: Ngành thể thao cần phát huy tinh thần đổi mới, dám chọn việc khó để làm

Sáng 27/3, Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch Uỷ ban Olympic Việt Nam đã đến thăm, chúc mừng và làm việc với Cục Thể dục thể thao nhân kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống Ngành Thể thao Việt Nam (27/3/1946 - 27/3/2024). Gặp gỡ, động viên các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành thể thao đang tham dự Hội thao chào mừng Ngày truyền thống tại Cục...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công ty Qui Phúc nhận Huân chương Lao động hạng Ba | Doanh nhân | Tài Chính

Ngày 26-3, UBND quận Bình Tân – TP HCM tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2023, phát động phong trào thi đua yêu nước năm 2024 và triển khai 50 chương trình, công trình, dự án thi đua tiêu biểu chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) trên...

Bài đọc nhiều

9 món người đau dạ dày nên ăn thường xuyên

Chuối, cơm trắng, nước sốt táo, nước hầm xương, ức gà dễ tiêu hóa, nhiều chất dinh dưỡng góp phần bảo vệ niêm mạc dạ dày. Phương pháp điều trị đau dạ dày có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Một số thực phẩm hỗ trợ làm dịu cơn đau, giúp người bệnh dễ chịu hơn và tránh đau bụng tái phát.Chuối dễ tiêu hóa, có nhiều kali. Các triệu chứng ở dạ dày như...

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế nói gì về thông tin ‘bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe’?

Bộ Y tế lên tiếng việc "bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe"Ngày 6/2, Bộ trưởng Y tế ban hành Quyết định số 295 công bố thủ tục hành chính mới ban hành và bị...

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Ngày 27/3, cơ quan chức năng thành phố Cẩm Phả (tỉnh Quảng Ninh) thông tin, 11h trưa nay, sau khi ăn bán trú, 33 học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả) đau bụng, buồn nôn, phải nhập viện theo dõi.Lãnh đạo địa phương đã có mặt tại bệnh viện, chỉ đạo các đơn vị đưa toàn bộ học sinh biểu hiện bất thường liên quan đến bữa ăn đến cơ sở...

Con người có những loại trí nhớ nào?

Trí nhớ là khả năng ghi nhớ, lưu trữ và hồi tưởng lại thông tin, được chia thành các loại như giác quan, vận động, ngắn hạn, dài hạn. Trí nhớ là một phần không thể thiếu trong cuộc sống, giúp chúng ta định hình nhận thức và tương tác. Trí nhớ là quá trình phức tạp, liên quan đến nhiều bộ phận của não bộ. 4 loại trí nhớ của con người như giác quan, ngắn hạn, làm...

Bảo hiểm xã hội TP.HCM sẽ chuyển về trụ sở mới ở quận 7

Ngày 27-3, Bảo hiểm xã hội TP.HCM cho biết sẽ di dời trụ sở làm việc kể từ ngày 1-4-2024. Cụ thể, Bảo hiểm xã hội TP.HCM sẽ chuyển về làm việc tại trụ sở mới, ở địa chỉ số 5, đường Nguyễn Đổng Chi, phường Tân Phú, quận 7, TP.HCM.Trụ sở mới của Bảo hiểm xã hội TP.HCM ở tòa nhà...

Điều dưỡng ép tim cứu du khách ngừng thở trong nhà hàng

Thấy du khách nước ngoài đột nhiên ngã gục tại bàn ăn, điều dưỡng Đặng Thị Hạ, Bệnh viện Bạch Mai, chạy đến ép tim cứu sống người bệnh. Điều dưỡng Hạ, 29 tuổi, làm việc tại Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cùng 3 người bạn du lịch tại Đà Nẵng, cách đây một tuần. Tối 22/3, trong lúc dùng bữa tại một nhà hàng ở quận Sơn Trà, cô phát hiện người đàn ông...

Mới nhất

TPHCM mong muốn thiết lập quan hệ với địa phương của Triều Tiên

Chiều 27-3, đồng chí Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM, đã tiếp đoàn đại biểu Đảng Lao động Triều Tiên do đồng chí Kim Song Nam, Trưởng Ban Quốc tế Đảng Lao động Triều Tiên, Ủy viên Quốc vụ, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hội nghị nhân dân tối cao Triều Tiên, dẫn đầu đang...

Nâng cao năng lực xây dựng chính sách tài chính xanh cho cán bộ Tài chính

Trong 2 ngày (27-28/3/2024), Bộ Tài chính phối hợp với Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tổ chức chương trình đào tạo chuyên đề về thuế môi trường, thị trường các-bon và trái phiếu xanh. Tham dự chương trình đào tạo có các chuyên gia từ Pháp, đại diện một số đơn vị chuyên môn thuộc Bộ Tài chính.   Toàn...

Từ ngày 29 – 30/3 sẽ diễn ra Hội nghị Sở hữu trí tuệ và các sự kiện bên lề năm 2024

Hội nghị Sở hữu trí tuệ (SHTT) và các sự kiện bên lề năm 2024 sẽ trở thành diễn đàn quan trọng của ngành khoa học và công nghệ (KH&CN) nhằm đánh giá, tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động SHTT ở các địa phương, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học trong cả nước. Toàn cảnh Hội...

Kyrgyzstan kêu gọi công dân hạn chế tới Nga

Trong khuyến nghị đưa ra đầu tuần này, Bộ Ngoại giao Kyrgyzstan nói rằng trong trường hợp cần phải đến Nga, công dân nước này hãy đảm bảo luôn mang theo tất cả giấy tờ cần thiết cũng như tuân thủ mọi yêu cầu hợp pháp của cảnh sát nước sở tại."Nga đang thực hiện các biện pháp...

Lịch thi lớp 10 trường chuyên Khoa học Tự nhiên năm 2024

Năm 2024, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (HSGS) tuyển 525 học sinh, chia đều cho 5 khối chuyên, tăng 105 so với năm ngoái. Chiều 27/3, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, công bố kế hoạch tuyển sinh lớp 10 năm nay. Trường dừng tuyển các lớp chất lượng cao...

Mới nhất