Powered by Techcity

Bàn giải pháp giúp phụ nữ vùng đồng bằng sông Hồng kết nối, phát triển kinh tế

Chiều ngày 8/11, Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của phụ nữ Hà Nội và các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Hồng trong hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chương trình “Hà Nội kết nối – vươn xa” lần thứ 4 với sự tham gia thực hiện của phụ nữ Hà Nội và các thành phố vùng đồng bằng Sông Hồng

Tham dự hội thảo có các đại biểu của Hội LHPN Việt Nam, đại diện các bộ, ban ngành, đại diện Hội LHPN các tỉnh thành vùng đồng bằng sông Hồng, đại diện các sở, ngành và Hội LHPN thành phố Hà Nội, các chuyên gia, lãnh đạo, quản lý, tổ chức Hội, hiệp hội, nữ doanh nhân, nữ nghệ nhân.

Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Lê Kim Anh, Ủy viên Đoàn Chủ tịch TƯ Hội LHPN Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội, cho biết, hội thảo là dịp để chúng ta giao lưu, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất giải pháp tiếp tục phát huy vai trò của phụ nữ và tổ chức Hội LHPN trong hỗ trợ phụ nữ nâng cao quyền năng kinh tế, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, góp phần thực hiện mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bằng Sông Hồng. Đồng thời, đây cũng là hoạt động thiết thực nhằm thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TƯ ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và các chương trình hành động của các tỉnh ủy, thành ủy thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TƯ.

Bàn giải pháp giúp phụ nữ vùng đồng bằng sông Hồng kết nối, phát triển kinh tế- Ảnh 1.

Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh phát biểu khai mạc hội thảo

Chủ tịch Hội LHPN Hà Nội Lê Kim Anh chia sẻ: Phụ nữ vùng đồng bằng sông Hồng phát huy truyền thống phong trào “Ba đảm đang”, luôn có tinh thần đoàn kết, ý chí phấn đấu vươn lên, chịu thương, chịu khó, cần cù, thông minh, sáng tạo. Chị em cũng là lực lượng tham gia tích cực vào tiến trình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số, phát triển các sản phẩm làng nghề, nhất là các làng nghề truyền thống và các dịch vụ đặc trưng của Thủ đô cũng như các tỉnh, thành trong vùng; nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao; gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử truyền thống dân tộc.

Trong những năm qua, bám sát chỉ đạo của Đoàn Chủ tịch TƯ Hội LHPN Việt Nam và các tỉnh ủy, thành ủy, Hội LHPN các tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Hồng đã tích cực triển khai các phong trào thi đua yêu nước, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo, làm giàu chính đáng thông qua việc triển khai có hiệu quả đề án 939 của Chính phủ về Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025, gần đây là đề án số của Chính phủ về Hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030; tăng cường giao lưu giữa Hội LHPN Hà Nội và các tỉnh, thành trong vùng đồng bằng sông Hồng quảng bá, giới thiệu, hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, OCOP, sản phẩm làng nghề truyền thống, tham gia công tác an sinh xã hội, phòng chống thiên tai, dịch bệnh, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm trong công tác Hội.

Bài học khởi nghiệp từ phụ nữ các tỉnh/thành

Tại hội thảo, các đại biểu đã trao đổi chia sẻ nhiều ý kiến đóng góp thẳng thắn, trách nhiệm về vai trò, tiềm năng của phụ nữ các tỉnh, thành trong hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế bền vững, gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, hướng kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh và kinh tế số, tạo ra các sản phẩm an toàn, thân thiện với môi trường, tham gia phát triển KTXH vùng đồng bằng sông Hồng. Đồng thời, phân tích bối cảnh hiện nay, những khó khăn thách thức và giải pháp phát huy vai trò, tăng cường kết nối giữa phụ nữ và tổ chức Hội phụ nữ, Hội nữ doanh nhân, Hiệp hội làng nghề trong tham gia phát triển kinh tế địa phương và vùng đồng bằng sông Hồng.

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng chia sẻ, với mục tiêu xây dựng Quận Tây Hồ thành trung tâm dịch vụ du lịch, văn hóa của thủ đô, thời gian qua cấp ủy, chính quyền Quận triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để phát huy có hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế của Quận, góp phần quảng bá tiềm năng du lịch gắn với phát huy giá trị các làng nghề truyền thống của Quận, trong đó ưu tiên phát triển các sản phẩm OCOP để kết nối tạo thành sản phẩm “Dịch vụ du lịch OCOP Tây Hồ” với 56 sản phẩm, trong đó có 7 sản phẩm được đăng ký nhãn hiệu tập thể, 2 sản phẩm được công nhận là di sản Văn hóa phi vật thể. Trong thành quả ấy không thể không nhắc tới vai trò quan trọng của tổ chức Hội Phụ nữ, đồng thời cũng cho thấy sự quan tâm của Quận ủy, HĐND, UBND quận trong việc hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo.

Bàn giải pháp giúp phụ nữ vùng đồng bằng sông Hồng kết nối, phát triển kinh tế- Ảnh 2.

Các đại biểu dự hội thảo

“Với nhiều cách làm hay, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn của địa phương, các mô hình phát triển kinh tế của Hội viên phụ nữ Quận Tây Hồ trong nhiều năm qua đã thực sự đạt hiệu quả, tạo thêm nguồn kinh tế đáng kể cho gia đình, giúp gia đình vươn lên làm giàu, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế trên địa bàn quận. Trong thời gian tới, Ban Thường vụ Quận ủy tiếp tục chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu công tác phụ nữ trong tình hình mới; Quy hoạch, tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ; Xác định những ngành, những lĩnh vực phù hợp, phát huy được thế mạnh của phụ nữ để phụ nữ không ngừng nỗ lực, tự nắm bắt xu thế cũng như các cơ hội giáo dục, đào tạo nghề nghiệp để từ đó vươn lên”, nữ Bí thư quận ủy Tây Hồ khẳng định.

Theo Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Bắc Ninh Trần Thị Xuân Thu, do đặc điểm văn hóa truyền thống Bắc Ninh, phụ nữ có vai trò nhất định trong kinh doanh. Vì vậy phát huy vai trò của phụ nữ trong hoạt động khởi nghiệp có ý nghĩa quan trọng cho phong trào phụ nữ cũng như sự phát triển kinh tế. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 10.000 doanh nghiệp, trong đó có trên 1.600 doanh nghiệp do nữ làm chủ; 62 làng nghề truyền thống (lao động nữ chiếm trên 80%); có trên 12.000 hộ kinh doanh cá thể đang hoạt động (có khoảng 40% hộ kinh doanh do nữ làm chủ ); có 699 hợp tác xã, đại đa số các HTX đều có phụ nữ trong Hội đồng quản trị, ban giám đốc của HTX, THT. Từ thực tế trên, tỉnh xác định các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp khởi nghiệp là động lực chính phát triển kinh tế trong tương lai, đồng hành của chính quyền địa phương là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy phong trào khởi nghiệp.

Với việc hỗ trợ vốn cho phụ nữ khởi nghiệp từ nguồn ngân sách địa phương của tỉnh không chỉ tạo lực đẩy lớn, tiếp thêm sức mạnh cho “Hệ sinh thái khởi nghiệp” của các địa phương trong tỉnh, hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo phát huy hiệu quả thiết thực, đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhanh, bền vững, mà còn thiết thực đưa Nghị quyết TƯ 5 về phát triển kinh tế tư nhân vào cuộc sống.

Vùng đồng bằng sông Hồng gồm 11 tỉnh, thành phố: Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định, có diện tích chiếm 6,42% diện tích cả nước; nguồn nhân lực dồi dào với dân số 23,22 triệu người (chiếm 23,65% dân số cả nước); có 3 di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới, 5 di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh, 52 di tích quốc gia đặc biệt, nơi tập trung đội ngũ trí thức giỏi và lực lượng lao động có chất lượng cao.

Nghị quyết số 30-NQ/TƯ ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị đã xác định vùng đồng bằng sông Hồng là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hoá, lịch sử đặc sắc của dân tộc. Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế vượt trội để phát triển nhanh, bền vững vùng đồng bằng Sông Hồng thực sự là vùng động lực phát triển hàng đầu, có vai trò định hướng, dẫn dắt quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng của đất nước.

Nguồn: Báo Phụ nữ Thủ đô

Nguồn: https://phunuvietnam.vn/ban-giai-phap-giup-phu-nu-vung-dong-bang-song-hong-ket-noi-phat-trien-kinh-te-20241108194812166.htm

Cùng chủ đề

Huyện Yên Khánh kỷ niệm 30 năm tái lập và đón nhận huyện nông thôn mới nâng cao

Về dự và trao quyết định có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Nguyễn Thị Thanh, Phó Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Thị Thu Hà, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Phát biểu khai mạc, đồng chí Hoàng Văn Thắng, Bí thư Huyện ủy Yên Khánh cho biết, trong bộn bề khó khăn của những ngày đầu tái lập huyện, toàn Đảng bộ huyện đã thể hiện quyết...

Cùng tác giả

Còn đà tăng ở 2 miền Bắc-Trung, vẫn đảm bảo nguồn cung phục vụ Tết

Giá heo hơi hôm nay 12/12: Giá tăng trên cả nước, bệnh dịch tả heo châu Phi phức tạp.. (Nguồn: Ausfram) Giá heo hơi hôm nay 12/12 * Giá heo hơi tại khu vực miền Bắc Khảo sát tại khu vực miền Bắc sáng ngày 12/12 ghi nhận heo hơi tăng giá tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Hà Nam và Ninh Bình. Hiện tại, giá heo hơi tại thị trường phía Bắc dao động từ 63.000 – 65.000 đồng/kg. Trong đó,...

Bế mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc phiên họp. (Ảnh: DUY LINH) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng kết Kỳ họp thứ 8 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Đồng thời, thông qua Chương trình công tác năm 2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chương trình hoạt động đối ngoại...

Tiếp đà tăng giá, nhiều tỉnh miền Bắc thiết lập bảng giá mới

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (12/12/2024) tại khu vực miền Bắc tiếp tục ghi nhận đà tăng giá tại một số địa phương như Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình cùng tăng 1.000 đồng/kg, riêng Vĩnh Phúc tăng 2.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 12/12/2024: Nhiều tỉnh miền Bắc thiết lập bảng giá mới. Ảnh: Phúc Lộc Hiện giá heo hơi tại khu vực này đang có giá dao động từ 63.000 – 65.000 đồng/kg. Theo đó,...

Quốc hội sẽ họp bất thường để sửa các luật phục vụ triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Chiều 11/12, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 40. Khẩn trương chuẩn bị hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, sau 2 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương và trách nhiệm cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành chương trình Phiên họp...

Sự thật sau chỉ số gây tranh cãi của Hoàng Đức

Theo Sofascore, chỉ số “làm mất quyền kiểm soát bóng” (Possession Lost) của Hoàng Đức lên đến 22, cao nhất đội tuyển Việt Nam. Nhiều trang mạng xã hội, diễn đàn liên quan đến bóng đá nội chia sẻ lại con số này và đánh giá tiền vệ CLB Ninh Bình thi đấu không tốt.  Hoàng Đức gặp đôi chút khó khăn khi các cầu thủ đội tuyển Lào thi đấu quyết liệt Hoàng Đức không gây ấn tượng nhiều, nhưng...

Cùng chuyên mục

Còn đà tăng ở 2 miền Bắc-Trung, vẫn đảm bảo nguồn cung phục vụ Tết

Giá heo hơi hôm nay 12/12: Giá tăng trên cả nước, bệnh dịch tả heo châu Phi phức tạp.. (Nguồn: Ausfram) Giá heo hơi hôm nay 12/12 * Giá heo hơi tại khu vực miền Bắc Khảo sát tại khu vực miền Bắc sáng ngày 12/12 ghi nhận heo hơi tăng giá tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Yên Bái, Hà Nam và Ninh Bình. Hiện tại, giá heo hơi tại thị trường phía Bắc dao động từ 63.000 – 65.000 đồng/kg. Trong đó,...

Bế mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc phiên họp. (Ảnh: DUY LINH) Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cho biết, tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổng kết Kỳ họp thứ 8 và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV. Đồng thời, thông qua Chương trình công tác năm 2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Chương trình hoạt động đối ngoại...

Tiếp đà tăng giá, nhiều tỉnh miền Bắc thiết lập bảng giá mới

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (12/12/2024) tại khu vực miền Bắc tiếp tục ghi nhận đà tăng giá tại một số địa phương như Hà Nam, Hà Nội, Ninh Bình cùng tăng 1.000 đồng/kg, riêng Vĩnh Phúc tăng 2.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 12/12/2024: Nhiều tỉnh miền Bắc thiết lập bảng giá mới. Ảnh: Phúc Lộc Hiện giá heo hơi tại khu vực này đang có giá dao động từ 63.000 – 65.000 đồng/kg. Theo đó,...

Quốc hội sẽ họp bất thường để sửa các luật phục vụ triển khai sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Chiều 11/12, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc Phiên họp thứ 40. Khẩn trương chuẩn bị hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung các luật về tổ chức bộ máy Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, sau 2 ngày làm việc nghiêm túc, khẩn trương và trách nhiệm cao, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành chương trình Phiên họp...

Sự thật sau chỉ số gây tranh cãi của Hoàng Đức

Theo Sofascore, chỉ số “làm mất quyền kiểm soát bóng” (Possession Lost) của Hoàng Đức lên đến 22, cao nhất đội tuyển Việt Nam. Nhiều trang mạng xã hội, diễn đàn liên quan đến bóng đá nội chia sẻ lại con số này và đánh giá tiền vệ CLB Ninh Bình thi đấu không tốt.  Hoàng Đức gặp đôi chút khó khăn khi các cầu thủ đội tuyển Lào thi đấu quyết liệt Hoàng Đức không gây ấn tượng nhiều, nhưng...

Đề xuất kỷ luật nữ giáo viên dạy thêm tại nhà cho học sinh lớp 1

Sáng 12/11, trao đổi với PV VietNamNet, bà Nguyễn Thị Nữ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trần Phú cho biết, đơn vị vừa tổ chức họp, đề xuất kỷ luật khiển trách đối với cô giáo Nguyễn Thị Th. (chủ nhiệm lớp 1B) do tổ chức dạy thêm ở nhà. Trước đó, khoảng 19h ngày 4/12, người dân phản ánh về việc cô Nguyễn Thị Th. tổ chức dạy thêm trái quy định cho học sinh lớp 1 tại nhà...

Phát huy vai trò, giá trị của Di sản Tràng An trong xây dựng đô thị di sản thiên niên kỷ

  Những người lái đò tại khu du lịch Tam Cốc – Bích Động thuộc Quần thể danh thắng Tràng An. Để đạt được mục tiêu trên, một trong các vấn đề được quan tâm nhất là quy hoạch bảo tồn và phát huy toàn diện giá trị di sản. Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt Tràng An – Tam Cốc – Bích Động, tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm...

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc họp về phương án bổ sung vốn điều lệ cho VEC

Tại cuộc họp, lãnh đạo VEC đã báo cáo về khoản tiền hơn 5,3 nghìn tỷ đồng trái phiếu Bộ Tài chính ứng trả thay cho VEC (phát hành cho 2 dự án xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ – Ninh Bình và Nội Bài – Lào Cai); phương án tài chính để hoàn thiện dự án cao tốc Bến Lức – Long Thành; việc đầu tư dự án mở rộng đoạn cao tốc TP.HCM –...

Khai mạc Phiên họp thứ 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Dự phiên khai mạc có các đồng chí Ủy viên BCH Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh; các đồng chí Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại diện Thường trực Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các ban thuộc Ủy ban Thường...

Tin tức sáng 10-12: Mở thêm đường sắt đô thị, tàu điện ngầm tại Hà Nội, TP.HCM và một số thành phố

Một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội – Ảnh: VGP Khai mạc phiên họp 40 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Theo chương trình, sáng nay 10-12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 40. Sau khi Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 10-11 năm 2024. Tiếp đó, Thường...

Tin nổi bật

Tin mới nhất