Powered by Techcity

NTO – 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bức tranh panorama

Bằng ngôn ngữ hội họa, bức tranh tròn panorama tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ tại phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên đã tái hiện một cách chân thực, sống động và hùng tráng Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Tác phẩm trở thành kiệt tác nghệ thuật, là niềm tự hào của mỹ thuật Việt.

Chiêm ngưỡng kiệt tác hội họa Việt

Những ngày tháng 5 lịch sử, hàng vạn du khách từ khắp mọi miền đất nước đồ về Điện Biên, ghé thăm những di tích lịch sử gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ lừng lẫy, đặc biệt là chiêm ngưỡng bức tranh tròn panorama tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Đây là một tác phẩm nghệ thuật hoành tráng, được gần 200 họa sỹ trẻ vẽ bằng chất liệu sơn dầu, trên nền vải toan, trong không gian 360 độ, dài 132m, cao 20,5m, đường kính 42m với tổng diện tích hơn 3.000m2.

Tác phẩm gồm 4 trường đoạn, được phân tách theo từng chủ đề. Hơn 4.500 nhân vật được tái hiện trong tranh, cùng với khung cảnh núi rừng Tây Bắc hùng vĩ được các họa sỹ thể hiện sống động, chân thực, kết hợp với phần nghệ thuật sắp đặt, trưng bày các hiện vật, âm nhạc, ánh sáng… tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh, một bức tranh toàn cảnh Chiến dịch Điện Biên Phủ hoành tráng, hấp dẫn, gây ấn tượng thị giác mạnh tới du khách trong và ngoài nước.

Du khách tham quan bức tranh panorama tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Ảnh: Xuân Tư/TTXVN

Không chỉ ở Điện Biên, tại Hà Nội, câu chuyện về bức tranh tròn panorama tại Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ cũng trở thành đề tài “nóng”, khi được các cơ quan, đơn vị tổ chức trình chiếu cho công chúng và du khách thủ đô chiêm ngưỡng.

Theo đó, trong 2 ngày 4-5/5, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với UBND thành phố Hà Nội tổ chức trình chiếu bức tranh bằng công nghệ 3D mapping tại Tượng đài Cảm tử (quận Hoàn Kiếm). Với sự kết hợp giữa kỹ xảo, màu sắc, âm thanh sống động, buổi trình chiếu khiến nhiều người dân trong nước, bạn bè quốc tế thích thú.

Tại trụ sở báo Nhân dân (71 Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội), triển lãm tương tác tranh panorama kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra từ ngày 6-12/5/2024. Theo đó, khách tham quan có thể chiêm ngưỡng bức tranh bao quanh hình tròn đường kính 5,5m, chiều cao hơn 3m và trải nghiệm công nghệ thực tế tăng cường (AR) với mô hình tranh panorama 360 độ…

Kỳ tích của mỹ thuật Việt

Đánh giá về bức tranh tròn panorama Chiến thắng Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam Lương Xuân Đoàn khẳng định, đây là “kỳ tích” của mỹ thuật Việt Nam. Bức tranh được các họa sỹ tái hiện chân thực, sống động, đầy rung cảm, tạo nên một pho sử hoành tráng, sống động bằng tranh về Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Chia sẻ ý tưởng thực hiện bức tranh, họa sỹ Nguyễn Văn Mạc, Giám đốc Công ty Bảo tồn di sản văn hóa, người “nhạc trưởng” của dự án nghệ thuật kể, là người yêu văn hóa, lịch sử Việt Nam, ông luôn tự hào với Chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại của dân tộc. Năm 2013, cơ duyên đưa ông lên Điện Biên tham gia trưng bày các hiện vật tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Khi đó, bảo tàng vừa xây xong, trong thiết kế có dành một diện tích lớn vẽ tranh, ông thấy thích nên đã ấp ủ ý tưởng vẽ bức tranh này.

Trở về, họa sỹ Nguyễn Văn Mạc cùng các cộng sự lên đề cương, tìm kiếm các nguồn tư liệu liên quan ở trong và ngoài nước; tổ chức đi điền dã, tìm kiếm những nhân chứng lịch sử, tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, lịch sử… Bên cạnh việc tìm tài liệu ở các bảo tàng, thư viện, trung tâm lưu trữ, ông cũng nhiều lần sang kho tư liệu của TTXVN và tìm được nhiều tư liệu quý, là các bản tin, hình ảnh liên quan đến chiến dịch. Sau đó, ông cùng các cộng sự chọn lọc và xâu chuỗi các nguồn tư liệu, hình ảnh, xây dựng đề cương thực hiện tác phẩm.

Sau gần 3 năm làm đề cương, vẽ phác thảo, đến năm 2018, khi bản phác thảo gần 100m2 hoàn thành, ông mời đại diện tỉnh Điện Biên xem, lãnh đạo tỉnh thấy bức tranh rất thích, nên đã đồng ý với bản đề xuất phác thảo và thành lập Hội đồng nghệ thuật quốc gia, gồm các họa sỹ, nhà điêu khắc, các nhà kiến trúc… để đánh giá và góp ý cho bức tranh. “Năm 2019, sau khi được sự đồng ý của Hội đồng nghệ thuật, tỉnh Điện Biên đã ký hợp đồng thực hiện dự án và các nghệ sỹ bắt tay vào triển khai thực hiện, đến năm 2022, tác phẩm hoàn thành và ra mắt công chúng”, họa sỹ Nguyễn Văn Mạc nhớ lại.

Bức tranh hoàn thành, được giới trong nghề và công chúng yêu thích, trở thành một kiệt tác và là niềm tự hào của mỹ thuật Việt. Tác phẩm đã giành nhiều giải thưởng lớn như Giải Nhất – Giải thưởng Hội Mỹ thuật Việt Nam năm 2022; Giải thưởng của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 2022; Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh giai đoạn 2021-2023 của Ban Tuyên giáo Trung ương.

Nhìn thành quả lao động của mình và các cộng sự sau gần 10 năm bền bỉ, họa sỹ Nguyễn Văn Mạc vô cùng xúc động và tự hào. Ông bảo, ông rất vui khi thấy tác phẩm đã thể hiện và truyền tải được tinh thần cũng như giá trị lớn lao của Chiến dịch Điện Biên Phủ. Và ông càng vui hơn, khi thông qua quá trình thực hiện bức tranh, ông nhận thấy các họa sỹ trẻ không hề thờ ơ với lịch sử.

“Các họa sỹ tôi mời tham gia vẽ tranh hầu hết đều tầm 25-30 tuổi, người nhiều tuổi nhất cũng không quá 35, dù chưa từng nếm mùi bom đạn, chiến tranh, nhưng các họa sỹ đã tái hiện thành công Chiến thắng Điện Biên Phủ bằng nghệ thuật hội họa. Nếu không có lòng yêu nước, không yêu lịch sử dân tộc, làm sao các nghệ sỹ trẻ có thể cầm bút và vẽ nên những nét vẽ tuyệt vời đến như vậy”, họa sỹ Nguyễn Văn Mạc khẳng định.

Những chuyện bây giờ mới kể

Họa sỹ Nguyễn Văn Mạc tự hào khoe, kiệt tác nghệ thuật hội họa về Chiến dịch Điện Biên Phủ ấy 100% là “made in Việt Nam”. Toàn bộ tác phẩm là công sức, là bàn tay và khối óc của các nghệ sỹ Việt Nam tạo dựng nên, không có máy móc, cũng không có sự tham gia của bất cứ chuyên gia hay nghệ sỹ nước ngoài nào. Đây là thành công và là niềm tự hào lớn lao của mỹ thuật Việt. Điều đó khẳng định, các họa sỹ Việt rất tài năng, có thể sáng tạo những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc.

Một trong những yếu tố góp phần vào thành công của tác phẩm là phần âm nhạc song hành cùng tác phẩm. Nhưng rất ít người biết, phần nhạc nền được sử dụng không gian bức tranh tròn panorama được lựa chọn và sáng tác bởi Phó giáo sư, Tiến sỹ, nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam.

Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân cho biết, cách đây hơn 2 năm, ông được họa sỹ Nguyễn Văn Mạc, người phụ trách dự án mời tham gia thiết kế phần nhạc nền trong không gian trưng bày tác phẩm. Ông và nhạc sỹ Đức Trịnh (Chủ tịch Hội Nhạc sỹ Việt Nam) đã nhiều lần đến quan sát quá trình các nghệ sỹ thực hiện tác phẩm. Sau đó, hai nhạc sỹ đã cùng bắt tay vào tìm mô-típ, chọn các tác phẩm âm nhạc phù hợp để nhạc và họa cùng song hành trong không gian nghệ thuật đặc biệt này.

Ban đầu, ông đã soạn bản nhạc dài khoảng 30 phút, nhưng đến khi ghép với thực tế, ông nhận thấy nếu để nhạc dài quá thì không phù hợp cho người nghe, nên đã rút xuống còn 16 phút.

Theo nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân, đã có rất nhiều nhạc phẩm hay viết về Điện Biên như “Hò kéo pháo” của nhạc sỹ Hoàng Vân, “Qua miền Tây Bắc” của nhạc sỹ Nguyễn Thành, đặc biệt là chùm 3 ca khúc “Hành quân xa”, “Trên đồi Him Lam” và “Giải phóng Điện Biên” của nhạc sỹ Đỗ Nhuận…, nhưng ông chỉ lựa chọn và sử dụng một vài câu hát trong những nhạc phẩm đó. Còn lại rất nhiều trường đoạn trong bản nhạc dài 16 phút đó là do ông tự sáng tác và chủ yếu là nhạc không lời.

Nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân gọi tác phẩm âm nhạc ông viết cho bức tranh tròn là một “bản giao hưởng nhiều chương”. Tên của các chương cũng chính là tên của các trường đoạn trong tranh. “Đây là bức tranh tròn đầu tiên ở Việt Nam và cũng là tác phẩm nghệ thuật lớn có sự kết hợp giữa hội họa và âm nhạc đầu tiên ở Việt Nam”, nhạc sỹ Đỗ Hồng Quân chia sẻ.

Theo TTXVN/Báo Tin tức

 

Nguồn

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Một số khu vực miền Bắc đi xuống; tổng hợp thị trường tuần qua

Giá heo hơi tại miền Bắc Tuần qua, thị trường heo hơi miền Bắc ghi nhận điều chỉnh đi xuống tại nhiều tỉnh, thành phố, thu mua tại giá 68.000 – 69.000 đồng/kg. Trong đó, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình và Hà Nội là các địa phương có giá heo hơi đạt 69.000 đồng/kg. Giá heo hơi tại miền Trung – Tây Nguyên Giá heo hơi tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên cũng biến động giảm...

Chương trình Chung một trái tim

 Đồng chí Châu Thị Thanh Hà, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Phan Rang-Tháp Chàm tham dự chương trình.Với 2 chương “Thương lắm quê mình” và “Niềm tin ngày mới”, chương trình “ Chung một trái tim” kết hợp nhiều loại hình nghệ thuật, với những tiết mục đặc sắc. Các tiết mục xoay quanh chủ đề tình yêu thương con người, tinh thần đoàn kết và cổ vũ cho sự vượt qua những đau thương, mất...

NTO – Hội thi Văn -Thể

Hội thi được tổ chức với sự tham gia của hơn 150 vận động viên đến từ 8 đơn vị thuộc Khối thi đua Các cơ quan Đảng, tham gia 3 nội dung thi đấu: Bóng chuyền hơi nữ, bóng bàn đôi nam và văn nghệ. Các đồng chí trong Ban Thường vụ Tỉnh ủy dự Lễ khai mạc hội thi. Ảnh: H.Lâm  Đồng chí Trần Minh Nam, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao cờ lưu...

Lãnh đạo UBND tỉnh làm việc với các nhà đầu tư dự án năng lượng

Tại buổi làm việc, Công ty TNHH 3TI Progetti Asia đã trình bày năng lực, kinh nghiệm, thế mạnh đầu tư của doanh nghiệp. Qua đó, mong muốn tìm cơ hội được đầu tư dự án tại địa phương, mong muốn tỉnh bố trí nhu cầu 100 ha đất tại khu vực Cà Ná (Thuận Nam) để xây dựng nhà máy, khu dự trữ nguyên liệu phục vụ sản xuất; quy mô dự án điện khoảng 500-600 MW.Đồng...

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN tiếp xúc cử tri Ninh Thuận trước kỳ họp Quốc hội

Sáng 27.9, tại TP Phan Rang - Tháp Chàm, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận đã tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV. Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: Thanh Thúy Chủ trì buổi tiếp xúc cử tri có đại biểu Quốc hội Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao...

Cùng chuyên mục

Bảo tồn Lễ hội Katê

Trong di sản văn hóa Việt Nam, dấu ấn văn hóa Chăm thể hiện rõ nét trong nhiều khía cạnh như: Kiến trúc, phong tục tập quán, điêu khắc, lễ hội, nghệ thuật biểu diễn, nghề gốm, dệt vải... Trong đó, Lễ hội Katê mang đậm bản sắc, nơi hội tụ những giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Chăm.

Khánh thành công trình Bia chiến tích lịch sử tại Trường THCS Lý Tự Trọng

Sáng 28/9, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh tổ chức Lễ khánh thành công trình Bia chiến tích lịch sử tại Trường THCS Lý Tự Trọng, phường Mỹ Hương (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm).

Khánh thành Góc Ấn Độ tại Ninh Thuận

Sáng 23/9, tại Thư viện tỉnh, Sở Văn Hóa-Thể Thao và Du lịch tổ chức Lễ Khánh thành Góc Ấn Độ tại Ninh Thuận. Tham dự có ông Madan Mohan Sethi, Tổng Lãnh sự Ấn Độ cùng đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành.

Khai mạc Triển lãm tranh cổ động tấm lớn tuyên truyền chủ quyền biên giới và biển đảo

Sáng 20/9, tại Quảng trường 16 Tháng 4 (Tp. Phan Rang - Tháp Chàm), Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Triển lãm tranh cổ động tấm lớn tuyên truyền chủ quyền biên giới và biển đảo Tổ quốc, nhằm nâng cao nhận thức sâu rộng về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển, đảo Việt Nam đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.

Các làng nghề truyền thống ở Ninh Phước hướng tới Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI

Được tổ chức từ ngày 27 đến 29/9, tại Tp. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI năm 2024 (Ngày hội) là dịp để tôn vinh, giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Chăm sinh sống trên địa bàn tỉnh đến với người dân cả nước. Trong không khí hân hoan hướng tới Ngày hội, đồng bào Chăm sinh sống tại làng Bàu Trúc và Mỹ Nghiệp thị trấn Phước Dân (Ninh Phước) đang tất bật các hoạt động chuẩn bị.

Infographic Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024

Infographic Ngày hội Văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024 Nguồn: http://baoninhthuan.com.vn/news/149312p1c29/infographic-ngay-hoi-van-hoa-dan-toc-cham-lan-thu-vi-tai-tinh-ninh-thuan-nam-2024.htm

Bế mạc Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Ninh Thuận lần thứ XV năm 2024

Tối 27/8, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Bế mạc Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Ninh Thuận lần thứ XV năm 2024 với chủ đề “Ninh Thuận – Khát vọng vươn cao”.

Khai mạc Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Ninh Thuận lần thứ XV năm 2024

Sáng 27/8, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Khai mạc Hội diễn Nghệ thuật quần chúng tỉnh Ninh Thuận lần thứ XV năm 2024 với chủ đề “Ninh Thuận – Khát vọng vươn cao”.

Hội thi Thiếu nhi kể chuyện theo sách tỉnh Ninh Thuận lần thứ 24, hè 2024

Ngày 18/7, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thi Thiếu nhi kể chuyện theo sách tỉnh Ninh Thuận lần thứ 24, hè 2024 với chủ đề “Đọc sách kiến tạo tương lai”.

Sẵn sàng cho Ngày Văn hóa, Du lịch Ninh Thuận tại Đà Nẵng

“Ngày Văn hóa, Du lịch Ninh Thuận tại Đà Nẵng năm 2024” diễn ra từ ngày 13/7 đến hết 15/7, tại khu vực Công viên bờ đông Cầu Rồng, quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng. Với chuỗi hoạt động đa dạng, phong phú, đặc sắc nhằm tôn vinh giá trị văn hóa, ẩm thực, quảng bá hình ảnh du lịch Ninh Thuận, hứa hẹn tạo dấu ấn đậm nét với người dân TP. Đà Nẵng nói riêng và du khách các tỉnh duyên hải miền Trung nói chung.

Tin nổi bật

Tin mới nhất