Trang chủKinh tếNông nghiệpQuản Bạ (Hà Giang): Hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu cây...

Quản Bạ (Hà Giang): Hiệu quả trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại xã biên giới Nghĩa Thuận


2.000 gốc cây cà chua trồng vụ hè thu năm 2024 của gia đình ông Lù Thải Tráng, xã Nghĩa Thuận (người đứng thứ 2) chuẩn bị cho thu hoạch.
2.000 gốc cây cà chua trồng vụ hè thu năm 2024 của gia đình ông Lù Thải Tráng, xã Nghĩa Thuận (người đứng thứ 2) chuẩn bị cho thu hoạch.

Thực hiện Đề án chuyển đổi từ trồng cây ngô kém hiệu quả sang trồng cây rau, màu có giá trị kinh tế cao hơn theo chủ trương định hướng của UBND huyện Quản Bạ, trong vụ hè thu năm 2024, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Nghĩa Thuận, đã tiến hành thay thế cây ngô bằng các loại cây như dưa chuột, cà chua, ớt ngọt, lạc.

Ông Lù Thải Tráng, người dân thôn Na Lình thông tin: “Vụ hè thu năm nay, gia đình tôi đã tiến hành chuyển đổi hơn 1ha diện tích đất trồng ngô sang trồng cà chua và dưa chuột. Tới thời điểm hiện tại, cây dưa chuột đã cho thu hoạch hơn 1 tấn quả, tiểu thương tới tận vườn để thu mua. Giá của dưa chuột trung bình từ 10.000 đồng – 15.000 đồng/kg, thời điểm cao nhất đạt 18.000 đồng/kg, cho lợi ích kinh tế gấp nhiều lần so với trồng ngô”.

Với anh Sân Sài Cáo sau khi tiến hành chuyển đổi 1.000 mét vuông đất ruộng trồng ngô sang trồng cây ớt ngọt đã cho những hiệu quả kinh tế rõ rệt. Anh Cáo chia sẻ: Cây ớt ngọt là loại cây dễ trồng, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương. Từ khi xuống giống khoảng 3 tháng cây sẽ bắt đầu cho quả và cho thu hoạch kéo dài 5 – 6 tháng, chăm sóc tốt có thể lên đến 1 năm. Trước khi quyết định chuyển sang trồng ớt anh rất lo lắng vì chưa nắm được kỹ thuật, nhưng được cán bộ khuyến nông xã hướng dẫn cách trồng và chăm sóc nên vườn ớt của gia đình đã ra quả và phát triển tốt, cho năng suất cao, trung bình mỗi cây cho thu hoạch khoảng 1kg. Bán ra thị trường được từ 20.000 đồng/kg, mỗi vụ thu về 40 triệu đồng”.

Thực hiện Đề án chuyển đổi từ cây trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cây rau, màu có giá trị cao cho thấy, để lựa chọn cây trồng phù hợp, hằng năm, thông qua các chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, chính quyền xã Nghĩa Thuận đã tích cực phối hợp với các ngành chuyên môn để khảo sát về điều kiện khí hậu, xét nghiệm mẫu đất, nguồn nước; tăng cường công tác tập huấn kỹ thuật làm đất, chăm sóc, cấy ghép cây trồng… tại vườn theo phương châm “cầm tay chỉ việc”; tổ chức tham quan học tập mô hình chuyển đổi cây trồng hiệu quả ở các địa phương khác.

Người dân xã Nghĩa Thuận phấn khởi vì giá dưa chuột vụ này ổn định.
Người dân xã Nghĩa Thuận phấn khởi vì giá dưa chuột vụ này ổn định.

Bên cạnh đó, UBND xã Nghĩa Thuận đã thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Nắm rõ chủ trương, định hướng của huyện; tận dụng, lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ từ các Dự án, tiểu Dự án của Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719); công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân tham gia cụ thể hóa Đề án. Tín hiệu tích cực khác là, nguồn thu nhập từ cây rau, màu giúp người dân tại địa phương chủ động hơn trong việc thực hiện Đề án. Theo thống kê của UBND xã Nghĩa Thuận, vụ hè thu năm 2024 toàn xã đã chuyển đổi trên 200 ha đất trồng cây ngô sang trồng cây cà chua, cây dưa chuột, cây lạc…

Ông Sân Tiến Phúc, Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thuận thông tin: “Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây ngô kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kinh tế cao đang được địa phương tích cực thực hiện, tạo thành phong trào thi đua sổi nổi. Chỉ tính riêng trong vụ hè thu năm 2024, trên địa bàn xã đã chuyển đổi được 13 ha cây dưa chuột, 45 ha cây cà chua, 148 ha cây lạc… Trong đó, hai loại cây dưa chuột và cây cà chua tăng 20 ha so với năm 2023. 

Bên cạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cây rau màu, UBND xã Nghĩa Thuận đã vận động Nhân dân chuyển đổi hoàn toàn 250 ha đất trồng ngô kém hiệu quả sang trồng cây hồng không hạt. Đây là loại cây ăn quả ôn đới đã được cấp chỉ dẫn địa lý tại huyện Quản Bạ, trong đó Nghĩa Thuận là vũng lõi của loại quả này.

Nhờ có chủ trương đúng và những giải pháp tích cực, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, nông dân xã Nghĩa Thuận đã thay đổi tư duy sản xuất, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế hộ. Qua đó, giúp người dân giảm nghèo bền vững và từng bước vươn lên làm giàu từ sản xuất nông nghiệp. Theo rà soát đến tháng 3 năm 2024, thu nhập bình quân đầu người tại xã Nghĩa Thuận đạt 35 triệu đồng/người/năm.

 Với quan điểm: “Nông thôn là nền tảng; nông nghiệp là động lực; nông dân là trung tâm, chủ thể”, trong năm 2024, toàn huyện Quản Bạ phấn đấu chuyển đổi 1.355 ha đất trồng ngô kém hiệu quả sang các loại cây cho giá trị kinh tế cao như: Đậu tương, ớt đỏ, lạc, dưa chuột, cà chua…

Hà Giang: Tìm giải pháp phát triển chăn nuôi, nâng cao thu nhập cho người dân





Nguồn: https://baodantoc.vn/quan-ba-ha-giang-hieu-qua-trong-chuyen-doi-co-cau-cay-trong-tai-xa-bien-gioi-nghia-thuan-1729072257358.htm

Cùng chủ đề

Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa ở vùng cao Quản Bạ

Ngoài ra, các đầu mối liên kết đã thu mua khoảng 11.300 tấn rau, củ, quả trên địa bàn huyện cung ứng về thị trường thành phố Hà Nội, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Nam Định... Đặc biệt, nông sản của huyện Quản Bạ đã được xuất khẩu sang một số quốc gia lân cận như: Lào, Campuchia, Thái Lan. Tổng giá trị liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đạt khoảng 62,3 tỷ...

Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa ở vùng cao Quảng Bạ

Ngoài ra, các đầu mối liên kết đã thu mua khoảng 11.300 tấn rau, củ, quả trên địa bàn huyện cung ứng về thị trường thành phố Hà Nội, tỉnh Bắc Giang, tỉnh Bắc Ninh, tỉnh Nam Định... Đặc biệt, nông sản của huyện Quản Bạ đã được xuất khẩu sang một số quốc gia lân cận như: Lào, Campuchia, Thái Lan. Tổng giá trị liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đạt khoảng 62,3 tỷ...

Nông dân “vựa” rau lớn nhất huyện Quản Bạ trồng hàng chục hecta thứ cây cho quả tím, được siêu thị lớn bao tiêu

Sau khi được các công ty cung ứng nông sản ở Hà Nội tổ chức cho đi tham quan tại các vùng trồng cây nông nghiệp ở khu vực miền Bắc và miền Trung, tháng 10 năm 2023, gia đình ông Ngũ Đức Thắng, thôn Tân...

Quản Bạ (Hà Giang): “Thức dậy” những tiềm năng du lịch

Bên cạnh đó, huyện Quản Bạ cũng quan tâm đến công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn như: Mở các lớp dạy nghề nấu ăn, nghề du lịch cho các hộ làm homestay; mở các lớp dạy tiếng Anh giao tiếp; hướng dẫn bà con cải tạo vườn tạp gắn với phát triển du lịch. Tính đến hết tháng 6 năm 2024, huyện Quản Bạ có 65 sản phẩm được hoàn thiện...

Người Dao đỏ ở Cao nguyên đá

Quản Bạ là một huyện miền núi thuộc tỉnh Hà Giang, nằm trong phạm vi cao nguyên đá Đồng Văn. Đây là nơi quy tụ nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Dao chiếm số lượng đông đảo nhất. Người Dao đỏ - một nhánh của tộc người Dao ở Quản Bạ có phong tục, tập quán, tín ngưỡng và văn hóa rất đặc trưng, góp phần làm nên bản sắc độc đáo của cao...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát huy vai trò kinh tế tập thể trong giai đoạn mới

Liên kết phát triển nông nghiệp hàng hóa, hỗ trợ vốn, giống, khoa học kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đang là điểm mạnh của kinh tế tập thể. Tại huyện Hàm Yên, tham gia vào chuỗi liên kết với hợp tác xã, nhiều nông dân bứt phá, làm giàu, góp sức xây dựng thương hiệu cho các mặt hàng nông sản của địa phương.Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng tiếp...

Bạc Liêu: Gần 120 thí sinh tham gia tranh tài trong Hội thi Tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc

Ngày 12/12, UBND tỉnh Bạc Liệu đã tổ chức Hội thi Tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024 - 2025. Đây là lần đầu tiên Hội thi được tổ chức ở cấp tỉnh.Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt kết quả khá toàn diện trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Một trong những động lực...

Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp

Phát huy thế mạnh nông, lâm nghiệp gắn với văn hóa để phát triển du lịch, xây dựng địa phương trở thành điểm đến của du khách, góp phần giảm nghèo, tạo sinh kế bền vững cho người dân là hướng đi mới của huyện Hàm Yên (tỉnh Tuyên Quang) những năm gần đây.Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt kết quả khá toàn diện trong...

Động lực xóa bỏ “5 nhất” ở Cao Bằng: Tăng tốc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế – xã hội (Bài cuối)

Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt kết quả khá toàn diện trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Một trong những động lực tăng trưởng của tỉnh là nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719).Trong các giai...

Làng văn hóa ở ngã ba biên giới

Cách trung tâm huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum chừng 15km về phía Bắc, làng Đăk Răng, xã Đăk Dục có gần 120 hộ với 348 nhân khẩu, trong đó 99% dân số là người Giẻ Triêng sinh sống. Vào những ngày cuối tuần, tiếng cồng chiêng, tiếng hát xoang rộn rã, cuốn hút các đoàn khách đến thăm.“Từ năm 2023 đến nay, toàn huyện không xảy ra tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết”, phấn khởi...

Bài đọc nhiều

Tôn vinh sản phẩm tiêu biểu năm 2024 của HTX và trao giải “Mai An Tiêm” lần thứ nhất

Tối 11/12, Liên minh HTX Việt Nam đã tổ chức Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biển năm 2024 của HTX và trao giải “Mai An Tiêm” lần thứ nhất. Bà Nguyễn Thị Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội tham dự buổi lễ. Tham dự buổi lễ còn có lãnh đạo các bộ, ban, ngành cùng đại diện các tổ chức quốc tế, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương,...

Quảng Ngãi hiện thức hóa ước mơ nhà ở cho hộ nghèo

Ông Thái Ngọc Đảo (70 tuổi, ở tổ dân phố Bắc Hoàn Đồn, thị trấn Ba Tơ) là một trong những hộ nghèo đang gặp khó khăn về nhà ở. Mới đây, chính quyền huyện Ba Tơ đã tổ chức khởi công xây dựng nhà ở kiên cố cho gia đình ông Đảo với diện tích 36m2, số tiền hỗ trợ 60 triệu đồng. Tỉnh Quảng Ngãi đặt mục tiêu trong năm 2025 xóa hết nhà tạm, nhà dột...

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Quốc Trị lý giải nguyên nhân chọn loài voi để ưu tiên bảo tồn

Lý giải về việc chọn loài voi cho mục tiêu ưu tiên bảo tồn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Quốc Trị cho biết, loài voi không chỉ làm tăng tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái rừng mà voi còn biểu tượng cho sức mạnh. ...

Ninh Bình sắp cán đích nông thôn mới theo bộ tiêu chí mới giai đoạn 2021-2025

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình khóa XXII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra mục tiêu đến cuối nhiệm kỳ tỉnh sẽ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Từ đầu năm 2022, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 321/QĐ-TTg về việc quy định tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025, Ninh Bình đã thông qua...

Cơ hội phát triển sản phẩm của tỉnh Quảng Nam từ du lịch

Vừa qua, tại Vinpearl Resort & Golf Nam Hội An, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) và UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất và Phiên họp thường niên Mạng lưới Làng Du lịch Tốt nhất lần thứ hai của UN Tourism từ ngày 9-11/12/2024.Ngày 10/12, tại Trung tâm Hội nghị nghị tỉnh, UBND...

Cùng chuyên mục

TP.HCM ban hành định mức kinh tế kỹ thuật về khuyến nông…

Định mức kinh tế kỹ thuật về khuyến nông mới ban hành có nhiều điểm thay đổi, nhằm bám sát định hướng phát triển nông nghiệp đô thị tại TP.HCM. ...

Hợp tác xã ở Đà Nẵng cần vốn ưu đãi, hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao phát triển kinh tế tập thể

Gửi gắm tâm tư đến Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với Nông dân năm 2024, Hợp tác xã Dịch vụ sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Túy Loan mong muốn Thủ tướng, lãnh đạo các Bộ, ngành có cơ chế, chính sách hỗ trợ hợp tác...

Đường xuyên rừng Sác đẹp như phim ở Cần Giờ khiến dân mạng xôn xao, động vật hoang dã ngồi vô số

Sau hơn 13 năm đưa vào sử dụng, đường Rừng Sác thuộc huyện Cần Giờ (TP HCM) không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mà còn trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua. ...

Bộ NN&PTNT làm việc với tỉnh Nam Định về xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Nam Định hiện là một trong những tỉnh tiên phong trong xây dựng NTM nâng cao, kiểu mẫu. Tính đến tháng 12/2024, toàn tỉnh có 142/146 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (97,2%); 41/146 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (28,1%); 8/15 thị trấn được công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh (53,3%). Lũy kế đến nay, Nam Định có 529 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên, trong đó 65 sản phẩm 4 sao và...

Bộ NNPTNT phối hợp với doanh nghiệp trồng rừng ở Bắc Kạn, Nghệ An, Cà Mau

Bộ Nông nghiệp và PTNT hợp tác cùng Suntory PepsiCo Việt Nam tổ chức Lễ tổng kết chương trình "Bảo tồn nguồn nước - Vì một Việt Nam xanh" (WATER OF LIFE) – trồng rừng hướng đến bảo tồn nguồn nước, hấp thụ các bon và cải thiện sinh kế. ...

Mới nhất

Lãi suất ngân hàng hôm nay 13/12/2024: Nhà băng thứ 13 trả lãi suất từ 6%/năm

Lãi suất ngân hàng hôm nay 13/12/2024, Ngân hàng CB chính thức tăng lãi suất huy động, qua đó trở thành ngân hàng thứ 10 tăng lãi suất huy động kể từ đầu tháng 12. Ngân hàng TM TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) vừa tăng 0,2%/năm lãi suất tiền gửi tất cả các kỳ hạn.  Theo biểu lãi suất...

Quảng Bình có thêm 3 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Những di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận là tài sản quý giá, nền tảng vững chắc để Quảng Bình tiếp tục bảo tồn, phát huy giá trị di sản, góp phần khai thác, phát triển văn hoá du lịch.   Bà Nguyễn Thị Bích Thuỷ, Giám đốc Sở VHTT Quảng Bình thăm, tặng quà CLB...

4 nhóm người không nên dùng tỏi

Theo PGS.TS BS Lâm Vĩnh Niên - Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Đại học Y Dược TP.HCM, thành phần chủ yếu của tỏi là chất kháng sinh allicin và hợp chất sunfua, tác dụng diệt khuẩn mạnh, tăng cường miễn dịch, giúp chống lại tình trạng nhiễm trùng, cảm cúm.Tỏi là gia vị dùng phổ biến...

Mới nhất