Powered by Techcity

“Gỡ khó” để giải ngân kịp thời vốn các chương trình mục tiêu quốc gia


Xác định việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) sẽ tạo “cú hích” giúp nâng cao đời sống người dân, thay đổi diện mạo vùng nông thôn, miền núi, những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã quan tâm triển khai thực hiện. Tuy nhiên, đến nay việc giải ngân vốn của 3 chương trình MTQG trên địa bàn đều đang gặp khó khăn, vướng mắc nên chậm tiến độ.

“Gỡ khó” để giải ngân kịp thời vốn các chương trình mục tiêu quốc gia

Mô hình trồng thí điểm cây thìa canh làm dược liệu của đồng bào dân tộc thiểu số tại Bản Chùa, xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ -Ảnh: M.L

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 25/6/2024, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện giải ngân vốn các chương trình MTQG là 94,836 tỉ đồng, đạt tỉ lệ 25,7 % kế hoạch. Cụ thể, toàn tỉnh đã giải ngân 31,092 tỉ đồng vốn Chương trình giảm nghèo bền vững, đạt 33,7%; 43,050 tỉ đồng vốn Chương trình phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đạt 24,1%; 20,694 tỉ đồng vốn Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), đạt 21,1%.

Mặc dù tỉ lệ giải ngân 6 tháng đầu năm 2024 tăng hơn so với những năm trước nhưng vẫn chậm so với kế hoạch đề ra. Việc triển khai các chương trình MTQG ở các địa phương vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân chính là do văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình của các bộ, ngành trung ương chưa kịp thời, cụ thể; một số nội dung còn chồng chéo, chậm sửa đổi, bổ sung.

Cụ thể đối với Chương trình phát triển KT -XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, việc hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất còn vướng mắc do quỹ đất trên địa bàn các xã còn khá hạn chế. Vì vậy, các địa phương khó thực hiện công tác tạo mặt bằng, khai hoang đất sản xuất giao tập trung cho các hộ hưởng lợi.

Bên cạnh đó, nguồn gốc đất chồng lấn giữa các cá nhân và doanh nghiệp chưa được bóc tách, đất chưa được chuyển giao từ các công ty lâm nghiệp… cũng ảnh hưởng lớn đến tiến độ giải ngân của dự án nằm trong chương trình này.

Việc quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư cần nhiều thời gian hoàn thiện thủ tục vì các địa phương phải đăng ký kế hoạch sử dụng đất hằng năm, bổ sung quy hoạch sử dụng đất, thủ tục chuyển đổi đất rừng sang mục đích khác và phương án trồng rừng thay thế đối với các dự án có sử dụng đất rừng làm cơ sở để thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư.

Quy định đối với việc hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị chưa phù hợp với thực tiễn. Theo quy định tại Thông tư 02/2023/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc, chỉ hỗ trợ doanh nghiệp (sản xuất, chế biến, kinh doanh), hợp tác xã tham gia chuỗi giá trị đóng trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn và phải có từ 70% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số.

Quy định này khiến doanh nghiệp chủ trì chuỗi giá trị không có trụ sở đóng trên địa bàn của chương trình không nằm trong diện hỗ trợ, trong khi việc kêu gọi doanh nghiệp, hợp tác xã làm đơn vị chủ trì liên kết còn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các địa phương miền núi.

Mặt khác, chương trình chỉ hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo, trong khi đó sự tham gia của các hộ gia đình làm kinh tế giỏi là rất cần thiết vì họ là “đầu tàu” dẫn dắt, hỗ trợ các hộ khác trong tổ, nhóm sản xuất vươn lên. Tuy nhiên, chưa có cơ chế hỗ trợ phù hợp để tạo động lực thúc đẩy những hộ gia đình có kinh nghiệm làm kinh tế giỏi tham gia vào chương trình.

Đối với Chương trình giảm nghèo bền vững, đối tượng đào tạo nghề được hỗ trợ quy định chưa thống nhất, vướng mắc trong xác định người lao động có thu nhập thấp. Mức hỗ trợ cho các đối tượng tham gia học nghề theo Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ so với thực tế hiện nay là quá thấp, không đáp ứng nhu cầu tối thiểu của người tham gia học nghề.

Hiện nay, nhu cầu học nghề của người lao động đa dạng và không tập trung, vì vậy khó mở lớp đào tạo nghề vì có ít học viên tham gia.

Hiện bộ, ngành trung ương chưa ban hành quy định về định mức kinh tế kỹ thuật đối với các lĩnh vực hỗ trợ phát triển sản xuất phi nông nghiệp nên địa phương khó tổ chức thực hiện. Cán bộ làm công tác giảm nghèo không có định biên và thay đổi thường xuyên làm ảnh hưởng đến việc theo dõi, tổng hợp, đánh giá cũng như xây dựng kế hoạch, đề xuất giải pháp thực hiện chương trình.

Đối với Chương trình NTM, bộ tiêu chí NTM nâng cao có nhiều chỉ tiêu khó thực hiện, cần nhiều nguồn lực, thời gian để hoàn thiện. Mục tiêu xây dựng thôn, bản NTM thuộc các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhiều thách thức.

Hiện nay kết quả đạt được chậm hơn rất nhiều so với kế hoạch, lộ trình mà các huyện đã đăng ký và được UBND tỉnh giao (mục tiêu năm 2023 có 25 thôn ở xã đặc biệt khó khăn đạt chuẩn NTM nhưng đến nay mới có 4 thôn được công nhận đạt chuẩn).

Vì thế, mục tiêu đặt ra của tỉnh là năm 2024 phấn đấu có 43 thôn NTM, đến năm 2025 có 72 thôn NTM rất khó thực hiện. Mặt bằng chung của các xã nằm trong lộ trình đạt chuẩn giai đoạn 2024 – 2025 thấp (chỉ đạt từ 7 – 14 tiêu chí), còn nhiều tiêu chí khó chưa đạt, cần nguồn lực đầu tư lớn.

Việc thực hiện các chương trình MTQG có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Quảng Trị. Vì vậy, các ngành, địa phương trong tỉnh cần nỗ lực, tập trung khắc phục khó khăn, quyết liệt hơn nữa trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình để tránh tình trạng “có tiền nhưng không tiêu được”.

Bên cạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm nhằm tạo sự đồng thuận, hưởng ứng của người dân, ngành chuyên môn cần tập huấn, hướng dẫn những nội dung liên quan đến 3 chương trình MTQG cho cán bộ ở cơ sở, nhất là các tài liệu, văn bản trung ương mới ban hành.

Các sở, ban, ngành cấp tỉnh căn cứ chức năng nhiệm vụ được phân công, thường xuyên kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện các nội dung được giao; chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chủ đầu tư lập kế hoạch giải ngân chi tiết của từng dự án, từng nội dung để quản lý về tiến độ.

Thời gian thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021 – 2025 không còn nhiều, bên cạnh đẩy nhanh tiến độ giải ngân kế hoạch vốn đã bố trí trong năm 2024, các địa phương cần rà soát phần việc đã làm và chưa làm, nắm bắt tồn tại, khó khăn, vướng mắc nảy sinh từ thực tiễn cơ sở để đề xuất giải pháp tháo gỡ kịp thời.

Mai Lâm



Nguồn: https://baoquangtri.vn/go-kho-de-giai-ngan-kip-thoi-von-cac-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-186874.htm

Cùng chủ đề

Xây dựng cơ sở hạ tầng thiếu yếu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất và đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.Trẻ em xã...

Hỗ trợ  trên 1,69 tỉ đồng cho thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

Theo Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai tỉnh Quảng Trị, năm 2024 là năm đầu tiên tỉnh thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn theo Nghị quyết số 69/2022/NQ-HĐND ngày 18/10/2022 của HĐND tỉnh. Quá trình xây dựng kế hoạch, nhiều địa phương đăng ký với nhiều hạng mục công trình đề nghị hỗ trợ. Tuy nhiên, qua...

Hỗ trợ 1,69 tỉ đồng cho thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước

Theo Chi cục Thủy lợi và Phòng chống thiên tai tỉnh Quảng Trị, năm 2024 là năm đầu tiên tỉnh thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước trên địa bàn theo Nghị quyết số 69/2022/NQ-HĐND ngày 18/10/2022 của HĐND tỉnh. Quá trình xây dựng kế hoạch, nhiều địa phương đăng ký với nhiều hạng mục công trình đề nghị hỗ trợ. Tuy nhiên, qua...

Nỗ lực giảm nghèo bền vững ở các xã đặc biệt khó khăn vùng ven biển

Thực hiện Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 về hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, các địa phương vùng dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển...

Không còn quỹ đất để hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân

Mới đây, UBND huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị tổ chức rà soát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT- XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025. Theo đó, địa phương đang gặp khó khăn trong việc giải ngân nguồn vốn hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân do huyện không còn quỹ đất trống để thực hiện san tạo mặt bằng hoặc khai hoang,...

Cùng tác giả

Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị

Hôm nay 12/9, Đoàn kiểm tra số 1350 của Bộ Chính trị do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc làm trưởng đoàn kiểm tra công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị. UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Quang Tùng; Phó Bí...

Quảng Trị và Salavan tăng cường hợp tác quản lý bảo vệ rừng, động vật hoang dã

Sáng nay 12/9, tại huyện Saravane, tỉnh Salavan, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Chi cục Thanh tra lâm nghiệp tỉnh Salavan và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) tổ chức lễ ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ động vật hoang dã giai đoạn 2024 - 2029.Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ và hợp tác bảo vệ rừng khu...

Ký kết chương trình phối hợp trong lĩnh vực môi trường giai đoạn năm 2024

Sáng nay 12/9, Sở Tài nguyên - Môi trường phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị tổng kết chương trình phối hợp trong lĩnh vực môi trường giai đoạn năm 2017 - 2023 và ký kết chương trình phối hợp giai đoạn năm 2024 - 2030. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng dự hội nghị.Ký kết chương trình phối hợp trong lĩnh vực môi trường giai đoạn...

Thu thập số liệu, thông tin phục vụ việc tính toán GRDP 9 tháng và ước năm 2024.

Sáng nay 12/9, Cục Thống kê tỉnh Quảng Trị tổ chức hội nghị cung cấp thông tin, số liệu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) ước quý II và năm 2024.Cục trưởng Cục Thống kê tỉnh Trần Ánh Dương đề nghị đại biểu cung cấp số liệu 9 tháng năm 2024 để đơn vị có cơ sở tổng hợp báo cáo theo quy định - Ảnh: N.TTại hội nghị, các đại biểu nghe Cục trưởng Cục Thống kê...

Hội thi “Cộng đồng chung tay giảm nhẹ rủi ro lũ lụt” tại Quảng Trị

Sáng nay 12/9 tại phường Đông Lương, TP.Đông Hà, tổ chức Plan International Việt Nam phối hợp với Hội Chữ thập đỏ tỉnh Quảng Trị tổ chức hội thi “Cộng đồng chung tay giảm nhẹ rủi ro lũ lụt” nhằm trang bị kiến thức cần thiết và nâng cao nhận thức cho cộng đồng về ứng phó, phòng ngừa thiên tai, đặc biệt là lũ lụt trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng.Đội Đông Lễ...

Cùng chuyên mục

Triệu Phong tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão

Theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Trị, mùa mưa bão năm 2024 có 10-13 cơn bão/áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) xuất hiện trên khu vực Biển Đông, trong đó có 5-7 cơn bão/ATNĐ ảnh hưởng đến đất liền nước ta, ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm. Điều đáng chú ý là trong số 10- 13 cơn bão/ATNĐ đó có 3-5 cơn bão/ATNĐ ảnh hưởng khu vực Quảng Trị, 1-2 cơn...

Chung tay bảo vệ môi trường tại đảo Cồn Cỏ

Phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái biển, đảo là chủ trương của huyện đảo Cồn Cỏ từ khi thành lập đến nay. Trong đó, cải thiện công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt và giảm thiểu ô nhiễm nhựa đại dương là vấn đề cấp bách, quan trọng hàng đầu nhằm góp phần xây dựng huyện đảo thành đảo du lịch,...

Xây dựng cơ sở hạ tầng thiếu yếu trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thời gian qua, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), các sở, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất và đời sống trong vùng đồng bào DTTS&MN nhằm góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.Trẻ em xã...

PC Quảng Trị chú trọng bảo vệ hành lang an toàn lưới điện

Trong công tác quản lý vận hành lưới điện thì bảo vệ hành lang an toàn lưới điện là một nhiệm vụ quan trọng và cần thiết. Vì thế, bên cạnh việc tuyên truyền, vận động người dân tự giác không xâm phạm hành lang an toàn thì công tác kiểm tra, phát hiện, ngăn ngừa các yếu tố ảnh hưởng để hạn chế thấp nhất nguy cơ mất an toàn gây gián đoạn đến quá trình cung cấp...

Nỗ lực giảm nghèo bền vững ở các xã đặc biệt khó khăn vùng ven biển

Thực hiện Dự án 1 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 về hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo, các địa phương vùng dự án trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển...

Đẩy mạnh phát triển bền vững kinh tế biển

Tỉnh Quảng Trị có bờ biển dài 75 km với ngư trường rộng hơn 9.000 km2 , có trữ lượng hải sản dồi dào và có giá trị kinh tế cao. Vùng ven biển có điều kiện để phát triển cảng biển, các cơ sở công nghiệp đóng mới, sửa chữa tàu thuyền, nuôi trồng và chế biến thủy, hải sản. Dọc bờ biển có nhiều bãi biển đẹp như Cửa Tùng, Gio Hải, Cửa Việt, Mỹ Thủy và...

Để người Việt tin dùng hàng Việt

15 năm, với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn tỉnh ngày càng lan tỏa, đi vào chiều sâu. Từ CVĐ, người dân đã tin dùng hàng Việt nhiều hơn, giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, ổn định và phát triển sản xuất. Hơn thế, CVĐ còn khơi gợi lòng yêu nước, tự tôn dân tộc trong mỗi người tiêu dùng.Tuyên truyền...

Cần ngăn chặn, xử lý hành vi đánh bắt thủy sản bằng xung điện, thuốc nổ

Thời gian qua, một số ngư dân vì lợi ích trước mắt đã bất chấp quy định của pháp luật, sử dụng phương tiện trái phép như thuốc nổ, xung điện để đánh bắt thủy, hải sản, đe dọa nghiêm trọng đến hệ sinh thái biển và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của ngư dân tại các xã bãi ngang trong tỉnh. Mặc dù người dân rất bức xúc, đã nhiều lần trình báo cơ quan chức...

Khẩn cấp tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng cho trâu, bò

Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có khả năng lây lan rất nhanh. Tiêm phòng là biện pháp tốt nhất để dập tắt bệnh lây lan trước mắt và phòng trừ về lâu dài. Hiện nay, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã chỉ đạo các trạm chăn nuôi và thú y tại các địa phương triển khai tiêm phòng khẩn cấp...

Biến đồi hoang thành nơi có của ăn của để

Từ vùng đất đồi dốc bỏ hoang, nông dân Hồ Xa Nát, người dân tộc Vân Kiều ở thôn Ra Ly Rào, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã quyết tâm cải tạo, chuyển đổi, đưa những loại cây trồng, vật nuôi mới, phù hợp vào sản xuất. Đất không phụ công người, sau một thời gian cần cù, chịu khó lao động, anh đã biến vùng đất tưởng chừng “ngủ quên” làm bàn đạp giúp...

Tin nổi bật

Tin mới nhất