Powered by Techcity

Lợi ích kép từ việc chi trả dịch vụ môi trường rừng


Tăng tỉ lệ che phủ rừng, đồng thời tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân-đó là những lợi ích kép khi triển khai hiệu quả chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.

Lợi ích kép từ việc chi trả dịch vụ môi trường rừng

Cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa tuần tra bảo vệ rừng – Ảnh: H.T

Theo quyết định công bố hiện trạng rừng năm 2022 ngày 27/2/2023 của UBND tỉnh Quảng Trị, diện tích đất rừng của tỉnh là 285.878 ha, diện tích đất có rừng là 248.121,6 ha, trong đó diện tích được chi trả tiền DVMTR theo quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP của Chính phủ là 50.092,32 ha.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 10 nhà máy thủy điện và 1 cơ sở kinh doanh nước sạch sử dụng DVMTR thực hiện chi trả ủy thác qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng. Trong đó có 6 nhà máy thủy điện và 1 cơ sở kinh doanh nước sạch ký hợp đồng ủy thác thông qua Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Trị. Còn lại 4 nhà máy thủy điện ký hợp đồng ủy thác với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng Việt Nam.

Để chính sách chi trả DVMTR phát huy tối đa hiệu quả đối với nhiệm vụ xây dựng và phát triển vốn rừng tỉnh Quảng Trị, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương, các ngành chức năng tổ chức phổ biến, tuyên truyền sâu rộng đến người dân các xã, những đối tượng trực tiếp tham gia, thụ hưởng chính sách chi trả DVMTR để đảm bảo môi trường rừng được bảo vệ và phát triển bền vững.

Mặt khác, nhằm đảm bảo việc chi trả tiền DVMTR đúng tiến độ và điều tiết hợp lý nguồn tiền DVMTR, hạn chế sự chênh lệch đơn giá giữa các lưu vực, Ban điều hành Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đã tham mưu trình UBND tỉnh phê duyệt đơn giá chi trả DVMTR cho lưu vực Thủy điện Rào Quán, Hạ Rào Quán và Thủy điện Khe Nghi với đơn giá chi trả 800 ngàn đồng/ha/năm và đơn giá 300 ngàn đồng/ha/năm cho lưu vực các nhà máy Thủy điện trên sông Đakrông, La La và Khe Giông và lập dự toán thu chi nguồn kinh phí chi trả DVMTR, tiền trồng rừng thay thế, dự toán chi phí quản lý Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tại Quyết định số 1032/ QĐ-UBND ngày 19/5/2023.

Trên cơ sở đó, đơn vị đã tiến hành chi trả kịp thời cho các chủ rừng để thực hiện tốt công tác quản lý bảo vệ rừng trên lưu vực các nhà máy thủy điện. Cụ thể, năm 2023, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Trị đã chi trả cho các đơn vị chủ rừng nằm trong lưu vực chi trả gần 20 tỉ đồng, chi hỗ trợ tiền trồng cây phân tán cho các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh trên 661 triệu đồng.

Nguồn thu từ chi trả DVMTR đã góp phần tích cực trong công tác quản lý bảo vệ rừng và giảm nghèo đối với người dân tại 16 xã vùng sâu vùng xa nằm trên địa bàn hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông, góp phần nâng cao đời sống cho hơn 2.137 hộ gia đình, cá nhân; 35 cộng đồng dân cư thôn; 9 nhóm hộ gia đình và 89 tổ nhóm nhận khoán bảo vệ rừng của các chủ rừng là tổ chức, UBND xã, tổ chức được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng.

Cũng trong thời gian qua, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách của Nhà nước về Luật Lâm nghiệp và Nghị định 156/2018 bằng nhiều hình thức khác nhau.

Riêng trong năm 2023 trích từ nguồn kinh phí DVMTR, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng đã lắp đặt 10 bảng thông tin tuyên truyền tại các điểm xung yếu, nhà cộng đồng thôn. Tổ chức tuyên truyền chính sách về DVMTR tại Trường TH&THCS Húc Nghì thông qua đó cấp phát 1.400 quyển vở học sinh và 135 ba lô cho học sinh toàn trường. Ngoài ra công tác tuyên truyền còn được thực hiện thông qua tạp chí, phóng sự truyền hình thực tế tại địa phương.

Lợi ích kép từ việc chi trả dịch vụ môi trường rừng

Người dân thôn Trăng -Tà Puồng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa tham gia tuần tra, bảo vệ rừng – Ảnh: H.T

Theo Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Quảng Trị Trần Xuân Dưỡng, nguồn thu từ chi trả DVMTR đã góp phần tích cực trong công tác quản lý bảo vệ rừng và xóa đói giảm nghèo, góp phần tạo nguồn thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân tại hai huyện miền núi Hướng Hóa và Đakrông.

Thông qua chính sách chi trả DVMTR, các tổ chức, hộ gia đình và cộng đồng đã nhận thức rõ tầm quan trọng của rừng và tích cực tham gia công tác bảo vệ rừng, tình trạng cháy rừng, xâm lấn đất rừng và khai thác rừng trái phép dần dần được hạn chế.

Đặc biệt, việc triển khai chi trả tiền DVMTR qua tài khoản ngân hàng rất nhanh gọn, tiết kiệm thời gian, ít gặp rủi ro, công khai, minh bạch và được người dân hưởng ứng cao.

Đối với các chủ rừng là tổ chức được Nhà nước giao, kinh phí chi trả DVMTR là nguồn thu hợp lý để cho các chủ rừng hạch toán tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập và chủ động trả tiền lương hợp đồng lao động cho các nhân viên làm công tác bảo vệ rừng.

Thời gian tới, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh tiếp tục tăng cường kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng tiền DVMTR của các chủ rừng, UBND xã và Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, bao gồm việc sử dụng kinh phí quản lý và thanh toán tiền cho các đối tượng nhận khoán theo quy định.

Đồng thời tiếp tục phối hợp với các ngân hàng thương mại làm việc với chính quyền địa phương, chủ rừng tổ chức và tổ nhận khoán bảo vệ rừng tuyên truyền, hướng dẫn tiếp cận giao dịch qua hệ thống ngân hàng; tìm ra giải pháp thích hợp để hỗ trợ người nhận tiền bảo vệ rừng từ nguồn DVMTR theo hình thức phi tiền mặt một cách thuận lợi và đơn giản nhất mà không mất nhiều thời gian, đảm bảo tính công khai, minh bạch, giúp cho cơ quan nhà nước thuận tiện trong việc kiểm tra, giám sát. Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động tuyên truyền, truyền thông về chính sách chi trả DVMTR thông qua nhiều hình thức; hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng vùng khó khăn, tạo động lực và cải thiện sinh kế của người dân vùng cao để động viên Nhân dân gắn bó với rừng.

Có thể khẳng định, việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR đã góp phần quan trọng nâng cao giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước trong chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia.

Đặc biệt, việc triển khai hiệu quả chính sách này đã làm thay đổi nhận thức của Nhân dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, từng bước tạo lập sinh kế cho người dân sống được bằng nghề rừng. Từ đó cải thiện điều kiện sống, giải quyết việc làm cho người dân ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa của tỉnh; góp phần thực hiện thành công chính sách giảm nghèo, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.

Hà Trang



Nguồn: https://baoquangtri.vn/loi-ich-kep-tu-viec-chi-tra-dich-vu-moi-truong-rung-189444.htm

Cùng chủ đề

Phấn đấu sản lượng gỗ nguyên liệu khai thác bình quân đạt 1.200.000 m 3 /năm trong giai đoạn 2026

UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành kế hoạch thực hiện Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh.Kế hoạch đặt ra mục tiêu phát triển bền vững nguồn cung nguyên liệu gỗ thông qua việc tổ chức thâm canh, mở rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn để đảm bảo chủ động cung cấp nguyên liệu, góp phần nâng cao năng...

Tăng cường hợp tác, phối hợp quản lý biên giới giữa Công an tỉnh Savannakhet và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng...

Tại TP. Kaysone Phomvihane, tỉnh Savannakhet (Lào) vừa diễn ra hội đàm thường niên năm 2024 giữa Công an tỉnh Savannakhet và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị. Phó Giám đốc Ty An ninh tỉnh Savannakhet, Đại tá Sẳng thoong Sỉ pạ sợt; Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị, Đại tá Trần Xuân Lạn chủ trì hội đàm.Lãnh đạo Công an tỉnh Savannakhet và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên...

Tăng cường hợp tác bảo đảm an ninh biên giới giữa Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) và Công an tỉnh...

Trong 2 ngày 31/10 và 1/11, tại thị xã Salavan, tỉnh Salavan, nước CHDCND Lào, Đoàn đại biểu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị (Việt Nam) và Công an tỉnh Salavan (Lào) đã Hội đàm thường niên năm 2024. Thiếu tướng Sỉ sợt Sỏn đa la, Giám đốc Ty An ninh tỉnh Salavan và Đại tá Nguyễn Bá Duyệt, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng BĐBP tỉnh Quảng Trị đồng chủ trì hội...

Hội nghị báo cáo viên Tỉnh ủy Quảng Trị lần thứ 15 , nhiệm kỳ 2020-2025

Sáng nay 24/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức hội nghị báo cáo viên Tỉnh ủy lần thứ 15, nhiệm kỳ 2020-2025.Lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh thông tin chuyên đề về tình hình chung về biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào - Ảnh: S.HTại hội nghị, lãnh đạo Chi cục Dân số tỉnh thông tin chuyên đề về già hóa dân số và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi...

Thực tập phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ cấp tỉnh có huy động nhiều lực lượng, phương tiện

Sáng nay 17/10, tại Công ty TNHH MTV dụng cụ du lịch Jinquan Việt Nam (Khu công nghiệp Nam Đông Hà, phường Đông Lương, TP. Đông Hà), Ban Chỉ đạo Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC & CNCH) tỉnh Quảng Trị tổ chức thực tập phương án chữa cháy và CNCH cấp tỉnh có huy động nhiều lực lượng, phương tiện tham gia. Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng, Trưởng Ban...

Cùng tác giả

Quyết tâm hoàn thành giải phóng mặt bằng dự án Cảng hàng không Quảng Trị trong thời gian sớm nhất

Chiều nay 6/12, tại UBND xã Gio Mai, huyện Gio Linh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Tiến chủ trì buổi làm việc với UBND huyện Gio Linh, người dân xã Gio Mai và nhà đầu tư để giải quyết một số vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) phục vụ dự án Cảng hàng không Quảng Trị.Người dân xã Gio Mai mong muốn chính quyền địa phương quan tâm hơn để bà con yên...

Kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị khóa VIII:  Thông qua 37 nghị quyết

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh khóa VIII, sáng nay 6/12, dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng, Nguyễn Trần Huy, HĐND tỉnh tiếp tục thảo luận tại hội trường về tình hình KT - XH và tiến hành bế mạc kỳ họp. Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng tham dự.Phiên...

Quảng Trị đề xuất sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi cho ngành nông nghiệp và PTNT

(Cổng TTĐT) Ngày 6/12/2024, Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị trực tuyến toàn thể Chương trình hỗ trợ quốc tế (ISG) 2024 “Định hướng ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi cho ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2026 - 2030”. Tham dự tại điểm cầu Quảng Trị có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT cùng các đơn vị liên quan. ...

Tổng kết công tác thi đua ban tổ chức các tỉnh ủy, thành ủy khu vực miền Trung

Sáng nay 6/12, tại TP. Đông Hà, Cụm thi đua ban tổ chức 13 tỉnh ủy, thành ủy khu vực miền Trung - Tây Nguyên (Cụm thi đua số 3) do Ban Tổ chức Tỉnh ủy Quảng Trị làm cụm trưởng tổ chức tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Phó Vụ trưởng Vụ Địa phương II, Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Ngọc Dũng; Trưởng Ban tổ chức Tỉnh ủy...

Số dự án và giá trị nguồn vốn ODA cho ngành nông nghiệp giảm

Sáng nay 6/12, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan và Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam Mariam Sherman chủ trì hội nghị trực tuyến toàn thể ISG 2024 với chủ đề “Định hướng ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi cho ngành nông nghiệp và PTNT giai đoạn 2026-2030”.Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Quảng Trị - Ảnh: Trần TuyềnPhát biểu tại...

Cùng chuyên mục

Tập trung xây dựng sản phẩm du lịch nông thôn mang đặc trưng vùng, miền

Quảng Trị là địa phương có tiềm năng trong phát triển các mô hình du lịch nông thôn với khá nhiều điểm có thể phát triển và công nhận điểm du lịch. Tuy nhiên, để khai thác được loại hình du lịch này cần có chính sách phát triển tổng thể, từ đó khuyến khích người dân, doanh nghiệp đầu tư khai thác.Dưa lê bạch ngọc được trồng tại Dfarm Quảng Trị cho hiệu quả kinh tế cao -...

Thu nhập khá từ mô hình cải tạo vườn tạp

Rời quân ngũ trở về quê hương, ông Nguyễn Đức Tri (sinh năm 1959), ở thôn Tân Kiên, xã Triệu Ái, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị đã nhanh chóng bắt tay vào phát triển kinh tế gia đình. Nhờ biết lựa chọn các loại cây trồng phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại địa phương, gia đình ông từng bước vươn lên làm giàu chính đáng.Ông Tri chăm sóc vườn hoa màu của gia đình -Ảnh: T.P“Phát...

Bước khởi động tích cực

Ngày 22/11, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gio Linh tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt. Tại buổi lễ đã kết nạp 60 đoàn viên vào tổ chức công đoàn và trao quyết định thành lập Nghiệp đoàn cơ sở nghề cá thị trấn Cửa Việt. Đây là nghiệp đoàn cơ sở nghề cá đầu tiên của tỉnh Quảng Trị được thành lập, nhằm quy tụ...

Thanh niên Hướng Hóa sử dụng hiệu quả vốn vay ưu đãi để lập nghiệp

Phát huy tinh thần sáng tạo, lập thân, lập nghiệp trên quê hương, trong những năm qua, các cấp bộ đoàn ở huyện Hướng Hóa có nhiều giải pháp tích cực tuyên truyền, vận động, hỗ trợ để đoàn viên, thanh nhiên (ĐVTN) phát triển kinh tế. Trong đó, hỗ trợ nguồn vốn vay ưu đãi được coi là một trong những giải pháp tối ưu để xây dựng các mô hình kinh tế của tuổi trẻ có quy...

Hỗ trợ xã Ba Lòng xây dựng nông thôn mới hiệu quả

Với vai trò là thành viên Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, cùng với hoạt động chuyên môn, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Quảng Trị đã thực hiện tốt công tác đỡ đầu, hỗ trợ xã Ba Lòng (huyện Đakrông) xây dựng nông thôn mới (NTM) theo sự phân công của tỉnh, đạt được nhiều kết quả quan trọng.Chi nhánh NHCSXH...

Quảng Trị định hướng phát triển kinh tế dược liệu kết hợp dịch vụ du lịch nông nghiệp

Ngày 11/10/2024, UBND tỉnh Quảng Trị ban hành kế hoạch tổng thể phát triển dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2026, tầm nhìn đến năm 2030. Về lâu dài, kế hoạch này nhằm tổ chức lại sản xuất, quy hoạch các vùng sản xuất dược liệu tập trung, quy mô lớn, thúc đẩy hình thành các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị, sản xuất gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, ứng dụng đồng...

Đi Hàn Quốc làm ngư nghiệp

Sau gần 20 năm thực hiện việc đưa người lao động sang Hàn Quốc làm nghề ngư nghiệp theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài (gọi tắt là EPS), hàng trăm lao động các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã có việc làm với mức thu nhập ổn định.Cán bộ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh hướng dẫn người lao động đăng ký hồ sơ dự tuyển đi...

Để cà phê Khe Sanh vươn xa

Xác định cà phê là loại cây trồng chủ lực để thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển, nhiều năm qua, cùng với hỗ trợ nông dân ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng vùng nông sản sạch, huyện Hướng Hóa đã tích cực phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong chứng nhận mã số vùng trồng, chứng nhận hữu cơ, xây dựng chỉ dẫn địa lý (CDĐL)...

Tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản công là cơ sở nhà, đất

Thống kê đến ngày 30/7/2024, toàn tỉnh có tổng số tài sản công là cơ sở nhà, đất phục vụ hoạt động quản lý và cung cấp dịch vụ công được rà soát trong giai đoạn 2018-2024 là 2.342 cơ sở, với diện tích 8.584.366 m2 đất và 1.332.422 m2 nhà. Trong đó, cấp tỉnh quản lý 391 cơ sở, với diện tích 2.511.391 m2 đất và 452.090 m2 nhà; cấp huyện và cấp xã quản lý 1.951 cơ...

Nâng cấp hệ thống thủy lợi để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững

Hiện nay, việc đẩy mạnh phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, nông nghiệp tuần hoàn, thuận thiên, ứng dụng đồng bộ khoa học và công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng là hướng đi mà ngành nông nghiệp tỉnh đang triển khai tích cực. Để quá trình này diễn ra đúng hướng, hiệu quả, cần quan tâm đầu tư đúng mức đối với hệ thống thủy...

Tin nổi bật

Tin mới nhất