Powered by Techcity

Những nhành lan tím


Một chiều đầu hạ, trên bến xe thị trấn Cam Lộ, một ông già dáng người mảnh khảnh, cổ quấn chiếc khăn rằn đen, bước xuống một cách khó nhọc từ chiếc xe khách mang biển số 50C… Toàn thân ông cúi gập xuống phía cánh tay đang chống gậy. Khác với thân hình có vẻ tiều tụy, khuôn mặt ông cương nghị, vầng trán cao, đôi mắt sáng…

Những nhành lan tím

-Minh họa: NGỌC DUY

Ông bước dọc theo con đường Trần Hưng Đạo, rồi rẽ vào một hẻm nhỏ, bần thần trước ngôi nhà hai tầng. Ngôi nhà rêu phong, phía trước trên tầng hai treo lủng lẳng nhiều dò phong lan tím, thứ hoa mà ông từng gặp rất nhiều trong những cánh rừng Trường Sơn năm xưa…

Một người phụ nữ tóc đốm bạc bước ra:

– Chào ông! Ông hỏi ai ạ?

– Thưa… đây có phải là nhà của bà Nguyễn Thị Thúy không?

– Dạ. Mời ông vô nhà!

Bà Thúy nhìn lướt qua tờ báo “Quân đội nhân dân” ông đang cầm trên tay rồi nhỏ nhẹ nói với ông:

– Tôi là em gái của anh Trí. Gia đình chỉ có hai anh em. Song thân chúng tôi đều đã mất lâu rồi, còn anh Trí hy sinh thời chống Mỹ, đến nay vẫn chưa tìm thấy hài cốt. Vừa rồi tôi có đăng tin “Nhắn tìm đồng đội” trên báo Quân đội nhân dân, nhưng… Bác là bạn chiến đấu của anh Trí?

Ông già ấp úng: – Không!… Tôi… tôi là Tấn…

… …

Ông Tấn quỳ xuống trước bàn thờ ông Trí: “Anh Trí ơi! Anh thứ lỗi cho tôi. Hơn bốn mươi năm rồi, hôm nay tôi mới về với anh. Tôi về với một con người đích thực, đúng nghĩa “con người” mà anh đã tìm lại cho tôi từ ngày ấy, anh Trí ạ!”.

Ông bước ra trước sân của tầng hai, nơi có những dò hoa phong lan tím. Bà Thúy bảo: Anh Trí yêu thích loài hoa này lắm. Thời sinh viên anh có cô người yêu tên là Hoàng Lan. Hai người cùng ở trong tổ chức tranh đấu của sinh viên. Sau đó anh Trí lên rừng, chị Hoàng Lan ở lại nội thành tiếp tục hoạt động, bị địch bắt rồi hy sinh trong nhà lao…

Ông lặng đi, đăm đắm nhìn những bông hoa tím thoang thoảng dịu dàng. Cánh hoa xòe ra như những cánh hạc đang vờn bay, vỗ tím ướt cả trời chiều trước mắt ông…

Năm ấy, tiểu đoàn Trâu Điên của Tấn được lệnh hành quân khẩn cấp ra chiếm lĩnh vùng rừng núi Rockpile thuộc địa phận huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. Đây là một trong những vị trí quân sự khốc liệt vào loại nhất chiến trường hồi bấy giờ. Tấn đã từng chỉ huy tiểu đoàn đánh những trận lớn. Nhưng lần này, những cánh rừng dày đặc rắn, rết, vắt, muỗi… làm Tấn nao núng. Việt cộng không như Tấn tưởng, họ xuất quỷ nhập thần, áp sát mọi lúc mọi nơi, gan góc không thể tưởng tượng nổi. Thần kinh Tấn căng thẳng, lúc nào cũng thấp thỏm lo âu; cứ sau mỗi giấc ngủ mới biết là mình còn sống. Quân số cứ hao dần…

Tấn báo cáo lên thượng cấp xin chi viện khẩn. Nhưng quân số chưa kịp bổ sung thì đơn vị bị Việt cộng bao vây đánh cho tơi tả. Công sự của Tấn chao đảo bởi pháo kích hạng nặng, đạn cối, súng máy, AK… Có cả tiếng AR15 nổ loạn xạ. Quân lính như ong vỡ tổ tháo chạy tán loạn, đứa chết, đứa kêu la thảm thiết. Tấn gào lên khản cả họng nhưng hoàn toàn bất lực. Cuối cùng Tấn cũng cắm đầu chạy, lao sấp mặt xuống những bụi lau lách, va vào những thân cây… Tấn mất phương hướng…

Đến khi hoàng hôn đỏ ối như máu hiện ra trước mắt, Tấn mới sực tỉnh. Tấn ngồi tựa lưng vào một thân cây, toàn thân rã rời, bụng cồn cào. Băng đạn trên khẩu AR15 vẫn còn nguyên. Tấn thét lên quên cả sợ hãi “Phải trả thù!”. Nhưng tiếng thét của Tấn bị chìm lấp đi trong những tiếng nổ long trời. Cánh rừng trước mắt Tấn bị xé toác, rung chuyển. Tấn lại vùng dậy, chạy thục mạng…

Một tiếng hô đanh gọn khiến Tấn giật thốt: – Đứng lại! Bỏ súng xuống, giơ tay lên!

Dưới ánh trăng mờ nhòa, Tấn kịp nhận ra một họng súng đang chĩa thẳng vào người. Bàng hoàng, sững sờ, khẩu AR15 từ từ tuột khỏi tay Tấn.

– Bước lên phía trước năm bước!

Tấn thấy một người lính giải phóng cúi xuống nhặt khẩu AR15. Một tia sáng lóe lên trong đầu, bằng phản xạ của một con thú, nhanh như chớp Tấn lao tới… Không kịp. Một tiếng nổ chát chúa, đất dưới chân Tấn bắn tung lên.

– Đồ khốn! Mày muốn chết à?

Tấn chững lại, toàn thân lạnh toát. Dọc sống lưng lên đến tận đỉnh đầu Tấn như có hàng ngàn vạn con kiến tê rần. “Xin ông… tôi bị ép buộc…”

– Chúng tao sẵn sàng khoan hồng cho những kẻ biết lầm đường lạc lối trở về với cách mạng…

– Ông hãy tin tôi!…

– Tin một kẻ ngoan cố như mày ư? Dây đây, mày tự buộc mình lại, tao không thèm trói đâu.

Anh lính giải phóng, sau này Tấn biết tên là Trí, liệng sợi dây dù vào người Tấn. Tấn cầm lấy lúng túng ngần ngại, Trí quát.

– Trói hai chân lại, buộc thật chặt vào!

Tấn làm theo như cái máy, bụng nghĩ: Tên Việt cộng này đểu thật! Nhìn thấy Tấn đã trói xong, Trí từ từ đi lại, cây súng vẫn cặp bên hông. Đến gần, Trí buông súng chụp tay Tấn bẻ ngoặt ra sau lưng, rút trong túi ra một sợi dây nữa rịt chặt. Khi mối dây buộc xong, Trí lùi lại, ôm ngực choáng váng và ngã khuỵu xuống. Tấn ngạc nhiên nhìn kỹ thấy ngực áo Trí đẫm máu.

À… thì ra tên này bị thương. Mình mắc mưu hắn rồi, điên thật! Cơn giận bốc lên trong lồng ngực khiến Tấn cũng đổ vật xuống. Trí gượng dậy, khó nhọc lê bước chân về chỗ cũ ngồi tựa vào gốc cây…

Rừng đêm. Sương muối xuống đẫm ướt trên từng nhành lá, phiến đá. Những bùn đất, máu me dính bết trên cơ thể ban ngày khô cứng, bây giờ nhõa ra. Ánh trăng đầu tuần yếu ớt xuyên qua những tán cây xơ xác, đổ ánh sáng rách nát xuống mặt đất. Dưới bãi bom xác chết nằm ngổn ngang. Đàn quạ từ trong hang sâu vỗ cánh rầm rập chui ra, cất lên những tiếng kêu ghê rợn. Chúng sà xuống bên những xác chết tranh nhau xâu xé.

Trí lẳng lặng cúi xuống mở chiếc ba lô. Mùi lương khô bốc lên khiến Tấn tứa cả nước bọt. Bụng cồn cào, dán mắt vào từng động tác của Trí, thấy anh chậm rãi mở gói bánh, cầm lấy một chiếc cho vào mồm, sộn sạo nhai, nuốt một cách khó nhọc. Tấn không chịu nổi cứ trở mình, nuốt nước bọt ừng ực… Rồi một tiếng nói như không phải từ Trí phát ra: Đói lắm à, dùng tạm đi!

Trí cầm miếng bánh đưa vào miệng Tấn. Tấn há miệng đón lấy miếng bánh nhai ngấu nghiến. Tấn cố nuốt nhưng cứ tắc ở cổ họng, nước mắt Tấn trào ra, ngửa cổ ngắc ngư.

– Nước đây!

Trí vừa nói vừa dốc từ từ bi đông nước vào miệng Tấn. Tấn hớp một ngụm sệu sạo nuốt. Chờ cho Tấn nuốt xong miếng bánh Trí mới dốc tiếp nước cho Tấn. Tấn nuốt ừng ực, ngọ ngoạy chùi mồm vào vai, nói: Thật tôi ơn ông vô cùng…

Giọng Trí nhỏ nhẹ: – Quê ở mô?

– Tôi ở Quảng Ngãi.

– Răng lại vô lính?

– Làng tôi thuộc vùng đồng bằng ẩm thấp, năm nào cũng bị lũ lụt nên nghèo lắm. Mới lên mười tuổi tôi đã phải rời quê lên tỉnh đi bán bánh mì ở các bến xe, bãi chợ để kiếm sống. Đến mười lăm tuổi lại làm phu khuênh vác ở bến cảng Đà Nẵng rồi sau đó bị bắt vào lính. Tôi có vợ, ba con và mẹ già tàn tật ở quê. Tất cả gia đình đều chờ vào đồng lương lính của tôi. Mỗi lần về thăm nhà, tôi đều nói dối với mẹ rằng: Tôi chỉ là một thằng lính tiếp phẩm quèn không biết gì đến súng đạn để mẹ yên lòng… Còn ông?

– Quê tôi ở cách đây chừng chục cây số, cũng là một vùng đồng chiêm trũng. Tôi còn mẹ già và một cô em gái…

Dừng đi một hồi rồi Trí nói tiếp: Nhưng không biết bây giờ số phận ra sao, bọn Mỹ ngụy đang giam giữ họ ở nhà tù nào nữa?…

Trời bỗng trở gió, tiếng mưa rơi lộp bộp trên nhành cây rồi ào ào như trút nước. Trí giật thột mình. Anh mở chiếc ba lô lấy tấm dù rồi trùm cả lên người Tấn. Cứ thế hai người cùng chung một tấm dù để che mưa. Một kẻ trọng thương bê bết máu me, một kẻ đang bị trói chặt chân tay.

Rồi nước không biết từ đâu ào ào xối xả ùa về, có nguy cơ nhấn chìm hai người xuống lòng khe. Tấn thấy Trí mò mẩm cởi dây trói ở chân cho Tấn. Hai người cố trườn lên. Lên khỏi lòng khe, Trí ngã vật xuống bất tỉnh còn Tấn cũng mệt lả chẳng còn chút hơi sức nào nữa. Hai người gục xuống bên nhau trong tấm dù ướt sũng, thiếp đi…

… …

Tấn giật mình tỉnh dậy, những luồng ánh sáng trắng xuyên qua những tán lá rừng mơn man, dịu dàng. Một phút trấn tỉnh, Tấn ngỡ ngàng tự hỏi: Không biết mình đang ở đâu? Trước mắt Tấn là Trí. Anh đã rất đuối sức, máu chảy đỏ thẫm cả chỗ ngồi, từ ngực trở xuống nhơm nhớp một màu tím thẫm. Màu của máu và màu xanh của bộ quân phục nhuộm vào nhau. Tấn biết Trí bị thương rất nặng. Nhưng thật lạ kỳ, trên khuôn mặt Trí hầu như không có biểu hiện gì của sự đau đớn mà ngược lại bình thản một cách lạ lùng. Trí gắng gượng nói với Tấn:

– Ông có nghe thấy tiếng máy bay đó không? Chỉ ít phút nữa thôi cả khu rừng này sẽ tan nát. Cái cách thu dọn chiến trường của phía các ông, ông còn lạ gì. Ông hãy đi khỏi khu rừng này ngay!

– Ông thả tự do cho tôi?

Trí vừa nới dây trói, vừa nói với Tấn: – Ông được tự do. Chúng tôi không bao giờ giết hàng binh… Chiến tranh nhất định sẽ kết thúc. Thời gian không còn lâu nữa đâu ông ạ!. Chúng ta ai cũng có mẹ…

Khuôn mặt Trí nhăn nhúm lại, hơi thở anh gấp gáp, anh xoài người thả lỏng khẩu AK trên mặt đất. Tấn nhào tới đỡ lấy Trí. Trí cố hết sức rút tờ giấy thấm máu từ trong túi áo ngực đưa cho Tấn, thều thào: – Ông… hãy… đi đi!…

Ầm ầm… Tiếng bom nổ rung chuyển cả khu rừng. Đất đá, bụi khói mù trời. Tấn cuộn người lăn tròn như tảng đá…

Ầm ầm… Tai Tấn đặc ù, người Tấn nhấc bổng lên khỏi mặt đất, chân tay mặt mũi tướp táp. Tấn cố trườn lên rồi nhổm dậy, chạy về phía Trí đang nằm. Chẳng còn gì nữa. Một hố bom hoắm sâu khét lẹt. Tấn chới với. Tấn như người vô hồn. Bất chợt những giọt nước sền sệt rơi trên mặt Tấn. Ngước nhìn lên, Tấn bàng hoàng, những nhành lan tím. Đôi mắt Tấn mờ dại… Những nhành hoa phong lan nhuốm màu tím ối. “Trời ơi!… Máu…Máu…”. Hướng khẩu AR15 lên phía có tiếng máy bay đang gầm rít, Tấn bóp cò hết cả băng đạn. Tấn đập khẩu súng vào thân cây gãy nát rồi lao đi…

“Chị Thúy ạ! Sau lần trở về ấy tôi bị họ bắt, kết án 5 năm tù, với tội danh đào ngũ. Tờ giấy anh Trí trao, tôi cất giấu trong suốt những năm tháng ở tù và sau này cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Đó là sơ đồ mộ chí của hai đồng đội của anh Trí hy sinh trong hôm tôi gặp anh ấy. Ngôi mộ chung của hai anh chỉ cách chỗ anh Trí hy sinh chừng mấy chục mét. Anh Trí đánh dấu mốc rất cụ thể. Sau này, hai ngôi mộ đã được quy tập về nghĩa trang liệt sĩ quê nhà. Còn anh Trí…”.

Có cái gì đó ứ tắc nơi cổ họng khiến ông Tấn nghẹn ngào không nói nên lời. Ông đưa tay lau những giọt nước mắt nhòe ướt trên vành mi, rồi ngước nhìn lên những nhành lan tím…

Truyện ngắn: VĂN XƯƠNG



Nguồn: https://baoquangtri.vn/nhung-nhanh-lan-tim-189440.htm

Cùng chủ đề

Miền Bắc rét đỉnh điểm, nhiệt độ thấp nhất 14-17 độ C

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Trải nghiệm mô hình du lịch cộng đồng

Hai huyện Đakrông và Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt du lịch cộng đồng; du lịch homestay, farmstay và du lịch sự kiện. Thời gian qua, các loại hình du lịch ở vùng này đã thực sự hấp dẫn, thu hút được nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đến trải nghiệm.Điểm du lịch cộng đồng Chênh Vênh, xã Hướng Phùng thu hút nhiều du khách -Ảnh:T.LSuối A Lao,...

Nước sông Sa Lung chưng cất bầu rượu thơ

(Nhân đọc tập thơ “Căn cước niềm tin” của Nguyễn Hữu Thắng)Nhà thơ Nguyễn Hữu Thắng lớn lên bên dòng sông Sa Lung xanh trong. Có phải dòng sông Sa Lung là dòng sông thơ ca của đất Rồng- Vĩnh Long?. Những năm tháng mộng mơ ngồi trên ghế giảng đường sư phạm bên dòng Hương Giang, anh có thơ đăng đều đặn trên trang văn nghệ báo Dân và tạp chí Văn nghệ Bình Trị Thiên, lấy bút...

Hiệu quả từ mô hình trồng chuối lùn bản địa ở huyện Đakrông

Trước thực trạng cây chuối lùn bản địa ở huyện Đakrông có nguy cơ bị suy thoái về giống, thời gian qua các cấp, ngành đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khôi phục và bảo tồn. Những mô hình trồng cây chuối lùn được phát triển và nhân rộng không chỉ góp phần lưu giữ nguồn gen quý mà còn giúp người dân địa phương nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.Trên địa bàn huyện Đakrông có...

Chùm thơ mới sáng tác của nhà thơ Lê Thị Mây

Nhà thơ Lê Thị Mây tên thật là Phạm Thị Tuyết Bông, sinh năm 1949 tại Quảng Trị. Học xong phổ thông, chị tham gia Thanh niên xung phong thời chống Mỹ, sau đó trở về học Trường viết văn Nguyễn Du, cử nhân báo chí; nhiều năm làm báo và làm biên tập văn học của tạp chí Sông Hương, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt, chuyên viên cao cấp Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung...

Cùng tác giả

Miền Bắc rét đỉnh điểm, nhiệt độ thấp nhất 14-17 độ C

.tdi_77{vertical-align:baseline}.tdi_77>.wpb_wrapper,.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{display:block}.tdi_77>.wpb_wrapper>.tdc-elements{width:100%}.tdi_77>.wpb_wrapper>.vc_row_inner{width:auto}.tdi_77>.wpb_wrapper{width:auto;height:auto}.tdi_77{padding-bottom:30px!important} .tdi_78{margin-top:0px!important;margin-bottom:0px!important;padding-bottom:0px!important} .tdb_single_content{margin-bottom:0;*zoom:1}.tdb_single_content:before,.tdb_single_content:after{display:table;content:'';line-height:0}.tdb_single_content:after{clear:both}.tdb_single_content .tdb-block-inner>*:not(.wp-block-quote):not(.alignwide):not(.alignfull.wp-block-cover.has-parallax):not(.td-a-ad){margin-left:auto;margin-right:auto}.tdb_single_content a{pointer-events:auto}.tdb_single_content .td-spot-id-top_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Top Ad'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad0 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 1'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad1 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 2'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-inline_ad2 .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Inline Ad 3'!important}.tdb_single_content .td-spot-id-bottom_ad .tdc-placeholder-title:before{content:'Article Bottom Ad'!important}.tdb_single_content .id_top_ad,.tdb_single_content .id_bottom_ad{clear:both;margin-bottom:21px;text-align:center}.tdb_single_content .id_top_ad img,.tdb_single_content .id_bottom_ad img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_top_ad .adsbygoogle,.tdb_single_content .id_bottom_ad .adsbygoogle{position:relative}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{margin-bottom:15px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right img,.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-bottom:0}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center{text-align:center}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-center img{margin-right:auto;margin-left:auto}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-left{float:left;margin-top:9px;margin-right:21px}.tdb_single_content .id_ad_content-horiz-right{float:right;margin-top:6px;margin-left:21px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title{width:300px;height:250px}.tdb_single_content .tdc-a-ad .tdc-placeholder-title:before{position:absolute;top:50%;-webkit-transform:translateY(-50%);transform:translateY(-50%);margin:auto;display:table;width:100%}.tdb_single_content .tdb-block-inner.td-fix-index{word-break:break-word}.tdi_78 .tdb-block-inner{max-width:100%;margin-left:auto;margin-right:auto}.tdi_78,.tdi_78>p,.tdi_78 .tdb-block-inner>p{font-family:Noto Sans!important;font-size:15px!important;line-height:1.6!important;font-weight:400!important}.tdi_78 h1{font-family:Noto Sans!important;font-size:32px!important;line-height:1.2!important;font-weight:700!important}.tdi_78 h2{font-family:Noto Sans!important;font-size:24px!important;line-height:1.2!important;font-weight:600!important}.tdi_78 h3:not(.tds-locker-title){font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h4{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h5{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 h6{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 li{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .tdb-block-inner blockquote p{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78 .wp-caption-text,.tdi_78 figcaption{font-family:Noto Sans!important}.tdi_78...

Trải nghiệm mô hình du lịch cộng đồng

Hai huyện Đakrông và Hướng Hóa của tỉnh Quảng Trị có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đặc biệt du lịch cộng đồng; du lịch homestay, farmstay và du lịch sự kiện. Thời gian qua, các loại hình du lịch ở vùng này đã thực sự hấp dẫn, thu hút được nhiều du khách trong và ngoài tỉnh đến trải nghiệm.Điểm du lịch cộng đồng Chênh Vênh, xã Hướng Phùng thu hút nhiều du khách -Ảnh:T.LSuối A Lao,...

Nước sông Sa Lung chưng cất bầu rượu thơ

(Nhân đọc tập thơ “Căn cước niềm tin” của Nguyễn Hữu Thắng)Nhà thơ Nguyễn Hữu Thắng lớn lên bên dòng sông Sa Lung xanh trong. Có phải dòng sông Sa Lung là dòng sông thơ ca của đất Rồng- Vĩnh Long?. Những năm tháng mộng mơ ngồi trên ghế giảng đường sư phạm bên dòng Hương Giang, anh có thơ đăng đều đặn trên trang văn nghệ báo Dân và tạp chí Văn nghệ Bình Trị Thiên, lấy bút...

Hiệu quả từ mô hình trồng chuối lùn bản địa ở huyện Đakrông

Trước thực trạng cây chuối lùn bản địa ở huyện Đakrông có nguy cơ bị suy thoái về giống, thời gian qua các cấp, ngành đã triển khai nhiều giải pháp nhằm khôi phục và bảo tồn. Những mô hình trồng cây chuối lùn được phát triển và nhân rộng không chỉ góp phần lưu giữ nguồn gen quý mà còn giúp người dân địa phương nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống.Trên địa bàn huyện Đakrông có...

Chùm thơ mới sáng tác của nhà thơ Lê Thị Mây

Nhà thơ Lê Thị Mây tên thật là Phạm Thị Tuyết Bông, sinh năm 1949 tại Quảng Trị. Học xong phổ thông, chị tham gia Thanh niên xung phong thời chống Mỹ, sau đó trở về học Trường viết văn Nguyễn Du, cử nhân báo chí; nhiều năm làm báo và làm biên tập văn học của tạp chí Sông Hương, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt, chuyên viên cao cấp Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung...

Cùng chuyên mục

Nước sông Sa Lung chưng cất bầu rượu thơ

(Nhân đọc tập thơ “Căn cước niềm tin” của Nguyễn Hữu Thắng)Nhà thơ Nguyễn Hữu Thắng lớn lên bên dòng sông Sa Lung xanh trong. Có phải dòng sông Sa Lung là dòng sông thơ ca của đất Rồng- Vĩnh Long?. Những năm tháng mộng mơ ngồi trên ghế giảng đường sư phạm bên dòng Hương Giang, anh có thơ đăng đều đặn trên trang văn nghệ báo Dân và tạp chí Văn nghệ Bình Trị Thiên, lấy bút...

Chùm thơ mới sáng tác của nhà thơ Lê Thị Mây

Nhà thơ Lê Thị Mây tên thật là Phạm Thị Tuyết Bông, sinh năm 1949 tại Quảng Trị. Học xong phổ thông, chị tham gia Thanh niên xung phong thời chống Mỹ, sau đó trở về học Trường viết văn Nguyễn Du, cử nhân báo chí; nhiều năm làm báo và làm biên tập văn học của tạp chí Sông Hương, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt, chuyên viên cao cấp Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung...

“Chàng trai vàng” của đội tuyển điền kinh quốc gia

Bắt đầu tập luyện chuyên nghiệp và thi đấu thành tích cao khá muộn nhưng sự tiến bộ của tuyển thủ điền kinh quốc gia Việt Nam Lương Đức Phước (sinh năm 2002) rất vượt bậc. Anh thi đấu ấn tượng từ các giải vô địch điền kinh quốc gia, tỏa sáng ở Đại hội Thể thao toàn quốc năm 2022, sau đó bứt phá ngoạn mục để giành Huy chương Vàng (HCV) tại SEA Games 31, Huy chương...

Quảng Trị hội tụ bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam

Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 là sự kiện lần đầu được tổ chức tại tỉnh Quảng Trị. Để ngày hội diễn ra thành công và để lại ấn tượng tốt đẹp, hiện nay tỉnh đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị các điều kiện cần thiết. Liên quan đến sự kiện văn hóa ý nghĩa này, phóng viên Báo Quảng Trị đã phỏng vấn Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao...

Miên man Xuân Lợi

Không, không phải vì tên tập thơ mà tôi đặt tên bài viết này như vậy. Nhưng cũng đúng là vậy, chính vì câu thơ “nghiêng phía miên man” đã như một ký hiệu cho tôi nhận ra tâm hồn và cảm xúc của tác giả tập thơ. Xuân Lợi như không viết thơ mà anh mượn câu từ cho những rung động của hồn mình chảy thành vần điệu. Mà tâm hồn Xuân Lợi lại rất dễ rung...

Chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024

Sáng nay 24/11, Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị tổ chức khai mạc vòng chung kết Liên hoan tiếng hát Bông mai vàng năm 2024 với chủ đề “Giai điệu tuổi học trò” dành cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh.Một số tiết mục dự thi của các thí sinh sau lễ khai mạc - Ảnh: ĐVSau hơn một tháng thông báo, ban tổ chức liên hoan đã nhận được 89 tiết mục của 93 thí sinh trong toàn...

Chùm thơ của cô giáo Hoàng Thị Kim Lịch

Trong những năm tháng đất nước chiến tranh, tháng 10/1954, khi mới 10 tuổi, cô giáo Hoàng Thị Kim Lịch được Đảng, Nhà nước đưa ra miền Bắc học theo tiêu chuẩn con cán bộ kháng chiến. Năm 1965, cô được sang Trung Quốc học đại học, trở thành giáo viên rồi trở về nước. Cùng với nhiều cán bộ trở về Nam chiến đấu, xây dựng vùng giải phóng, đầu năm 1972, cô viết đơn tình nguyện đi...

Huyện Gio Linh tăng cường quản lý lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch

Những năm qua, huyện Gio Linh thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chỉ đạo của cấp trên, chủ động triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp tích cực nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý về lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; tăng cường chỉ đạo tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, tạo không khí vui tươi, phấn khởi, góp phần nâng cao đời sống văn...

Đã có một mối tình “tay ba” kỳ diệu như thế! *

Tôi muốn mời bạn trước khi đọc những dòng tiếp sau đây, vô trang Youtube nghe ca khúc “Mộng mơ” (Reverie) bất hủ của nhà soạn nhạc người Đức nổi tiếng R.Schumann (1810-1856) với lời Việt của Phạm Duy, do ca sĩ Lệ Thu trình diễn. “Ngồi im, nhìn lên vườn sao lấp lo... Người xưa...biết duyên bạc số vẫn chưa quên tình hờ...”Mấy chục năm trước, khi còn là một học sinh cấp hai, có một cô bé...

Người góp phần đưa thể thao hải lăng phát triển

25 năm làm giáo viên môn giáo dục thể chất của Trường THPT Hải Lăng cũng là ngần ấy năm anh Trần Quang Vinh (sinh năm 1975), ở Khóm 7, thị trấn Diên Sanh, huyện Hải Lăng, miệt mài ngày đêm đào tạo, dạy dỗ nên hàng chục thế hệ võ sinh môn Karate. Về chuyên môn, anh làm tốt công tác tổ chức các giải thể thao cấp trường, tuyển chọn học sinh tham gia các giải, hội...

Tin nổi bật

Tin mới nhất