Trang chủDestinationsHòa BìnhQuốc hội tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn

Quốc hội tiếp tục chất vấn và trả lời chất vấn


(HBĐT) – Ngày 7/6, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội (QH) Vương Đình Huệ, QH tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực dân tộc, KH&CN và GTVT.


Đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh tham gia chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.

Đại biểu QH chất vấn lĩnh vực dân tộc về những nội dung trọng tâm, trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc (UBDT) và công tác phối hợp với các Bộ, ngành trong triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Chính sách thu hút nguồn lực hỗ trợ đầu tư phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS&MN), vùng có điều kiện KT-XH khó khăn và đặc biệt khó khăn. Giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong chính sách dân tộc liên quan đến phân định các xã, thôn vùng ĐBDTTS&MN. Việc giải quyết khó khăn về đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc, khắc phục tình trạng du cư, du canh tự phát, chặt phá rừng.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh trả lời chính. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang và Bộ trưởng các Bộ chức năng cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.

Đánh giá nội dung chất vấn lĩnh vực dân tộc, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ nêu rõ, qua chất vấn và trả lời chất vấn đã làm rõ thêm trách nhiệm của Chính phủ, UBDT và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan trong việc thực hiện chính sách dân tộc. Thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, công tác dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc đã đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện, tạo nên nhiều chuyển biến trong đời sống vật chất, tinh thần của ĐBDTTS&MN nước ta; góp phần tăng cường ANCT, TTATXH và khối đại đoàn kết dân tộc; củng cố lòng tin của đồng bào DTTS đối với Đảng, Nhà nước. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, nhất là việc chậm triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia. Một số văn bản hướng dẫn ban hành chậm hoặc thiếu đồng bộ, chưa rõ ràng, chưa có định mức cụ thể. Chủ tịch QH đề nghị Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT, các Bộ trưởng, Trưởng ngành có liên quan tiếp thu tối đa ý kiến của ĐBQH, chỉ đạo quyết liệt thực hiện các giải pháp đã đề ra nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế. 

Tiếp đó, ĐBQH chất vấn Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt các vấn đề trọng tâm: Chiến lược phát triển KH&CN quốc gia; giải pháp đẩy mạnh ứng dụng và triển khai những thành tựu, sản phẩm KH-CN tiên tiến vào cuộc sống. Việc ứng dụng công nghệ cao phục vụ phát triển KT-XH, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp; việc bố trí, quản lý, sử dụng NSNN chi cho nghiên cứu khoa học thời gian qua, việc quản lý, sử dụng Quỹ phát triển KH&CN quốc gia.

Cũng trong ngày chất vấn thứ 2, ĐBQH đã chất vấn về lĩnh vực GTVT với các vấn đề: Giải pháp hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, hạn chế tai nạn giao thông trong cả nước, giảm ùn tắc giao thông tại các thành phố lớn. Trách nhiệm QLNN trong hoạt động kiểm định; giải pháp tháo gỡ khó khăn, nâng cao chất lượng công tác kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa. Quản lý hoạt động vận tải, chất lượng phương tiện; công tác đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi và quản lý giấy phép điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa.

                                                                    

* Liên quan đến nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực dân tộc, đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh đã tham gia chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT 2 nội dung:

Hiện nay, chủ trương, đường lối của Đảng về công tác dân tộc được thể chế trong nhiều văn bản khác nhau (Theo Báo cáo số 205 của Chính phủ, giai đoạn 2021-2022 có tới 99 bộ luật và luật với gần 300 điều, khoản quy định liên quan đến chính sách dân tộc) đề nghị Bộ trưởng cho biết các chính sách dân tộc được quy định tản mát như vậy thì có khó khăn gì và giải pháp trong thực hiện các quy định về chính sách dân tộc?

Trong thời gian qua, việc thực hiện Chương trình MTQG đã được các địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện. Tuy nhiên, vẫn gặp khó khăn về các văn bản hướng dẫn, do đó việc triển khai không thống nhất, đồng bộ, khó khăn trong lồng ghép các chương trình dẫn đến manh mún chưa hiệu quả và nhiều nội dung không thực hiện được. Xin Bộ trưởng cho biết giải pháp thực hiện những tồn tại trên?.

Giải trình câu hỏi của đại biểu Đặng Bích Ngọc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh nêu rõ các nội dung về việc ban hành chính sách dân tộc được thể chế trong nhiều văn bản khác nhau; trong đó trong năm 2022 các bộ, ngành đã cơ bản ban hành theo thẩm quyền được Thủ tướng Chính phủ giao và trong quá trình ban hành các văn bản của các bộ, ngành đã bám sát vào quy định của pháp luật; tuy nhiên, một số các văn bản, hướng dẫn còn nảy sinh một số văn bản quy định về tiêu chuẩn, định mức, chuyên ngành kỹ thuật còn chồng chéo hoặc chưa phù hợp nhưng không có nhiều (điển hình như Thông tư số 02/2022/TT-UBDT của Ủy ban Dân tộc và Thông tư số 15/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính có một số nội dung chưa thống nhất). Bộ trưởng cho biết, từ những bất cập của các văn bản, UBDT đã tiếp thu, tổng hợp trình Chính phủ ban hành Công điện số 71/CĐ-TTg, ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình MTQG giai đoạn 2021 – 2025; đồng thời giao cho các bộ, ngành rà soát để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ phù hợp với các quy định của pháp luật và trong thời gian tới, UBDT sẽ tích hợp lại hệ thống văn bản theo đúng tinh thần chỉ đạo của QH để hệ thống chính sách đồng bộ, thống nhất và tập trung hơn.

Buổi chiều, tham gia chất vấn Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng, đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh đặt câu hỏi liên quan đến việc mở lại các Trung tâm đăng kiểm có vi phạm tại các tỉnh để giải quyết khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.

Trả lời nội dung này, Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết: Thời gian qua, Bộ GTVT đã nỗ lực tập trung giải quyết, đến nay trên cả nước chỉ còn 2 Trung tâm đăng kiểm chưa hoạt động trở lại, trong đó có tỉnh Hòa Bình. Bộ GTVT đã có cuộc làm việc với lãnh đạo tỉnh Hòa Bình và cùng với địa phương triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn để sớm đưa Trung tâm đăng kiểm tại địa phương đi vào hoạt động trong thời gian tới./.

Bùi Hiển

 (Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh Hòa Bình)





Nguồn

Cùng chủ đề

Tiếp tục phát huy mạnh mẽ truyền thống vẻ vang, anh hùng của lực lượng Cảnh sát cơ động*

(Chinhphu.vn) - Sáng 14/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (15/4/1974 - 15/4/2024) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ hai. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Thủ tướng tại sự kiện này. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại lễ...

Công dân Việt Nam tại Trung Đông vẫn an toàn

(ĐCSVN) - Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chỉ đạo các Đại sứ quán Việt Nam tại khu vực Trung Đông phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng sở tại và các đoàn ngoại giao ở địa bàn, tăng cường các biện pháp bảo hộ công dân, cử cán bộ trực, liên lạc thường xuyên với các đầu mối cộng đồng người Việt Nam tại các địa bàn để liên tục cập nhật thông tin. Cho...

Khánh thành bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân tiên phong” tại Đền Hùng

Tham dự buổi lễ có Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng; Đại tướng Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo Bộ Quốc phòng, tỉnh Phú Thọ cùng đông đảo người dân và du khách dự lễ. Phát biểu...

Gần 80.000 khách đến tham quan, mua sắm tại VITM Hà Nội 2024

Với chủ đề “Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi xanh để phát triển bền vững”, VITM Hà Nội 2024 tiếp tục khẳng định được thương hiệu, vị trí là sự kiện xúc tiến du lịch hàng đầu của du lịch Việt Nam khi quy tụ sự tham gia của hơn 700 đơn vị là cơ quan xúc tiến và doanh nghiệp du lịch đến từ 55 tỉnh, thành phố của Việt Nam và 16 quốc gia, vùng...

Ninh Bình có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Theo đó, 2 di sản của Ninh Bình được ghi danh lần này là: Nghề thủ công truyền thống nghề thêu - ren Ninh Hải (xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư) và Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường. Như vậy,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đổi thay khu căn cứ cách mạng Tu Lý

(HBĐT) - Thời kỳ tiền khởi nghĩa, khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương (gồm 2 xã Tú Lý, Hiền Lương ngày nay) là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh nằm trong chiến khu Hòa - Ninh - Thanh. Khu căn cứ được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1996, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng và...

Homestay Độc Lập – hứa hẹn điểm đến thu hút khách du lịch

(HBĐT) - Homestay Độc Lập nằm tại xã Độc Lập (TP Hoà Bình). Tại đây có  dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng, văn nghệ, lửa trại, nướng ngô, khoai, sắn... Cùng với đó, du khách được tham gia các hoạt động trải nghiệm câu cá, đạp xe quanh cánh đồng, du lịch sinh thái, du lịch giáo dục trồng rau, chăn nuôi...   Homestay Độc Lập là địa điểm nghỉ dưỡng đa dạng mô hình mới đi vào hoạt động hơn một tháng nhưng đã được khá...

Thực trạng công tác phát triển đảng viên ở các đảng bộ huyện, thành phố

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có 9 huyện, 1 thành phố, 151 xã, phường, thị trấn; dân số gần 90 vạn người với 6 dân tộc chủ yếu, gồm: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông. Tính đến ngày 31/12/2022, Đảng bộ tỉnh có 13 đảng bộ trực thuộc với 510 tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ), trong đó, đảng bộ cơ sở 279, chi bộ cơ sở 231; đảng bộ bộ phận 8; chi bộ trực thuộc đảng bộ bộ phận,...

Bài đọc nhiều

Nghệ thuật vẽ sáp ong của người Mông

Ở Việt Nam, người Mông là dân tộc sinh sống với số đông ở vùng Tây Bắc. Với đời sống canh tác từ lâu đời, người Mông đã hình thành nên một số nghề truyền thống như: nhuộm vải, dệt may, thêu hoa văn thổ cẩm... Đặc biệt, trên trang phục truyền thống, những họa tiết hoa văn được phụ nữ Mông cần cù, tỉ mỉ thêu lên những sắc màu truyền thống. Đặc biệt, những kí tự được...

UBND tỉnh họp thường kỳ tháng 3: Tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm đã đề ra

Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận cuộc họp.  Tại hội nghị, các đại biểu đã xem xét và cho ý kiến vào tình hình phát triển KT-XH quý I/2023 và các dự thảo tờ trình gồm: Tờ trình dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh Quy định chính sách hỗ trợ cây giống để thực hiện tái canh cây cam trên địa bàn huyện Cao Phong giai đoạn 2023-2025; Tờ trình...

Cùng chuyên mục

Mai Châu điểm hẹn vùng Tây Bắc

Từ trên đèo cao nhìn xuống thung lũng Mai Châu - Hòa Bình đẹp như một bức tranh thủy mặc, hội tụ gam màu của phố núi cùng những bản làng người Thái ẩn mình sau những màu xanh cây lá vương vấn khói lam chiều khiến du khách nhớ đến câu thơ nổi tiếng: " Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"...

Nghệ thuật vẽ sáp ong người Mông

Ở Việt Nam, người Mông là dân tộc sinh sống với số đông ở vùng Tây Bắc. Với đời sống canh tác từ lâu đời, người Mông đã hình thành nên một số nghề truyền thống như: nhuộm vải, dệt may, thêu hoa văn thổ cẩm… Đặc biệt, trên trang phục truyền thống, những họa tiết hoa văn được phụ nữ Mông cần cù, tỉ mỉ thêu lên những sắc màu truyền thống. Đặc biệt, những kí tự được...

Hòa Bình tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp

⁣        Nằm ở cửa ngõ của Thủ đô, cách trung tâm Hà Nội 70km, Hòa Bình là một tỉnh miền núi trù phú và tươi đẹp của vùng Tây Bắc Việt Nam, gần vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ... Đi đôi với phát triển công nghiệp, Hòa Bình rất coi trọng phát triển lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế đó là nông nghiệp công nghệ cao do khí hậu và thổ nhưỡng của Hòa Bình...

Hòa Bình tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch

Với diện tích gần 4600 km2, Hòa Bình là vùng đất hội tụ nhiều cảnh quan thiên nhiên kì thú và hùng vĩ, được bao bọc bởi núi đồi trùng điệp của đại ngàn và hệ thống sông suối dày đặc. Điều này đã mang lại cho Hòa BÌnh một chế độ khí hậu tuyệt vời cùng với nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng đa dạng và phong phú...

Đổi thay khu căn cứ cách mạng Tu Lý

(HBĐT) - Thời kỳ tiền khởi nghĩa, khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương (gồm 2 xã Tú Lý, Hiền Lương ngày nay) là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh nằm trong chiến khu Hòa - Ninh - Thanh. Khu căn cứ được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1996, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng và...

Mới nhất

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Bệnh viện Nhi

TPO - Hiện tại, dự án xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội đang trong quá trình hoàn thiện. Trong đó, công tác xây, trát đạt khoảng 95%, ốp lát đạt 15% và hệ thống cơ điện đạt khoảng 35%. Dự án xây dựng Bệnh viện Nhi Hà Nội giai...

Hứa Khải được hưởng lợi nhờ phim “Thừa hoan ký” do Dương Tử đóng chính

Hứa Khải từng bị chê là "ngôi sao phim rác"Dù là ngôi sao có lưu lượng cao, nhưng Hứa Khải nhiều năm qua vẫn không được đánh giá cao về diễn xuất.Chính vì thế, ban đầu, việc Hứa Khải và Dương Tử cùng nhau hợp tác trong phim "Thừa hoan ký" dấy lên nhiều tranh cãi.Với riêng Dương...

10 điều cấm kỵ nói với nửa kia nếu không muốn hủy hoại mối quan hệ

"Bạn luôn luôn..." hoặc "Bạn không bao giờ..." Sử dụng ngôn ngữ cực đoan như "luôn luôn" hoặc "không bao giờ" khi nói về hành vi của đối phương...

Thông cáo báo chí Ngày Quốc tổ việt Nam toàn cầu – Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu...

THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY QUỐC TỔ VIỆT NAM TOÀN CẦU - LỄ GIỖ TỔ & VINH DANH CON CHÁU VUA HÙNG TOÀN CẦU 2024 Lời đầu tiên, chúng tôi xin gửi lời chào trân trọng và lời cảm ơn chân thành đến các Quý cơ quan báo chí, truyền thông, đồng bào, kiều bào và bạn bè quốc tế đã luôn...

Dự án PPP đường cao tốc Cam Lộ

Dự án PPP đường cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo: Cấn cá phương án đầu tưCó khá nhiều nội dung quan trọng cần được UBND tỉnh Quảng Trị làm rõ liên quan đề xuất áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù để đầu tư Dự án PPP đường cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo. ...

Mới nhất