Powered by Techcity

Bắc Trung Bộ: Giống vật nuôi bản địa chất lượng cao đang có nguy cơ mất dần

Nguồn gen và số lượng ngày càng ít đi

Vùng Bắc Trung Bộ nói chung và vùng đồng bào DTTS ở các tỉnh trong khu vực nói riêng có nhiều giống vật nuôi bản địa chất lượng cao. Đơn cử gà Lạc Sơn (Quảng Bình), gà đen của đồng bào Mông (Nghệ An), lợn Khùa (Quảng Bình)…đều là những đặc sản của  địa phương. Nhờ chăn nuôi những giống vật nuôi này, không ít hộ đồng bào DTTS thoát nghèo, trở nên khá giả.  Tuy nhiên, hiện nay các giống vật nuôi bản địa đang có nguy cơ bị lai tạp dẫn đến suy thoái nguồn ghen, thậm chí có nguy cơ biến mất.

Gà Lạc Sơn là giống gà quý có nguồn gốc từ xã Văn Sơn, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên do được thả tự nhiên với các giống gà khác nên nguồn gen bị thoái hóa
Gà Lạc Sơn là giống gà quý có nguồn gốc từ xã Văn Sơn, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên do được thả tự nhiên với các giống gà khác nên nguồn gen bị thoái hóa

Trên thực tế, giống gà Lạc Sơn (Quảng Bình) hiện không còn nhiều. Đáng buồn hơn là giống gà đặc sản này đang có nguy cơ mất dần nguồn gen do người dân lai tạp giống gà bản địa với các giống gà khác. Cùng với đó là  quy mô chăn nuôi nhỏ, chưa gắn với ấp nở để duy trì và phát triển đàn… nên số lượng gà Lạc Sơn trên địa bàn ngày càng ít dần.

Không chỉ gà Lạc Sơn, Quảng Bình còn sở hữu đặc sản lợn Khùa. Đây là loài lợn bản địa do người Khùa (dân tộc Chứt) nuôi tại các nông hộ theo phương thức thả rông, tự kiếm ăn và không có chuồng trại. Hiện nay, giống lợn Khùa nuôi tại các bản của đồng bào Chứt ở huyện Minh Hóa còn số lượng ít. Cùng với đó, năng suất sinh sản thấp (số con sinh trung bình 6-7 con/ổ) càng làm cho giống lợn quý này ngày càng ít đi.

(Bài KH):Trăn trở với giống vật nuôi bản địa chất lượng cao 1
Lợn Khùa được đồng bào Chứt nuôi thả tự nhiên, tuy nhiên đến nay số lượng không còn nhiều.

Còn tại Nghệ An, giống gà đen từ lâu đã được coi là một đặc sản hạng sang. Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại để mua được loại gà này trên thị trường, thì quả là một việc khó. Do số lượng quá ít nên gà đen chỉ đủ cho những đơn hàng đặt trước, hoặc khách quen chủ nuôi….

Gà đen là loài vật nuôi bản địa được đồng bào Mông ở các bản của huyện Quế Phong, Kỳ Sơn, Tương Dương (Nghệ An). Gà có đặc điểm xương đen, thịt đen thơm ngon và bổ dưỡng. Tuy nhiên, do tập quán sản xuất manh mún, hiện gà đen chủ yếu được chăn nuôi nhỏ lẻ để phục vụ nhu cầu gia đình trong cộng đồng người Mông. Bên cạnh đó, do được nuôi thả với các giống gà khác nên nguồn gen đang bị lai tạo, suy thoái nghiêm trọng.

Khó nhân giống vật nuôi bản địa 

Trước nguy cơ các giống vật nuôi bản địa chất lượng cao bị suy thoái nguồn gen và giảm mạnh về số lượng, ngành Nông nghiệp các tỉnh ở Bắc Trung Bộ đã triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn. Thế nhưng vẫn chỉ dừng lại ở bảo tồn, còn nhân giống ra diện rộng thì còn thiếu nguồn lực đầu tư.

Ở Quảng Bình, để duy trì nguồn gen gà Lạc Sơn, Trung tâm Giống vật nuôi Quảng Bình đã thực hiện nghiên cứu, bảo tồn, xây dựng vùng nuôi giống gà Lạc Sơn với số lượng chỉ hơn 1.000 con. Việc nhân giống gà Lạc Sơn ra diện rộng để chăn nuôi thương phẩm đại trà xem ra vẫn còn xa vời.

Chia sẻ với phóng viên, ông Lê Hồng Giang, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Giống vật nuôi Quảng Bình cho biết: Viện Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) đã phối hợp với Trung tâm tiến hành đề tài chọn lọc và nhân giống gà Lạc Sơn, nhưng với số lượng không nhiều. Sau khi kết thúc đề tài, thì kinh phí hỗ trợ chỉ đủ cho việc nuôi giữ bảo tồn, không có kinh phí cho công tác chọn lọc và nhân giống. Do đó, năng suất của các đàn giống dần giảm sút và không ổn định.

Chung số phận với gà Lạc Sơn, lợn Khùa cũng chịu cảnh khó nhân giống ra diện rộng. Để bảo tồn nguồn gen quý từ loại lợn này, Trung tâm Giống vật nuôi Quảng Bình chỉ nuôi 40 con để bảo tồn nguồn gen chứ chưa thể sản xuất giống đại trà do thiếu nguồn lực đầu tư.

Gà đen, một giống gà bản địa của đồng bào Mông ở tỉnh Nghệ An từ lâu đã trở thành thứ đặc sản quý của địa phương
Gà đen, một giống gà bản địa của đồng bào Mông ở tỉnh Nghệ An từ lâu đã trở thành thứ đặc sản quý của địa phương

Đối với gà đen của đồng bào Mông ở Nghệ An, bức tranh bảo tồn và nhân giống loài gà đặc sản này có phần khả quan hơn. Trung tâm Khuyến nông tỉnh Nghệ An tổ chức nghiên cứu biên soạn các tài liệu kỹ thuật hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, lựa chọn giống tốt để phát triển đàn gà đen.

 Bên cạnh đó, Dự án phát triển nông thôn miền Tây Nghệ An VE028, các địa phương cũng kêu gọi, thu hút đầu tư các dự án phát triển vào việc bảo tồn, phát triển giống gà đen trở thành sản phẩm hàng hóa. Song song với đó là chính sách hỗ trợ người dân về vốn, giống, kỹ thuật, thức ăn ban đầu và tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm đặc sản gà đen nhằm nâng cao lợi nhuận cho người nuôi.

Năm 2019, Hội Nông dân Việt Nam cũng đã hỗ trợ 4.000 con giống gà đen địa phương cho 12 hộ gia đình đồng bào Mông ở xã Mường Lống, huyện Quế Phong nuôi. Cùng với đó, Hội cũng hỗ trợ một phần thức ăn chăn nuôi; hỗ trợ tập huấn kỹ thuật chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh; định hướng phát triển kinh tế tập thể và đưa gà đen trở thành mặt hàng thế mạnh huyện Kỳ Sơn.

Từ 12 hộ được Hội làm “bệ đỡ” cùng với 03 hộ đã xây dựng phát triển gà đen trước đó, liên kết lại thành lập Chi hội nghề nghiệp chăn nuôi gà đen trên bản Mường Lống 1. Từ Chi hội nghề nghiệp chăn nuôi Gà đen bản địa đã phát triển lên thành lập được HTX Nông nghiệp và du lịch cộng đồng tại xã Mường Lống. Đây là bước đi quan trọng trên hành trình phát triển đàn và bảo tồn nguồn gen quý ở giống Gà đen.

Ngành Nông nghiệp và các địa phương vùng DTTS ở Nghệ An đã có nhiều chính sách để bảo tồn và nhân giống Gà đen. Tuy nhiên đến nay gà giống và gà thương phẩm vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Ngành Nông nghiệp và các địa phương vùng DTTS ở Nghệ An đã có nhiều chính sách để bảo tồn và nhân giống gà đen. Tuy nhiên đến nay gà giống và gà thương phẩm vẫn chưa đủ để đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của thị trường.

Ông  Vừ Tồng Pó (sinh năm 1970 tại bản Mường Lống 2, xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn) Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp và du lịch cộng đồng tại xã Mường Lống cho biết: “HTX có 15 thành viên, hiện nay HTX đã sản xuất được con giống và bán gà thương phẩm nhưng vẫn không cung cấp đủ được cho thị trường.

Tín hiệu đáng mừng hơn, trong cộng đồng đồng bào Mông cũng đã có những cá nhân, tập thể bắt tay nuôi gà đen thương phẩm và nhân giống thành công để phát triển kinh tế. Tiêu biểu là thầy giáo người Mông Xồm Bá Cha (Khối 4, thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn) cũng đã đầu tư xây dựng trang trại gà đen. Sau 4 năm nhân đàn và làm chủ kỹ thuật ấp trứng, hiện nay trang trại này mỗi năm cung cấp khoảng 1.000 con gà giống và gà thương phẩm ra thị trường. Tuy nhiên, do chưa tiếp cận được với các nguồn vốn vay nên trang trại Gà Đen của thầy Xồm Bá Cha cũng chưa thể mở rộng thêm được quy mô.

Tiền năng để phát triển kinh tế từ các loại vật nuôi bản địa còn rất lớn. Tuy nhiên hiện nay, nguồn gen quý của các loài vật nuôi này đang bị suy thoát, số lượng bị giảm sút nghiêm trọng. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng cần đầu tư nguồn lực thích hợp để bảo tồn. 

Mặt khác, thông qua các chính sách dân tộc để đầu tư gắn việc bảo tồn loài vật nuôi bản địa chất lượng cao với phát triển kinh tế nông hộ. Có  như vật thì các giống vật nuôi bản địa mới được bảo tồn và góp phần nâng cao đời sống đồng bào các DTTS.

Sơn La: Triển vọng từ nuôi gà đen thuần chủng ở É Tòng

Nguồn: https://baodantoc.vn/bac-trung-bo-giong-vat-nuoi-ban-dia-chat-luong-cao-dang-co-nguy-co-mat-dan-1725854363955.htm

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Xây dựng tỉnh Sơn La trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc

Ngày 3/10, các đồng chí: Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 94-KL/TU ngày 23/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La về phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ...

Mai Sơn định hướng phát triển cây mắc ca theo chuỗi liên kết bền vững

Huyện Mai Sơn hiện có khoảng 500 ha cây mắc ca, tập trung chủ yếu ở các xã Hát Lót, Chiềng Dong, Chiềng Ve, Nà Ớt, Phiêng Cằm,... Trong những năm qua, huyện Mai Sơn đã tập trung chỉ đạo các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động các chủ rừng, hộ gia đình, HTX liên kết với doanh nghiệp trồng cây mắc ca, vừa phát triển trồng rừng, vừa tạo sinh kế cho nông dân. Đồng thời, thành...

Sơ kết 3 năm Nghị quyết 05 và 07 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La

Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết số 05 của BCH Đảng bộ tỉnh về phát triển kết cậu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ giai đoạn 2021-2025 đã cơ bản đáp ứng mục tiêu đề ra. Đến nay, các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn như cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu, Cảnh hàng không Quốc tế Nà Sản được đẩy mạnh triển khai; cứng hóa được 199/204 đường...

Tháo gỡ vướng mắc trong việc ổn định dân cư vùng tái định cử Thủy điện Sơn La

Trên cơ sở kết quả rà soát, điều chỉnh, bổ sung Đề án 666 trên địa bàn tỉnh Sơn La, đến 31/8/2024, các chủ đầu tư đã rà soát, triển khai thực hiện 427 dự án, với tổng mức đầu tư trên 2.088 tỷ đồng giảm 16 dự án và giảm 37 tỷ đồng so với Đề án được phê duyệt. Tổng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện các nội dung hỗ trợ sản xuất trên 1.025/2.109...

Hỗ trợ nông dân khôi phục sản xuất sau mưa lũ

Hoàn lưu của cơn bão số 2, 3, đã gây ra nhiều trận mưa lũ tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Sơn La. Mưa lũ đã khiến cho nhiều diện tích lúa, cây trồng bị vùi lấp, ngập úng, gẫy đổ. Hạn chế thiệt hại cho nông dân, lực lượng khuyến nông tỉnh đã tích cực hỗ trợ nông dân khôi phục sản xuất. Tại xã Tông Cọ, huyện Thuận Châu, mưa lũ đã làm thiệt hại...

Cùng chuyên mục

Xây dựng tỉnh Sơn La trở thành trung tâm du lịch của vùng Tây Bắc

Ngày 3/10, các đồng chí: Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lò Minh Hùng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy chủ trì Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 94-KL/TU ngày 23/1/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Sơn La về phát triển du lịch tỉnh Sơn La đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Dự hội nghị có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ...

Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Sơn La lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024-2029

Ngày 2/10, tại Hội trường Trung tâm thành phố Sơn La, diễn ra Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Sơn La lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024-2029, với chủ đề “Thanh niên Sơn La tiên phong - tình nguyện - sáng tạo - phát triển”. Dự Đại hội, có các đồng chí: Vi Đức Thọ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Lưu Minh Quân, Ủy viên Ban...

Giám sát việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Ngày 2/10, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Thái Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh về tình hình triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Sơn La, giai đoạn 2021-2025. Dự cuộc giám sát có các đồng chí: Chá A Của, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy,...

Quán triệt, triển khai các văn bản của Trung ương về công tác tổ chức xây dựng Đảng

Ngày 2/10, đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương và các đồng chí Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã chủ trì hội nghị quán triệt, triển khai các văn bản mới ban hành của Trung ương về công tác tổ chức xây dựng Đảng và giao ban trực tuyến đánh giá tình hình, kết quả công tác quý III, triển khai nhiệm vụ...

Tăng cường công tác phối hợp liên ngành trong phòng chống bạo lực trẻ em

Ngày 2/10, Đoàn kiểm tra của Ủy ban quốc gia về trẻ em do Trung tướng Trần Ngọc Hà, Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an làm Trưởng đoàn, đã làm việc với tỉnh về thực hiện công tác phối hợp liên ngành trong phòng, chống bạo lực trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em. Tiếp và làm việc với Đoàn, có đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó...

Họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai Đề án 666

 Ngày 2/10, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc làm việc về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai Đề án “Ổn định dân cư, phát triển kinh tế xã hội vùng tái định cư thuỷ điện Sơn La" (Đề án 666). Dự cuộc làm việc có đồng chí Lê Hồng Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành liên quan và một số huyện,...

Hội nghị trao đổi kinh nghiệm và ký kết chương trình phối hợp giữa Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sơn La và Ban Tuyên...

Ngày 2/10, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Sơn La và Ban Tuyên giáo Thành ủy Đà Nẵng tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm Ban chỉ đạo về bảo vệ nền tảng tư tưởng của tỉnh, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch (BCĐ 35) và ký kết chương trình phối hợp giữa 2 bên. Dự hội nghị có đồng chí: Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban...

Triển khai sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp trên toàn quốc

Ngày 2/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến về việc triển khai sổ sức khỏe điện tử và cấp phiếu lý lịch tư pháp thông qua ứng dụng VneID trên toàn quốc. Hội nghị được tổ chức trực tuyến tới điểm cầu 63 tỉnh, thành trong toàn quốc. Dự Hội nghị tại điểm cầu tỉnh Sơn La, có đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh;...

Kỳ họp chuyên đề thứ 23, HĐND tỉnh khóa XV

Ngày 2/10, HĐND tỉnh Sơn La khóa XV, nhiệm kỳ 2021-2026, đã tổ chức Kỳ họp chuyên đề thứ 23. Các đồng chí: Nguyễn Thái Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh và Chá A Của, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa và điều hành kỳ họp. Dự kỳ họp có các đồng chí: Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Lò Minh...

Lịch trả cổ tức “khủng” 200% chuyển sang tháng 11

Mía đường Sơn La: Lịch trả cổ tức “khủng” 200% chuyển sang tháng 11Danh sách cổ đông để trả cổ tức bằng tiền năm 2023-2024 sẽ được Mía đường Sơn La chốt vào ngày 10/10. Mía đường Sơn La trả cổ tức 200% cho niên độ tài chính từ 1/7/2023 đến 30/06/2024 Công ty cổ phần Mía đường Sơn La (mã SLS, sàn HNX) thông báo 10/10/2024 sẽ là ngày đăng ký cuối cùng chốt danh sách cổ đông để thực...

Tin nổi bật

Tin mới nhất