Powered by Techcity

Bảo đảm điều kiện để kinh doanh tín chỉ các-bon rừng


Việt Nam có lợi thế rất lớn với trữ lượng rừng phong phú và đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho chiến lược cắt giảm phát thải khí nhà kính, hiện thực hóa cam kết Net-Zero, thông qua việc xây dựng các dự án tín chỉ các-bon. Cùng với việc bảo vệ và phát triển rừng bền vững, ngành lâm nghiệp đang tập trung hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm bảo đảm đáp ứng các điều kiện để kinh doanh tín chỉ các-bon rừng…

Với tổng diện tích rừng hơn 14,8 triệu héc-ta, độ che phủ rừng đạt 42,02%, ước tính mỗi năm, rừng Việt Nam hấp thụ trung bình từ 50 đến 70 triệu tấn các-bon (CO2). Thông qua thị trường các-bon, rừng có thể tạo nguồn thu lên đến hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm nếu xuất khẩu thành công, mang lại giá trị rất lớn phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng và thu nhập cho người dân sống phụ thuộc vào rừng.

Tiềm năng lớn nhưng khó triển khai

Tín chỉ các-bon rừng được tạo ra từ các hoạt động dự án giảm phát thải khí nhà kính như giảm mất rừng và suy thoái rừng; tăng cường hoạt động trồng rừng, tái trồng rừng, tái tạo thảm thực vật và hoạt động tăng cường quản lý rừng. Chủ rừng có thể quy đổi diện tích rừng đang quản lý, bảo vệ ra lượng hấp thụ khí CO2, ra tín chỉ các-bon và có thể bán tín chỉ này tại thị trường các-bon qua cơ chế giảm phát thải khí nhà kính.

Để triển khai đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) quy định tại Nghị định 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành “Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính” ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2030, định hướng đến năm 2050. Theo đó, tập trung giảm phát thải được tạo ra từ các hoạt động bảo vệ rừng; hạn chế mất rừng, suy thoái rừng và chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. Tăng hấp thụ được tạo ra từ các hoạt động bảo vệ rừng, trồng rừng mới, phục hồi, nâng cao chất lượng rừng…

Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, Việt Nam đang triển khai chương trình chuyển nhượng kết quả tín chỉ các-bon rừng, đó là “Thỏa thuận chi trả giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ (ERPA)” được ký ngày 22/10/2020 giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ngân hàng Tái thiết và phát triển quốc tế thuộc Ngân hàng Thế giới (WB). Theo ERPA, Việt Nam chuyển nhượng cho WB 10,3 triệu tấn CO2 (có thể tăng thêm tối đa 5 triệu tấn CO2), đơn giá là 5 USD/tấn CO2, tổng giá trị chi trả là 51,5 triệu USD, trong đó 95% lượng chuyển nhượng sẽ được tính vào NDC của Việt Nam. Để thực hiện ERPA này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2022/NĐ-CP ngày 28/12/2022 quy định về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính ERPA.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Tổ chức Tăng cường tài chính lâm nghiệp (Emergent), cơ quan hành chính của Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp (LEAF) đang chuẩn bị đàm phán, ký kết và triển khai Thỏa thuận mua bán giảm phát thải vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ theo Ý định thư (LoI) đã ký ngày 31/10/2021. Theo đó, dự kiến Việt Nam sẽ chuyển nhượng cho LEAF/Emergent 5,15 triệu tấn CO2 của vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ giai đoạn 2021-2025. Toàn bộ lượng tín chỉ chuyển nhượng cho LEAF/Emergent sẽ được tính vào cam kết NDC của Việt Nam.

Về các chương trình, đề án chuyển nhượng kết quả giảm phát thải, tín chỉ các-bon rừng, thời gian qua, một số tỉnh như Quảng Nam, Sơn La, Lào Cai, Thanh Hóa đã đề xuất xây dựng và triển khai đề án thí điểm đầu tư, kinh doanh tín chỉ các-bon rừng. Tuy nhiên, đến nay các tỉnh này chưa thực hiện do thiếu quy định pháp luật và các hướng dẫn chi tiết. Hiện đang có những khó khăn, vướng mắc trong việc triển khai dịch vụ các-bon rừng.

Đó là, chính sách và quy định pháp lý đã hình thành nhưng thiếu quy định, hướng dẫn chi tiết để có thể triển khai dịch vụ. Trong đó, bao gồm quyền sở hữu các-bon rừng, quy định về trao đổi, chuyển nhượng các-bon rừng, cơ chế quản lý, sử dụng nguồn thu từ dịch vụ các-bon rừng; hạn ngạch giảm phát thải đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu NDC và tiềm năng tín chỉ các-bon rừng có thể thương mại của từng địa phương chưa được xác định, phân bổ. Cùng với đó, thông tin, nhận thức của nhiều bên liên quan đến dịch vụ các-bon rừng còn nhiều hạn chế như: thế nào là tín chỉ các-bon rừng, phương thức tạo tín chỉ, phương pháp tính toán tín chỉ cũng như hướng dẫn về thẩm định, xác minh, cấp tín chỉ…

Theo Phó Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Phạm Hồng Lượng, cùng với hệ sinh thái rừng phong phú, đa dạng, công tác bảo vệ và phát triển rừng luôn được coi trọng và đẩy mạnh, tiềm năng về chuyển nhượng tín chỉ các-bon của Việt Nam đang được thế giới đánh giá rất cao và mong muốn chia sẻ, lan tỏa đến các nước có rừng khác trên thế giới. Với những nỗ lực của mình, các địa phương và ngành lâm nghiệp đang tập trung đẩy mạnh các thủ tục, cơ chế pháp lý liên quan nhằm nghiên cứu, hoàn thiện điều kiện kinh doanh tín chỉ các-bon rừng theo lộ trình mà Chính phủ đã đề ra.

Tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý

Để các địa phương chủ động trong xây dựng, triển khai dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon rừng, ngày 26/7, Cục Lâm nghiệp đã có Công văn số 1108/LN-KH&HTQT, gửi ngành nông nghiệp các tỉnh, thành phố. Trong đó nêu rõ, thời gian qua, một số địa phương đã nhận được đề nghị của các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế đến tìm hiểu và đề xuất triển khai dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon rừng (dịch vụ các-bon rừng), bao gồm việc đo đạc, báo cáo, thẩm định, phát hành và thương mại tín chỉ các-bon rừng. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực mới, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật còn chưa đầy đủ, chi tiết và cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện trong thời gian tới.

Cục trưởng Cục Lâm nghiệp Trần Quang Bảo cho biết, Cục Lâm nghiệp cung cấp thông tin để Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh tham khảo và cùng quan tâm hợp tác, triển khai đối với loại dịch vụ này. Hiện nay, các bộ, ngành đang xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý và các điều kiện thể chế, kỹ thuật và năng lực để triển khai thị trường các-bon trong nước và tham gia thị trường các-bon thế giới như xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn, xây dựng Đề án phát triển thị trường các-bon trong nước…

Để chuẩn bị và sẵn sàng triển khai dịch vụ các-bon rừng, Cục Lâm nghiệp thông tin, khuyến nghị dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon rừng là vấn đề mới, hiện mới được thí điểm tại 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ, chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể để triển khai, đang tiếp tục được nghiên cứu, hoàn thiện. Việc thương mại, trao đổi, bù trừ tín chỉ các-bon rừng với các tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế phải tuân thủ quy định pháp luật và chỉ được thực hiện đối với lượng giảm phát thải dôi dư sau khi đã hoàn thành trách nhiệm đóng góp NDC theo hạn ngạch được phân bổ.

Do đó, đề nghị các địa phương chủ động huy động và lồng ghép các nguồn lực hợp pháp để triển khai các biện pháp giảm phát thải, tăng hấp thụ trên diện tích rừng quản lý để triển khai Kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính lĩnh vực lâm nghiệp tại Quyết định số 1693/KH-BNN-KHCN ngày 28/4/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm cơ sở đề xuất, triển khai các dự án chuyển nhượng tín chỉ các-bon rừng…

Thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg ngày 2/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý tín chỉ các-bon nhằm thực hiện đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), đồng thời hoàn thiện thể chế, chính sách để triển khai dịch vụ các-bon rừng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai đánh giá tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ các-bon từ rừng cấp quốc gia, vùng, địa phương đến năm 2030 và có tính đến năm 2050. Phân bổ hạn ngạch giảm phát thải từ rừng cho các vùng sinh thái, các địa phương hằng năm giai đoạn 2021 đến năm 2030 để thực hiện mục tiêu NDC.

Tập trung xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tín chỉ các-bon rừng và quy định chi tiết về hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng giảm phát thải/tăng hấp thụ các-bon rừng. Xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống đăng ký, quản lý tín chỉ các-bon rừng. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, tăng cường năng lực cho các bên liên quan về phương thức tạo và trao đổi, thương mại tín chỉ các-bon rừng. Tham mưu tổ chức đàm phán, ký kết, triển khai thỏa thuận mua bán giảm phát thải vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ (ERPA) với Tổ chức tăng cường tài chính trong lâm nghiệp (Emergent) và các đối tác khác.

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì hội nghị về việc hoàn thiện “Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam” đã nêu rõ, phát triển thị trường các-bon phù hợp với điều kiện đất nước và các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước. Đề án sau khi được phê duyệt sẽ là cơ sở quan trọng để các bộ, ngành, cơ quan triển khai các nhiệm vụ cụ thể, sớm hình thành thị trường các-bon trong nước, là công cụ chính sách quan trọng để thúc đẩy, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động giảm phát thải khí nhà kính, góp phần đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và tham gia thị trường các-bon thế giới, đồng thời tạo thêm dòng tài chính mới.

Tuy vậy, đây là vấn đề mới, khó, phức tạp, nếu không tạo được các khung khổ pháp lý đồng bộ để quản lý phù hợp sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro, khó đạt các mục tiêu đã đề ra. Thực tiễn này đòi hỏi phải có nghiên cứu kỹ lưỡng bối cảnh, tình hình trong nước, khu vực và thế giới, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước đã vận hành thị trường các-bon, để thị trường các-bon Việt Nam được thành lập, vận hành và quản lý chặt chẽ, phù hợp, hiệu quả, bảo đảm hài hòa lợi ích quốc gia, doanh nghiệp và người dân…





Nguồn: https://baosonla.org.vn/kinh-te/bao-dam-dieu-kien-de-kinh-doanh-tin-chi-cac-bon-rung-t8YbwGjIg.html

Cùng chủ đề

Tăng cường vận hành, điều tiết hồ chứa thủy điện, đảm bảo an toàn hệ thống đê

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 94/CĐ-TTg ngày 12/9/2024 về việc tăng cường công tác vận hành, điều tiết các hồ chứa thủy điện ở các tỉnh phía Bắc nhằm đảm bảo an toàn các hệ thống đê và giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do ngập, lụt tại vùng hạ du.  Ảnh minh họa. Nguồn: CP Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công...

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV, năm 2024 diễn ra vào ngày 17-18/9

Ngày 13/9, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV, năm 2024, đã chủ trì cuộc họp báo thông tin, tuyên truyền Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Sơn La lần thứ IV, năm 2024. Dự cuộc họp có đồng chí Vi Đức Thọ, Ủy viên Ban...

Đoàn khảo sát số 3 của Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI khảo sát tại phường Quyết Thắng

Ngày 13/9, Đoàn khảo sát số 3 của Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã làm việc với Đảng ủy phường Quyết Thắng, thành phố Sơn La khảo sát mô hình điểm về phát triển kinh tế; xây dựng Đảng và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Đại hội Đảng bộ phường Quyết Thắng lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 đã thông qua 15...

Đoàn khảo sát số 3 của Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI khảo sát tại phường Chiềng Lề

Ngày 13/9, Đoàn khảo sát số 3 của Tiểu ban Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI do đồng chí Nguyễn Thái Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn, đã khảo sát mô hình điểm phát triển kinh tế; xây dựng đảng và củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn phường Chiềng Lề. Tham gia Đoàn khảo sát...

Duyệt Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Sơn La lần thứ IV, năm 2024

Ngày 13/9, đồng chí Tráng Thị Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Sơn La lần thứ IV, năm 2024, đã chủ trì cuộc họp duyệt Báo cáo chính trị bằng hình ảnh, trình chiếu tại Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Sơn La lần thứ IV, năm 2024. Dự cuộc họp có các đồng chí: Đinh Thị Bích Thảo,...

Cùng tác giả

Đội tinh nhuệ từ các địa phương xuyên đêm dọn dẹp cây xanh hỗ trợ Hà Nội

Theo Thống kê của TP Hà Nội, bão Yagi và hoàn lưu sau bão đã khiến hơn 40.000 cây xanh gãy, đổ. Trong số này, hơn 13.600 cây xanh đô thị bị gãy, đổ. Còn lại là cây do các quận, huyện, thị xã quản lý và cây xanh trong các khu đô thị, cơ quan, đơn vị. Một tuần sau bão Yagi, cây xanh gãy đổ vẫn ngổn ngang khắp các tuyến phố trung tâm Hà Nội. Trong ảnh là...

Tăng cường vận hành, điều tiết hồ chứa thủy điện, đảm bảo an toàn hệ thống đê

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 94/CĐ-TTg ngày 12/9/2024 về việc tăng cường công tác vận hành, điều tiết các hồ chứa thủy điện ở các tỉnh phía Bắc nhằm đảm bảo an toàn các hệ thống đê và giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do ngập, lụt tại vùng hạ du.  Ảnh minh họa. Nguồn: CP Công điện gửi Bộ trưởng các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công...

Đại tướng Phan Văn Giang gặp song phương và tiếp xúc bên lề Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 11

(Bqp.vn) – Nhân dịp tham dự Diễn đàn Hương Sơn Bắc Kinh lần thứ 11 tại Bắc Kinh (Trung Quốc), chiều 13/9, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam đã gặp song phương Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào Chansamone Chanyalath; Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Cam-pu-chia Tea Seiha và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mông...

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV, năm 2024 diễn ra vào ngày 17-18/9

Ngày 13/9, đồng chí Đinh Thị Bích Thảo, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Phó trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Sơn La lần thứ IV, năm 2024, đã chủ trì cuộc họp báo thông tin, tuyên truyền Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Sơn La lần thứ IV, năm 2024. Dự cuộc họp có đồng chí Vi Đức Thọ, Ủy viên Ban...

Tập trung mọi nguồn lực khắc phục hậu quả bão lũ: 352 người chết và mất tích

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến 17 giờ ngày 14/9, bão số 3 và hoàn lưu bão đã khiến 352 người chết, mất tích (276 người chết, 76 người mất tích). Số người chết tăng thêm 14 người so với thống kê lúc 8 giờ cùng ngày. Tại các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ thời tiết đang dần tốt lên; mưa đã giảm...

Cùng chuyên mục

Sẵn sàng cho niên vụ cà phê 2024

Còn khoảng một tháng nữa, Sơn La sẽ vào vụ thu hoạch cà phê. Thời điểm này, các nhà máy đang khẩn trương duy tu, sửa chữa, nâng cấp dây chuyền chế biến; các nông hộ vùng chuyên canh tập trung chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thu hoạch cà phê. Quy mô sơ chế được mở rộng và tín hiệu vui từ thị trường Hiện nay, cà phê Sơn La được chế biến tập trung tại các cơ...

Phát triển thương mại điện tử trong nông nghiệp ở huyện biên giới

Phát triển thương mại điện tử đang là xu thế tất yếu, đưa thông tin sản phẩm nhanh chóng đến với người tiêu dùng; trở thành phương thức kinh doanh – tiêu dùng phổ biến của nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng. Nắm bắt xu thế đó, huyện Sông Mã chú trọng phát triển thương mại điện tử, nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản trên thị trường. Trước đây, các...

Họp Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu Quốc gia 

Ngày 11/9, đồng chí Hoàng Quốc Khánh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Sơn La, giai đoạn 2021-2025 đã chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo. Dự cuộc họp có đồng chí Nguyễn Thành Công, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và các huyện, thành phố. Tổng vốn ngân sách nhà nước phân bổ thực hiện 3...

Liên kết hơn 1.600 hộ dân trồng cà phê bền vững

Từ khi đi vào hoạt động đến nay, Công ty cổ phần Phúc Sinh đã đầu tư, xây dựng nhà máy hiện đại, công nghệ tiên tiến trên dây chuyền sản xuất cà phê ướt Arabica nhập khẩu từ Côlômbia. Để đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy, Công ty liên kết với 1.600 hộ dân tại 20 bản của 7 xã thuộc huyện Mai Sơn, thành phố Sơn La và huyện Thuận Châu với 2.000 ha trồng theo...

Chuyển đổi số, động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất

Nhân kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2024), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có bài viết: “Chuyển đổi số - Động lực quan trọng phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới”. Xin được giới thiệu với quý vị tóm tắt một số điểm chính của bài viết này. Theo nhận định của Tổng...

Cùng nông dân nâng cao giá trị các sản phẩm nông sản

Kết nối tri thức khoa học với thực tiễn sản xuất, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai đa dạng các mô hình trồng trọt, giúp nông dân thay đổi tư duy và phương pháp canh tác, chủ động tiếp cận, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững. Bằng nguồn ngân sách Trung ương và của...

Giảm lệ phí trước bạ, kích cầu thị trường ô tô

Từ năm 2020 đến cuối năm 2023, Chính phủ đã 3 lần áp dụng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Ngày 29/8/2024, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 109/2024/NĐ-CP quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơmoóc hoặc sơmirơmoóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ôtô được sản xuất, lắp ráp trong nước; trong...

Nâng cao chất lượng tổ tiết kiệm và vay vốn

Tổ tiết kiệm và vay vốn được thành lập, nhằm tập hợp các hộ nghèo, hộ cận nghèo, vừa mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội để sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống. Những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh tỉnh Sơn La duy trì hiệu quả hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn, giúp...

Sơn La giới thiệu, quảng bá nông sản tại Hội chợ Du lịch Quốc tế thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XVIII năm...

Trong 4 ngày (5-8/9), Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh tham gia Hội chợ Du lịch Quốc tế thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XVIII năm 2024 (ITE HCMC 2024) được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Sài Gòn (SECC), 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, thành phố Hồ Chí Minh. Năm nay, Hội chợ thu hút 700 nhà lãnh đạo thuộc các tổ chức, doanh nghiệp hàng đầu...

Đa dạng thị trường bất động sản

Những năm qua, tỉnh Sơn La thu hút đầu tư, triển khai các dự án bất động sản đảm bảo theo chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở; tạo nguồn cung sản phẩm bất động sản với nhiều phân khúc khác nhau, đáp ứng nhu cầu thị trường, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế.  Dự án nhà ở thương mại, khu đô thị phát triển Toàn tỉnh đang có 16 dự án nhà ở thương mại, khu đô...

Tin nổi bật

Tin mới nhất