Trang chủNewsThời sựTại sao độc lập là không đủ đối với một số quốc...

Tại sao độc lập là không đủ đối với một số quốc gia châu Phi?


Quay trở lại những năm 1950, Liberia và Ethiopia là hai quốc gia châu Phi duy nhất thoát khỏi ách thống trị của thực dân. Ngày nay, hầu như tất cả các quốc gia châu Phi đều là các quốc gia độc lập và có chủ quyền. Một số quốc gia, như Nam Sudan, Eritrea và Namibia, thậm chí còn giành được độc lập khỏi các quốc gia châu Phi khác.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia như Juste Codjo, phó giáo sư và nhà phân tích nghiên cứu an ninh đến từ Benin, trong nhiều trường hợp thì việc trở thành một quốc gia độc lập không đồng nghĩa với sự thịnh vượng về kinh tế với các nước châu Phi.

tai sao doc lap la khong du doi voi mot so quoc gia chau phi hinh 1

Nam Sudan đã kỷ niệm 13 năm độc lập vào ngày 9/7. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, đất nước này đã phải chịu đựng cuộc nội chiến kéo dài 7 năm. Ảnh: AP

Phó giáo sư Codjo nói với đài DW: “Độc lập chỉ là điều mà chúng ta có thể nói là đã xảy ra nhưng chúng ta không thể xác nhận rằng trên thực tế, các nước châu Phi đã hoàn toàn độc lập”.

Đối với nhà phân tích chính trị người Ghana Fidel Amakye Owusu, đây là vấn đề từng trường hợp cụ thể. Ví dụ, Namibia dường như đã có kết quả tốt hơn đáng kể so với Nam Sudan, mặc dù cả hai quốc gia châu Phi đều có con đường tương tự để giành độc lập.

Ông Owusu cho biết: “Loại độc lập mà các quốc gia châu Phi này có được phụ thuộc vào thế lực thực dân đang cai trị một vùng lãnh thổ cụ thể”.

Nam Sudan đóng vai trò như một câu chuyện cảnh báo

Quốc gia trẻ nhất châu Phi, Nam Sudan, đã kỷ niệm 13 năm độc lập vào ngày 9 tháng 7 vừa rồi. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian ngắn ngủi đó, đất nước này đã phải chịu đựng một cuộc nội chiến kéo dài bảy năm. Năm 2017, Liên hợp quốc đã tuyên bố nạn đói trên toàn quốc tại Nam Sudan. Thêm vào đó là nhiều năm đấu đá chính trị, khiến cuộc sống của người dân nơi đây thực sự thê thảm.

Học giả phát triển quốc tế người Nam Sudan James Boboya nói với DW rằng ban đầu, đất nước này rất lạc quan. Tuy nhiên, điều này đã thay đổi nhanh chóng.

“Khi giành được độc lập, chúng tôi có các công chức và lực lượng vũ trang đã làm việc hơn 8 tháng mà không được trả lương”, ông Boboya nói. “Những gì chính quyền thừa hưởng từ Sudan là tình trạng hỗn loạn, thiếu dịch vụ, tham nhũng và quản lý tài nguyên kém”.

Ông Boboya nói thêm rằng tất cả những yếu tố này đã dẫn đến “các vấn đề về thiểu số, thiếu tự do và thiếu phát triển”.

Tuy nhiên, nhà phân tích Owusu cho rằng nhiều vấn đề của Nam Sudan có liên quan trực tiếp đến bản chất của nền chính trị nước này. “Vì chiến tranh và bất ổn, đất nước không phát triển. Bài học rút ra là nếu bạn không đoàn kết, nếu không có sự gắn kết nội bộ, bạn không thể phát triển”, ông nói.

Boboya cho rằng việc thiếu ý chí chính trị và sự lãnh đạo thực sự là cốt lõi của bản chất liên tục của những thất bại ở Nam Sudan, đồng thời nói thêm rằng các thể chế an ninh quan trọng trong nước cần phải có nhiệm vụ tập trung, thống nhất.

“Chính phủ phải giải quyết vấn đề cải cách nhà nước dân sự để chúng ta có một quân đội, một cảnh sát, một cơ quan an ninh quốc gia và một cơ quan tình báo thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh cho Nam Sudan”, ông Boboya nói.

Kingsley Sheteh Newuh, một nhà kinh tế chính trị đến từ Cameroon, đồng ý rằng các thể chế của Nam Sudan cần được củng cố từ bên trong. “Việc thiếu các thể chế mạnh mẽ, độc lập đã dẫn đến tình trạng quản lý kém, kém hiệu quả và tham nhũng”, ông Newuh nhận định.

Chất lượng lãnh đạo là yếu tố quan trọng để thành công

Nhưng đối với Newuh, cũng có một yếu tố vô hình đang phát huy tác dụng: sự lãnh đạo. Trong khi việc kế thừa các vấn đề lịch sử có thể thách thức quỹ đạo của bất kỳ quốc gia mới độc lập nào, Newuh tin rằng phẩm chất lãnh đạo đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật trị quốc – đặc biệt là khi một quốc gia mới muốn phát triển bản sắc của mình.

tai sao doc lap la khong du doi voi mot so quoc gia chau phi hinh 2

Không phải quốc gia châu Phi nào cũng có được một nhà lãnh đạo kiệt xuất, có tâm và tầm như Nelson Mandela ở Nam Phi. Ảnh: LA Times

“Lãnh đạo chính trị là con dao hai lưỡi ở châu Phi sau khi giành độc lập. Trong khi các nhà lãnh đạo có tầm nhìn xa như Nelson Mandela, Julius Nyerere và Kwame Nkrumah đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự thống nhất quốc gia, phát triển xã hội và tiến bộ kinh tế thì ở một chiều ngược lại, tình trạng lãnh đạo yếu kém, đặc trưng bởi nạn tham nhũng, gia đình trị và độc đoán đã góp phần đáng kể vào sự thất bại của nhiều quốc gia châu Phi khác”.

Newuh nói thêm rằng những nhà lãnh đạo coi trọng quyền lực cá nhân hơn sự phát triển quốc gia có xu hướng phải đối mặt với các vấn đề trầm trọng hơn như nghèo đói, xung đột và kém phát triển.

Học giả người Nam Sudan Boboya chia sẻ cùng quan điểm về lãnh đạo trong bối cảnh đất nước của mình. “Đã có rất nhiều lãnh chúa và nhà lãnh đạo chính trị cá nhân lợi dụng tình hình, và họ bắt đầu khuyến khích nổi loạn trên khắp Nam Sudan”, Boboya nói, nhấn mạnh rằng đây là yếu tố chính khiến những thành quả giành được độc lập của đất nước bị “xói mòn”.

Bài học rút ra từ chủ nghĩa thực dân đến nạn diệt chủng

Nhưng các câu chuyện lịch sử cũng đóng vai trò quan trọng khi đánh giá mức độ tiến bộ của các quốc gia châu Phi khác nhau. Đặc biệt, Owusu tin rằng cần phải chú ý đến cách chính xác các quốc gia khác nhau giành được độc lập.

“Ví dụ, cách Vương quốc Anh trao độc lập cho Nam Phi khác với cách họ làm ở Tây Phi”, ông nói. “Và phải có một cuộc đảo chính ở Bồ Đào Nha trước khi trao độc lập cho các thuộc địa của mình ở châu Phi”, Owusu nói thêm, nhấn mạnh rằng hành trình giành chủ quyền của các quốc gia châu Phi khác nhau phụ thuộc rất nhiều vào bối cảnh chính trị của những người thực dân tương ứng vào thời điểm đó.

Tuy nhiên, một số người tin rằng đã đến lúc thoát khỏi cái bóng của chủ nghĩa thực dân và nhìn vào những câu chuyện thành công thực tế ở châu Phi.

“Khi nói đến đường sá và sự sạch sẽ, nhiều người ngưỡng mộ Rwanda. Về nông nghiệp, Uganda cung cấp hệ thống tốt nhất. Và khả năng chất vấn chính quyền, như đã thấy ở Kenya, là điều mà người Nam Sudan mong muốn”, Boboya cho biết.

tai sao doc lap la khong du doi voi mot so quoc gia chau phi hinh 3

Malawi đã kỷ niệm 60 năm độc lập vào ngày 6/7. Dù không có xung đột đang diễn ra , nhưng đây là quốc gia nghèo thứ tư trên thế giới. Ảnh: Malawirelief

Nhà phân tích chính trị Owusu thì đồng ý rằng ví dụ cụ thể của Rwanda có thể truyền cảm hứng cho các quốc gia châu Phi khác, đồng thời nhấn mạnh rằng quốc gia nhỏ bé ở Đông Phi này đã chứng minh rằng một quốc gia có thể vượt qua tình hình thảm khốc như cuộc diệt chủng năm 1994 của Rwanda chống lại người Tutsi và người Hutu ôn hòa để đạt được sự ổn định và phát triển.

Tuy nhiên, ông nói thêm Rwanda vẫn chưa giải quyết được hết mọi vấn đề của mình. “Đây là một trong những quốc gia nghèo nhất ở châu Phi với tỷ lệ thất nghiệp cao ở thanh niên và nền kinh tế vẫn chưa ổn định”, ông nói.

Nhưng không phải mọi thách thức và sự thiếu hụt phát triển đều bắt nguồn từ xung đột. Ví dụ, Malawi đã kỷ niệm 60 năm độc lập vào ngày 6/7. Dù không có xung đột đang diễn ra ở quốc gia này, nhưng Ngân hàng Thế giới xếp hạng đây là quốc gia nghèo thứ tư trên thế giới, với 70% người dân Malawi sống với mức thu nhập dưới 2,5 USD/ngày.

Owusu tin rằng tình trạng khó khăn của Malawi có liên quan trực tiếp đến quá khứ thuộc địa của nước này: “Những người cai trị thuộc địa Anh đã không cung cấp cho họ nền giáo dục tốt. Họ sử dụng lao động cưỡng bức”, ông giải thích, đồng thời nói thêm rằng những mô hình tương tự đã xảy ra ở Mali và Burkina Faso khi cả hai nước này tách khỏi Pháp vào năm 1960.

Cơ hội nào cho châu Phi vươn lên?

Bước vào thế kỷ 21, châu Phi đang phải đối mặt với vô số thách thức mới mà không giải quyết được các vấn đề tồn tại từ thời thuộc địa.

Newuh cho biết nạn tham nhũng vẫn còn hoành hành ở nhiều quốc gia châu Phi và nhấn mạnh rằng “cần phải giải quyết vấn đề này vì nó tạo ra vòng luẩn quẩn của tình trạng kém phát triển, nghèo đói và bất ổn chính trị ở nhiều quốc gia châu Phi”.

tai sao doc lap la khong du doi voi mot so quoc gia chau phi hinh 4

Thế hệ trẻ đông đảo và ngày càng năng động hơn tại châu Phi hứa hẹn là lực lượng có thể thay đổi diện mạo châu lục này. Ảnh: World Bank

Nhà phân tích chính trị Owusu tin rằng “các vấn đề môi trường do hiện tượng nóng lên toàn cầu” cần phải được giải quyết trước tiên, vì lục địa châu Phi đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do hậu quả của hiện tượng nóng lên toàn cầu. “Và tình trạng thất nghiệp ở thanh niên cũng đang kìm hãm châu lục này”, ông nói thêm.

Tuy nhiên, bất chấp tất cả những thách thức này, Boboya cho rằng chúng ta có lý do để lạc quan, vì tương lai nằm trong tay giới trẻ. “Những người trẻ phải tự huy động sức mạnh để nắm quyền lãnh đạo, để đảm bảo rằng họ giải phóng các quốc gia này khỏi tình trạng thất bại hiện nay về mặt lãnh đạo”, ông nói.

Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, trong thập kỷ tới, ít nhất 1/3 tổng số thanh niên từ 15 đến 24 tuổi trên thế giới sẽ là người châu Phi, biến lục địa này trở thành nơi có lực lượng lao động lớn nhất thế giới, vượt qua Trung Quốc và Ấn Độ.

Thanh niên châu Phi cũng đang được giáo dục tốt hơn và kết nối nhiều hơn bao giờ hết: 44% tốt nghiệp trung học vào năm 2020, tăng từ 27% vào năm 2000 và hơn 500 triệu người đang được sử dụng Internet hàng ngày.

Khả năng tiếp cận công nghệ, giao lưu với thế giới sẽ là động lực để thế hệ trẻ châu Phi thay đổi số phận của họ, và dĩ nhiên, của những quốc gia đang vật lộn với khó khăn ở châu lục này.

Nguyễn Khánh



Nguồn: https://www.congluan.vn/tai-sao-doc-lap-la-khong-du-doi-voi-mot-so-quoc-gia-chau-phi-post305427.html

Cùng chủ đề

Những “gam màu” xung đột vũ trang trong 20 năm qua

Thế giới trong hai thập niên đầu của thế kỷ XXI trải qua nhiều biến động sâu sắc, với hàng loạt xung đột vũ trang diễn ra ngày càng phức tạp và khó lường.

Châu Phi bắt đầu cuộc chiến chống đậu mùa khỉ

Ngày 6/9, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) châu Phi và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã triển khai kế hoạch ứng phó trên toàn châu lục đối với đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ (mpox).

Tổng thống Tebboune nhiều khả năng tái đắc cử

Khoảng 24 triệu cử tri Algeria sẽ đi bỏ phiếu vào ngày 7/9, trong đó các chuyên gia cho biết Tổng thống đương nhiệm Abdelmadjid Tebboune không phải đối mặt với bất kỳ rủi ro thực sự nào khi ông tìm kiếm nhiệm kỳ thứ hai.Tuy...

Mối quan hệ trong “kỳ trăng mật”, Bắc Kinh ra cam kết lớn, LHQ mong “sửa chữa bất công”

Sáng 5/9, Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác Trung Quốc-Châu Phi (FOCAC) năm 2024 đã diễn ra tại Bắc Kinh, Trung Quốc.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trao hàng trăm thẻ bảo hiểm cho học sinh vùng khó

Ngày 9/9, Báo Dân trí phối hợp cùng Bệnh viện Mắt Kon Tum, Công ty TNHH MTV Ngọc Nhân trao 200 thẻ BHYT cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở các Trường tiểu học Pờ Ê; Trường THCS Pờ Ê (xã Pờ Ê, huyện Kon Plông) và trường...

Bảo hiểm Bảo Việt tăng cường phối hợp giám định tổn thất và giải quyết bồi thường do bão Yagi

Tăng cường hỗ trợ và giám định nhanh chóng Trong hai ngày 6 và 7/9/2024, cơn bão Yagi đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng với sức gió giật mạnh và thời gian lưu bão kéo dài gây hư hại lớn về tài sản và cơ sở hạ tầng,...

Chủ xe có phải chịu trách nhiệm dân sự khi cho người khác mượn xe gây tai nạn?

Trong đời sống hiện nay, vấn đề bồi thường thiệt hại ngày càng được quan tâm và đề cập nhiều. Bồi thường thiệt hại là một hình thức trách nhiệm dân sự, theo đó, bên gây ra thiệt hại phải đền bù những tổn thất về vật chất và tinh...

VN-Index giảm hơn 6 điểm, cổ phiếu thép ‘ngược dòng nước lũ’

Phiên giao dịch ngày 9/9, thị trường giảm điểm từ lúc mở cửa cho đến kết thúc phiên, với lực bán chiếm ưu thế. Mức giảm mạnh nhất trong phiên là gần 11 điểm, xuống dưới 1.265 điểm vào lúc gần 14h; đến hơn 14h30, chỉ số VN-Index lại có...

Long An nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác thông tin cơ sở

Lớp tập huấn diễn ra trong 3 ngày (9-11/9) với sự tham dự của hơn 100 học viên là lãnh đạo, cán bộ Phòng Văn hóa Thông tin; Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Truyền thanh; công chức văn hóa - xã hội; cán bộ phụ trách Đài Truyền...

Bài đọc nhiều

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ

(Dân trí) - Cầu Phong Châu (Phú Thọ) bắc qua sông Hồng nối liền hai huyện Lâm Thao và Tam Nông sáng nay bất ngờ sập xuống một đoạn dài. 10h40, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết đơn vị mới nhận được thông tin cầu Phong Châu ở tỉnh Phú Thọ bị sập.  Ông Hiệp đánh giá, ảnh hưởng của bão Yagi đang rất khủng khiếp, đặc biệt đối với các tỉnh...

Quảng Ninh, Hải Phòng tan hoang vì bão số 3

Trong ngày 7.9, bão số 3 (Yagi) đổ bộ vào tỉnh Quảng Ninh và TP.Hải Phòng, gây thiệt hại rất lớn về người, tài sản. Đến tối cùng ngày, nhiều địa phương ở các tỉnh, thành trên vẫn chưa thể cấp điện trở lại nên cơ quan chức năng chưa thể cung cấp chính xác thiệt hại do bão. Quảng Ninh: Hàng nghìn cây xanh bị gãy đổ, nhà tốc mái Qua thống kê sơ bộ của tỉnh Quảng Ninh khi bão số...

Sập cầu Phong Châu ở Phú Thọ, nhân chứng bàng hoàng

Sáng 9/9, ông Trần Hoài Giang - Giám đốc Sở GTVT tỉnh Phú Thọ xác nhận với VietNamNet, do ảnh hưởng của mưa lũ, cầu Phong Châu vừa bị sập.  "Tôi đang trên đường đến hiện trường, hiện tại các lực lượng chức năng đã tổ chức phân luồng giao thông đảm bảo an toàn cho người dân. Các đơn vị đang thống kê hiện trạng và sẽ có báo cáo cụ thể", ông Giang thông tin.  Đại diện Cục...

Hành trình tàn phá miền Bắc của siêu bão Yagi

(Dân trí) - Thông tin "siêu bão" giảm xuống thành "bão" vào giờ chót không khiến cho Yagi bớt hung dữ. Người dân bước ra khỏi nhà trong sáng 8/9, ngỡ ngàng vì cây đổ, mái tốc và nước chảy trên đường cuồn cuộn...   Khi bình minh 7/9 vừa ló rạng, người dân các tỉnh ven biển miền Bắc đã chuẩn bị tinh thần đối mặt với cơn bão mạnh nhất trong 3 thập kỷ - Yagi. Xuất phát từ Biển Đông,...

Thành phố Hạ Long hoang tàn, đổ nát sau bão Yagi

(Dân trí) - Bão Yagi quét qua TP Hạ Long đã để lại thiệt hại nặng nề, đặc biệt là với các công trình, cơ sở kinh doanh dịch vụ nhà hàng, ẩm thực dọc tuyến đường ven biển. Chiều 7/9, bão Yagi đổ bộ vào đất liền, quét trực tiếp qua địa phận tỉnh Quảng Ninh, gây thiệt hại nặng nề tại các khu vực TP Cẩm Phả, TP Hạ Long, huyện Vân Đồn... Ghi nhận của phóng viên Dân trí trong...

Cùng chuyên mục

Tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị và đoàn kết đặc biệt Lào

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân sẽ thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam từ ngày 10 - 13/9/2024. Nhân dịp chuyến thăm...

Khai mạc lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ Thành đoàn Vientiane (Lào)

Phát biểu khai mạc, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội Trần Quang Hưng đã ôn lại lịch sử mối quan hệ gắn bó thủy chung giữa hai dân tộc Việt Nam và Lào. Kế thừa và phát huy nghĩa tình anh em, tình đồng chí giữa hai Đảng, hai dân tộc Việt Nam và Lào; giữa Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội và Vientiane, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP Hà Nội...

Người truyền lửa cho tình yêu tiếng Việt tại Đài Loan (Trung Quốc)

Nhân một năm triển khai đề án Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, phóng viên TTXVN tại Trung Quốc đã có cuộc trò chuyện với cô Nguyễn Thị Liên Hương, Giảng viên bộ môn Tiếng Việt tại Đại học Đài Loan (Trung Quốc). Cô cũng là tác giả và đồng tác giả của hơn 17 đầu sách tiếng Việt và văn hóa Việt Nam xuất bản tại Đài Loan và Mỹ, dành cho...

Tiếp tục củng cố, vun đắp quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt Việt-Lào

Trong chuyến thăm lần này, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith sẽ có cuộc gặp gỡ cựu quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam, sinh viên Lào đang học tập nghiên cứu ở Việt Nam, để khẳng định cho nhân dân hai nước cũng như thế giới biết được mối quan hệ gắn bó, thủy chung, tin cậy đặc biệt "có một không hai" giữa Lào và Việt...

Truy tặng huân chương cho quân nhân hy sinh trong bão số 3

Ngày 9.9, Chủ tịch nước đã ký quyết định truy tặng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba cho Đại úy Nguyễn Đình Khiêm - Đại đội trưởng Đại đội 3, Tiểu đoàn 1, Lữ đoàn 513, Quân khu 3, Bộ Quốc phòng - đã có thành tích xuất sắc trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và...

Mới nhất

Liên tiếp trường hợp tử vong do bệnh dại

Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa xác nhận trên địa bàn huyện vừa ghi nhận một trường hợp tử vong do bị chó dại cắn là bà N.T.N.B (44 tuổi, xã Xuân Hưng). Theo báo cáo của Trung tâm Y tế...

Bộ GDĐT chỉ đạo hỗ trợ sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho học sinh bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi)

Ngày 9/9, Bộ GDĐT đã có công văn gửi các Sở GDĐT và các nhà xuất bản về việc cung ứng sách giáo khoa cho các...

Bộ GD-ĐT đề nghị hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh bị thiệt hại do bão Yagi

Theo đó, để chủ động khắc phục hậu quả của bão số 3 và chuẩn bị các điều kiện đón học sinh trở lại trường, Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT chủ động rà soát, thống kê tình hình thiệt hại về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sách giáo khoa và đồ dùng học...

Tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị và đoàn kết đặc biệt Lào

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongloun...

Mới nhất