Powered by Techcity

Thúc đẩy phát triển chăn nuôi hữu cơ: Hướng tới một nền nông nghiệp an toàn, bền vững


Chăn nuôi hữu cơ là một phần trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, sử dụng các nguồn thức ăn tự nhiên, không sử dụng thức ăn có thành phần biến đổi gen, thức ăn tăng trọng, kháng sinh, chất kích thích tăng trưởng, đồng thời bảo đảm cho động vật có môi trường sống thoải mái nhất và bảo vệ môi trường sinh thái. Ngoài ra, chăn nuôi hữu cơ cũng góp phần giải quyết các thách thức mà cả thế giới phải đối mặt như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ô nhiễm nước; góp phần vào công tác đa dạng sinh học, lưu giữ các nguồn gen quý.

Trong thực tế, việc phát triển công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp ở nước ta đã mang lại những thành tựu to lớn về nông nghiệp. Tuy nhiên, những thành tựu đó của ngành chăn nuôi cũng dẫn đến nhiều hệ luỵ như: chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, nguồn thực phẩm chăn nuôi không bảo đảm chất lượng về tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Vì vậy, việc phát triển nông nghiệp hữu cơ nói chung, chăn nuôi hữu cơ nói riêng trở thành vấn đề cấp bách, nhất là thời điểm Việt Nam đang hội nhập sâu rộng với quốc tế.

Tại Việt Nam, theo công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi hữu cơ đạt từ 1%-2% so với tổng sản phẩm chăn nuôi. Các sản phẩm chăn nuôi tiềm năng, đã được chứng nhận hữu cơ và được ưu tiên như sữa, mật ong, yến sào, thịt gia súc, gia cầm.

Trại nuôi gà của anh Nguyễn Năng Cường, ấp Thạnh Hiệp, xã Thạnh Đông, huyện Tân Châu có diện tích 2,4 ha, quy mô nuôi khoảng 9.000 con. Hiện anh nuôi giống gà ri Lượng Huệ- Hải Phòng. Khu vực nuôi được bố trí ở nơi cao ráo, dễ thoát nước; chuồng trại được thiết kế bảo đảm lưu thông không khí và có tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng tự nhiên, thuận lợi cho ăn, uống, vận động của gà. Trong quá trình nuôi, anh thường xuyên tiêu độc khử trùng, thực hiện các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh để duy trì sức khoẻ tốt cho đàn gà.

Anh Cường chăm sóc đàn gà.

“Khi phối trộn thức ăn, tôi tăng tỉ lệ bắp nên chất lượng thịt tốt hơn. Ngoài ra, tôi còn tận dụng những phụ phẩm trong nông nghiệp, thức ăn có sẵn tại địa phương như bắp, cám… ủ men vi sinh, qua đó, giúp tăng cường hệ tiêu hoá, tăng sức đề kháng, hạn chế dịch bệnh, giảm chi phí chăn nuôi” – anh Cường nói.

Tuy nhiên, theo anh Cường, chăn nuôi hữu cơ còn là hình thức mới, có nhiều tiêu chí cần phải tuân thủ, chi phí sản xuất cao nên giá thành sẽ cao hơn so với chăn nuôi truyền thống, do đó, nông dân còn e ngại về vấn đề đầu ra. Anh mong muốn ngành chức năng tuyên truyền, phổ biến rộng rãi về chăn nuôi hữu cơ; đồng thời hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, liên kết sản xuất – tiêu thụ các sản phẩm từ chăn nuôi hữu cơ, từ đó tạo thuận lợi cho hình thức chăn nuôi này phát triển bền vững.

Theo TS. Nguyễn Văn Bắc- Phó trưởng Văn phòng Thường trực tại Nam bộ, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, chăn nuôi hữu cơ là một trong những chủ trương, chính sách của Bộ NN&PTNT, đặc biệt trong những năm gần đây đã có những quy chuẩn về chăn nuôi hữu cơ. Tây Ninh được Bộ NN&PTNT xác định là một trong những trọng điểm chăn nuôi của cả nước. Sắp tới, tỉnh sẽ có nhiều cơ sở chăn nuôi an toàn cấp huyện và khả năng là cấp tỉnh. Đây là điều kiện thuận lợi để ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển hoặc xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi ra thị trường thế giới.

Trang trại thường xuyên thực hiện các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh để duy trì sức khỏe tốt cho đàn gà.

“Tại Tây Ninh, hiện có rất nhiều doanh nghiệp đang đầu tư theo hướng chăn nuôi hữu cơ, như trang trại bò sữa ở Bến Cầu của Công ty Vinamilk, hoặc các trang trại chăn nuôi theo tiêu chuẩn Halal xuất khẩu sản phẩm. Nhiều doanh nghiệp như Tập đoàn Hùng Nhơn kết hợp với De Heus… triển khai các dự án này. Bên cạnh đó, chăn nuôi nông hộ ở Tây Ninh vẫn còn khá nhiều, đây cũng là một trong những đối tượng cung cấp thực phẩm rất quan trọng cho tỉnh. Hằng năm, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đều có những dự án, chương trình đào tạo, tập huấn về chăn nuôi hữu cơ, qua đó giúp cho các hộ chăn nuôi ở Tây Ninh có thể triển khai một cách tốt nhất trong thời gian tới”- TS. Nguyễn Văn Bắc cho biết.

Một số tiêu chuẩn chính trong chăn nuôi hữu cơ mà các cơ sở, trang trại cần phải chú ý gồm: khu vực định chăn nuôi hữu cơ phải có ranh giới, có thời gian chuyển đổi phù hợp với từng loại vật nuôi; về con giống, khuyến khích con giống bản địa, được lấy từ các cơ sở giống hữu cơ; hạn chế sử dụng thức ăn có nguồn gốc động vật như bột cá, bột thịt; khuyến khích sử dụng các thức ăn có nguồn gốc từ thực vật; không sử dụng các chất kích thích trong thức ăn, không sử dụng thức ăn có nguồn gốc biến đổi gen.

Một yếu tố rất quan trọng nữa trong chăn nuôi hữu cơ là các trang trại phải đáp ứng được các phúc lợi động vật, khuyến khích chăn nuôi bảo đảm tập tính, bản năng của vật nuôi, như đối với gà phải có sàn đậu, có chỗ bới; heo mới phối giống nên nuôi theo hình thức nhóm heo sẽ tốt hơn nuôi từng con trong cũi… Người chăn nuôi nên tham khảo các quy chuẩn chăn nuôi hữu cơ của Việt Nam, hoặc thông qua Trung tâm Khuyến nông, các đơn vị trong ngành Nông nghiệp để tham quan, học hỏi kinh nghiệm, nắm được các tiêu chuẩn, yêu cầu về chăn nuôi hữu cơ và từng bước áp dụng tại cơ sở của mình.

TS. Nguyễn Văn Bắc chia sẻ: “Có thể nói, chăn nuôi hữu cơ hiện nay là một vấn đề khá mới cho nên thách thức đầu tiên đó là về nhận thức – nhận thức đối với người quản lý và với người chăn nuôi. Do vậy, trước hết cần phải tăng cường công tác tuyên truyền. Các Trung tâm Khuyến nông cần tăng cường triển khai các mô hình về chăn nuôi hữu cơ để nông dân đến tham quan, học tập. Những chủ trương, chính sách cũng cần phải được bổ sung, hoàn thiện để sát với thực tế, từ đó mới có thể nhân rộng mô hình.

Chăn nuôi nói chung và chăn nuôi hữu cơ nói riêng là một ngành cần có sự ổn định về đất đai, quy hoạch. Do đó, về phía chính quyền địa phương cũng cần có những quy hoạch về chăn nuôi. Ngoài ra, do đây là một sản phẩm mới nên cần tạo ra những chuỗi liên kết từ sản xuất đến người tiêu dùng, để sản phẩm này thực sự có hiệu quả và sự ổn định”.

Trúc Ly

Theo Sở NN&PTNT, thời gian qua, cơ cấu chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tiếp tục chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô trang trại tập trung, bảo đảm an toàn sinh học. Tính đến 6 tháng đầu năm, tỉnh có trên 460 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và 81 cơ sở chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận VietGAHP; huyện Dương Minh Châu và Tân Châu được chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và Newcastle trên gà, 71 cơ sở chăn nuôi gà, heo, bò được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh.

Ngoài ra, có 6 xã thuộc huyện Gò Dầu được chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh cúm gia cầm và Newcastle trên gà; 9 xã của huyện Bến Cầu được chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng trên bò.



Nguồn: https://baotayninh.vn/huong-toi-mot-nen-nong-nghiep-an-toan-ben-vung-a176504.html

Cùng chủ đề

Tây Ninh dẫn đầu tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ, du lịch góp phần quan trọng

Đoàn Famtrip các tỉnh, thành phố tham gia chuyến khảo sát, kết nối du lịch Tây Ninh với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Ảnh: Giang Phương - TTXVN Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh, để hoàn thành các mục tiêu đề ra cho ngành Du lịch, từ nay đến cuối năm 2024, tỉnh tập trung triển khai các chính sách đột phá, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại...

Họp báo chương trình “Tìm kiếm tài năng MC nhí” năm 2024

Đài PT-TH Tây Ninh và Công ty TNHH Đào tạo và Giải trí Thi Thảo (thương hiệu Vietskill) ký kết hợp tác tổ chức chương trình “Tìm kiếm tài năng MC nhí” mùa 6 năm 2024. Buổi họp báo được tổ chức tại Đài PT-TH Tây Ninh, với sự tham dự của lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh; nghệ sĩ, đạo diễn, diễn giả, doanh nghiệp; các thí sinh nhí đã đoạt giải vào mùa trước, cùng phóng viên, biên tập viên...

Việt Nam sẽ có thêm nhiều tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, xây dựng thương hiệu quốc gia

Ông Huỳnh Tấn Đạt – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (BVTV – Bộ NNPTNT) cho biết như vậy khi trao đổi với PV Dân Việt về các thủ tục cần chuẩn bị để xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc.  Ông Huỳnh Tấn Đạt – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT). Ảnh: Minh Huệ Khẩn trương xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn về sầu riêng đông lạnh -Vừa qua, cơ quan chức năng Trung...

Nhiều trải nghiệm hấp dẫn chờ đón du khách ở Tây Ninh dịp Trung thu

NDO – Tới Tây Ninh dịp Trung thu năm nay, du khách sẽ có cơ hội tham gia Hội Yến Diêu Trì Cung, đánh dấu 100 năm của đạo Cao Đài và vô số hoạt động hấp dẫn tại đỉnh núi Bà Đen. Thưởng thức chương trình nghệ thuật trên núi Bà Đen Được tổ chức vào 19 giờ ngày 15/9/2024 trên đỉnh núi Bà Đen, chương trình ca nhạc “Đêm trăng trên đỉnh Vân Sơn” của ca sĩ...

Những hình ảnh ấn tượng tại Đại hội Hội LHTN tỉnh Lào Cai

TPO – Sau 1,5 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, nghiêm túc, với ý thức trách nhiệm cao, Đại hội đại biểu Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 – 2029 đã hoàn thành tốt đẹp các nội dung chương trình đề ra. Sáng 7/9, 225 đại biểu đại diện cho hơn 115.000 đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai tham dự phiên...

Cùng tác giả

Tây Ninh dẫn đầu tăng trưởng kinh tế vùng Đông Nam Bộ, du lịch góp phần quan trọng

Đoàn Famtrip các tỉnh, thành phố tham gia chuyến khảo sát, kết nối du lịch Tây Ninh với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Ảnh: Giang Phương - TTXVN Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tây Ninh, để hoàn thành các mục tiêu đề ra cho ngành Du lịch, từ nay đến cuối năm 2024, tỉnh tập trung triển khai các chính sách đột phá, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại...

Họp báo chương trình “Tìm kiếm tài năng MC nhí” năm 2024

Đài PT-TH Tây Ninh và Công ty TNHH Đào tạo và Giải trí Thi Thảo (thương hiệu Vietskill) ký kết hợp tác tổ chức chương trình “Tìm kiếm tài năng MC nhí” mùa 6 năm 2024. Buổi họp báo được tổ chức tại Đài PT-TH Tây Ninh, với sự tham dự của lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh; nghệ sĩ, đạo diễn, diễn giả, doanh nghiệp; các thí sinh nhí đã đoạt giải vào mùa trước, cùng phóng viên, biên tập viên...

Việt Nam sẽ có thêm nhiều tỷ USD từ xuất khẩu sầu riêng đông lạnh, xây dựng thương hiệu quốc gia

Ông Huỳnh Tấn Đạt – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (BVTV – Bộ NNPTNT) cho biết như vậy khi trao đổi với PV Dân Việt về các thủ tục cần chuẩn bị để xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc.  Ông Huỳnh Tấn Đạt – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT). Ảnh: Minh Huệ Khẩn trương xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn về sầu riêng đông lạnh -Vừa qua, cơ quan chức năng Trung...

Nhiều trải nghiệm hấp dẫn chờ đón du khách ở Tây Ninh dịp Trung thu

NDO – Tới Tây Ninh dịp Trung thu năm nay, du khách sẽ có cơ hội tham gia Hội Yến Diêu Trì Cung, đánh dấu 100 năm của đạo Cao Đài và vô số hoạt động hấp dẫn tại đỉnh núi Bà Đen. Thưởng thức chương trình nghệ thuật trên núi Bà Đen Được tổ chức vào 19 giờ ngày 15/9/2024 trên đỉnh núi Bà Đen, chương trình ca nhạc “Đêm trăng trên đỉnh Vân Sơn” của ca sĩ...

Những hình ảnh ấn tượng tại Đại hội Hội LHTN tỉnh Lào Cai

TPO – Sau 1,5 ngày làm việc tích cực, khẩn trương, nghiêm túc, với ý thức trách nhiệm cao, Đại hội đại biểu Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Lào Cai lần thứ VI, nhiệm kỳ 2024 – 2029 đã hoàn thành tốt đẹp các nội dung chương trình đề ra. Sáng 7/9, 225 đại biểu đại diện cho hơn 115.000 đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh Lào Cai tham dự phiên...

Cùng chuyên mục

Bánh trung thu truyền thống lên ngôi

Khách hàng lựa chọn bánh trung thu tại siêu thị Co.opmart Tây Ninh. Sức mua còn chậm  Ngay từ đầu tháng 7 âm lịch, các cửa hàng, siêu thị đã bố trí gian hàng bày bán bánh trung thu và kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu đặt bánh số lượng lớn từ sớm để chủ động trong việc sản xuất, kinh doanh bánh trung thu. Một số đơn vị dự báo thị trường năm nay sẽ chịu...

Quý IV, dự kiến khởi công nhiều dự án nâng cấp hạ tầng giao thông quan trọng

Dự án đã được HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 111/NQ-HĐND ngày 22.9.2023, với tổng mức đầu tư 391.742 triệu đồng, có điểm đầu tại cầu Quan, điểm cuối giao với đường Điện Biên Phủ, chiều dài 4,6km, thuộc địa phận thành phố Tây Ninh. Dự án chỉnh trang đường Cách Mạng Tháng Tám dự kiến được khởi công trong quý IV.2024. Dự án đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định...

Xây dựng cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi hoá phát triển xuất nhập khẩu và dịch vụ logistics

Người dân làm thủ tục hành chính tại Trung tâm hành chính công thị xã Hoà Thành. Chuyển đổi số gắn với công tác CCHC trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và logistics Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh chuyển đổi số trong trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin ở mức tối đa trong giải quyết thủ tục hành chính; nhất là hoàn thiện...

Tây Ninh: Xúc tiến đầu tư, kết nối du lịch địa phương và khu vực Đông Nam bộ

Theo Sở Công Thương, thời gian qua, tỉnh ban hành Kế hoạch phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021–2025 và hằng năm với các hoạt động như: Xây dựng chương trình lớp tập huấn nâng cao năng lực, quản lý, vận hành và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp, phổ biến kiến thức pháp luật về thương mại điện tử, pháp luật về thuế, nghĩa vụ thuế, hỗ trợ doanh nghiệp Tây Ninh tham gia sàn...

Một nông dân Tây Ninh được vinh danh Nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024

Ông Trần Quốc Bảo, hội viên Chi Hội Nông dân ấp Cây Ổi được vinh danh là 1 trong 63 Nông dân xuất sắc năm 2024. Cụ thể, với 7 ha lúa và 12 ha cao su, sau khi trừ các khoản chi phí đầu tư, mỗi năm, gia đình ông Bảo thu về lợi nhuận trên 4,7 tỷ đồng. Không chỉ thành công trong mô hình sản xuất nông nghiệp của gia đình, ông Bảo còn thường xuyên phổ biến,...

Thị xã Trảng Bàng: Truyền thông chính sách để tạo sự đồng thuận trong phát triển kinh tế – xã hội

Truyền thông chính sách là kênh thông tin hai chiều. Trước hết, đây là quá trình chuyển tải thông tin về cơ chế, chính sách pháp luật của cơ quan hành chính các cấp đến người dân để người dân nắm thông tin, hiểu và thực hiện. Ở chiều ngược lại, đây là kênh để người dân tham gia góp ý xây dựng chính sách mới hoặc góp ý sửa đổi để chính sách hoàn thiện, phù hợp hơn...

Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh: Tìm hiểu tình hình phát triển kinh tế – xã hội của Tây Ninh

Những gam màu sáng Tại hội thảo, đoàn công tác Học viện được nghe báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong điều kiện khó khăn chung của cả nước, từ năm 2021-2023, kinh tế Tây Ninh duy trì được tốc độ tăng trưởng, GRDP tăng bình quân 6,1%/năm. Trong đó, năm 2022 kinh tế tỉnh có sự phục hồi mạnh mẽ với mức tăng 9,2%. GRDP bình quân đầu người từ 3.190 USD năm 2020...

Tháng 8.2024: Tây Ninh cấp giấy phép đầu tư mới cho 7 dự án FDI

Nhiều dự án đang triển khai xây dựng tại Khu công nghiệp Thành Thành Công (thị xã Trảng Bàng) Cũng trong tháng 8, BQL khu kinh tế tiến hành điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư 11 dự án, không có dự án điều chỉnh tăng vốn, giảm vốn; không có dự án điều chỉnh tăng diện tích đất sử dụng cho dự án; Trong tháng, BQL khu kinh tế đã tiến hành thu hồi, chấm dứt 2...

Dự án cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài: Đẩy nhanh thủ tục bồi thường, giải phóng mặt bằng

Ông Phạm Văn Còn – Phó Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã Trảng Bàng chỉ mốc giới dự án cao tốc cho người dân khu phố An Đước, phường An Tịnh. Đã thông báo đến 100% hộ dân bị ảnh hưởng dự án Theo báo cáo của UBND thị xã Trảng Bàng, huyện Gò Dầu và Bến Cầu, đến ngày 20.8, các địa phương đã thông báo thu hồi đất đến toàn bộ hộ dân có đất...

Kinh tế Tây Ninh- Những gam màu tươi sáng

Để thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu đề ra, UBND tỉnh đã và đang nỗ lực không ngừng, quyết tâm khắc phục khó khăn, chủ động đổi mới, sáng tạo, linh hoạt giải quyết những nhiệm vụ trọng tâm theo kế hoạch, hiện thực hoá chiến lược phát triển nhiều lĩnh vực. Du lịch “vươn mình” Một trong những điểm nổi bật nhất của Tây Ninh là phục hồi nền kinh tế, đầu tư vào du lịch, thực sự “đột phá”...

Tin nổi bật

Tin mới nhất