Powered by Techcity

Chống lãng phí – Báo Thái Bình điện tử


Báo Thái Bình trân trọng giới thiệu nội dung bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm:

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)

1. Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí, đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận về vấn đề này và lãnh đạo cả hệ thống chính trị, toàn dân tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú trọng phòng, chống lãng phí. Bác căn dặn “Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của Chính phủ”[1]; Người chỉ rõ “Tham ô có hại nhưng lãng phí có khi còn hại nhiều hơn: Nó tai hại hơn tham ô vì lãng phí rất phổ biến…”[2]; “Lãng phí tuy không lấy của công đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai hại hơn nạn tham ô”[3]; Người nhiều lần nhấn mạnh “Phải quý trọng của công: Tất cả cái ăn, cái mặc, cái dùng của các cô, các chú là mồ hôi nước mắt của đồng bào. Phải tiết kiệm, giữ gìn, không được lãng phí[4]; “Tham ô, lãng phí, quan liêu là một thứ “giặc ở trong lòng,” Nếu chiến sỹ và nhân dân ra sức chống giặc ngoại xâm mà quên chống giặc nội xâm, như thế là chưa làm tròn nhiệm vụ của mình. Vì vậy, chiến sỹ và nhân dân phải hăng hái tham gia phong trào ấy”[5]. Không chỉ là thường xuyên căn dặn, nhắc nhở, bàn luận về tiết kiệm, chống lãng phí dưới góc độ lý luận, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương mẫu mực, sáng ngời về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đã truyền cảm hứng trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ra sức thi đua, huy động, hội tụ tiềm lực, sức mạnh chiến thắng thực dân, đế quốc, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư các khóa đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết, kết luận về phòng, chống lãng phí. Ngày 21-8-2006, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí; ngày 25-5-2012, Ban Chấp hành Trung ương (khóa XI) ban hành Kết luận số 21-KL/TW về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba, Ban Chấp hành Trung ương (khóa X); ngày 21-12-2012, Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 21-CT/TW về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; ngày 25-12-2023, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 27-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng chỉ rõ: “Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí… chưa có chuyển biến rõ rệt… phát hiện, xử lý tham nhũng, lãng phí vẫn còn hạn chế… Tham nhũng, lãng phí… vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp… ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội”[6]. Thể chế hóa các chủ trương của Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa X ban hành Pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 1998; Quốc hội đã thông qua Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2005 và năm 2013; Hiến pháp năm 2013 quy định “Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế – xã hội và quản lý nhà nước”[7].

Thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hiến pháp và quy định của pháp luật, các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương đã xác định rõ hơn trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, khai thác, sử dụng các nguồn lực của đất nước được nâng lên. Ngân sách nhà nước được kiểm soát chặt chẽ từ khâu lập đến chấp hành dự toán và quyết toán; mua sắm, trang bị, quản lý và sử dụng tài sản, phương tiện đi lại, trang thiết bị làm việc trong các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách thực hiện theo đúng định mức, tiêu chuẩn, chế độ quy định; công tác quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn, tài sản nhà nước có chuyển biến tích cực. Việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước được triển khai; quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp, ý thức tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân có nhiều chuyển biến tích cực. Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã góp phần đưa công cuộc đổi mới đạt những thành tựu vĩ đại; đạt và vượt hầu hết các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội qua các nhiệm kỳ, kể cả trong bối cảnh có những thách thức chưa từng có tiền lệ như dịch bệnh, thiên tai; huy động, quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn nhân lực, vật lực, tài lực, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội của đất nước.

Bên cạnh kết quả, lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển. Trong đó, gây suy giảm nguồn lực con người, nguồn lực tài chính, giảm hiệu quả sản xuất, tăng gánh nặng chi phí, gây cạn kiệt tài nguyên, gia tăng khoảng cách giàu nghèo. Hơn thế, lãng phí còn gây suy giảm lòng tin của người dân với Đảng, Nhà nước, tạo rào cản vô hình trong phát triển kinh tế-xã hội, bỏ lỡ thời cơ phát triển của đất nước. Một số dạng thức của lãng phí đang nổi lên gay gắt hiện nay, đó là: Chất lượng xây dựng, hoàn thiện pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn công cuộc đổi mới dẫn đến khó khăn, cản trở việc thực thi, gây thất thoát, lãng phí các nguồn lực. Lãng phí thời gian, công sức của doanh nghiệp, cá nhân khi thủ tục hành chính rườm rà, dịch vụ công trực tuyến chưa thuận tiện và thông suốt. Lãng phí cơ hội phát triển của địa phương, của đất nước do bộ máy nhà nước có nơi, có lúc hoạt động chưa hiệu quả, một bộ phận cán bộ nhũng nhiễu, thiếu năng lực, né tránh, đùn đẩy công việc, sợ trách nhiệm; do chất lượng, năng suất lao động thấp. Lãng phí tài nguyên thiên nhiên; lãng phí tài sản công do quản lý, sử dụng chưa hiệu quả, trong đó giải ngân vốn đầu tư công; cổ phần hóa, xử lý thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước; sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước, các dự án sử dụng nhiều tài nguyên đất và nước; thực hiện các chương trình, mục tiêu quốc gia, các gói tín dụng hỗ trợ phát triển an sinh xã hội hầu hết rất chậm. Lãng phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của nhân dân diễn ra dưới nhiều hình thức.

Ngoài những nguyên nhân dẫn đến từng dạng thức lãng phí, còn do thực thi các nghị quyết, chỉ thị, văn bản pháp luật về phòng, chống lãng phí trong thực tế vẫn còn hạn chế; hệ thống tiêu chuẩn, định mức, chế độ, một số chưa phù hợp thực tế nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung; xử lý lãng phí chưa được đề cao, thường gắn với xử lý tham nhũng như hệ lụy kéo theo. Chưa tạo được phong trào thi đua rộng khắp về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cũng như dư luận xã hội mạnh mẽ để phê phán, lên án những hành vi gây lãng phí. Việc xây dựng văn hóa tiết kiệm, không lãng phí trong xã hội chưa được quan tâm đúng mức.

tong_bi_thu_chu_tich_nuoc_to_lam_neu_4_giai_phap_trong_tam_phong_chong_lang_phi_bai_1.jpg

2. Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đây cũng là thời điểm để định hình tương lai của chúng ta. Để nắm bắt cơ hội, đẩy lùi thách thức, gia tăng mạnh mẽ nguồn lực chăm lo cho nhân dân, làm giàu cho đất nước trong giai đoạn cách mạng mới, xây dựng tương lai tốt đẹp, công tác phòng, chống lãng phí cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ với những giải pháp hữu hiệu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, trở thành tự nguyện, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân, văn hóa ứng xử trong thời đại mới; chú trọng một số giải pháp trọng tâm, sau đây:

Thứ nhất, cần thống nhất nhận thức đấu tranh phòng, chống lãng phí là cuộc chiến chống “giặc nội xâm” đầy cam go, phức tạp; là một phần của cuộc đấu tranh giai cấp; có vị trí tương đương với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xây dựng Đảng ta vững mạnh, “là đạo đức, là văn minh” Tập trung tuyên truyền sâu rộng, nâng cao ý thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên và người lao động, trước hết là sự nêu gương của người đứng đầu tại từng cơ quan, tổ chức, cá nhân khu vực công, khu vực tư về ý nghĩa, tầm quan trọng và trách nhiệm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tiết kiệm, chống lãng phí phải được thể hiện rõ nét qua những cam kết, kế hoạch, có lãnh đạo, có chỉ tiêu cụ thể, tiến hành thường xuyên, triệt để. Xây dựng, triển khai thiết thực các cuộc vận động, phong trào thi đua về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo khí thế thi đua sôi nổi, rộng khắp trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Kịp thời biểu dương, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến trong thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Thứ hai, tập trung hoàn thiện và tổ chức triển khai có hiệu quả thể chế phòng, chống lãng phí; xử lý nghiêm các cá nhân, tập thể có hành vi, việc làm gây thất thoát, lãng phí tài sản công. Ban hành quy định của Đảng nhận diện cụ thể những biểu hiện lãng phí trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên; quy định vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác phòng, chống lãng phí; xây dựng và tổ chức thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí. Tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo hướng tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho giám sát, kiểm tra, phát hiện, xử lý mạnh, có tính răn đe cao đối với các hành vi lãng phí; xây dựng cơ chế thực sự hữu hiệu cho giám sát, phát hiện lãng phí của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân. Đẩy mạnh phát hiện, xử lý nghiêm minh các vụ vi phạm gây lãng phí lớn tài sản công theo tinh thần “xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực.”

Thứ ba, tập trung giải quyết triệt để các nguyên nhân dẫn đến lãng phí tài sản công, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lực chăm lo nhân dân và phát triển đất nước. Trọng tâm là: (i) Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật, coi đây là yếu tố quan trọng để phòng, chống lãng phí. Trong đó, xây dựng pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn; vừa làm vừa rút kinh nghiệm; không cầu toàn, không nóng vội; lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, chủ thể, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi thông nguồn lực, giải quyết, khắc phục điểm nghẽn, mở rộng không gian, tạo đà cho phát triển. Thường xuyên đánh giá hiệu quả, chất lượng chính sách sau ban hành để kịp thời điều chỉnh bất cập, mâu thuẫn, giảm thiểu thất thoát, lãng phí các nguồn lực. Rà soát, bổ sung các quy định về cơ chế quản lý, các định mức kinh tế-kỹ thuật không còn phù hợp với thực tiễn phát triển của đất nước. Hoàn thiện các quy định xử lý hành vi lãng phí; các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công; thể chế trong ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, tạo sự đồng bộ trong chuyển đổi để giảm thiểu lãng phí. (ii) Cải cách triệt để, giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp; chống bệnh quan liêu. (iii) Sử dụng tài nguyên, nhân lực, vật lực hiệu quả; tăng cường tính bền vững, tối ưu hóa quy trình làm việc; nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án hiệu quả thấp, gây thất thoát, lãng phí lớn; các ngân hàng thương mại yếu kém. Sớm hoàn thành cổ phần hóa, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. Tổng kết, nhân rộng kinh nghiệm triển khai dự án đường dây 500 kv mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình)-Phố Nối (Hưng Yên) để rút ngắn thời gian thực hiện các công trình, dự án đầu tư công trọng điểm, quan trọng quốc gia, đường cao tốc, công trình trọng điểm, liên vùng, dự án có tác động lan tỏa. (iv) Tập trung xây dựng, tinh gọn bộ máy tổ chức Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội để hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ trong điều kiện mới. Có các giải pháp cụ thể tăng năng suất lao động, nâng cao giá trị lao động Việt Nam trong giai đoạn mới.

Thứ tư, xây dựng văn hóa phòng, chống lãng phí; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành “tự giác,” “tự nguyện”, “cơm ăn nước uống, áo mặc hàng ngày”. Xây dựng văn hóa tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan, tổ chức; khuyến khích nhân dân tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tạo thói quen quý trọng tài sản của Nhà nước, công sức của nhân dân, sự đóng góp của tập thể và công sức của mỗi cá nhân; coi việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ hằng ngày. Thực hiện đồng bộ các giải pháp xây dựng văn hóa tiết kiệm, ý thức tiết kiệm; tư duy làm việc khoa học, quản lý thời gian hiệu quả, hình thành trách nhiệm đạo đức xã hội gắn với thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật.

V.I. Lenin nói “Chúng ta phải thực hành tiết kiệm tột mức trong bộ máy nhà nước của chúng ta. Chúng ta phải bài trừ mọi vết tích lãng phí mà nước Nga quân chủ và bộ máy quan liêu tư bản chủ nghĩa của nó đã để lại đầy rẫy”[8]; Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu nhấn mạnh “Muốn tiến lên chủ nghĩa xã hội phải khắc phục khuyết điểm, tức là phải tăng gia sản xuất, tiết kiệm, chống lãng phí, bảo vệ của công”[9]; để đưa đất nước vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi các mục tiêu chiến lược 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng, 100 năm thành lập nước, nhất định chúng ta phải quyết tâm phòng, chống lãng phí gắn với phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

T.L

[1] Hồ Chí Minh: Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, t.7, tr.357
[2] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.345
[3] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.357
[4] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.9, tr.221
[5] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.362
[6] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t1, tr.92, 93
[7] Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2013,tr.12
[8] V.I.Lênin: Toàn tập, NXB Tiến bộ, Mátxcơva, 1979, t.45, tr.458, 459
[9] Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.11, tr.110





Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/1/209892/chong-lang-phi

Cùng chủ đề

Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 11 cao nhất từ đầu năm

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 11 đạt hơn 1,7 triệu lượt, cao nhất trong 11 tháng.Du khách thử mùi rau thơm tại làng rau Trà Quế hồi tháng 11. Ảnh: Đắc Thành Theo số liệu Cục Du lịch Quốc gia công bố sáng 6/12, tháng 11 Việt Nam đón hơn 1,7 triệu lượt khách quốc tế,...

Bình chọn 10 sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024

Chiều 6/11, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) giao Báo Văn hóa chủ trì, phối hợp với các đơn vị tổ chức bình chọn 10 sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tiêu biểu năm 2024.Ban tổ chức công bố danh sách 15 đề cử để bình chọn 10 sự kiện văn hoá, thể thao và du lịch năm 2024. Ảnh: Hoàng Lân ...

Những kỳ nghỉ mùa Đông mơ ước

Để giúp bạn tìm địa điểm phù hợp với mong muốn và nhu cầu trong kỳ nghỉ Đông của mình, US News đã tổng hợp danh sách những địa điểm tốt nhất để ghé thăm vào mùa Đông. Hy vọng những giới thiệu sơ lược về các điểm đến dưới đây có thể giúp bạn lên kế hoạch cho kỳ nghỉ đông sắp tới. ...

Năm 2024, tổng sản phẩm GRDP trên địa bàn tỉnh ước tăng 7,32%

Chiều ngày 27/11, đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp của UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu năm 2025 và một số báo cáo, tờ trình quan trọng khác. Dự họp có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo HĐND,...

Các hoạt động Tuần Văn hóa – Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024

Bản quyền thuộc báo Thái Bình - Số 126, phố Lê Lợi, Thành phố Thái BìnhGiấy phép xuất bản số 185/GP-BTTTT ngày 23/05/2023 do Bộ TT&TT cấp.Tổng biên tập: Hoàng Minh Sơn / Phó Tổng biên tập: Hoàng Văn Duyệt, Trần Thị ThoaLiên hệ tòa soạn: ĐT (02273) 731 889 FAX: (02273) 735 544Báo điện...

Cùng tác giả

Thủ tướng đề nghị các tập đoàn Trung Quốc đầu tư cầu Tứ Liên, Ngọc Hồi và đường sắt đô thị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp 18 doanh nghiệp tập đoàn của Trung Quốc – Ảnh: VGP Đây là những tập đoàn, doanh nghiệp của dòng họ Nghiêm, dòng họ Trang đến từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam. Ông Nghiêm Giới Hòa là người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương...

Thủ tướng đề nghị tập đoàn xây dựng hàng đầu thế giới tham gia các dự án lớn về hạ tầng giao thông

Ông Nghiêm Giới Hòa là người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương – những doanh nghiệp thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu. Năm 2023, Tập đoàn Thái Bình Dương đạt doanh thu gần 80 tỷ USD. Đây là lần thứ 4, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp doanh nhân này. Đón chào ông Nghiêm Giới Hòa và lãnh đạo các doanh nghiệp Trung Quốc đến tìm kiếm cơ...

Hoa Kỳ bàn giao kỷ vật kháng chiến

Ngày 9/12, Ban Chỉ đạo Quốc gia 515 phối hợp với Đại sứ quán Hoa Kỳ Việt Nam, Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng) tổ chức Lễ bàn giao kỷ vật kháng chiến do Hoa Kỳ cung cấp. Thiếu tướng Đoàn Quang Hòa, Cục trưởng Cục Chính sách (Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam), Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia 515 chủ trì buổi Lễ. Bàn giao kỷ vật của liệt sĩ và cựu chiến binh Việt...

Thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới

Đại diện cho Việt Nam, chuyến công tác kéo dài một tuần (2/12 – 6/12) của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) tại Singapore đã triển khai được nhiều nhiệm vụ quan trọng, thể hiện được sự hội nhập, liên kết chặt chẽ giữa Việt Nam và thế giới. Hội nghị các Tổ chức phái sinh Châu Á 2024 (FIA) – diễn đàn quy tụ những nhân vật và tổ chức hàng đầu trong ngành. Cùng với đó,...

Thương mại nông nghiệp Việt Nam

Đại sứ quán Anh tại Hà Nội vừa công bố Báo cáo Thương mại nông nghiệp Anh – Việt Nam với tiêu đề “Kết nối Vương quốc Anh và Việt Nam trong nông nghiệp, thực phẩm và đồ uống”. Theo báo cáo, một số yếu tố chính tác động mạnh vào mối quan hệ thương mại nông nghiệp giữa hai nước đó chính là nền kinh tế Việt Nam thường được ví như con rồng đang trỗi dậy ở khu...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng đề nghị các tập đoàn Trung Quốc đầu tư cầu Tứ Liên, Ngọc Hồi và đường sắt đô thị

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp 18 doanh nghiệp tập đoàn của Trung Quốc – Ảnh: VGP Đây là những tập đoàn, doanh nghiệp của dòng họ Nghiêm, dòng họ Trang đến từ 11 tỉnh, thành phố của Trung Quốc do ông Nghiêm Giới Hòa dẫn đầu đang thăm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư tại Việt Nam. Ông Nghiêm Giới Hòa là người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương...

Thủ tướng đề nghị tập đoàn xây dựng hàng đầu thế giới tham gia các dự án lớn về hạ tầng giao thông

Ông Nghiêm Giới Hòa là người sáng lập Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương và Tập đoàn xây dựng Tô Thương – những doanh nghiệp thuộc 500 doanh nghiệp lớn nhất toàn cầu. Năm 2023, Tập đoàn Thái Bình Dương đạt doanh thu gần 80 tỷ USD. Đây là lần thứ 4, Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp doanh nhân này. Đón chào ông Nghiêm Giới Hòa và lãnh đạo các doanh nghiệp Trung Quốc đến tìm kiếm cơ...

Hoa Kỳ bàn giao kỷ vật kháng chiến

Ngày 9/12, Ban Chỉ đạo Quốc gia 515 phối hợp với Đại sứ quán Hoa Kỳ Việt Nam, Cục Đối ngoại (Bộ Quốc phòng) tổ chức Lễ bàn giao kỷ vật kháng chiến do Hoa Kỳ cung cấp. Thiếu tướng Đoàn Quang Hòa, Cục trưởng Cục Chính sách (Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam), Chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Quốc gia 515 chủ trì buổi Lễ. Bàn giao kỷ vật của liệt sĩ và cựu chiến binh Việt...

Thị trường giao dịch hàng hóa tại Việt Nam hội nhập sâu rộng với thế giới

Đại diện cho Việt Nam, chuyến công tác kéo dài một tuần (2/12 – 6/12) của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) tại Singapore đã triển khai được nhiều nhiệm vụ quan trọng, thể hiện được sự hội nhập, liên kết chặt chẽ giữa Việt Nam và thế giới. Hội nghị các Tổ chức phái sinh Châu Á 2024 (FIA) – diễn đàn quy tụ những nhân vật và tổ chức hàng đầu trong ngành. Cùng với đó,...

Thương mại nông nghiệp Việt Nam

Đại sứ quán Anh tại Hà Nội vừa công bố Báo cáo Thương mại nông nghiệp Anh – Việt Nam với tiêu đề “Kết nối Vương quốc Anh và Việt Nam trong nông nghiệp, thực phẩm và đồ uống”. Theo báo cáo, một số yếu tố chính tác động mạnh vào mối quan hệ thương mại nông nghiệp giữa hai nước đó chính là nền kinh tế Việt Nam thường được ví như con rồng đang trỗi dậy ở khu...

Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra các nội dung trình kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII

Thường trực HĐND tỉnh: Thông qua kết quả thẩm tra các nội dung trình kỳ họp thứ chín, HĐND tỉnh khóa XVII ...

Vợ chồng chiến tranh lạnh vì ép con luyện viết chữ đẹp đến nửa đêm

Từ đầu năm học mới tới nay, đều đặn mỗi tối, sau khi con hoàn thành các bài tập trên lớp, chị Nguyễn Nhật Hồng (33 tuổi, Thanh Xuân, Hà Nội) lại cùng ngồi để “luyện viết chữ đẹp”.  “Con tập trung viết nắn nót thì chữ khá rõ ràng, nhưng chỉ được vài dòng là lơ đễnh muốn buông bút, hết kêu đau tay lại đến mỏi cổ, mẹ luôn phải ngồi cạnh động viên. Nhiều hôm hai mẹ...

Hồi còi hỏa xa – kỳ 1: Nghề tiếp viên đường sắt “lĩnh” đủ vị đắng cay

Dù đã có hàng chục năm phục vụ ngành đường sắt với hàng trăm chuyến tàu xuôi, ngược nhưng đối với những người phục vụ thì mỗi chuyến tàu là một câu chuyện có cả niềm vui và nỗi buồn. Cùng học tại trường đào tạo nghề đường sắt, làm việc cùng ngành, anh Đinh Như Lưu (47 tuổi, quê Ninh Bình) và chị Trần Thị Vân An (43 tuổi, quê Thái Bình) gặp nhau, lên duyên vợ chồng nhờ...

Giá vàng chiều nay 08/12/2024: Lặng sóng

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu...

Đỉnh lịch sử có được lặp lại?

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu vực miền Bắc –...

Tin nổi bật

Tin mới nhất