Powered by Techcity

Giữ gìn nét đẹp văn hóa lễ hội đền Mẫu

Đền Mẫu, phố Đệ Nhị, nay là phố Trần Hưng Đạo, phường Lê Hồng Phong (thành phố Thái Bình) là một trong những ngôi đền nằm trong hệ thống di tích thờ đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Ngôi đền là một trong những nơi thờ cúng linh thiêng, trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của tỉnh Thái Bình.

Rước kiệu Mẫu tại lễ hội.

Thánh Mẫu Liễu Hạnh là vị thần chủ trong tín ngưỡng thờ Tam, Tứ Phủ của người Việt cổ. Cùng với Thánh Tản Viên, Thánh Gióng, Thánh Chử Đồng Tử, Thánh Mẫu Liễu Hạnh là một trong bốn vị thánh tứ bất tử trong truyền thuyết dân gian, con gái của Vua Cha Ngọc Hoàng Đại Đế. Ngài nổi tiếng với ba lần đầu thai giáng trần vì lòng vị tha mong muốn cứu khổ, độ hóa con dân. Đền Mẫu, phường Lê Hồng Phong thờ Vân Hương tam vị Thánh Mẫu “Liễu Hạnh công chúa tôn thần – Quỳnh cung Duy Tiên phu nhân tôn thần – Quảng cung Quế Anh phu nhân tôn thần”, chính là ba lần hóa thân của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. 

Thánh Mẫu Liễu Hạnh là vị thần có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng thờ Mẫu của nước ta. Hình tượng đức Thánh Mẫu có sức sống bền bỉ và trường tồn trong tâm thức người dân Việt Nam. Ngoài tên Thánh Mẫu Liễu Hạnh ra, người còn được biết đến với tên khác như Mẫu Đệ Nhị Tiên, Thiên Tiên Thánh Mẫu, Mã Hoàng Bồ Tát… Không chỉ được dân gian tôn sùng, mà Mẫu còn được các triều đại phong kiến từ thời nhà hậu Lê đến thời nhà Nguyễn cấp nhiều sắc, tôn phong là “Mẫu nghi thiên hạ – Mẹ của muôn dân”, “Thượng thượng thượng đẳng tối linh, vị bách thần chi thủ”, “Chế Thắng Bảo Hòa Diệu Đại Vương”… Sự tích về Thánh Mẫu Liễu Hạnh gắn liền với 3 lần giáng trần của Mẫu. Chính trong các lần giáng trần này, dân gian lưu truyền nhiều giai thoại về công đức và chiến công của chúa Liễu Hạnh. Từ việc bà ủng hộ tiền bạc để đắp đê ngăn lũ, đến xây dựng cầu cống, mở đường mở sá, cùng biết bao công trình giúp cuộc sống của nhân dân thêm phần thuận tiện khác. Thậm chí, bà còn ra tay làm phép để phù hộ nhân dân đánh đuổi giặc ngoại xâm. Dân gian truyền lại rằng, lần giáng trần thứ ba của bà là vào lúc Trịnh Nguyễn phân tranh, nhân dân lầm than cơ cực. Bà đi khắp nơi để cứu nhân độ thế, trừng trị kẻ ác. Không phải ngẫu nhiên mà nhân dân ta tôn thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh bằng sự ngưỡng vọng sâu sắc, rộng lớn như vậy; sự ngưỡng vọng tôn thờ đó đã trở thành một niềm tin tự giác thấm sâu vào tình cảm, nhận thức của nhân dân hướng tới những giá trị cao đẹp về đạo lý truyền thống của dân tộc ta. 

Tương truyền đền Mẫu, phường Lê Hồng Phong đã hiện diện từ cách đây hàng trăm năm và được xây dựng lại kiên cố vào năm Bảo Đại thứ 2, năm 1926. Ngôi đền chính là đền Mẫu bản tỉnh của tỉnh Thái Bình trong lịch sử. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, đền Mẫu nằm trong khu Trần Phú là khu vực chịu sự tàn phá nặng nề nhất của thành phố Thái Bình do khu vực này có cầu Bo – cây cầu huyết mạch nằm trên quốc lộ 10, nối liền Hải Phòng, Thái Bình với Nam Định và các tỉnh phía Nam, nên đã trở thành trọng điểm đánh phá ác liệt của giặc Mỹ; vì thế, ngôi đền Mẫu cũng bị ảnh hưởng. Tất cả các công trình cổ kính xưa kia chỉ còn giữ lại được bức tắc môn hoành mã là cổng đi vào phía bên tả của ngôi đền. Năm 2019, trên khu đất đền Mẫu cũ, nhân dân thập phương đã góp sức xây dựng lại đền với quy mô bề thế, khang trang. Năm 2020, đền Mẫu được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. 

Ông Lại Mạnh Thắng, Chủ tịch UBND phường Lê Hồng Phong cho biết: Đền Mẫu với lịch sử lâu đời là nơi hội tụ tâm linh của đông đảo người dân thị xã Thái Bình xưa. Ngày nay, đền là địa điểm bảo tồn, gìn giữ các nghi thức thờ cúng trong tín ngưỡng thờ Mẫu theo truyền thống văn hóa dân tộc. Không gian văn hóa thờ Mẫu tại di tích có ý nghĩa quan trọng góp phần tuyên truyền, quảng bá, nâng cao nhận thức và hiểu biết của công chúng về vùng đất Thái Bình qua các thời kỳ lịch sử. Năm 2023 đánh dấu lần đầu tiên lễ hội đền Mẫu được phục dựng và tổ chức sau 50 năm với nhiều nghi thức truyền thống. Năm nay, lễ hội đền Mẫu đã có nhiều hoạt động, nghi thức truyền thống ngoài lễ rước kiệu Mẫu, như lễ cáo yết, chương trình tế lễ, lễ tế quan, chương trình nghệ thuật. Lễ hội có sự tham gia của nhiều đoàn tế, đoàn nghi lễ truyền thống, đoàn trống hội, đoàn múa lân sư rồng, cùng các tăng, ni, Phật tử. 

Đoàn múa lân sư rồng tại lễ hội đền Mẫu năm 2024.

Ông Đoàn Công Nhiên, tổ trưởng tổ bảo vệ di tích đền Mẫu cho biết: Sự tích Thánh Mẫu Liễu Hạnh và việc thờ phụng ngài của nhân dân đất Việt là những trang văn hóa đặc trưng, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, mãi mãi trường tồn với thời gian. Lễ hội năm nay, phường Lê Hồng Phong cùng với nhân dân thập phương tổ chức rước Mẫu vân du sông Trà và các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi thành phố Thái Bình, với mục đích nhớ về cội nguồn, nét đẹp văn hóa từ xa xưa. Đó chính là truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, để con người tự răn dạy, trau dồi đạo đức làm người. 

Bà Hoàng Thị Ngoan, đoàn tế tổ Phật tử đền Mẫu chia sẻ: Chúng tôi tập trung tập luyện để có những bài tế, lời ca điệu múa phục vụ lễ hội, sao cho đúng với ý nghĩa của lễ hội là bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. Lễ hội đền Mẫu, phường Lê Hồng Phong nhằm tôn vinh công đức của tiền nhân trong sự nghiệp giữ nước, bảo vệ nền độc lập dân tộc; đồng thời góp phần phục dựng, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa độc đáo của lễ hội truyền thống; tuyên truyền, quảng bá các giá trị khu di tích, đáp ứng nhu cầu đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân. Đây cũng là một trong những hoạt động thiết thực hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng thị xã, 20 năm xây dựng và phát triển thành phố Thái Bình.

Cô trò Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh thắp hương tại đền Mẫu.

Minh Nguyệt



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng chủ trì họp trực tuyến từ Bắc Giang chỉ đạo ứng phó mưa lũ

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi, động viên nhân dân xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang – Ảnh: TTXVN Các điểm cầu tham gia họp trực tuyến gồm trụ sở Chính phủ, tỉnh, thành phố Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội về ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét đang diễn ra nghiêm trọng. Giải quyết ngay kiến nghị của người dân Bắc Giang Sau khi...

Gia đình văn hóa – Kết nối yêu thương

Gia đình văn hóa - Kết nối yêu thương ...

Xây dựng văn hóa, con người đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước

Ngày 9/6/2014, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Nghị quyết số 33 đề ra mục tiêu xây dựng nền văn hóa và con người phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Một thập...

“Chắp cánh” đam mê nghệ thuật

“Chắp cánh” đam mê nghệ thuật ...

Lễ hội truyền thống Bổng Điền đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội truyền thống Bổng Điền đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ...

Cùng tác giả

Tham quan mô hình canh tác lúa phát thải thấp

Tham quan mô hình canh tác lúa phát thải thấp ...

Ứng phó với lũ, tính mạng người dân là trên hết

Ứng phó với lũ, tính mạng người dân là trên hết ...

Philippines cảnh báo thêm một cơn bão mới hình thành

Trang tin The Rappler hôm nay 11.9 đưa tin áp thấp nhiệt đới bên ngoài Khu vực theo dõi của Philippines (PAR) đã mạnh lên thành bão nhiệt đới khi đi qua gần đảo Guam của Mỹ vào tối 10.9. Cơn bão mới này đã được đặt tên quốc tế là Bebinca. Bão nhiệt đới Bebinca nằm cách Đông Visayas (Philpppines) 2.105 km về phía đông lúc 10 giờ tối 10.9 ảnh: chụp màn hình The Rappler Trong một thông báo được đăng...

Khoảng 1.000 người Công giáo La Mã chào đón Giáo hoàng Francis tại sân bay Singapore

‘Vén màn’ bí kíp truyền thông trong tranh cử ở MỹVới sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức và chất lượng truyền thông trong các chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ đã phát triển đáng kể… Những bí ẩn phủ bóng vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel DurovVụ Pháp bắt giữ Pavel Durov, người được coi là ‘Zuckerberg Nga’ với nhiều quốc tịch khác nhau hôm 24/8 đã thu hút sự chú ý lớn của...

Tăng cường 100 tấn rau củ từ Nam ra phục vụ miền Bắc

Người dân mua tích trữ Theo thông tin mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công tác phòng, chống thiên tai vào 9h00 sáng 11.9, có 30.700 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại (tập trung tại Hải Phòng 2.614ha; Nam Định 509ha; Thái Bình 3.345ha; Hà Nội 4.046ha; Hải Dương 3.000ha; Hoà Bình 6.728ha; Lạng Sơn 1.393ha…). Thực tế, trước tình hình bão lũ hiện tại, giá rau xanh tại các chợ truyền thống...

Cùng chuyên mục

Độc đáo đèn lồng trung thu ở Đông Hưng

Hàng chục năm qua, cứ đến gần tết Trung thu là nhân dân một số xã trên địa bàn huyện Đông Hưng lại cùng nhau “phô diễn tài năng” sáng tạo ra những chiếc đèn lồng khổng lồ với hình dáng độc đáo, rực rỡ sắc màu, có một không hai tại Thái Bình. Ngày 12 - 13/8 âm lịch này, đêm hội trăng rằm với chủ đề “Đèn lồng thắp sáng ước mơ” sẽ được các xã tổ...

Vui giữa trung thu – Báo Thái Bình điện tử

Một năm có biết bao nhiêu lễ tết, lễ hội. Đó là dịp để mọi người được đoàn tụ, nghỉ ngơi, vui chơi, trao cho nhau những tình cảm tốt đẹp. Trong những ngày đặc biệt ấy, trung thu có lẽ là ngày tết mang lại sự giao hòa tuyệt vời nhất giữa thiên nhiên với con người, giữa người lớn với trẻ thơ! ...

Công diễn báo cáo chương trình nghệ thuật “Về miền lúa hát”

Công diễn báo cáo chương trình nghệ thuật “Về miền lúa hát” ...

Gần 200 thành viên tham gia liên hoan CLB âm nhạc toàn tỉnh

Gần 200 thành viên tham gia liên hoan CLB âm nhạc toàn tỉnh ...

Kỳ 4: Để “mạch nguồn” chảy mãi

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), di sản văn hóa ngày càng được quan tâm bảo tồn, phát huy hiệu quả. Thông qua việc được quảng bá sâu rộng, di sản vật thể, phi vật thể trở thành sản phẩm văn hóa - du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách tham quan, tìm hiểu. Qua đó góp phần thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm...

Chùa Vĩnh Gia: Thi đua xây dựng “Chùa cảnh 4 gương mẫu”

Kế thừa và phát huy truyền thống “Hộ quốc an dân” của Phật giáo Việt Nam, các tăng ni, Phật tử chùa Vĩnh Gia, xã Phú Xuân (thành phố Thái Bình) luôn tích cực tham gia phong trào thi đua xây dựng “Chùa cảnh 4 gương mẫu”, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.Tăng ni, Phật tử chùa Vĩnh Gia giữ gìn cảnh quan xanh - sạch - đẹp. ...

Kỳ 3: Sức mạnh cộng đồng xây dựng đời sống văn hóa

Không chỉ là không gian văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, là nơi diễn ra các hoạt động văn nghệ, thể thao, thiết chế văn hóa cơ sở còn là nơi trao truyền, bảo tồn, phát huy hiệu quả di sản. Vì vậy, trong quá trình hoàn thiện tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã có cách làm sáng tạo để tuyên truyền, huy động sự tham gia của...

Kỳ 1: Giữ nếp làng, hồn quê

Trong quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, việc thực hiện bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trong đó có các tiêu chí về văn hóa đã giúp cho đặc trưng văn hóa làng quê qua quá trình bảo tồn hàng nghìn năm lịch sử không những không phai nhạt trong đời sống hiện đại mà còn được tạo động lực và môi trường thuận lợi để phục hồi, phát triển. Bảo tồn lễ hội...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng Công an tỉnh Thái Bình năm 2024

Liên hoan nghệ thuật quần chúng Công an tỉnh Thái Bình năm 2024 ...

Vinh danh các nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ X, năm 2024

Vinh danh các nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ X, năm 2024 ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất