Powered by Techcity

Kiến Xương: Duy trì đà tăng trưởng


Nửa đầu năm 2024, Kiến Xương đạt được những kết quả đáng ghi nhận, nhất là phát triển kinh tế. Đây là cơ sở để huyện hướng tới mục tiêu tăng trưởng cao hơn trong những tháng cuối năm.

Công ty TNHH Sơn Hà tạo việc làm ổn định cho gần 2.000 lao động.

Nông nghiệp – dấu ấn nổi bật 

Sản xuất nông nghiệp tiếp tục là dấu ấn nổi bật của huyện thời gian qua. Ông Đinh Công Mấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: 6 tháng đầu năm, lĩnh vực nông nghiệp tăng trưởng 2,35%. Đạt được kết quả đó là nỗ lực rất lớn của toàn ngành bởi đến nay hầu hết các xã đều tổ chức liên kết sản xuất, góp phần quan trọng thúc đẩy giá trị tăng thêm cho ngành nông nghiệp. Ngay ở vụ xuân vừa qua có 22 HTX tổ chức sản xuất tập trung theo vùng có liên kết bao tiêu sản phẩm với tổng diện tích gần 1.300ha, tăng 89ha, có 1.568ha tích tụ, tăng gần 300ha so với cùng kỳ năm 2023. Các mô hình gia tăng giá trị sản xuất tiếp tục được duy trì và mở rộng thực hiện, cho kết quả khả quan. Điển hình như mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ như lúa rươi, lúa cáy không chỉ có giá bán tăng từ 10 – 15% so với lúa thường, tăng nguồn lợi thủy sản tự nhiên như con rươi, con cáy, con cua trên ruộng lúa mà còn giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tăng độ tơi xốp của đất và cải tạo đất trồng lúa. Ngoài ra, nhiều mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất trong nhà màng, nhà lưới tiếp tục được duy trì, mở rộng ở nhiều địa phương cho hiệu quả kinh tế cao, góp phần tạo sức cạnh tranh cao trên thị trường, nâng cao thu nhập cho người dân.

HTX SXKD DVNN xã Bình Thanh trưng bày và bán các sản phẩm nông nghiệp đặc thù của địa phương. 

Ông Đặng Văn Quang, Giám đốc HTX SXKD DVNN xã Bình Thanh cho biết: HTX tiếp tục duy trì và mở rộng vùng sản xuất lúa giống với Công ty Cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed và các công ty khác với diện tích trên 125ha. Quy hoạch vùng sản xuất lúa hữu cơ kết hợp với khai thác và phát triển nguồn lợi thủy sản tự nhiên 12ha để làm gạo mang thương hiệu gạo chợ Gốc và mắm cáy mang thương hiệu mắm cáy chợ Gốc cung cấp ra thị trường. Kết quả HTX đã liên kết sản xuất, tiêu thụ 625 tấn thóc, thu về cho người dân trên 7 tỷ đồng. Ngoài ra, HTX còn tiêu thụ 20 tấn thóc tươi bán với giá 9.500 đồng/kg và trên 4 tấn cáy trong vùng lúa hữu cơ, giúp người dân đạt lợi nhuận kép trong sản xuất. Hiện tại, sau khi xay xát đóng gói với nhãn hiệu gạo chợ Gốc, HTX đang bán với giá 35.000 đồng/ kg, tăng 15.000 đồng/kg so với gạo thông thường, giá trị gia tăng là trên 1,2 triệu đồng/sào và gia tăng lợi nhuận từ thu hoạch con cáy trong vùng lúa hữu cơ khoảng 2 triệu đồng/sào. Như vậy, giá trị tăng thêm của sản xuất hữu cơ ở Bình Thanh đạt trên 3,2 triệu đồng/sào. 

Công nghiệp duy trì đà tăng trưởng  

Mặc dù còn nhiều khó khăn song 6 tháng đầu năm nay sản xuất công nghiệp của Kiến Xương có chiều hướng phát triển tốt hơn so với cùng kỳ năm 2023. 

Ông Phạm Văn Quảng, Trưởng phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện cho biết: Các doanh nghiệp trên địa bàn đã nỗ lực đẩy mạnh hoạt động sản xuất, kinh doanh để đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa và xuất khẩu. Một số sản phẩm công nghiệp xuất khẩu chủ lực của huyện ổn định và tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, ngành may mặc, da giày sau nhiều tháng liên tục gặp khó khăn đến nay hầu hết các doanh nghiệp đã ký được các đơn hàng đến hết năm 2024, chiếm 40% cơ cấu sản xuất công nghiệp của huyện. Một số doanh nghiệp sau khi tạm dừng sản xuất đã trở lại hoạt động bình thường, ổn định; nhiều doanh nghiệp đã tiếp tục đầu tư với quy mô lớn hơn, nhất là việc đầu tư hệ thống tự động ở các khu vực kỹ thuật và đều tổ chức tăng ca, làm thêm giờ. Đó là những tín hiệu lạc quan trong sản xuất, tạo đà cho công nghiệp phát triển ổn định, bền vững. Các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề tiếp tục duy trì sản xuất ổn định, tích cực tìm kiếm thị trường, mở rộng quy mô sản xuất.

Cùng với đó, Kiến Xương tập trung phát triển các cụm công nghiệp (CCN), đôn đốc các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và thu hút nhà đầu tư thứ cấp. Đến nay đã có 19 nhà đầu tư thứ cấp thuê đất để hoạt động sản xuất, kinh doanh, trong đó 16 nhà đầu tư đã đi vào hoạt động ổn định, tạo việc làm cho gần 10.000 lao động với thu nhập bình quân 7,5 triệu đồng/người/ tháng. Những kết quả trên đã góp phần thúc đẩy giá trị sản xuất ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm đạt gần 2.000 tỷ đồng, tăng 7,02% so với cùng kỳ năm 2023. 

Còn nhiều khó khăn phía trước 

Mặc dù tổng giá trị sản xuất 6 tháng đầu năm Kiến Xương đạt gần 6.320 tỷ đồng, tăng 5,34% so với cùng kỳ năm 2023 song vẫn còn nhiều hạn chế, khó khăn cần khắc phục. Điển hình như trong sản xuất nông nghiệp, là huyện có nhiều mô hình đặc thù, phát huy được lợi thế của địa phương nhưng đến nay vẫn còn 23 xã chưa xây dựng được vùng sản xuất tập trung quy mô lớn từ 50ha trở lên. Đối với mô hình ao bán nổi, các mô hình thực hiện rất hiệu quả song cũng mới chỉ có 3/10 xã đăng ký đã thực hiện; số lượng sản phẩm OCOP còn ít so với tiềm năng và thế mạnh của huyện. Ngoài ra, việc lan tỏa, nhân rộng các mô hình còn hạn chế, việc triển khai áp dụng các cơ chế, chính sách về hỗ trợ tích tụ ruộng đất còn gặp nhiều khó khăn. Lĩnh vực công nghiệp tăng so với cùng kỳ nhưng mới chỉ đạt 33,6% kế hoạch năm 2024. 

Theo ông Phạm Văn Quảng, nguyên nhân của những khó khăn trên là do giá trị các đơn hàng không cao, giảm từ 30 – 40% so với 3 năm về trước. Ngoài ra, lĩnh vực công nghiệp chưa có sự bứt phá bởi còn nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư về địa bàn, nhất là thu hút đầu tư vào các CCN. Điển hình như CCN Bình Minh đã được giao đất từ cuối năm 2023 song đến nay tiến độ triển khai đầu tư hạ tầng còn chậm; CCN Trung Nê, huyện đã quyết liệt giải phóng mặt bằng, bàn giao quỹ đất sạch cho nhà đầu tư hạ tầng song đến nay vẫn chưa thu hút được nhà đầu tư thứ cấp. Như vậy, Kiến Xương có tới 7 CCN song mới chỉ có 3 CCN đã có nhà đầu tư thứ cấp, 4 CCN chưa đi vào hoạt động. Do đó, giá trị sản xuất tăng thêm từ các CCN chưa đạt kỳ vọng đề ra. 

Để thực hiện mục tiêu năm 2024 tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 10,5%, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp, thực hiện tích tụ và liên kết sản xuất, Kiến Xương tập trung phát triển các CCN, nhất là việc đẩy nhanh tiến độ các dự án ở CCN Trung Nê và CCN Bình Minh; tiếp tục bảo tồn, phát triển các làng nghề truyền thống như nghề dệt đũi, chạm bạc, mây tre đan; đẩy mạnh phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 

Lĩnh vực dệt may ở Kiến Xương phát triển ổn định. 

Thu Thủy 





Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/4/205047/kien-xuong-duy-tri-da-tang-truong

Cùng chủ đề

Bảo đảm phát triển kinh tế biển đi đôi với bảo tồn đa dạng sinh học

Bảo đảm phát triển kinh tế biển đi đôi với bảo tồn đa dạng sinh học ...

Tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” trong chương trình nghệ thuật đặc biệt “Màu hoa đỏ”

Tối 6/8, tại Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội, số 165 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội, đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Màu hoa đỏ” lần thứ 17, do Ban Tuyên giáo Trung ương giao Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức.Một tiết mục trong chương trình. (Ảnh: Ban tổ chức) ...

Thông báo tin buồn – Báo Thái Bình điện tử

Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Thái Bình; Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Hưng Hà và gia đình vô cùng thương tiếc kính báo: Đồng chí NGUYỄN VĂN THẶNG Sinh năm 1938 Quê quán: Xã...

Đoàn kết, nhất trí, kiên định mục tiêu, chung sức đồng lòng đưa tỉnh nhà phát triển mạnh mẽ

(Phát biểu của đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tại kỳ họp thứ tám, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026)Đồng chí Ngô Đông Hải, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại kỳ họp Kính thưa Chủ tọa kỳ...

Phát huy dân chủ, đề xuất các giải pháp sát thực, khả thi, tạo sự chuyển biến thực chất và mạnh mẽ hơn, phấn...

(Phát biểu khai mạc kỳ họp thứ tám, HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 của đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh)Đồng chí Nguyễn Tiến Thành, Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh phát biểu khai mạc kỳ họp. Kính thưa đồng chí Bí...

Cùng tác giả

UAE trục xuất hàng loạt người Nigeria nhằm giải quyết các vấn đề pháp lý và nhập cư

‘Vén màn’ bí kíp truyền thông trong tranh cử ở MỹVới sự phát triển của công nghệ thông tin, hình thức và chất lượng truyền thông trong các chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ đã phát triển đáng kể… Những bí ẩn phủ bóng vụ bắt giữ CEO Telegram Pavel DurovVụ Pháp bắt giữ Pavel Durov, người được coi là ‘Zuckerberg Nga’ với nhiều quốc tịch khác nhau hôm 24/8 đã thu hút sự chú ý lớn của...

Đến 7 giờ ngày 12/9, bão số 3 và mưa lũ đã cướp đi sinh mạng của 325 người

Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội bị mất điện, mất liên lạc trên diện rộng: 12 đoạn đường dây 500kV, 36 đường dây 220kV, 173 đường dây 110kV bị sự cố và 5.305 cột điện bị gãy đổ. Các địa phương đang tiếp tục rà soát, thống kê thiệt hại. Về tình hình đê điều, mực nước lũ trên nhiều tuyến sông có đê đã vượt báo động 3, đặc biệt trên sông Thao thuộc tỉnh Yên...

Thái Thụy: Nỗ lực khắc phục thiệt hại, ổn định sản xuất, đời sống

Sau bão số 3, huyện Thái Thụy khẩn trương khắc phục thiệt hại, tạo điều kiện ổn định sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Điện lực Thái Thụy khẩn trương khắc phục sự cố sau bão số 3 Bão số 3 đi qua, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Liên Hà Thái đã ổn định sản...

Lũ trên nhiều sông tiếp tục ở trên mức báo động 3

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, mực nước lúc 1 giờ ngày 12/9, trên sông Thao tại Yên Bái 31,79m, dưới báo động 3 0,21m; tại Phú Thọ 17,42m, dưới báo động 1 0,08m; Trên sông Cầu tại Đáp Cầu 7,62m, trên báo động 3 1,32m; Trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương 7,23m, trên báo động 3 0,93m; Trên sông Lục Nam tại Lục Nam 6,28m, dưới báo động 3 0,02m; Trên sông Lô...

Ngân hàng đi thống kê thiệt hại do bão lũ để cơ cấu nợ, giảm lãi vay cho khách

Ngày 9/9, NHNN có văn bản gửi chủ tịch HĐQT/HĐTV, tổng giám đốc các ngân hàng và giám đốc NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố về việc triển khai các giải pháp hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra. Trao đổi với VietNamNet, một số ngân hàng thương mại cho biết đang tiếp tục cập nhật, tổng hợp các thông tin về thiệt hại của khách hàng. Chưa có ngân hàng...

Cùng chuyên mục

Thái Thụy: Nỗ lực khắc phục thiệt hại, ổn định sản xuất, đời sống

Sau bão số 3, huyện Thái Thụy khẩn trương khắc phục thiệt hại, tạo điều kiện ổn định sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Điện lực Thái Thụy khẩn trương khắc phục sự cố sau bão số 3 Bão số 3 đi qua, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Liên Hà Thái đã ổn định sản...

Tham quan mô hình canh tác lúa phát thải thấp

Tham quan mô hình canh tác lúa phát thải thấp ...

Kiến Xương: Chủ động phòng, chống lũ lụt, sẵn sàng khôi phục sản xuất sau bão

Do ảnh hưởng của bão số 3 kết hợp với mưa lớn, nước lũ dâng nhanh khiến nhiều diện tích lúa, cây màu và diện tích nuôi trồng thủy sản của người dân huyện Kiến Xương bị ảnh hưởng, thiệt hại. Người dân ở các địa phương trong huyện vẫn đang tiếp tục chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh, hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra.Các lực lượng tham gia...

Đông Hưng: Nỗ lực khắc phục thiệt hại, ổn định sản xuất sau bão

Bão số 3 với gió mạnh và mưa lớn khiến nhiều diện tích cây trồng và ao nuôi thủy sản của bà con nông dân trên địa bàn huyện Đông Hưng bị thiệt hại, trong đó nhiều diện tích bắt đầu vào kỳ thu hoạch. Nén nỗi xót xa, bà con nông dân đang nỗ lực khắc phục hậu quả sau bão để ổn định phát triển sản xuất.Để cứu ao cá rô của gia đình, chị Phạm Thị...

Cộng đồng doanh nghiệp Thái Bình: Lấy trí, tài vượt thiên tai

Bão số 3 đã đi qua nhưng để lại những thiệt hại nặng nề về tài sản đối với rất nhiều doanh nghiệp. Bằng tinh thần vượt khó, tự lực cánh sinh, không trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã chủ động khắc phục khó khăn, sớm đưa nhà máy, xí nghiệp trở lại hoạt động.Bão số 3 làm tốc 6.500m2 mái nhà xưởng sản xuất và kho...

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh: Bàn giải pháp giúp doanh nghiệp khắc phục thiệt hại sau bão

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh: Bàn giải pháp giúp doanh nghiệp khắc phục thiệt hại sau bão ...

Thụy Trường: Tập trung khắc phục sản xuất thủy sản sau bão

Thụy Trường: Tập trung khắc phục sản xuất thủy sản sau bão ...

Thái Bình: Huy động tổng lực khắc phục sự cố lưới điện do bão số 3 gây ra

Bão số 3 đổ bộ vào đất liền, tỉnh Thái Bình hứng chịu nhiều thiệt hại nặng nề về tài sản, vật chất, trong đó thiện hại lớn về hạ tầng lưới điện gây mất điện 4 đường dây 110kV; 115 đường dây trung áp bị sự cố; 325.605 khách hàng bị mất điện.Khắc phục sự cố lưới điện trên địa bàn huyện Đông Hưng. ...

Tập trung chăm sóc thủy sản sau bão

Do ảnh hưởng của bão số 3, trên địa bàn tỉnh có mưa vừa, mưa to, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, trong đó có diện tích nuôi trồng thủy sản. Để bảo vệ thủy sản, các ngành, địa phương đã chỉ đạo nông dân triển khai nhiều biện pháp. Hộ dân xã Nam Cường (Tiền Hải) sử dụng hóa chất xử lý môi trường nước nuôi trồng thủy sản sau bão số 3. ...

Kiểm tra, động viên các doanh nghiệp khắc phục thiệt hại, ổn định sản xuất sau bão số 3

Kiểm tra, động viên các doanh nghiệp khắc phục thiệt hại, ổn định sản xuất sau bão số 3 ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất