Powered by Techcity

Tài năng sáo trúc Lưu Thùy Dương: Mong muốn bảo tồn âm nhạc dân tộc


Từng có giai đoạn quyết định gác lại việc học để lao động kiếm sống nhưng tình yêu, niềm đam mê nhạc cụ dân tộc đã thôi thúc Lưu Thùy Dương hiện đang là học sinh năm thứ 2, Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật tỉnh quyết định vượt qua khó khăn theo đuổi con đường nghệ thuật. 2 năm gắn bó với sáo trúc cùng nhiều thành tích ở bộ môn này đã khiến em tin tưởng vào lựa chọn của bản thân và kiên định mong muốn góp phần bảo tồn, lan tỏa vẻ đẹp nhạc cụ dân tộc, đặc biệt tới thế hệ trẻ.

Lưu Thùy Dương hòa tấu cùng dàn nhạc của trường trong một chương trình nghệ thuật.

Hành trình gian nan đến với nghệ thuật

Sau giải quán quân tại cuộc thi Tài năng nghệ thuật trẻ tỉnh Thái Bình vào tháng 4/2024, Lưu Thùy Dương nỗ lực tập luyện, tham gia cùng dàn nhạc dân tộc của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật tỉnh biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật truyền thống tại các địa phương và trường học trên địa bàn tỉnh. Không chỉ hòa tấu cùng dàn nhạc, em còn có những tiết mục độc tấu sáo trúc. Con đường đến với nghệ thuật của bản thân nhiều gian nan, vất vả nên Thùy Dương mong muốn thông qua những chương trình biểu diễn của mình có thể góp phần “truyền lửa” nhiệt huyết cho những bạn trẻ có cùng đam mê.

Về bước đường khởi đầu đến với âm nhạc, Dương chia sẻ: Đó là khoảng thời gian em đã tạm dừng việc học sau khi tốt nghiệp THCS, sau 1 ngày làm việc vất vả, em vô tình đi xem chương trình ca nhạc ở quê và bị thu hút bởi dàn nhạc, đặc biệt là tiếng sáo trúc khiến em cảm thấy tâm hồn mình bình yên, bao nhiêu lo toan như tan biến. Sau đó nhiều ngày, em vẫn không thôi nghĩ về tiếng sáo, về những âm thanh trầm bổng, du dương và quyết định tìm hiểu loại nhạc cụ này. Càng đọc thông tin và xem video về sáo trúc em càng cảm thấy hứng thú. Dần dần qua thời gian tìm hiểu, em tham gia vào một số nhóm trên trang mạng xã hội để được những thành viên lâu năm chia sẻ về cách sử dụng nhạc cụ. Em nghĩ đây có lẽ sẽ là sở thích giúp mình thư giãn sau giờ lao động, trong khi việc tự học rất khó nên em đã quyết định tìm nơi dạy về sáo trúc để được hướng dẫn tập luyện, thỏa mãn đam mê. Từ quê ở Hưng Hà lên thành phố Thái Bình với mong muốn học nghệ thuật ngoài giờ đi làm, em được các thầy cô tại Trung tâm Thanh thiếu niên tỉnh định hướng theo học hệ trung cấp tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật tỉnh để hoàn thành chương trình THPT song hành được đào tạo chuyên sâu năng khiếu nhạc cụ dân tộc. Thời điểm đó, Trường cũng đang trong giai đoạn tuyển sinh nên em làm hồ sơ, đăng ký thử sức mình và may mắn đã trúng tuyển.

Lưu Thùy Dương trong giờ luyện tập cùng dàn nhạc dân tộc Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật tỉnh.

Hạnh phúc khi được tin tưởng

Không nhận được sự đồng thuận, hỗ trợ từ bố mẹ trên bước đường nghệ thuật, Thùy Dương vẫn luôn bền bỉ, nỗ lực theo đuổi đam mê. Đến nay, khi đã “gặt hái” một số thành công bước đầu trên con đường này, em cảm thấy may mắn đã được đào tạo chuyên nghiệp bởi sau thời gian ngắn chơi sáo trúc theo cách nghiệp dư, khi được thầy cô dạy bảo, em mới nhận ra quá trình tự tìm hiểu, mình mắc không ít lỗi sai cơ bản mà nếu qua thời gian dài có thể trở thành thói quen khó sửa.

Năm 2022, sau học kỳ đầu tiên theo học sáo trúc, Dương được các thầy cô khuyến khích đăng ký tham gia, thử sức tại cuộc thi Em yêu làn điệu dân ca do Trung tâm Thanh thiếu niên tỉnh tổ chức. Với sự hỗ trợ, định hướng của thầy cô, sự động viên, cổ vũ của bạn bè, giải ba đạt được tại cuộc thi này giúp em thêm tin tưởng vào lựa chọn của bản thân, đồng thời trở thành động lực để em quyết tâm chinh phục đam mê ở cuộc thi Tài năng nghệ thuật trẻ tỉnh Thái Bình lần thứ IV năm 2024. Lần này, hành trang đến với cuộc thi của Dương đã dày dặn hơn bởi bản lĩnh sân khấu em được tôi luyện qua nhiều chương trình nghệ thuật tham gia cùng dàn nhạc dân tộc của trường. 

Về phần thi đạt giải nhất của em, nhạc sĩ Nguyễn Quang Long, ban giám khảo cuộc thi chia sẻ: Lưu Thùy Dương qua phần biểu diễn đã dẫn dắt cảm xúc người nghe theo thế giới nội tâm mà em dành vào tiếng sáo trúc, đó là điều vô cùng cần thiết của người nghệ sĩ khi đứng trên sân khấu.

Đồng thời, em cũng nhận được lời khuyên từ ban giám khảo về việc tiếp tục phát huy tài năng của bản thân, học tập, nghiên cứu chuyên sâu hơn về bộ môn sáo trúc sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật tỉnh. Tự nhận thành công đã đạt được là áp lực, đồng thời cũng là động lực khiến cho bản thân ngày càng phải học tập, lao động nghiêm túc hơn, Lưu Thùy Dương cho biết khó khăn trên bước đường nghệ thuật ngày càng giúp em thêm kiên định mong muốn góp phần bảo lưu giá trị truyền thống tốt đẹp của âm nhạc dân tộc.

Bà Hoàng Thị Thu Hiền, Phó Hiệu trưởng phụ trách Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật tỉnh

Nhà trường đặc biệt chú trọng tìm kiếm, đào tạo tài năng trẻ trong tất cả các lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, đặc biệt đối với nghệ thuật truyền thống. Với chiến lược đó, nhà trường đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao cơ sở vật chất để học sinh được tạo điều kiện học tập, thực hành nghề tốt nhất ngay từ trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó, với học sinh tham gia các cuộc thi, ngoài việc có cơ chế động viên kịp thời để các em có thêm động lực phát huy tối đa khả năng của bản thân, đồng thời phân công cán bộ, giảng viên trực tiếp hướng dẫn, trao đổi, định hướng chuyên môn để học sinh có thể phát huy kiến thức, kinh nghiệm đã được học tập, rèn luyện.

Thầy giáo Cao Quang Huy, giảng viên Khoa Nhạc cụ truyền thống

Em Lưu Thùy Dương có niềm đam mê nghệ thuật, đặc biệt đối với sáo trúc. Ngay từ năm đầu vào trường, em đã chịu khó rèn luyện, nhanh chóng tiếp thu kiến thức âm nhạc, chăm chỉ tập luyện chuyên môn. Qua các cuộc thi, ước mơ ngày càng cháy bỏng hơn, em đã chịu khó rèn luyện kỹ năng, phát triển phong cách biểu diễn và truyền tải được nhạc cảm của mình vào những tác phẩm âm nhạc. Biết được hoàn cảnh gia đình và điều kiện học tập nhiều thiệt thòi của em, thầy cô nhà trường không chỉ tạo điều kiện tốt nhất cho em được luyện tập, theo đuổi đam mê mà còn thường xuyên động viên, mong em kiên định với ước mơ của bản thân mình.

Tú Anh





Nguồn: https://baothaibinh.com.vn/tin-tuc/19/204560/tai-nang-sao-truc-luu-thuy-duong-mong-muon-bao-ton-am-nhac-dan-toc

Cùng chủ đề

Hội Người mù tỉnh: Khai mạc ngày hội thể thao và âm nhạc lần thứ II

Hội Người mù tỉnh: Khai mạc ngày hội thể thao và âm nhạc lần thứ II ...

Âm nhạc Thái Bình: Đồng hành cùng sự phát triển của quê hương

“Anh đến quê em một chiều nắng ấm / Khúc hát quê hương ru dài theo sóng / Thái Bình ơi Thái Bình/ Ai đặt tên cho đất Thái Bình tự bao giờ…”. Ra đời đã lâu, được nhiều ca sĩ nổi tiếng thể hiện nhưng cho tới nay, những lời ca dạt dào tình cảm trong ca khúc “Nắng ấm quê hương” vẫn luôn được yêu mến qua giọng ca của NSND Đình Chiểu – NSND Huyền Phin....

Lễ hội âm nhạc Thai Binh Homecoming

Lễ hội âm nhạc Thai Binh Homecoming ...

Cùng tác giả

Đồng chí Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau bão số...

Sáng ngày 8/9, đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai (PCTT) và Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) tỉnh kiểm tra, chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 tại huyện Thái Thụy.Đồng chí Nguyễn Khắc Thận, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tình hình tàu cá neo đậu tại cảng cá Tân Sơn (Thái Thụy). ...

Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3

NDO – Sáng 8/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc đồng chủ trì Hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương....

(Trực tiếp) Sau ngày đêm bão số 3 càn quét khủng khiếp: Các tỉnh miền Bắc ngổn ngang chưa từng thấy

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online vào sáng sớm nay 8-9, sau khi bão số 3 quét qua vào tối, đêm qua, nhiều khu vực ở Hà Đông, Hoài Đức (Hà Nội) rất nhiều cây xanh gãy, bật gốc, cột đèn, biển quảng cáo đổ ngổn ngang. Video đường phố ở Hà Nội tan hoang do ảnh hưởng của bão số 3 gió giật cấp 12 Cây xanh đổ đè làm hư hỏng nặng một ô tô ở khu vực...

Việt Nam tiếp tục là ‘miền đất hứa’ của FDI

Dòng vốn ngoại đến từ Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc… Theo Cục Đầu tư nước ngoài (ĐTNN, Bộ KH-ĐT), 8 tháng năm 2024, cả nước thu hút vốn FDI được hơn 20,52 tỉ USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, số dự án đầu tư mới và số dự án đăng ký mở rộng đầu tư đều tăng mạnh so cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, số lượng dự án FDI mới được cấp giấy...

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Liên bang Nga vì hòa bình và phát triển

Diễn ra trong bối cảnh năm 2024, Việt Nam và Liên bang Nga kỷ niệm 30 năm ký kết Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị và hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2025, chuyến thăm là dấu mốc quan trọng, góp phần nâng tầm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga, đồng thời là bước tiếp nối truyền thống...

Cùng chuyên mục

Công diễn báo cáo chương trình nghệ thuật “Về miền lúa hát”

Công diễn báo cáo chương trình nghệ thuật “Về miền lúa hát” ...

Gần 200 thành viên tham gia liên hoan CLB âm nhạc toàn tỉnh

Gần 200 thành viên tham gia liên hoan CLB âm nhạc toàn tỉnh ...

Kỳ 4: Để “mạch nguồn” chảy mãi

Trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), di sản văn hóa ngày càng được quan tâm bảo tồn, phát huy hiệu quả. Thông qua việc được quảng bá sâu rộng, di sản vật thể, phi vật thể trở thành sản phẩm văn hóa - du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách tham quan, tìm hiểu. Qua đó góp phần thực hiện mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX, nhiệm...

Chùa Vĩnh Gia: Thi đua xây dựng “Chùa cảnh 4 gương mẫu”

Kế thừa và phát huy truyền thống “Hộ quốc an dân” của Phật giáo Việt Nam, các tăng ni, Phật tử chùa Vĩnh Gia, xã Phú Xuân (thành phố Thái Bình) luôn tích cực tham gia phong trào thi đua xây dựng “Chùa cảnh 4 gương mẫu”, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của địa phương.Tăng ni, Phật tử chùa Vĩnh Gia giữ gìn cảnh quan xanh - sạch - đẹp. ...

Kỳ 3: Sức mạnh cộng đồng xây dựng đời sống văn hóa

Không chỉ là không gian văn hóa, sinh hoạt cộng đồng, là nơi diễn ra các hoạt động văn nghệ, thể thao, thiết chế văn hóa cơ sở còn là nơi trao truyền, bảo tồn, phát huy hiệu quả di sản. Vì vậy, trong quá trình hoàn thiện tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đã có cách làm sáng tạo để tuyên truyền, huy động sự tham gia của...

Kỳ 1: Giữ nếp làng, hồn quê

Trong quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, việc thực hiện bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trong đó có các tiêu chí về văn hóa đã giúp cho đặc trưng văn hóa làng quê qua quá trình bảo tồn hàng nghìn năm lịch sử không những không phai nhạt trong đời sống hiện đại mà còn được tạo động lực và môi trường thuận lợi để phục hồi, phát triển. Bảo tồn lễ hội...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng Công an tỉnh Thái Bình năm 2024

Liên hoan nghệ thuật quần chúng Công an tỉnh Thái Bình năm 2024 ...

Vinh danh các nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ X, năm 2024

Vinh danh các nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ X, năm 2024 ...

Tiếp nối truyền thống “Uống nước nhớ nguồn” trong chương trình nghệ thuật đặc biệt “Màu hoa đỏ”

Tối 6/8, tại Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội, số 165 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội, đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Màu hoa đỏ” lần thứ 17, do Ban Tuyên giáo Trung ương giao Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức.Một tiết mục trong chương trình. (Ảnh: Ban tổ chức) ...

Việt Thuận: Chú trọng nâng cao đời sống tinh thần cho người dân

Phát huy truyền thống của vùng quê giàu truyền thống văn hóa, xã Việt Thuận (Vũ Thư) đã quan tâm chăm lo đời sống văn hóa tinh thần cho người dân bằng những chương trình, hoạt động ý nghĩa. Phong trào thi đua diễn ra sôi nổi trên địa bàn xã đã trở thành điểm nhấn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.CLB chèo xã Việt Thuận hoạt động sôi nổi góp phần...

Tin nổi bật

Tin mới nhất