Powered by Techcity

Ai về nghe giọng làng tôi

Nhắc đến đất Vĩnh Thịnh (Vĩnh Lộc) là nhắc đến một thứ thổ ngữ vô cùng độc đáo với cách phát âm đặc sắc. Chính vì thế, “đi đâu thì đi, nhưng về đến cổng làng là phải nói tiếng làng mình”, ông Lưu Văn Bình, Trưởng ban văn hóa làng Sanh, xã Vĩnh Thịnh nói với chúng tôi.

Ai về nghe giọng làng tôiĐình làng Sanh là nơi bà con thường đến bàn công việc của làng, trò chuyện, tâm tình với nhau.

Từ mảnh đất văn hóa

Theo tài liệu “Lịch sử Đảng bộ xã Vĩnh Thịnh (1930-2015)” (NXB Thanh Hóa, 2015): Lớp cư dân Vĩnh Thịnh hiện nay bắt nguồn từ Kẻ Lừ, Kẻ Kẹm ở khu vực núi Lừ, núi Kẹm, núi Bầu có cách đây trên dưới 2.000 năm. Thuở ấy, làng được lập nên bên ven sườn núi, dọc chân núi có hón Bầu chảy qua theo hướng từ Bắc xuống Nam, tạo ra cảnh quan sơn thủy hữu tình. Trải rộng quanh làng quê ấy là những cánh đồng rộng, nước sâu do sông Mã đổ vào, có độ dốc thoai thoải từ Tây xuống phía Đông tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân vừa khai thác tiềm năng trên núi như săn bắn, hái lượm, đồng thời đánh bắt thủy sản như tôm cá, cua, ốc… Những điều kiện ấy đã giúp đời sống cư dân phát triển. Sau này cư dân ở đây cũng đã khai phá đất đai trồng trọt và chăn nuôi, kết hợp với nguồn lâm thổ sản của rừng núi, nguồn thủy sản ở đồng chiêm trũng nên đời sống về kinh tế, văn hóa của dân làng phát triển, trong đó phát triển mạnh nhất là Kẻ Kẹm. Từ đó, Kẻ Kẹm cùng với Kẻ Lừ, làng Mòi lập thành xã Khắc Kiệm. Điều này đã được Lưu Công Đạo biên soạn trong sách “Thanh Hóa tỉnh, Vĩnh Lộc huyện chí”. Tương truyền, xã Khắc Kiệm xưa kia có một cái khe làm thành hồ thủy… chảy vòng hợp ở phía trước, dân cư vì thế mà thịnh vượng.

Cũng vì dân khang vật thịnh, địa linh nhân kiệt, sinh ra nhiều các bậc Thám hoa, Tiến sĩ mà nhân đó đổi thành xã Phú Thịnh. Sau những biến thiên, cư dân xã Phú Thịnh di cư về núi Hến lập nên Ngư Võng Phường khoảng giữa thế kỷ thứ XV. Vùng đất mới Ngư Võng Phường dồi dào về nguồn thủy sản, lại có nhiều đất đai bằng phẳng và phì nhiêu, cư dân ở đây không những làm nghề đánh bắt thủy sản mà còn khai phá đất hoang để trồng lúa và hoa màu. Do siêng năng cần cù, chăm chỉ làm ăn nên đời sống của người dân Ngư Võng Phường ngày một khấm khá, dân số ngày một tăng nhanh.

Ngư Võng Phường dần dần trở thành khu dân cư đông đúc, nên đã mở rộng địa bàn theo những xuộng (ngõ) dọc hai bên sông Kinh Xuyên, sau gọi là Kênh Thủy, rồi đổi là Bản Thủy. Tên xã Vĩnh Thịnh ra đời từ năm 1950, với 4 làng: Đoài, Trung, Đông và Sanh (còn gọi là San).

Đến đặc sắc giọng Vĩnh Thịnh

“Đến nay chưa có một nghiên cứu nào, một tư liệu nào ghi chép cụ thể về việc hình thành “tiếng Vĩnh Thịnh”. Các ông bà trong làng thì cho rằng, chính cái khe nước làm thành hồ thủy từ xã Khắc Kiệm xưa ảnh hưởng đến giọng nói, cách phát âm của cư dân”, bà Trần Thị Thuyết một người dân ở làng Sanh cho biết.

Dẫn chúng tôi đi từ đình làng vòng sang giếng làng, ông Lưu Văn Bình nói: Làng Sanh hiện có 680 hộ/2.250 nhân khẩu. Trong những năm gần đây, đời sống của bà con khá tốt. Đa số người trẻ đi công ty, làm đá mỹ nghệ và xây dựng; nông nghiệp là nghề chính nhưng nguồn thu lại là phụ, chủ yếu bà con giữ đất và lấy hạt lúa ăn. Thu nhập bình quân đầu người ở đây khá cao, trên 70 triệu đồng/người/năm. Số lượng bà con đi làm ăn xa không ít, nhưng cứ về đến đầu làng là phải nói tiếng làng mình.

Điều đặc biệt là trong khi rất nhiều đồng bào dân tộc đang dần ít sử dụng tiếng nói của chính dân tộc mình, thì ở Vĩnh Thịnh, sống kề cạnh cộng đồng dân cư hoàn toàn nói tiếng phổ thông, song từ trong bụng mẹ đến khi sinh ra, không cần ai dạy bảo phải nói thế này, thế kia, cứ thế cùng lúc họ nói tiếng phổ thông và tiếng làng mình.

“Nhiều người lập nghiệp ở rất xa, có khi dăm bảy năm mới về nhà, ấy thế nhưng về đây mà không nói tiếng địa phương là dân làng, hàng xóm không ưng đâu. Thậm chí còn dè bỉu: Mới có đi nấy mà đã bỏ tiếng cha ông. Còn ai đi xa lâu năm về vẫn giữ được tiếng nói thì được các ông các bà quý lắm”, bà Trần Thị Thuyết nói.

Nói thêm về nguồn nước, chị Nguyễn Thị Huyền cho biết: “Nếu có cố mà học thì cũng chỉ nói lơ lớ, phát âm không chuẩn như người dân bản địa. Trường hợp của tôi là ví dụ. Mẹ tôi là người gốc Vĩnh Thịnh, sinh tôi ra là ở Minh Tân. Nghe mọi người nói, tôi hiểu hết, nhưng khi nói thì lơ lớ, không thuận tai, nghe là biết không phải người Vĩnh Thịnh”. Chị Huyền còn chia sẻ thêm: Mới đầu nghe sẽ khó vì phát âm nhanh, nhưng nghe quen thì thấy giọng điệu, ngữ điệu mềm mại, dễ thấm, dễ thu hút, cứ như muốn nghe mãi. Có lẽ vì thế mà dân Vĩnh Thịnh hát khá hay, phát âm chuẩn tiếng phổ thông, học tiếng Anh nhanh. Giọng quê mà không quê chút nào là thế”.

Trong một nghiên cứu “Giọng Vĩnh Thịnh trên báo chí và sự thật từ tư liệu”, tác giả Andrea Hoa Pham đã chỉ ra rằng cần phân biệt “từ địa phương” và “phát âm địa phương”. Bà khẳng định: Phát âm mới là cái phân loại giọng địa phương. Đồng thời bà chỉ ra những nét độc đáo trong giọng Vĩnh Thịnh mà dường như chưa thấy đâu nhắc, là nguyên âm ơ phát âm thành o (ví dụ thờ thành “tho”, mỡ thành “mỏ”, trời thành “tròi”), và các phụ âm viết bằng “ph” trong chữ Quốc ngữ được người Vĩnh Thịnh nói thành một phụ âm xát, môi-môi, vô thanh, không có trong chữ Quốc ngữ. Ngoài ra, trong giọng Vĩnh Thịnh, thanh sắc thường “mất dấu” nghe như thanh ngang hoặc huyền: số tám nghe như sô tam, khế như khê, lá như là, máy như mày. Thanh nặng nghe như thanh ngang, ví dụ mạ thành ma, chợ thành cho, mặt nạ nghe như mặt na. Thanh ngã nhập với thanh hỏi thành thanh hỏi, giống như trong giọng Thanh Hóa nói chung. Ngoài ra, bà cũng cho biết một lý do để nghi ngờ giọng Vĩnh Thịnh không phải là “tiếng Việt” là có thể giọng nói này ảnh hưởng từ cộng đồng cư dân nào đó nói một thứ tiếng không có thanh điệu, bởi Thanh Hóa là vùng đất có 7 tộc người sinh sống.

Rõ ràng, đã có những nghiên cứu nhỏ về tiếng nói Vĩnh Thịnh, nhưng để khẳng định về nguồn gốc và sự hình thành thì đến nay vẫn là những mơ hồ, phỏng đoán.

Sách “Lịch sử Đảng bộ xã Vĩnh Thịnh” cũng đã trích một đoạn hội thoại của người mẹ sai bảo đứa con gái: “Té, chặn vô lày phẳn đặn trách cá lậy không thiêng mọ đi đá, xoong đẩn lả vô cấy chá”. Con gái phụng phịu vì mải chơi, nói lại “rầy rẩy cấy, té đẳng bắt con bà bịm”. Người mẹ liền quát nạt con “Hooc không chìu hooc, mằn không mằn, răng mi đi bắt bà bịm mải rứa? Không lày phẳn đặn trách cá lậy, thiêng mọ đi lày chi hốc?”.

Dịch theo tiếng phổ thông là: Người mẹ sai bảo đứa con gái: “Bé, chạy vào lấy vung đậy nồi cá kho lại, kẻo chuột mò vào ăn mất đấy, xong rồi gài củi vào bếp lửa cái nhé”. Đứa con gái đang mải chơi, nên phụng phịu nói lại: “Từ từ chút, con đang bắt con chuồn chuồn”. Người mẹ quát nạt con “học không chịu học, làm không làm, sao mày đi bắt con chuồn chuồn mãi thế? Không lấy vung đậy nồi cá lại, chuột ăn mất, lấy gì mà ăn?”.

Không chỉ được sử dụng trong đời sống hằng ngày, mà ngay tại các cuộc họp thôn làng, tiếng Vĩnh Thịnh cũng được sử dụng như tiếng phổ thông. Vì thế, “cuộc họp nào mà phải nói tiếng phổ thông là nhiều người thấy ngại”, ông Lưu Văn Bình cho biết.

Ông Nguyễn Văn Cần, Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Thịnh khẳng định: “Là một miền quê có bề dày lịch sử và truyền thống yêu nước. Trải qua hàng ngàn năm lao động, sáng tạo, xây dựng và phát triển đã hun đúc nên một vùng đất Vĩnh Thịnh với những giá trị văn hóa giàu bản sắc. Chúng tôi tự hào cụm di tích quốc gia chùa Hoa Long, đền thờ Trần Khát Chân, là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn. Nhưng chúng tôi còn tự hào hơn bởi ai về… nghe giọng làng tôi đều thấy lạ và đáng yêu”.

Bài và ảnh: CHI ANH

Nguồn

Cùng chủ đề

Lũ sông Bưởi lại lên, chính quyền dùng thuyền cứu trợ bà con bị ngập nhà cửa

Nhiều xã trên địa bàn huyện Thạch Thành đã tổ chức tiếp nhận hàng hóa, nhu yếu phẩm và cấp phát cứu trợ người dân có nhà bị ngập lụt.Lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh trao hàng cứu trợ người dân khu phố Ngọc Bồ, thị trấn Kim Tân.Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện Thạch Thành, do mưa lớn kéo dài và nước từ thượng nguồn đổ...

TP Thanh Hóa và các huyện Quảng Xương, Cẩm Thủy phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Công văn số 113/MTTQ-BTT của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa, chiều 11/9 TP Thanh Hóa và các huyện Quảng Xương, Cẩm Thủy đã phát động quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.Bí Thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa Lê Anh Xuân tham gia ủng hộ.* Tại TP Thanh...

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập; triển khai phương tiện, kể cả trực thăng, hỗ trợ người dân

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu triển khai lực lượng, phương tiện (kể cả máy bay trực thăng) tiếp cận bằng được để hỗ trợ vận chuyển lương thực, thực phẩm cho người dân; bảo đảm an toàn đê điều, hồ đập, phát hiện, xử lý kịp thời các sự cố ngay từ giờ đầu.Thủ tướng Phạm Minh Chính đi thị sát tình hình, kiểm tra, chỉ đạo công tác ứng phó mưa lũ, thiên tai,...

TP Thanh Hóa triển khai kế hoạch tổ chức đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở nhiệm kỳ 2025-2030

Sáng 10/9, Thành ủy TP Thanh Hóa tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức đại hội đảng bộ, chi bộ cơ sở và đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2025-2030.Toàn cảnh hội nghị.Các đồng chí: Lê Anh Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa; Trần Anh Chung, Tỉnh ủy viên, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố...

Nhiều cách làm hay trong phát triển doanh nghiệp

Xác định vai trò quan trọng của công tác phát triển doanh nghiệp cũng như xem doanh nghiệp là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thời gian qua huyện Thường Xuân đã triển khai và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc giúp doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh.Công nhân Công ty TNHH South Fame Garments Limited (thị trấn Thường Xuân) trong ca...

Cùng tác giả

Lũ sông Bưởi lại lên, chính quyền dùng thuyền cứu trợ bà con bị ngập nhà cửa

Nhiều xã trên địa bàn huyện Thạch Thành đã tổ chức tiếp nhận hàng hóa, nhu yếu phẩm và cấp phát cứu trợ người dân có nhà bị ngập lụt.Lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh trao hàng cứu trợ người dân khu phố Ngọc Bồ, thị trấn Kim Tân.Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện Thạch Thành, do mưa lớn kéo dài và nước từ thượng nguồn đổ...

Công điện báo động I trên sông Yên

Hồi 10 giờ ngày 12/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (BCH PCTT, TKCN & PTDS) tỉnh Thanh Hóa đã phát đi Công điện số 15 để báo động I trên sông Yên.Mực nước sông Yên đoạn qua xã Quảng Hợp (Quảng Xương) đang dâng cao.Theo đó, hồi 10 giờ ngày 12/9, mực nước trên sông Yên tại Trạm Thủy văn Chuối (Nông Cống) đạt 1,47m, dưới mức báo...

Nước lũ trên sông cầu Chày chuẩn bị lên mức báo động I

Hồi 10 giờ ngày 12/9, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự (BCH PCTT, TKCN & PTDS) tỉnh Thanh Hóa đã phát đi Công điện số 14, phát lệnh báo động I trên sông Cầu Chày.Lũ trên sông cầu Chày đoạn qua huyện Thọ Xuân đang lên nhanh.Theo đó, hồi 9 giờ cùng ngày, mực nước trên sông Cầu Chày tại trạm Thủy văn Xuân Vinh (Thọ Xuân) đạt 7,77m,...

(Trực tiếp) 2 trực thăng cất cánh đưa hàng cứu trợ tới Cao Bằng

Hiện trường vụ sạt lở. Sáng 12/9, UBND xã Cuối Hạ, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ sạt lở đất, vùi lấp nhà dân ở xóm Má Mư khiến 2 người chết, 1 người bị thương. Nạn nhân sống sót là cháu D.N.T.Đ. (SN 2018), được cứu ra an toàn từ trong căn nhà bị sập đổ, vùi lấp. Anh D.V.N. (SN 1984) và chị N.T.H. (SN 1994), cùng trú xã Quang Tiến,...

Khe co giãn đường bộ cầu Hàm Rồng bị bong bật bản cao su chưa xác định được nguyên nhân

Vào lúc 16h00 ngày 11/9 khe co giãn số 2 phía thượng, mố nam (phía phải đường sắt) phần đường bộ cầu Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) bị bong bật bản cao su chưa xác định được nguyên nhân.Hiện tại trạng thái công trình chưa có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn chạy tàu, tuy nhiên gây ảnh hưởng đến việc lưu thông bình thường của phương tiện giao thông đường bộ khi qua khe co giãn trên.Do...

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy liên kết du lịch giữa Thanh Hóa với các tỉnh của Thái Lan

Chiều 11/9, tại TP Thanh Hóa, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh đã tổ chức tọa đàm đánh giá sản phẩm du lịch, kết nối tour, tuyến du lịch tỉnh Thanh Hoá năm 2024.Toàn cảnh buổi tọa đàm.Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Hiệp hội Du lịch Thái Lan, Hiệp hội Du...

Đoàn famtrip Thái Lan khảo sát các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Ngày 10/9, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh đã đón đoàn famtrip Thái Lan đến khảo sát các khu, điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn tỉnh.Đoàn famtrip chụp ảnh lưu niệm tại Khu Di tích lịch sử Lam Kinh.Đoàn famtrip gồm hơn 60 doanh nghiệp lữ hành và cơ quan truyền thông Thái Lan. Cùng tham gia còn có đại diện một số doanh nghiệp lữ hành tiêu biểu các tỉnh...

UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Sáng ngày 10/9/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 để khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra. Toàn cảnh buổi quyên góp, ủng hộ. Tham dự buổi quyên góp, ủng hộ có các đồng chí: Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí...

Tiềm năng du lịch dưới cánh rừng ngập mặn

Những năm qua, cánh rừng ngập mặn, rừng phi lao phòng hộ luôn đóng vai trò ngăn sóng, giữ cát bảo vệ cuộc sống của hàng ngàn hộ dân ven biển; đồng thời là nơi trú ngụ của vô số loài thủy hải sản. Không những thế, nơi đây còn có tiềm năng để xây dựng mô hình du lịch sinh thái hấp dẫn.Không gian yên bình ở rừng ngập mặn Đa Lộc.“Điều hòa nhiệt độ” ngoài trờiCó một...

Hành trình du lịch mùa thu

Khép lại một mùa hè rực rỡ, du lịch Thanh Hóa đã sẵn sàng chào đón du khách đến khám phá hành trình du lịch mùa thu - đông. Đến nay, nhiều chương trình kích cầu du lịch hấp dẫn đã được các doanh nghiệp du lịch triển khai và tung ra thị trường, bước đầu thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.Chương trình du lịch “Thu sang sắc vàng dẫn lối” của Vietravel với nhiều...

Chỉ 100.000 đồng “thả ga” vui chơi tại Công viên nước Sun World Sầm Sơn

Điểm đến vui chơi giải trí thu hút hàng nghìn lượt du khách trải nghiệm mỗi ngày tại Thanh Hóa - Công viên nước Sun World Sầm Sơn tung ưu đãi dịp cuối hè đầu thu, với mức giá chưa từng có.Tri ân du khách dịp kết thúc mùa du lịch hè sôi động, Công viên nước Sun World Sầm Sơn mang đến mức ưu đãi giá vé chưa từng có cho toàn bộ du khách. Cụ thể từ...

Số hóa “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước

Với tinh thần tuổi trẻ tiên phong chuyển đổi số, các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã tích cực thực hiện số hóa các di tích lịch sử cách mạng, xây dựng bản đồ số địa chỉ đỏ. Qua đó, giúp Nhân dân và du khách hiểu hơn về ý nghĩa, giá trị của các địa chỉ đỏ trên địa bàn. Đồng thời giáo dục truyền thống, khơi dậy niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước trong...

Du lịch Thanh Hóa để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho du khách trong kỳ nghỉ lễ 2/9

Không nằm ngoài dự đoán, du lịch Thanh Hóa tiếp tục là “điểm sáng” trên bản đồ du lịch cả nước, thu hút gần 396 nghìn lượt khách trong 4 ngày nghỉ lễ (31/8 - 3/9). Điều đáng mừng hơn cả chính là các sản phẩm, điểm đến, dịch vụ du lịch trong kỳ nghỉ lễ này tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh được đông đảo du khách đón nhận và đánh giá cao về...

Các trọng điểm du lịch Thanh Hóa đồng loạt đón lượng khách khủng trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Trong kỳ nghỉ lễ 2/9 (từ 31/8 - 3/9), các khu, điểm du lịch biển, sinh thái cộng đồng và văn hóa lịch sử - tâm linh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đồng loạt đón lượng khách lớn. Trong đó, TP Sầm Sơn dẫn đầu toàn tỉnh với gần 200.000 lượt khách.TP Sầm Sơn tiếp tục là điểm đến dẫn đầu lượng khách toàn tỉnh trong kỳ nghỉ lễ.Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du...

Miền đất của dân ca đặc sắc, đa sắc màu

Vĩnh Lộc là miền đất của dân ca, dân vũ phong phú và đa sắc màu. Sông Mã chảy qua nhiều địa phương của tỉnh Thanh đổ về biển cả, nhưng lời ca, tiếng hò gắn với dòng sông chở nặng phù sa của nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ không phải địa phương nào nơi dòng sông đi qua cũng được đắp bồi, lắng đọng.Hò rước nước trong lễ hội làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng.Dòng Mã...

Tin nổi bật

Tin mới nhất