Powered by Techcity

Đảm bảo nguồn cung vật liệu xây dựng


Sau Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 17/4/2023 của UBND tỉnh về việc thực hiện phương án đảm bảo nguồn vật liệu xây dựng (VLXD) thông thường phục vụ thi công các dự án, công trình trên địa bàn tỉnh, Sở Xây dựng đã chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp, giải quyết nhu cầu vật liệu cho các công trình xây dựng.

Đảm bảo nguồn cung vật liệu xây dựngSản lượng cát xây dựng được dự báo sẽ thiếu hụt so với nhu cầu xây dựng trong những năm tới.

Cụ thể, Sở Xây dựng đã tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh bổ sung kịp thời các mỏ khoáng sản làm VLXD thông thường vào quy hoạch khoáng sản được phê duyệt và tích hợp toàn bộ vào Quy hoạch tỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 27/2/2023. Trong đó, có 187 mỏ, với trữ lượng khoảng 652 triệu m3 đá làm VLXD thông thường, 156 mỏ đất san lấp, trữ lượng khoảng 183 triệu m3 và 124 mỏ cát xây dựng với trữ lượng khoảng 18 triệu m3.

Trên cơ sở đó, từ năm 2023 đến đầu tháng 6/2024, Sở Tài nguyên và Môi trường đã đấu giá thành 69 mỏ cát, đá, đất làm VLXD thông thường, gồm 29 mỏ đất san lấp, 35 mỏ đá xây dựng, 4 mỏ cát và 1 mỏ đất sét làm nguyên liệu sản xuất gạch tuynel. UBND cấp huyện cũng đã thẩm định, chấp thuận 51 phương án cải tạo để tận thu đất san lấp khoảng 2,7 triệu m3 đất… Cùng với số mỏ được cấp phép đang tiến hành khai thác, đã góp phần tích cực giải quyết tình trạng khan hiếm, thiếu hụt VLXD trong thời gian qua.

Theo đánh giá của Sở Xây dựng, tính đến tháng 5/2024, tổng trữ lượng đá VLXD thông thường đã cấp phép còn lại khoảng 174 triệu m3 với công suất khai thác như hiện tại thì sản lượng từ nay đến năm 2030 sẽ có khoảng 91 triệu m3, trong khi nhu cầu được dự báo chỉ khoảng 35,77 triệu m3. Như vậy, nguồn cung đá làm VLXD thông thường đáp ứng được nhu cầu. Phần còn lại có thể cung cấp vật liệu để sản xuất cát nghiền thay thế một phần cát bê tông và vữa.

Tuy nhiên, nguồn cát xây dựng và đất, cát san lấp thì không mấy khả quan. Bởi hiện tại, trữ lượng theo quy hoạch mới đạt khoảng 18 triệu m3 trong khi nhu cầu đến năm 2030 được dự báo khoảng 26,01 triệu m3, vẫn còn thiếu khoảng 8,01 triệu m3. Kể cả tính trên thực tế, với trữ lượng cấp phép khai thác còn lại và bổ sung thêm từ nguồn cát nghiền nhân tạo thì tổng công suất đạt khoảng 2 triệu m3/năm, sản lượng khai thác đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh chỉ đạt khoảng 14 triệu m3. So với nhu cầu khoảng 26,01 triệu m3, thì nguồn cát xây dựng sẽ còn thiếu khoảng 12,01 triệu m3. Đó còn chưa kể nhu cầu đầu tư xây dựng các công trình quốc gia trên địa bàn tỉnh và nhu cầu xây dựng nhà dân còn đang rất lớn.

Và thực tế thiếu nguồn cát xây dựng đã xảy ra đối với địa bàn huyện Mường Lát. Theo Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Mường Lát Hà Văn Tế, trên địa bàn huyện đã được tỉnh quy hoạch 6 điểm mỏ khai thác cát, gồm 3 điểm trên sông Mã và 3 điểm trên suối Xim. Tuy nhiên, từ năm 2021 trở lại đây, huyện Mường Lát không có mỏ cát nào còn hạn cấp phép khai thác. Mặc dù được tỉnh cho phép tận thu ở một số vị trí, nhưng sản lượng cát vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng trên địa bàn. Buộc các nhà thầu phải mua cát từ các huyện lân cận và tỉnh Hòa Bình với giá cao do cung đường vận chuyển dài.

Cũng theo Sở Xây dựng, tổng trữ lượng quy hoạch có khoảng 183 triệu m3 vật liệu san lấp công trình, trong khi nhu cầu đến năm 2030 khoảng 233,63 triệu m3, còn chưa kể nhu cầu công trình quốc gia trên địa bàn tỉnh. Ông Nguyễn Hữu Đức, Phó trưởng Phòng VLXD, Sở Xây dựng Thanh Hóa cho biết: “Trước tình hình dự báo sản lượng cát xây dựng và đất san lấp thiếu hụt, Sở Xây dựng đã tham mưu cho UBND tỉnh xem xét bổ sung quy hoạch, chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cấp phép mới, đấu giá quyền khai thác các mỏ đất san lấp. Đồng thời đề nghị các đơn vị trúng đấu giá tăng công suất khai thác để đảm bảo nguồn cung VLXD cát xây dựng, đất, cát san lấp”.

Tuy nhiên, ngoài sự nỗ lực của các cấp chính quyền và ngành chức năng, thực trạng này cũng đang đặt ra vấn đề sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn VLXD từ chính các chủ đầu tư công trình, dự án, nhất là cát xây dựng, đất cát san lấp. Bởi hiện nay các chủ đầu tư là các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, ban quản lý dự án đầu tư xây dựng cấp huyện là chủ đầu tư đồng thời của nhiều dự án. Trong số này thì có dự án cần mua đất, cát, đá; có dự án lại phải đào đất, phá đá thừa đổ thải. Nếu các chủ đầu tư nghiên cứu chuyển tận thu từ nguồn VLXD phải đổ thải nếu đủ điều kiện để phục vụ san lấp công trình cần sử dụng thì không những tiết kiệm tài nguyên mà còn tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư xây dựng công trình.

Cùng với đó, các chủ đầu tư cần nghiên cứu các quy định của pháp luật để lập hồ sơ mời thầu, lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng đảm bảo ràng buộc trách nhiệm trong việc cung cấp vật liệu để thi công xây dựng công trình đúng tiến độ, có chế tài xử lý cụ thể khi nhà thầu vi phạm hợp đồng do chậm tiến độ. Cương quyết xử lý, xử phạt đối với các nhà thầu thi công vi phạm hợp đồng xây dựng với lý do thiếu VLXD…

Bài và ảnh: Đỗ Đức



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/dam-bao-nguon-cung-vat-lieu-xay-dung-221313.htm

Cùng chủ đề

Cát nhân tạo vẫn khó tiếp cận thị trường

Trong điều kiện nguồn cát tự nhiên làm vật liệu xây dựng đang ngày càng giảm và được dự báo sẽ thiếu hụt trong tương lai gần thì cát nhân tạo (cát nghiền) được xem là một trong những giải pháp thay thế. Tuy nhiên từ nhiều lý do khác nhau, đến nay việc tiêu thụ loại vật liệu này mới chỉ dừng ở mức độ nội bộ doanh nghiệp.Cát nhân tạo hoàn toàn có thể thay thế được...

Xứng đáng với niềm tin của cử tri

Giải quyết kịp thời những vấn đề cử tri kiến nghị, phản ánh là nhiệm vụ trọng tâm được HÐND TP Thanh Hóa tập trung thực hiện sau mỗi lần tiếp xúc cử tri. Qua đó đã tạo dựng được niềm tin nơi cử tri với đại biểu HĐND các cấp cũng như chính quyền địa phương.Hội nghị tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ 11, HĐND phường Điện Biên (TP Thanh Hóa).Trước Kỳ họp thứ 12, HĐND...

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm tại các huyện Cẩm Thủy và Vĩnh Lộc

Ngày 10/9, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm giai đoạn 2020-2023” tại các huyện Cẩm Thủy và Vĩnh Lộc.Cùng tham gia đoàn giám sát có các ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Văn hóa - Xã...

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm tại huyện Cẩm Thủy và Vĩnh Lộc

Ngày 10/9, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa do đồng chí Mai Văn Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về việc làm giai đoạn 2020-2023” tại huyện Cẩm Thủy và Vĩnh Lộc.Cùng tham gia đoàn giám sát có các ĐBQH thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa; đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Văn hóa - Xã hội...

Hà Trung phát triển sản phẩm OCOP

Thời gian qua, huyện Hà Trung chú trọng xây dựng các sản phẩm OCOP nhằm đẩy mạnh phát triển các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn theo hướng phát huy nội lực, tạo ra sản phẩm hàng hóa có thương hiệu, gia tăng giá trị sản phẩm gắn với Chương trình Mục tiêu quốc gia XDNTM, góp phần nâng cao đời sống Nhân dân.Khách hàng trong và ngoài tỉnh tin dùng các sản phẩm đạt OCOP của Công...

Cùng tác giả

Làng cổ Đông Sơn – nơi tiếng thở của thời gian rất khẽ

Tựa vào núi Rồng, làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa) ẩn mình dưới những bóng cây xanh. Đây là ngôi làng nổi tiếng khi lưu giữ những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể gắn với nền văn hóa Đông Sơn.Ngôi nhà cổ hiếm hoi còn nguyên vẹn tại làng cổ Đông Sơn, phường Hàm Rồng (TP Thanh Hóa).Nhân - Nghĩa - Trí - DũngĐộ chính thu, chúng tôi tìm về làng cổ...

Ủy ban MTTQ tỉnh tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Ngày 16/9, lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh đã tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 của các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.Lãnh đạo huyện Thiệu Hóa trao 1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.Lãnh đạo huyện Yên Định trao 1 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.Lãnh đạo Công ty CP Cấp nước Thanh...

Các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp ủng hộ đồng bào vùng lũ

Hưởng ứng thư kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, ngày 16/9 các địa phương, đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra.* Tại Ủy ban MTTQ tỉnh, huyện Yên Định đã trao 1 tỷ đồng ủng hộ (lần 1) đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.Ủy ban MTTQ tỉnh tiếp nhận 1 tỷ đồng huyện...

Lễ đón nhận và an táng hài cốt liệt sỹ Đỗ Hồng Luyện

Sáng 16/9, xã Trường Lâm (thị xã Nghi Sơn) tổ chức lễ đón nhận và an táng hài cốt liệt sỹ Đỗ Hồng Luyện về an nghỉ tại Nghĩa trang Liệt sỹ thị xã Nghi Sơn.Hài cốt liệt sỹ Đỗ Hồng Luyện được đưa về an táng tại Nghĩa trang liệt sỹ thị xã Nghi Sơn.Liệt sỹ Đỗ Hồng Luyện, sinh ngày 1/1/1957 tại thôn Xuân Tiến, xã Hòa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Đến năm 1970...

Bão đổ bộ vào đất liền dự báo tăng, nguy cơ mưa lũ dồn dập ở Trung Bộ

Từ tháng 10 – 12/2024, bão, áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông có khả năng xuất hiện cao hơn trung bình nhiều năm (4 – 5 cơn/năm). Số cơn bão đổ bộ vào đất liền có thể cao hơn so với trung bình nhiều năm (1,9 cơn/năm); tập trung nhiều ở khu vực Trung Bộ và các tỉnh phía Nam; đề phòng khả năng bão, áp thấp nhiệt đới hình thành ngay trên khu vực Biển...

Cùng chuyên mục

Cát nhân tạo vẫn khó tiếp cận thị trường

Trong điều kiện nguồn cát tự nhiên làm vật liệu xây dựng đang ngày càng giảm và được dự báo sẽ thiếu hụt trong tương lai gần thì cát nhân tạo (cát nghiền) được xem là một trong những giải pháp thay thế. Tuy nhiên từ nhiều lý do khác nhau, đến nay việc tiêu thụ loại vật liệu này mới chỉ dừng ở mức độ nội bộ doanh nghiệp.Cát nhân tạo hoàn toàn có thể thay thế được...

Khởi công dự án Cụm công nghiệp Thọ Minh

Sáng 16/9, Công ty CP Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thọ Xuân tổ chức lễ khởi công dự án Cụm công nghiệp (CCN) Thọ Minh.Các đại biểu dự buổi lễ.Dự án CCN Thọ Minh được Chủ tịch UBND tỉnh thành lập và phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật tại Quyết định số 1832/QĐ-UBND ngày 02/6/2017 và giao cho Công ty CP Đầu tư...

Ngành vật liệu xây dựng chưa hết khó

Nằm trong mắt xích cuối của chuỗi giá trị bất động sản - ngành vật liệu xây dựng (VLXD) có mối liên quan mật thiết đến các ngành tại mắt xích trên. Do vậy, khi tình hình bất động sản bắt đầu trầm lắng từ cuối năm 2022 kéo dài đến nay, thì nhu cầu xây dựng cũng lâm vào hoàn cảnh tương tự, gây khó khăn cho các đơn vị sản xuất, kinh doanh trong ngành VLXD.Dây chuyền...

Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm Tết Trung thu

Trong dịp Tết Trung thu năm 2024, UBND TP Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch, chỉ đạo tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành triển khai kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm (ATTP) của các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn, nhất là các cơ sở sản xuất, kinh doanh bánh Trung thu, bánh kẹo, nước giải khát, thực phẩm truyền...

Kỳ vọng hiện diện những khu công nghiệp đa ngành, chất lượng cao

Ngoài những khu công nghiệp (KCN) hiện đại gắn với các dự án đầu tư trực tiếp tại Khu Kinh tế Nghi Sơn (KKTNS), “bức tranh” KCN tỉnh Thanh Hóa đang dần lộ diện những “gương mặt” mới. Với quy hoạch đồng bộ và định hướng thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao, kỳ vọng thời gian tới Thanh Hóa sẽ hình thành những trung tâm công nghiệp xanh, hiện đại, gắn liền với những sản phẩm...

Chợ truyền thống “thay áo mới” sau chuyển đổi

Với 16 chợ truyền thống đang hoạt động, huyện Hậu Lộc đã chuyển đổi được một số chợ từ mô hình ban quản lý chợ sang doanh nghiệp quản lý, kinh doanh, khai thác. Các chợ sau chuyển đổi như được khoác trên mình “chiếc áo mới”. Ngoài hạ tầng thương mại được đầu tư, chỉnh trang sạch đẹp, các chợ còn phát huy hiệu quả hoạt động buôn bán và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm...

Nguồn vốn vay TCVM “nâng đỡ” kinh tế hộ thu nhập thấp

Nhằm mục đích thu hẹp khoảng cách, từng bước lấp đầy khoảng trống ấy, thông qua hình thức vay vốn “không yêu cầu thế chấp tài sản”, Tổ chức tài chính vi mô (TCVM) nói chung, TCVM Thanh Hóa đã khơi lên niềm hy vọng, động lực, “phao cứu sinh” cho hộ nghèo, thu nhập thấp - những người ít có cơ hội được tiếp cận với các dịch vụ tài chính truyền thống. Tổ chức TCVM Thanh Hóa...

Quyết tâm trở thành trung tâm thương mại mua sắm lớn cấp vùng

Phấn đấu đến năm 2030, TP Thanh Hóa đặt mục tiêu trở thành trung tâm giao thương hàng hóa, mua sắm lớn giữa các khu vực Bắc bộ, Bắc Trung bộ, một phần khu vực Tây Bắc và Đông Bắc Lào. Ngay từ bây giờ, thành phố đang tập trung nguồn lực để đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ có thế mạnh, góp phần xây dựng TP Thanh Hóa năng động, hội nhập...Siêu thị Co.op Mart...

Giảm lệ phí trước bạ với ô tô, rơ moóc sản xuất trong nước từ 1/9 đến hết  30/11/2024 

Nhằm tiếp tục tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh và kích cầu tiêu dùng trong nước; ngày 29/8/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 109/2024/NĐ-CP về mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước. Như vậy, cùng với Nghị định số 65/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 của Chính phủ về...

Bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất công nghiệp

Trên địa bàn tỉnh hiện có gần 1.000 cơ sở sản xuất công nghiệp, đa phần hoạt động tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh. Các cơ sở sản xuất công nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tuy nhiên cũng có những tác động...

Tin nổi bật

Tin mới nhất