Powered by Techcity

Khu di tích lịch sử Lam Kinh

Về Lam Kinh những ngày gần kề lễ hội, du khách sẽ được khám phá vẻ đẹp của di sản ở độ cuối thu. Đó là vẻ đẹp vừa trầm mặc, vừa man mác của đất trời mùa thu. Trong không gian thoang thoảng nhang trầm, khói hương là tiếng chiêng lanh lảnh vang vọng lại từ những tòa Thái miếu, sẽ mang đến cho con người cảm giác vừa thư thái, vừa an yên đến lạ…

Khu di tích lịch sử Lam Kinh - điểm đến tâm linh “níu chân” du khách (Bài 2): Những bảo vật quốc gia vô giáBảo vật quốc gia bia Vĩnh Lăng. Ảnh: Trường Giang

Sau khi dâng hương Chính điện, các tòa Thái miếu, các lăng mộ, du khách nên ghé thăm 5 bảo vật quốc gia đang được lưu giữ tại Lam Kinh, gồm: bia Vĩnh Lăng (bia Lê Thái tổ), bia Chiêu Lăng (bia Lê Thánh tông), bia Khôn Nguyên Chí Đức (bia Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao), bia Dụ Lăng (bia Lê Hiến tông) và bia Kính Lăng (bia vua Lê Túc tông). Những bảo vật quốc gia này không chỉ là minh chứng sống động về một thời kỳ vàng son trong quá khứ của khu di tích; mà còn khẳng định cho những giá trị bất biến, trường tồn của toàn bộ khu miếu điện Lam Kinh trong tiến trình lịch sử, cũng như trong kho tàng văn hóa dân tộc Việt Nam. Ở mỗi bảo vật lại ẩn chứa để kể cho hậu thế một câu chuyện lịch sử thú vị…

Trong số 5 bảo vật, bia Vĩnh Lăng luôn có một vị trí hết sức đặc biệt và vô cùng quan trọng. Bia được dựng tháng 10-1433, nằm cách lăng mộ vua Lê Thái tổ chừng 300m. Nhà che bia Vĩnh Lăng nổi bật bởi kiến trúc bằng gỗ lim, vì kèo theo lối chồng rường 2 tầng mái và 16 hàng chân cột bằng cả sải tay người ôm. Công trình này được phục dựng lại trên nền móng và chân tảng cũ từ những năm 60 của thế kỷ XX, để che công trình chính là tấm bia đá lớn bên dưới. Bia Vĩnh Lăng có màu xám xanh, được làm bằng đá trầm tích nguyên khối. Bia hình chữ nhật, đặt trên lưng rùa. Đầu bia khắc “Lưỡng long chầu nguyệt”, chân bia khắc những vân sóng nước tựa hình người đang ngồi niệm Phật, dường như mang ẩn ý về sự an nhiên, tĩnh tại và trường cửu.

Bia Vĩnh Lăng được dựng tháng 10 năm 1433 (Thuận Thiên năm thứ 6, Quý Sửu). Mặt trước được khắc khoảng 750 chữ Hán, được xem là “bản tổng kết thu nhỏ, nguyên bản” về cuộc đời và sự nghiệp của vua Lê Thái tổ – người đặt nền móng dựng nên cơ đồ nhà hậu Lê trải qua mấy trăm năm lịch sử. Văn bia do quan Vinh Lộc đại phu nhập nội hành khiển tri tam quán sự Nguyễn Trãi vâng soạn, được nhiều học giả đánh giá cao bởi lối văn biền ngẫu khí thế. Bia Vĩnh Lăng mang đầy đủ các giá trị cả về mặt nghệ thuật lẫn nội hàm (văn bia) nên được xem là “một pho tư liệu quý” về nghệ thuật trang trí, điêu khắc thời Lê sơ đã đạt đến trình độ cao của sự tinh tế, tỉ mỉ, vừa mềm mại vừa chắc khỏe khoắn.

Đánh giá về vẻ đẹp và giá trị của bảo vật quốc gia này, có tác giả đã viết: Bia Vĩnh Lăng là hồn khí, là trái tim, là não bộ của điện miếu Lam Kinh. Là pho sử liệu sống động, là tác phẩm nghệ thuật có giá trị lịch sử, văn hóa to lớn trong kho tàng di sản văn hóa nước Việt. Đá trầm tích, lăng mộ cũng là độ sâu trầm tích của tư duy sáng tạo, của bề dày văn hóa. Dựng bia đặt trước mộ chí như thể là bức bình phong che chắn mọi điều bất lợi hoàn toàn là nét mới mang tính phá cách của triều Lê sơ mà các triều đại trước không hề có!

Cùng với bia Vĩnh Lăng, bảo vật quốc gia Đại Việt Lam Sơn Chiêu Lăng bi (bia Lê Thánh tông), cũng là tấm bia rất giàu giá trị và được cho là đã đánh dấu bước phát triển lên tầm cao mới của nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc và văn hóa Việt thời Lê sơ. Bia được dựng vào mùa xuân năm Mậu Ngọ, niên hiệu cảnh Thống thứ nhất (1498) đời vua Lê Hiến tông. Bia Chiêu Lăng được làm bằng đá nguyên khối, màu xanh đen, nhẵn mịn. Bia cao 2,76m, rộng 1,9m, dày 0,28m được đặt trên lưng rùa.

Bia hình chữ nhật, trán bia hình vòng cung, mặt trước trán bia khắc nổi ba hình rồng; chính giữa là một hình rồng lớn, cuộn tròn, mặt hướng ra ngoài; hai bên khắc hai rồng thân hình mập, uốn khúc bay lượn, mặt hướng chầu vào rồng lớn ở giữa. Xung quanh diềm bia có hai đường chỉ nổi, chạy song song với nhau nối từ đỉnh bia xuống đế bia, tạo thành hình chữ nhật ôm trọn toàn bộ chữ Hán. Giữa hai đường chỉ nổi mỗi bên trang trí 6 hình rồng, thân uốn cong nhiều đoạn (rồng yên ngựa), miệng há to phun ra các đao lửa đang trong tư thế vờn lên. Phần diềm phía dưới bia trang trí tương xứng 6 rồng, mỗi bên 3 con nối nhau chầu vào, đầu chạm hình những đao lửa, đuôi uốn lượn tạo hình tam sơn. Hai bên hông bia, mỗi bên khắc một rồng lớn, rồng yên ngựa, đầu rồng chạm hoa văn hình đao lửa, đuôi giống đuôi cá chuối, tư thế vút cao, dưới đuôi rồng trang trí hoa văn hình tam sơn và sóng nước, trên tam sơn là vân mây…

Cùng với hoa văn nổi bật, giá trị của bia Chiêu Lăng còn thể hiện ở văn bia được khắc công phu, nhằm ghi tạc công lao to lớn, vĩ đại của một trong những vị minh quân, đã đưa nền quân chủ phát triển lên đỉnh cao rực rỡ nhất. Bia khắc chữ Hán cả hai mặt. Mặt trước tên bia viết theo lối chữ Triện, gồm 7 chữ “Đại Việt Lam Sơn Chiêu Lăng Bi” (nghĩa là Bia Chiêu Lăng ở Lam Sơn nước Đại Việt). Toàn văn bia khắc kiểu chữ Khải chân, mặt trước có 58 dòng với hơn 3.000 chữ, ghi về thân thế, sự nghiệp của vua Lê Thánh tông. Bề tôi vâng mệnh soạn văn bia là các Hàn lâm viện: Thân Nhân Trung, chức Quang kiến đại phu, Hàn lâm viện thừa chỉ, Đông các Đại học sĩ kiêm Quốc Tử giám Tế tửu, Chính trị khanh; Đàm Văn Lễ, chức Thượng thư bộ Lễ, Gia hạnh đại phu kiêm Đông các Đại học sĩ, khuông mỹ doãn; Lưu Hưng Hiếu, chức Đạt tin đại phu, Đông các Đại học sĩ, tu thiện thiểu doãn.

Văn bia có đoạn ngợi ca công đức vua Lê Thánh tông: “Vua tuy không có ý ở ngôi cao, nhưng bởi cơ nghiệp tổ tông là trọng, vả lại thần liêu đều suy tôn nên lên nối ngôi. Đại xá thiên hạ, đổi niên hiệu là Quang Thuận, dâng tôn hiệu cho Nhân tông, đặt huy hiệu cho Tuyên Từ Hoàng thái hậu, Đào Biểu tử tiết thì đặc ban khen thưởng; Đắc Ninh theo phản nghịch thì giết bỏ để nghiêm trị. Phàm chính lệnh phiền nhiễu đều cách đổi; hình pháp hà khắc thì loại trừ, nhằm sửa đổi nền nếp trong dân, chấn chỉnh kỷ cương triều đình. Tiếp đó xem xét luật pháp, ngôi vua yên ổn. Thi hành tam đức để thuận nhân tâm, coi trọng việc học để hưng văn thơ, đề cao nho học, kính trọng đại thần, khảo xét điển chế cổ để xây dựng kế lâu dài cho nền thống trị. Đối với thưởng phạt thì giữ chữ tín mà chuẩn mực. Đối với hiệu lệnh thì nghiêm khắc mà rõ ràng. Kính trời thì lấy cơ hành làm đầu, cần dân thì cốt nông tang là không chuộng trân kỳ, không thích xa xỉ. Biết phong tục là gốc chủa chính hóa thì dùng đức nhân hậu nhường nhịn để dạy bảo. Biết quan lại là nguồn của trị loạn thì lấy đức thanh liêm, sự răn đe để rèn. Hết mức hiếu kính để phụng thờ mẫu hậu mà mãi đến được niềm vui của sự yên ổn. Dùng ân nghĩa để chế ngự tộc thuộc mà diệt hết được mầm mống của thói kiêu xỉ, đều rành rành trong tai mắt mọi người. Vậy mà vẫn còn biết bao chi tiết điều mục khúc triết tinh vi nữa khó có thể kể hết ra được! Chỉ trong mấy năm, xã hội đạt đến bình yên sung túc, ngày một giàu mạnh”.

Nếu bia Vĩnh Lăng được xem là cái gạch nối giữa thời trước và thời sau; nghĩa là điểm mở đầu cho giai đoạn phát triển mới của nền nghệ thuật điêu khắc, có sự kế thừa tinh hoa của nền điêu khắc Lý – Trần và truyền thống nghệ thuật dân gian. Đến bia Chiêu Lăng đã tiến tới định hình một phong cách nghệ thuật mới hoàn chỉnh: nghệ thuật thời Lê sơ. Với ý nghĩa và giá trị đó mà khi đánh giá về bảo vật này, nhiều nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng, bia Chiêu Lăng với những đặc trưng tiêu biểu, là hiện vật độc bản mang tính độc đáo, có thể đại diện cho phong cách nghệ thuật của một giai đoạn mới phát triển rực rỡ nhất. Đó là một pho sử liệu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật trang trí, điêu khắc đá thời Lê sơ.

Ngoài 2 bảo vật kể trên thì 3 tấm bia còn lại gồm bia Khôn Nguyên Chí Đức, bia Dụ Lăng và bia Kính Lăng cũng là những bảo vật vô giá, rất đáng để du khách tìm hiểu, khám phá khi về với Lam Kinh. Bởi, không chỉ độc đáo và tinh tế về hình dáng, chất liệu hay hoa văn trang trí; mà các bảo vật này còn có giá trị đặc biệt liên quan đến các nhân vật có ảnh hưởng đến lịch sử dân tộc. Và tựu chung lại, các bảo vật đều truyền tải một hay nhiều thông điệp ý nghĩa, đậm tính nhân văn về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật và đều hướng đến các giá trị chân – thiện – mỹ!

Trường Giang

Bài 3: Lam Kinh và những câu chuyện ly kỳ.

Nguồn

Cùng chủ đề

Các điểm du lịch tâm linh thu hút khách trong kỳ nghỉ lễ

Trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh năm nay nhiều di tích trong tỉnh đã thu hút nhiều du khách đến tham quan, chiêm bái.Người dân và du khách tham quan, chiêm bái tại Di tích lịch sử Lam Kinh trong dịp nghỉ lễ Quốc khánh.Về xứ Thanh trong những ngày thu tháng 9, chắc hẳn Di tích lịch sử Lam Kinh (Thọ Xuân) sẽ là một trong những điểm đến hấp dẫn và ý nghĩa. Trong tiết trời trong...

“Tân đô” nghỉ dưỡng LAMORI

Nếu nói Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh đã chứng minh cho một giai đoạn hoàng kim trong lịch sử, thì thế hệ kế tiếp cần phải tiếp nối kế thừa và phát huy. Đó là một Việt Nam ngày càng giàu đẹp, một mảnh đất thân thương cần phải “trưởng thành”, Thọ Xuân đang mang đến một màu sắc năng động của tiến trình đổi mới.Sông núi Lam Kinh nuôi tâm thức - Hào khí...

Nâng tầm giá trị lịch sử Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh

Nếu Thành Nhà Hồ là kinh đô - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự của nước ta dưới triều Hồ, thì Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh là một vùng đất thiêng, là nơi an nghỉ vĩnh hằng của các vị liệt tổ, liệt tông, hoàng đế, hoàng hậu nhà Lê, cũng chính là “kinh đô tưởng niệm” - nơi hậu thế ngưỡng vọng, tri ân công đức tiền nhân....

Dấu xưa kinh thành Vạn Lại

Nếu như Lam Kinh là “kinh đô tâm linh” của các vị vua nhà Lê thì trước đó Vạn Lại là phên dậu của hương Lam Sơn, nơi tập trung nhân tài vật lực phục vụ cho cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi và sau này lại là “kinh thành kháng chiến” trong sự nghiệp Trung hưng nhà Lê.Cặp giếng Mắt Rồng còn sót lại ở kinh thành Vạn Lại - Yên Trường.Lợi thế của Vạn Lại...

“Nàng công chúa” chốn Lam Kinh

Như một “nàng công chúa kiêu kỳ” duyên dáng nằm ẩn mình trên những ngọn đồi cao. Vẻ đẹp vượt dòng thời gian của LAMORI Resort & Spa lấy cảm hứng văn hóa trống đồng Đông Sơn, nơi tinh hoa lắng đọng hòa quyện trong mọi không gian, giao thoa giữa phong cách truyền thống và hiện đại, tạo nên vẻ quyến rũ rất riêng, một nét đẹp không nhuốm màu thời gian.Tuyệt tác lay động cảm xúc.Không ồn...

Cùng tác giả

Tiêm phòng vắc-xin cho gia súc, gia cầm đợt 2

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết những tháng cuối năm khiến nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên đàn vật nuôi có nguy cơ phát sinh cao, để duy trì hoạt động sản xuất, cung ứng thực phẩm từ động vật cho thị trường những tháng cuối năm, từ ngày 1/9 các địa phương trên địa bàn tỉnh đã đồng loạt triển khai thực hiện tiêm phòng đợt 2/2024.Cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y...

Thúc đẩy liên kết du lịch giữa Thanh Hóa với các tỉnh của Thái Lan

Chiều 11/9, tại TP Thanh Hóa, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh đã tổ chức tọa đàm đánh giá sản phẩm du lịch, kết nối tour, tuyến du lịch tỉnh Thanh Hoá năm 2024.Toàn cảnh buổi tọa đàm.Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Hiệp hội Du lịch Thái Lan, Hiệp hội Du...

Quảng Bình: Đảm bảo chất lượng và vượt tiến độ điều tra thực trạng kinh tế – xã hội 53 DTTS

Quảng Bình là tỉnh có hai dân tộc chính là Chứt và Bru-Vân Kiều sinh sống. Đồng bào các DTTS ở Quảng Bình sống tập trung ở các huyện Tuyên Hóa, Minh Hóa, Lệ Thủy và huyện Bố Trạch. Trong đợt điều tra thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội 53 DTTS năm 2024, Quảng Bình đã tiến hành ở 107 với 7.041 hộ ở 18 xã. Trong đó, 21 địa bàn điều tra toàn...

TP Thanh Hóa và các huyện Quảng Xương, Cẩm Thủy phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Hưởng ứng lời kêu gọi của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Công văn số 113/MTTQ-BTT của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Thanh Hóa, chiều 11/9 TP Thanh Hóa và các huyện Quảng Xương, Cẩm Thủy đã phát động quyên góp, ủng hộ đồng bào khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.Bí Thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Thanh Hóa Lê Anh Xuân tham gia ủng hộ.* Tại TP Thanh...

Công ty CP Xây dựng và Đầu tư Đại Thắng Lợi ủng hộ đồng bào vùng lũ 500 triệu đồng

Sáng 11/9, tại Ủy ban MTTQ tỉnh, Công ty CP Xây dựng và Đầu tư Đại Thắng Lợi đã trao 500 triệu đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3.Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Phạm Thị Thanh Thủy tiếp nhận ủng hộ của Công ty CP Xây dựng và Đầu tư Đại Thắng Lợi.Dự buổi tiếp nhận có đồng chí Phạm Thị Thanh Thủy, Ủy viên Ban Thường...

Cùng chuyên mục

Thúc đẩy liên kết du lịch giữa Thanh Hóa với các tỉnh của Thái Lan

Chiều 11/9, tại TP Thanh Hóa, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh đã tổ chức tọa đàm đánh giá sản phẩm du lịch, kết nối tour, tuyến du lịch tỉnh Thanh Hoá năm 2024.Toàn cảnh buổi tọa đàm.Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Thi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo Hiệp hội Du lịch Thái Lan, Hiệp hội Du...

Đoàn famtrip Thái Lan khảo sát các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Ngày 10/9, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh đã đón đoàn famtrip Thái Lan đến khảo sát các khu, điểm du lịch trọng điểm trên địa bàn tỉnh.Đoàn famtrip chụp ảnh lưu niệm tại Khu Di tích lịch sử Lam Kinh.Đoàn famtrip gồm hơn 60 doanh nghiệp lữ hành và cơ quan truyền thông Thái Lan. Cùng tham gia còn có đại diện một số doanh nghiệp lữ hành tiêu biểu các tỉnh...

UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Sáng ngày 10/9/2024, UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức quyên góp, ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 để khắc phục hậu quả do lũ lụt gây ra. Toàn cảnh buổi quyên góp, ủng hộ. Tham dự buổi quyên góp, ủng hộ có các đồng chí: Đỗ Minh Tuấn, Phó Bí...

Tiềm năng du lịch dưới cánh rừng ngập mặn

Những năm qua, cánh rừng ngập mặn, rừng phi lao phòng hộ luôn đóng vai trò ngăn sóng, giữ cát bảo vệ cuộc sống của hàng ngàn hộ dân ven biển; đồng thời là nơi trú ngụ của vô số loài thủy hải sản. Không những thế, nơi đây còn có tiềm năng để xây dựng mô hình du lịch sinh thái hấp dẫn.Không gian yên bình ở rừng ngập mặn Đa Lộc.“Điều hòa nhiệt độ” ngoài trờiCó một...

Hành trình du lịch mùa thu

Khép lại một mùa hè rực rỡ, du lịch Thanh Hóa đã sẵn sàng chào đón du khách đến khám phá hành trình du lịch mùa thu - đông. Đến nay, nhiều chương trình kích cầu du lịch hấp dẫn đã được các doanh nghiệp du lịch triển khai và tung ra thị trường, bước đầu thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách.Chương trình du lịch “Thu sang sắc vàng dẫn lối” của Vietravel với nhiều...

Chỉ 100.000 đồng “thả ga” vui chơi tại Công viên nước Sun World Sầm Sơn

Điểm đến vui chơi giải trí thu hút hàng nghìn lượt du khách trải nghiệm mỗi ngày tại Thanh Hóa - Công viên nước Sun World Sầm Sơn tung ưu đãi dịp cuối hè đầu thu, với mức giá chưa từng có.Tri ân du khách dịp kết thúc mùa du lịch hè sôi động, Công viên nước Sun World Sầm Sơn mang đến mức ưu đãi giá vé chưa từng có cho toàn bộ du khách. Cụ thể từ...

Số hóa “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước

Với tinh thần tuổi trẻ tiên phong chuyển đổi số, các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã tích cực thực hiện số hóa các di tích lịch sử cách mạng, xây dựng bản đồ số địa chỉ đỏ. Qua đó, giúp Nhân dân và du khách hiểu hơn về ý nghĩa, giá trị của các địa chỉ đỏ trên địa bàn. Đồng thời giáo dục truyền thống, khơi dậy niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước trong...

Du lịch Thanh Hóa để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp cho du khách trong kỳ nghỉ lễ 2/9

Không nằm ngoài dự đoán, du lịch Thanh Hóa tiếp tục là “điểm sáng” trên bản đồ du lịch cả nước, thu hút gần 396 nghìn lượt khách trong 4 ngày nghỉ lễ (31/8 - 3/9). Điều đáng mừng hơn cả chính là các sản phẩm, điểm đến, dịch vụ du lịch trong kỳ nghỉ lễ này tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh được đông đảo du khách đón nhận và đánh giá cao về...

Các trọng điểm du lịch Thanh Hóa đồng loạt đón lượng khách khủng trong kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9

Trong kỳ nghỉ lễ 2/9 (từ 31/8 - 3/9), các khu, điểm du lịch biển, sinh thái cộng đồng và văn hóa lịch sử - tâm linh trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đồng loạt đón lượng khách lớn. Trong đó, TP Sầm Sơn dẫn đầu toàn tỉnh với gần 200.000 lượt khách.TP Sầm Sơn tiếp tục là điểm đến dẫn đầu lượng khách toàn tỉnh trong kỳ nghỉ lễ.Thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du...

Miền đất của dân ca đặc sắc, đa sắc màu

Vĩnh Lộc là miền đất của dân ca, dân vũ phong phú và đa sắc màu. Sông Mã chảy qua nhiều địa phương của tỉnh Thanh đổ về biển cả, nhưng lời ca, tiếng hò gắn với dòng sông chở nặng phù sa của nền văn hóa Đông Sơn rực rỡ không phải địa phương nào nơi dòng sông đi qua cũng được đắp bồi, lắng đọng.Hò rước nước trong lễ hội làng Bồng Thượng, xã Vĩnh Hùng.Dòng Mã...

Tin nổi bật

Tin mới nhất