Powered by Techcity

Những dư địa cải cách nhìn rõ và hướng tới


Chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành (SBN) cấp tỉnh và UBND cấp huyện (DDCI) Thanh Hóa đã qua 3 “mùa” đánh giá. Ở mỗi năm, thứ bậc, điểm số DDCI của các chủ thể được đánh giá lại có sự xáo trộn so với những năm trước. Tuy nhiên, ngoài kỳ vọng thay đổi chất lượng điều hành vì sự “ganh đua” khi “bị” chấm điểm và xếp hạng, DDCI hướng tới mục tiêu cao hơn là thẳng thắn nhìn rõ những dư địa cải cách cần tiếp tục hướng tới.

Đánh giá DDCI: Những dư địa cải cách nhìn rõ và hướng tớiVận hành sản xuất tại Trung tâm điều hành Công ty Xi măng Long Sơn (thị xã Bỉm Sơn).

Những chỉ số cần lưu ý

Kết quả công bố DDCI năm 2023 của tỉnh Thanh Hóa cho thấy, điểm trung vị chỉ số DDCI của cả hai khối SBN và UBND cấp huyện đều có sự giảm nhẹ so với năm 2022. Cụ thể, điểm trung vị của khối SBN năm 2023 là 60,76 điểm, giảm 6,04 điểm so với năm 2022. Điểm trung vị của khối UBND cấp huyện năm 2023 là 60,99 điểm, thấp hơn 6,2 điểm so với năm 2022. Mặc dù, đây là những mức giảm không quá lớn, nhưng cho thấy chất lượng điều hành của các SBN cấp tỉnh và chính quyền cấp huyện phần nào kém tích cực hơn theo đánh giá của cộng đồng doanh nghiệp (DN).

Đặc biệt, với khối SBN, trong khi điểm số giữa các đơn vị có xu hướng cân bằng hơn và năm nay không có đơn vị nào bị xếp nhóm “chưa tốt”, nhưng điểm trung vị của toàn khối lại giảm, cho thấy điểm số của các đơn vị ở nửa trên của bảng xếp hạng có xu hướng giảm so với năm trước…

Không chỉ điểm số chung, mà điểm trung vị của các chỉ số thành phần cũng rất cần được lưu ý. Theo đó, khối SBN ghi nhận sự giảm điểm đáng kể của 5/7 chỉ số so với năm 2022; trong đó “Tính năng động và vai trò của người đứng đầu”, “Tính minh bạch và tiếp cận thông tin” là hai chỉ số có điểm số giảm mạnh nhất, ở các mức -1,04 điểm và -1,00 điểm. Với khối UBND cấp huyện, có 7/8 chỉ số bị giảm điểm, trong đó chỉ số “Cạnh tranh bình đẳng” bị giảm điểm mạnh nhất -1,75 điểm; chỉ số “Tính minh bạch và tiếp cận thông tin” cũng bị giảm điểm đáng kể -1,03 điểm. Điều này cho thấy, môi trường cạnh tranh công bằng giữa các DN là khía cạnh cần được lưu ý cải thiện hơn cả trong thời gian tới.

Cụ thể hơn, trong xếp hạng và điểm số từng chỉ số thành phần DDCI, sẽ nhìn thấy còn nhiều “điểm nghẽn” mà các SBN, các địa phương cùng nhìn nhận và định hướng, hoạch định giải pháp cải thiện rõ rệt hơn. Điển hình như ở khối UBND cấp huyện, phân tích chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin cho thấy, bên cạnh top 5 ấn tượng có điểm số rất cao như các huyện Hoằng Hóa, TP Sầm Sơn, huyện Nông Cống, huyện Đông Sơn và TP Thanh Hóa, thì có tới 3 đơn vị điểm số rất thấp và xếp ở nhóm “chưa tốt” là UBND các huyện: Lang Chánh, Mường Lát, Cẩm Thủy. Một số đơn vị bị giảm điểm đáng kể trong chỉ số này so với năm 2022, là các huyện: Hậu Lộc, Như Xuân, Quan Hóa, Triệu Sơn, Vĩnh Lộc, Nga Sơn, với các mức từ -1,81 đến -1,32 điểm.

Được biết, chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thông tin của khối UBND cấp huyện được cấu thành từ 12 chỉ tiêu cụ thể của 4 nhóm tiêu chí: Hiệu quả của cổng thông tin điện tử; công khai quy trình, thủ tục, thông tin; đánh giá văn bản ban hành; mức độ dễ dàng tiếp cận thông tin. Phân tích DDCI với chỉ số này cũng đã chỉ ra, tuy điểm trung bình của các chỉ tiêu năm nay cũng đạt mức khá cao nhưng chỉ có 1/12 chỉ tiêu đạt điểm số cao hơn năm trước, còn lại 11/12 chỉ tiêu có điểm số thấp hơn năm trước.

Cùng với đó, với chỉ số chi phí thời gian của khối UBND cấp huyện, bảng xếp hạng năm 2023 ghi nhận TP Sầm Sơn là đơn vị dẫn đầu, với 8,92 điểm. Đứng thứ hai là huyện Hoằng Hóa, với 8,76 điểm. Ở chiều ngược lại, thị xã Nghi Sơn và huyện Mường Lát là 2 đơn vị đứng cuối bảng, với 5,10 và 5,15 điểm. Đáng lưu ý, đây là năm thứ hai thị xã Nghi Sơn đứng cuối bảng ở chỉ số này.

Với khối SBN, trong khi điểm số về chi phí không chính thức của các đơn vị dẫn đầu bảng rất cao như Văn phòng UBND tỉnh đạt 9,59 điểm; Sở Công Thương đạt 8,85 điểm thì một số đơn vị ở top cuối chỉ được chấm điểm ở mức rất thấp như: Sở Giáo dục và Đào tạo 4,95 điểm; Cục Quản lý thị trường 5,19 điểm; Bảo hiểm Xã hội tỉnh 5,19 điểm; Sở Tài nguyên và Môi trường 5,73 điểm…

Cũng ở chỉ số này, các chỉ tiêu cấu thành phản ánh khá rõ rệt tình trạng DN phải trả chi phí không chính thức như: 26% DN trả lời cho rằng họ buộc phải trả chi phí không chính thức nếu muốn công việc do SBN giải quyết được thuận lợi, tăng nhẹ so với tỷ lệ 22% của năm 2022. Về nhóm tiêu chí “mức độ phổ biến của hiện tượng nhũng nhiễu”, có 76% DN đánh giá hiện tượng gây khó khăn cho DN tại SBN có xu hướng giảm bớt so với năm 2022, tuy nhiên vẫn có khoảng 25% DN phản ánh hiện tượng nhũng nhiễu vẫn còn phổ biến tại SBN; trong đó, đáng lưu ý, ở 1 số SBN tỷ lệ DN phản ánh nhũng nhiễu vẫn lên tới 59%.

Hướng tới môi trường kinh doanh bình đẳng, thân thiện hơn

Sau khi phân tích, đánh giá DDCI 2023, VCCI Chi nhánh Thanh Hóa – Ninh Bình khuyến nghị một số vấn đề cụ thể thuộc các nhóm cần được chú trọng cải thiện mạnh mẽ hơn nữa.

Đánh giá DDCI: Những dư địa cải cách nhìn rõ và hướng tớiCông chức sở, ngành giải quyết thủ tục hành chính cho DN, người dân tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Thanh Hóa.

Theo đó, ở cả hai khối SBN và UBND cấp huyện, mặc dù chỉ số hỗ trợ DN có cải thiện về điểm số nhưng vẫn cần lưu ý rằng, ở một số địa phương, công tác tiếp dân, đối thoại với DN định kỳ vẫn còn chưa được thực hiện tốt. Tỷ lệ DN được mời, tham gia vào hoạt động đối thoại DN ở một số địa phương còn thấp; đồng thời, cộng đồng DN ở một số địa phương còn chưa đánh giá cao tính nghiêm túc trong việc xử lý kiến nghị của DN. Đây là những khía cạnh cần được một số địa phương đặc biệt lưu tâm cải thiện.

Liên quan tới vấn đề an ninh trật tự, nhìn chung các địa phương của Thanh Hóa có điểm số khá tốt và không có địa phương nào có điểm dưới trung bình, nhưng ở một số chỉ tiêu quan trọng, vẫn có những địa phương có điểm số thấp đáng lưu ý. Đặc biệt, ở một số địa phương, chỉ có khoảng 71% DN cho rằng “không phải trả chi phí bảo kê”; thậm chí có địa phương, chỉ có 55% DN cho rằng “hiện tượng trả chi phí cho dịch vụ bảo kê hoặc hỗ trợ xã hội phi chính thức để được yên ổn sản xuất, kinh doanh trên địa bàn là không phổ biến”. Do vậy, các địa phương có điểm số thấp ở các chỉ tiêu này cần xem xét rà soát lại công tác an ninh trật tự trên địa bàn, bảo đảm DN có thể yên tâm tập trung phát triển sản xuất, kinh doanh.

Đặc biệt, với vấn đề tiếp cận đất đai ở các địa phương và giải quyết thủ tục hành chính liên quan tới đất đai vẫn tiếp tục là lĩnh vực có điểm số thấp, với 16/27 địa phương có điểm nằm ở mức dưới trung bình. Sự chênh lệch điểm số giữa các đơn vị nhóm đầu và các đơn vị nhóm cuối ở chỉ số này cũng đặc biệt lớn, phần nào phản ánh mức độ khác biệt lớn về địa hình, mật độ dân cư và mật độ đô thị hóa của các địa phương trong tỉnh. Do vậy, tỉnh Thanh Hóa cần thúc đẩy các giải pháp cải thiện vấn đề tiếp cận đất đai có tính chuyên biệt và sáng tạo cho từng địa phương.

Cùng với đó, các khía cạnh liên quan tới nhũng nhiễu DN và chi phí không chính thức, tuy có được cải thiện nhẹ ở một số chỉ tiêu, nhưng căn bản vẫn chưa có những chuyển biến đột phá so với hai năm trước. Do vậy, đây tiếp tục là một vấn đề cần được quan tâm. VCCI Chi nhánh Thanh Hóa – Ninh Bình cũng kiến nghị có thể vẫn cần xem xét tiến hành thêm các khảo sát chuyên sâu để có cơ sở đưa ra các biện pháp giải quyết hợp lý, đặc biệt là với một số SBN và địa phương có tỷ lệ DN phản ánh tiêu cực cao. Bên cạnh đó, cần tiếp tục cải thiện công tác thanh kiểm tra DN, giảm những trường hợp thanh kiểm tra nhiều lần, thanh kiểm tra kéo dài.

Liên quan tới chỉ số cạnh tranh bình đẳng, nhiều đơn vị trong tỉnh năm nay có điểm số giảm sâu ở chỉ số này, trong đó có tới 11/27 UBND cấp huyện có điểm số “chưa tốt”. Vẫn có tới gần một nửa (45-46%) DN có cảm nhận rằng, chính quyền dành nhiều ưu tiên cho các DN lớn, DN có vốn đầu tư nước ngoài hơn là cho các DN nhỏ và vừa. Thậm chí có tới gần 1/3 DN tham gia khảo sát cho rằng các hợp đồng đấu thầu, mua sắm của chính quyền “chủ yếu rơi vào tay các nhóm lợi ích”. Do vậy, các địa phương cần có giải pháp cải thiện chỉ số này; đồng thời cần nâng cao công tác thông tin, tuyên truyền để cộng đồng DN hiểu rõ hơn về chính sách điều hành của cấp chính quyền. Nhóm địa phương cần lưu ý cải thiện chỉ số này là với điểm số dưới 4, bao gồm UBND các huyện: Hậu Lộc, Thường Xuân, Quan Hóa, Triệu Sơn, Quan Sơn, Cẩm Thủy và thị xã Nghi Sơn.

Được biết, trong năm thứ 3 thực hiện khảo sát DDCI, nhóm nghiên cứu đã có những sự điều chỉnh nhất định về phương pháp khảo sát, nhằm mang lại kết quả xác thực hơn, phản ánh chính xác hơn ý kiến của cộng đồng DN. Kết quả khảo sát này sẽ tiếp tục góp phần giúp tỉnh Thanh Hóa xây dựng nền tảng cơ sở dữ liệu DDCI, giúp lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các SBN và UBND cấp huyện theo dõi được mức độ thay đổi của các chỉ số và các chỉ tiêu, từ đó đưa ra các chính sách trúng, đúng, thiết thực hơn trong công tác hỗ trợ DN, cải thiện môi trường đầu tư, sản xuất kinh doanh của tỉnh và của từng địa phương.

Bài và ảnh: Minh Hằng



Nguồn: https://baothanhhoa.vn/danh-gia-ddci-nhung-du-dia-cai-cach-nhin-ro-va-huong-toi-220405.htm

Cùng chủ đề

Nhân rộng chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm vùng miền

Trong bối cảnh kinh tế địa phương ngày càng phát triển, việc xây dựng và mở rộng chuỗi cung ứng và tiêu thụ sản phẩm vùng miền đã trở thành mục tiêu chiến lược của nhiều địa phương. Trong đó, Thanh Hóa nổi lên như một trong những địa phương tiên phong trong việc thúc đẩy hoạt động này, nhằm khai thác tối đa tiềm năng sản xuất và tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp,...

Xây dựng sản phẩm du lịch gia tăng thời gian lưu trú của du khách

Cùng với việc chú trọng đến công tác xúc tiến, quảng bá, nâng cao chất lượng dịch vụ, ngành du lịch Thanh Hóa đang nỗ lực phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch nhằm kéo dài thời gian lưu trú của du khách.Chương trình nghệ thuật tại phố đi bộ Phan Chu Trinh (TP Thanh Hóa).Những năm gần đây, cơ sở lưu trú Pu Luông Boutique Garden ở bản Đôn, xã Thành Lâm (Bá Thước) là địa...

Nông dân miền ngược thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi

Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, bà con nông dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực thi đua lao động, sản xuất. Qua đó, đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu về sáng tạo khởi nghiệp thành công, phát triển kinh tế hộ gia đình. Đây là những hộ sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi không chỉ mang lại thu...

Thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa các tỉnh Bắc Trung bộ với Lào Cai

Với tinh thần hợp tác, liên kết cùng phát triển, hội nghị được tổ chức nhằm xúc tiến, quảng bá du lịch và đề xuất các giải pháp hợp tác phát triển các tour, tuyến giữa tỉnh Lào Cai nói chung, thị xã Sa Pa nói riêng với các địa phương vùng Bắc Trung bộ, trong đó có Thanh Hóa.Toàn cảnh hội nghị.Chiều 9/10, tại thị xã Sa Pa (Lào Cai), Hội Du lịch Lữ hành TP Thanh Hóa,...

Khảo sát việc quản lý, sử dụng, bàn giao đất nông, lâm trường tại huyện Cẩm Thủy

Sáng 9/10, Đoàn khảo sát của Thường trực HĐND tỉnh do đồng chí Mai Nhữ Thắng, Phó trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc, khảo sát tại huyện Cẩm Thủy về việc quản lý, sử dụng, bàn giao đất nông, lâm trường cho các địa phương để giao cho Nhân dân sản xuất đến ngày 30/6/2024.Đoàn khảo sát kiểm tra thực tế việc quản lý, sử dụng, bàn giao đất nông, lâm...

Cùng tác giả

Việt Nam tiến mạnh trong xếp hạng chuyển đổi số quốc tế

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo Chương trình được kết nối trực tuyến từ trụ sở Chính phủ tới UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Cùng dự có các đồng chí: Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; Lê Thành Long, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Thượng...

Như Thanh khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo

Ngày 12/10, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở (gọi tắt là Ban Chỉ đạo) huyện Như Thanh đã tổ chức Lễ khởi công xây dựng nhà ở cho gia đình bà Quách Thị Dứ ở thôn Đồng Tiến (xã Mậu Lâm).Gia đình bà Quách Thị Dứ thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hiện...

Nỗ lực cán đích các mục tiêu năm 2024 (Bài 1): Bức tranh kinh tế

Bám sát tinh thần “Kỷ cương - Trách nhiệm - Hành động - Sáng tạo - Phát triển”, Thanh Hóa đã nhanh chóng cán đích nhiều mục tiêu quan trọng. Qua đó, góp phần khẳng định vị thế trên bản đồ tăng trưởng kinh tế - xã hội đất nước.Khách du lịch tham quan khu di tích Lam Kinh. Ảnh: Khôi NguyênPhát triển toàn diệnCả nước nói chung, Thanh Hóa nói riêng, vừa trải qua 9 tháng năm 2024...

Thị xã Nghi Sơn khởi công xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách

Ngày 12/10, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn thị xã Nghi Sơn đã khởi công xây dựng 3 ngôi nhà cho hộ nghèo tại phường Xuân Lâm và xã Ngọc Lĩnh.Đồng chí Đại tá Vũ Văn Tùng, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh và lãnh đạo thị xã Nghi Sơn trao kinh phí hỗ trợ...

Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam

Chiều 12/10, Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam.Các đại biểu tham dự buổi lễ.Tại buổi lễ, các đại biểu đã chia sẻ những kết quả hoạt động của Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực trong thời gian vừa qua, cũng như chúc mừng những người đã và đang cống hiến sức lực, tâm huyết để xây dựng và phát triển doanh nghiệp bền vững.Tiết mục...

Cùng chuyên mục

Nỗ lực cán đích các mục tiêu năm 2024 (Bài 1): Bức tranh kinh tế

Bám sát tinh thần “Kỷ cương - Trách nhiệm - Hành động - Sáng tạo - Phát triển”, Thanh Hóa đã nhanh chóng cán đích nhiều mục tiêu quan trọng. Qua đó, góp phần khẳng định vị thế trên bản đồ tăng trưởng kinh tế - xã hội đất nước.Khách du lịch tham quan khu di tích Lam Kinh. Ảnh: Khôi NguyênPhát triển toàn diệnCả nước nói chung, Thanh Hóa nói riêng, vừa trải qua 9 tháng năm 2024...

Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam

Chiều 12/10, Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực tổ chức lễ kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam.Các đại biểu tham dự buổi lễ.Tại buổi lễ, các đại biểu đã chia sẻ những kết quả hoạt động của Tổng Công ty Cổ phần Hợp Lực trong thời gian vừa qua, cũng như chúc mừng những người đã và đang cống hiến sức lực, tâm huyết để xây dựng và phát triển doanh nghiệp bền vững.Tiết mục...

Nâng cao chất lượng, hiệu quả trồng rừng gỗ lớn

Nhận thức rừng là nguồn tài nguyên quý, góp phần quan trọng cho địa phư­ơng phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ quốc phòng - an ninh, có giá trị lớn về môi sinh, môi trường,... cấp ủy, chính quyền, các ngành liên quan, chủ rừng và ng­­ười dân huyện Lang Chánh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp bảo vệ rừng gắn với phát triển kinh tế lâm nghiệp. Trọng tâm là tuyên truyền, vận...

Công ty CP Xây lắp Điện lực Thanh Hóa kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam

Sáng 12/10, Công ty CP Xây lắp Điện lực Thanh Hóa tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024). Dự buổi lễ có lãnh đạo Đảng ủy khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Liên đoàn Lao động TP Thanh Hóa.Các đại biểu tham dự buổi lễ.Tại buổi lễ, các đại biểu gặp gỡ, chia sẻ những kết quả hoạt động của Công ty trong thời gian...

Công ty CP Xây lắp Điện lực Thanh Hóa kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10)

Sáng 12/10, Công ty CP Xây lắp Điện lực Thanh Hóa tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024). Dự buổi lễ có lãnh đạo Đảng ủy khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Liên đoàn Lao động TP Thanh Hóa.Các đại biểu tham dự buổi lễ.Tại buổi lễ, các đại biểu gặp gỡ, chia sẻ những kết quả hoạt động của Công ty trong thời gian...

Nhân rộng chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm vùng miền

Trong bối cảnh kinh tế địa phương ngày càng phát triển, việc xây dựng và mở rộng chuỗi cung ứng và tiêu thụ sản phẩm vùng miền đã trở thành mục tiêu chiến lược của nhiều địa phương. Trong đó, Thanh Hóa nổi lên như một trong những địa phương tiên phong trong việc thúc đẩy hoạt động này, nhằm khai thác tối đa tiềm năng sản xuất và tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm nông nghiệp,...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Văn Thi chúc mừng các hiệp hội doanh nghiệp nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh...

Sáng 11/10, đồng chí Nguyễn Văn Thi, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các Khu Công nghiệp tỉnh đã đi thăm, chúc mừng các hiệp hội doanh nghiệp (DN) nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 -13/10/2024).Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh...

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP

Không chỉ chú trọng nâng cao chất lượng, đổi mới mẫu mã bao bì sản phẩm, thời gian qua các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh còn tích cực tham gia các hoạt động giao thương, xúc tiến thương mại (XTTM) do các sở, ban, ngành tổ chức. Thông qua các hoạt động này, nhiều sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa đã ngày càng nâng cao thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ, được người tiêu dùng...

Đa dạng hình thức tuyên truyền đưa chính sách thuế vào đời sống

Trong những năm qua ngành thuế đã tích cực đổi mới, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, hỗ trợ để người dân dễ dàng tiếp cận các chính sách thuế. Qua đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả thu ngân sách trên địa bàn.Cán bộ thuế đăng tải các bài viết, video clip tuyên truyền, hướng dẫn chính sách thuế qua các kênh truyền thông youtube, facebook, trang thông tin điện tử của...

Tổ chức TCVM Thanh Hóa nỗ lực vì sự phát triển của cộng đồng

Năm 2024 là năm mà Tổ chức Tài chính vi mô (TCVM) Thanh Hóa không ngừng nỗ lực, huy động tối đa các nguồn lực, triển khai hiệu quả nhiệm vụ mở rộng địa bàn hoạt động tại khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa với mục tiêu quan trọng nhất là đưa nguồn vốn vay đến gần hơn với bản, làng.Tổng Giám đốc Tổ chức TCVM Thanh Hóa Nguyễn Hải Đường chia sẻ về mục đích, ý...

Tin nổi bật

Tin mới nhất