Trang chủNewsThế giớiThượng đỉnh G7 khai mạc ở Hiroshima, chuyện gì được đem ra...

Thượng đỉnh G7 khai mạc ở Hiroshima, chuyện gì được đem ra bàn?


Hội nghị Thượng đỉnh thường niên của Nhóm 7 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã chính thức khai mạc ngày 19/5 tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản, và sẽ kéo dài đến ngày 21/5.

Không phải ngẫu nhiên Hiroshima được lựa chọn làm địa điểm tổ chức hội nghị lần này. Thành phố được cả thế giới biết đến là nơi đầu tiên bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân cũng là quê nhà của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida.

Vụ đánh bom năm 1945 đã giúp kết thúc Thế chiến II, nhưng đã tàn phá Hiroshima và cả thành phố Nagasaki của Nhật Bản, khiến hàng nghìn dân thường thiệt mạng và nỗi đau đối với người sống sót vẫn còn được nhắc nhớ đến tận hôm nay.

Sự lựa chọn địa điểm của ông Kishida phản ánh quyết tâm của nhà lãnh đạo Nhật Bản trong vấn đề giải trừ vũ khí hạt nhân và không phổ biến vũ khí hạt nhân. Vấn đề này cũng hứa hẹn được đặt lên hàng đầu trong chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh G7, bên cạnh các vấn đề nóng như hỗ trợ cho Ukraine và các biện pháp trừng phạt cứng rắn hơn chống lại Nga, cũng như cạnh tranh giữa hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc…

Hàm ý từ Hiroshima

Quay trở lại năm 2016, khi ông Kishida, khi đó là Ngoại trưởng Nhật Bản, đưa những người đồng cấp G7 của mình tới đài tưởng niệm Mái vòm bom nguyên tử (A-Bomb Dome) ở Hiroshima, ông tin rằng “đây sẽ là bước đầu tiên hướng tới việc xóa bỏ vũ khí hạt nhân”.

7 năm sau, khi ông Kishida trở lại thành phố quê hương mình để chủ trì Hội nghị Thượng đỉnh G7 với tư cách là Thủ tướng Nhật Bản, ông cùng các lãnh đạo cấp cao đã một lần nữa viếng thăm đài tưởng niệm A-Bomb Dome. Tuy nhiên, giờ đây giấc mơ về một thế giới không có vũ khí hạt nhân của ông dường như trở nên xa vời hơn bao giờ hết.

Thế giới - Thượng đỉnh G7 khai mạc ở Hiroshima, chuyện gì được đem ra bàn?

Các nhà lãnh đạo G7 thăm đài tưởng niệm Mái vòm bom nguyên tử (A-Bomb Dome) ở Hiroshima, ngày 19/5/2023, trước khi bắt đầu Hội nghị Thượng đỉnh thường niên. Ảnh: Republic World

Kể từ khi xung đột quân sự Nga-Ukraine bùng phát hồi đầu năm ngoái, những lời đe dọa về việc sử dụng vũ khí hạt nhân thường xuyên được nghe thấy hơn, trong khi kho vũ khí hạt nhân của một số quốc gia cũng ngày một phình lên, khiến các đồng minh của Washington, bao gồm cả Nhật Bản, có nhu cầu cao hơn đối với chiếc ô hạt nhân Mỹ.

“Tôi thực sự cảm thấy rằng con đường hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân thậm chí còn trở nên khó khăn hơn trước”, ông Kishida thừa nhận trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng trước. Nhưng ông nói thêm rằng trách nhiệm của Nhật Bản – với tư cách là quốc gia duy nhất từng hứng chịu các vụ ném bom nguyên tử – là “tiếp tục giương cao ngọn cờ lý tưởng của chúng ta” để đạt được mục tiêu xóa bỏ vũ khí hạt nhân.

Hiroshima, nơi vào ngày 6/8/1945, ít nhất 80.000 người đã thiệt mạng khi Mỹ trở thành quốc gia đầu tiên và duy nhất cho đến nay tiến hành một cuộc tấn công hạt nhân.

Với tư cách một người gốc Hiroshima, ông Kishida cẫn coi giải trừ quân bị là trọng tâm trong sự nghiệp chính trị của mình. Do đó, chủ đề này dự kiến sẽ nổi bật khi các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế tiên tiến nhất thế giới tề tựu tại thành phố Hiroshima, Tây Nam Nhật Bản.

Thế giới - Thượng đỉnh G7 khai mạc ở Hiroshima, chuyện gì được đem ra bàn? (Hình 2).

Các nhà lãnh đạo G7 tham gia trồng cây tại Công viên Tưởng niệm Hòa bình Hiroshima, ngày 19/5/2023, trước khi bắt đầu Hội nghị Thượng đỉnh thường niên. Ảnh: Twitter

Các nước G7 – trong đó Mỹ, Pháp và Anh có vũ khí hạt nhân – đã bị chỉ trích sau cuộc họp của các Ngoại trưởng vào tháng trước vì đã không đưa ra được các bước mới để loại bỏ vũ khí hạt nhân. Liệu Hội nghị Thượng đỉnh lần này có thể đưa ra những ý tưởng cụ thể hơn hay không sẽ được theo dõi chặt chẽ, bao gồm cả những người ở thành phố chủ nhà Hiroshima.

“Chúng tôi hy vọng rằng G7 sẽ có thể vạch ra một hướng đi vững chắc cho mục tiêu cuối cùng hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân và không dựa vào sự răn đe”, ông Kazumi Matsui, Thị trưởng thành phố Hiroshima, cho biết.

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Nhưng Thượng đỉnh năm nay diễn ra khi các thành viên G7 bị chia rẽ về một loạt vấn đề quan trọng khác, bao gồm cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc, vấn đề cưỡng ép kinh tế, chiến lược khí hậu, đối phó với Nam Bán cầu, và sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI).

G7 – bao gồm Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Mỹ – được lập ra để thảo luận về các chính sách đối phó với khủng hoảng kinh tế những năm 1970. Ngày nay lãnh đạo các nước này tề tựu vào thời điểm quan trọng, khi tăng trưởng toàn cầu chậm lại trong bối cảnh lạm phát leo thang.

Tuần trước, các nhà lãnh đạo tài chính và ngân hàng trung ương G7 đã hoàn tất cuộc họp kéo dài 3 ngày tại Niigata, cam kết sẽ chống lại việc gia tăng chi phí và đảm bảo những kỳ vọng về các biến động giá trong tương lai vẫn được “ổn định tốt”.

“Khi nói đến những gì đang xảy ra trong chính trị thế giới… thì chúng ta ngày càng lo lắng về mối quan hệ Mỹ-Trung Quốc có thể dẫn đến xung đột”, bà Mireya Solis, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Đông Á của Viện Brookings, cho biết trong một podcast gần đây.

“Đây là những siêu cường trong vấn đề hạt nhân – và do đó, tôi nghĩ rằng Hiroshima gói gọn một lời nhắc nhở rất sâu sắc về sự cần thiết phải giải quyết những vấn đề này và tránh một kết quả tương tự”, bà Solis nói.

Thế giới - Thượng đỉnh G7 khai mạc ở Hiroshima, chuyện gì được đem ra bàn? (Hình 3).

Hội nghị Thượng đỉnh thường niên của Nhóm 7 nền kinh tế lớn nhất thế giới đã chính thức khai mạc ngày 19/5/2023 tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản, bàn nhiều vấn đề nóng. Ảnh: Twitter

Căng thẳng địa chính trị Mỹ-Trung Quốc cũng gây ra những lo ngại về chuỗi cung ứng toàn cầu. Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng được cho là sẽ công bố một sắc lệnh hành pháp nhằm hạn chế đầu tư của các công ty Mỹ vào Trung Quốc.

Cũng tại cuộc họp của các nhà lãnh đạo tài chính và ngân hàng trung ương G7tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nói với các phóng viên rằng Mỹ đang xem xét các biện pháp để chống những biện pháp “cưỡng ép kinh tế” được cho là do Trung Quốc sử dụng đối với các nước khác.

Ông Biden xác nhận rằng ông sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong tương lai gần, nhưng không đưa ra mốc thời gian cụ thể về thời điểm cuộc gặp sẽ diễn ra.

“Dù sớm hay muộn, chúng tôi sẽ gặp nhau,” ông Biden nói khi được hỏi về kế hoạch gặp ông Tập.

Một quan chức Nhà Trắng cho biết, lý tưởng nhất là một cuộc gặp trực tiếp giữa hai nhà lãnh đạo, và các quan chức Mỹ đang tích cực đánh giá xem liệu cuộc gặp có thể diễn ra trước cuối năm nay hay không.

Xung đột Nga-Ukraine

Chắc chắn chủ đề về cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine và làm thế nào gia tăng sức ép lên nền kinh tế Nga sẽ chiếm một phần không nhỏ trong chương trình nghị sự của Hội nghị Thượng đỉnh G7 tại Hiroshima.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ đích thân đến Nhật Bản tham dự hội nghị vào ngày 21/5, theo Financial Times và các nguồn thạo tin. Nhà lãnh đạo của quốc gia Đông Âu tới nhằm mục đích củng cố sự ủng hộ từ nhóm các nền dân chủ giàu có dành cho Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga.

Trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh G7, chính phủ Anh hôm 18/5 đã công bố một vòng trừng phạt mới, bao gồm lệnh cấm đối với kim cương Nga, được cho là sẽ ảnh hưởng đến lĩnh vực có giá trị xuất khẩu 4 tỷ USD vào năm 2021của Moscow. Ngoài ra, chính quyền của Thủ tướng Anh Rishi Sunak cũng tuyên bố cấm nhập khẩu đồng, nhôm và niken có nguồn gốc từ Nga.

Ngoài những hạn chế thương mại trên, Vương quốc Anh đang có kế hoạch nhắm mục tiêu bổ sung 86 thành viên của tổ hợp công nghiệp quân sự của Nga, cũng như các cá nhân tham gia vào các lĩnh vực quan trọng của Nga bao gồm năng lượng, kim loại và vận chuyển.

Thế giới - Thượng đỉnh G7 khai mạc ở Hiroshima, chuyện gì được đem ra bàn? (Hình 4).

Trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Hiroshima, Nhật Bản, ngày 19/5/2023, tài khoản Twitter của Thủ tướng Anh Rishi Sunak đăng bức ảnh thể hiện sự ủng hộ dành cho Ukraine. Ảnh: Twitter

Vương quốc Anh đang tiếp tục hợp tác với các đồng minh G7 để nhắm mục tiêu vào tất cả các hình thức trốn tránh các lệnh trừng phạt, bao gồm cả những bên cố tình hỗ trợ Điện Kremlin trong nỗ lực giảm bớt tác động của các lệnh trừng phạt hiện tại.

Giống như London, Washington cũng đang chuẩn bị một gói trừng phạt mới nhắm vào Nga, nhiều phương tiện truyền thông dẫn lời một quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ cho biết.

Các biện pháp nhằm “hạn chế khả năng tiếp cận của Nga đối với hàng hóa quan trọng đối với năng lực chiến trường của nước này”, vị quan chức Mỹ cho biết hôm 19/5 trước khiHội nghị Thượng đỉnh G7 khai mạc tại Nhật Bản.

Mỹ có kế hoạch tiếp tục mở rộng kiểm soát xuất khẩu “để khiến Nga gặp khó khăn hơn trong việc duy trì cỗ máy chiến tranh của mình”, ngăn khoảng 70 thực thể từ Nga và các nước thứ ba tiếp cận hàng xuất khẩu của Mỹ, vị quan chức này nói, đồng thời cho biết thêm rằng 300 lệnh trừng phạt đối với các cá nhân, tổ chức, tàu thuyền và máy bay cũng sẽ được công bố.

Khí hậu và AI

Đối với các quốc gia đang phát triển, bao gồm nhiều thuộc địa cũ của các cường quốc phương Tây có quan điểm và mối quan hệ khác nhau với Nga và Trung Quốc, G7 sẽ hỗ trợ nhiều hơn về y tế, an ninh lương thực và cơ sở hạ tầng để giúp củng cố mối quan hệ chặt chẽ hơn.

Các nước phát triển đã hứa vào năm 2009 sẽ chuyển 100 tỷ USD hàng năm trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2025 cho các quốc gia dễ bị tổn thương do các tác động và thảm họa liên quan đến khí hậu ngày càng nghiêm trọng – nhưng mục tiêu đó đã chưa bao giờ đạt được.

Theo tổ chức phi chính phủ Oxfam của Anh, các quốc gia giàu có trong G7 nợ các nước nghèo khoảng 13.000 tỷ USD viện trợ phát triển chưa thanh toán cũng như hỗ trợ trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.

Thế giới - Thượng đỉnh G7 khai mạc ở Hiroshima, chuyện gì được đem ra bàn? (Hình 5).

Logo của Hội nghị thượng đỉnh G7 được chụp ở Hiroshima, ngày 16/5/2023. Ảnh: Getty Images

Ngoài ra, có một vấn đề ban đầu không nằm trong chương trình nghị sự: Sự phát triển nhanh đến chóng mặt của chatbot trí tuệ nhân tạo (AI) ChatGPT. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà lãnh đạo G7 không còn có thể phớt lờ các vấn đề mà nó đặt ra.

Vào tháng 4, Thủ tướng Nhật Bản Kishida đã gặp Giám đốc Điều hành của OpenAI, công ty đã phát triển chatbot ChatGPT. Trong khi đó, các nhà lập pháp EU cũng đã thúc giục các nhà lãnh đạo G7 tìm cách kiểm soát sự phát triển của sản phẩm AI này.

Các Bộ trưởng phụ trách kỹ thuật số của G7 hồi tháng 4 đã đồng ý rằng họ nên áp dụng quy định “dựa trên rủi ro” đối với AI.

Minh Đức (Theo Financial Times, Al Jazeera, CNBC)





Nguồn

Cùng chủ đề

Phản ứng trái chiều của hai ứng viên Tổng thống 2024

Sau khi một cơ quan thuộc Hạ viện Mỹ thông qua với tỷ lệ ủng hộ tuyệt đối dự luật cấm TikTok nếu công ty mẹ Trung Quốc không thoái vốn, hai ứng viên nặng ký đang chạy đua vào Nhà Trắng đã có những phản ứng và quan điểm trái chiều.

Cựu Tổng thống Donald Trump ‘ủ mưu’ tấn công kinh tế quy mô lớn nhằm vào Trung Quốc nếu trở lại, muốn áp thuế...

Tờ Washington Post ngày 28/1 dẫn các nguồn tin cho biết cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thảo luận với các cố vấn của ông về khả năng áp mức thuế 60% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc nếu ông tái đắc cử.

Bị Mỹ “siết gọng kìm”, Trung Quốc “tung chiêu mới” thu hút đầu tư nước ngoài

Quốc vụ viện Trung Quốc thông báo ngày 13/8 cơ quan này đã ban hành thông tư hướng dẫn tối ưu hóa môi trường đầu tư nước ngoài của Trung Quốc, cũng như thu hút thêm đầu tư nước ngoài.

Tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu về hàng điện tử, công nghệ, Việt Nam sẽ ra sao giữa cuộc chiến bán...

Việt Nam là một quốc gia tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu về hàng điện tử, công nghệ. Do đó, hành động của các nước lớn đều gây tác động đến Việt Nam.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công an xã được phạt lỗi vi phạm giao thông nào, tối đa bao nhiêu tiền

Điều 4 Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định rõ những trường hợp được huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ (Xem chi tiết trong bài viết: Công an xã có được tuần tra, kiểm soát, xử phạt vi phạm giao thông?). Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại Điều 3...

Chủ tịch Hoa Lâm thôi chức Phó Tổng Giám đốc VietBank

Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank, UPCoM: VBB) mới đây đã có văn bản thông báo thay đổi nhân sự. Cụ thể, ngân hàng miễn nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc đối với bà Trần Thị Lâm theo nguyện vọng cá nhân. Quyết định có hiệu lực từ ngày 26/3/2023. Bà Trần Thị Lâm là cử nhân Tài chính - Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân. Bà Lâm có...

Tín hiệu tốt từ thị trường văn phòng cho thuê và những triển vọng

Văn phòng cho thuê của Thành phố Hồ Chí Minh khởi sắc Theo Vietnamplus, thông tin từ Công ty Knight Frank Việt Nam, trong quý 1/2024, thị trường văn phòng cho thuê của Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục ghi nhận sự khởi sắc khi các tòa nhà mới ra mắt đã có tỷ lệ hấp thụ khả quan, đồng thời ghi nhận nhiều giao dịch thành công với diện tích thuê lên đến 10.000m2 ngay ở...

Tấn công chiến lược, Nga không kích thành phố Kharkov

Ngày 26/3, theo SF, Nga triển khai làn sóng tấn công mới nhằm vào các cơ sở phục vụ cho Lực lượng Vũ trang Ukraine ở hậu phương trong ngày 25/3. Không giống như các cuộc tấn công trước, cuộc tấn công nay nhắm vào các cơ sở quân sự của Ukraine ở khu vực phía đông. Truyền thông Ukraine tuyên bố rằng tất cả 12 máy bay không người lái cảm tử của Nga đã bị lực...

Điều khiển xe chạy dưới tốc độ quy định bị xử phạt thế nào?

Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định mức xử phạt với xe chạy dưới tốc độ tối thiểu. Theo đó: Điểm q khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với lỗi điều khiển xe gắn máy, xe môtô chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép. Điểm d khoản 2 Điều 6...

Bài đọc nhiều

Loạt bê bối pháp lý bào mòn quỹ thời gian tranh cử của Trump

Lịch hầu tòa dày đặc đúng mùa bầu cử sẽ tác động tiêu cực đến lịch trình vận động của Trump, buộc ông phải tìm chiến lược tranh cử phù hợp hơn. Ngày 25/3, tòa phúc thẩm New York đồng ý cho cựu tổng thống Donald Trump giảm phí bảo lãnh khoản tiền phạt 464 triệu USD xuống còn 175 triệu USD và yêu cầu ông thực hiện trong vòng 10 ngày.Đây được coi là một chiến thắng trong...

Nhóm kỹ sư Trung Quốc bị tấn công ở Pakistan, Bắc Kinh yêu cầu Islamabad hành động, nói gì về quan hệ song phương?

Ngày 26/3, một đối tượng đánh bom liều chết đã tấn công đoàn xe chở các kỹ sư Trung Quốc đang làm việc trong một dự án đập ở Tây Bắc Pakistan, khiến 6 người thiệt mạng. Hiện trường vụ đánh bom liều chết nhằm vào các kỹ sư Trung Quốc ở Pakistan ngày 26/3. (Nguồn: AFP) Cảnh...

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng sau nhiều lần bỏ phiếu chống với các nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) liệu có làm chuyển hướng quan hệ với đồng minh Israel?

Cùng chuyên mục

Kyrgyzstan kêu gọi công dân hạn chế tới Nga

Trong khuyến nghị đưa ra đầu tuần này, Bộ Ngoại giao Kyrgyzstan nói rằng trong trường hợp cần phải đến Nga, công dân nước này hãy đảm bảo luôn mang theo tất cả giấy tờ cần thiết cũng như tuân thủ mọi yêu cầu hợp pháp của cảnh sát nước sở tại."Nga đang thực hiện các biện pháp chống khủng bố bằng cách siết chặt kiểm tra xuất nhập cảnh đối với những người từ nước ngoài tới",...

Hàn Quốc tập trận hải quân quy mô lớn ở Hoàng Hải

Ngày 27/3, Hải quân Hàn Quốc cho biết đã tổ chức tập trận trên biển thường niên trong tuần này để tăng cường khả năng sẵn sàng chống lại các mối đe dọa.

Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật bình đẳng hôn nhân

Ngày 27-3, Hạ viện Thái Lan thông qua dự luật bình đẳng hôn nhân. Đây được xem là bước ngoặt đưa đất nước này tiến gần hơn đến việc trở thành lãnh thổ thứ 3 ở châu Á hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Dự luật này nhận được sự ủng hộ của tất cả các đảng lớn ở Thái Lan và được 400/415 nhà lập pháp có mặt thông qua. Dự luật cần được...

Điều gì đang xảy ra với quan hệ Mỹ-Israel?

Việc Mỹ bỏ phiếu trắng sau nhiều lần bỏ phiếu chống với các nghị quyết kêu gọi ngừng bắn ở Gaza của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) liệu có làm chuyển hướng quan hệ với đồng minh Israel?

Mới nhất

Tập trung giải ngân đầu tư công hiệu quả ngay từ đầu năm 2024

Theo Công điện số 24/CĐ-TTg đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính ký ban hành, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương phân bổ chi tiết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2024 theo...

Phát huy vai trò, đóng góp xây dựng, phát triển Thủ đô và đất nước

Chiều 27/3, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ gặp gỡ Đoàn đại biểu nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội.Lãnh Văn phòng Quốc hội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội; Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Thành ủy Hà Nội...

Cần cơ chế rõ ràng, cam kết cụ thể về tài chính, công nghệ cho năng lượng tái tạo

(Chinhphu.vn) - Sáng 27/3, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp bà Mary L.Schapiro, Phó Chủ tịch Liên minh Tài chính Glasgow vì mục tiêu giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 (GFANZ). Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao đổi với bà Mary L.Schapiro về những yêu cầu hỗ trợ của Việt...

Phát triển y tế Cần Thơ trở thành trung tâm vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 27/3, UBND TP Cần Thơ và Trường Đại học Y Dược Cần Thơ tổ chức Hội nghị ký kết hợp tác, tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên phát huy tiềm năng, lợi thế để xây dựng và phát triển y tế thành phố thực sự trở thành trung tâm của vùng Đồng bằng sông Cửu...

Việt Nam lần đầu có tiêu chuẩn cơ sở về thang máy

Phát biểu tại buổi họp báo ngày 27/3/2024, tại Hà Nội, ông Nguyễn Hải Đức, Chủ tịch Hiệp hội Thang máy Việt Nam cho biết thang máy có thể bị trục trặc, sự cố ở bất cứ đâu, từ nhà ở, chung cư tới các tòa văn phòng, trung tâm thương mại. Mặc dù không nằm trong danh...

Mới nhất