Phẫu thuật Miles được chỉ định trong điều trị các bệnh lý nghiêm trọng của hệ tiêu hóa, đặc biệt là bệnh lý về đại trực tràng. Phương pháp này đặc biệt được đánh giá cao về độ an toàn và hiệu quả trong điều trị.
1. Tổng quan về phẫu thuật Miles
Phẫu thuật Miles là phương pháp cắt bỏ trực tràng và đại tràng nhằm mục đích lấy đi hết phần bị ung thư hoặc ngăn cản sự tiến triển của ung thư. Trong điều trị các bệnh lý khác không phải của đại trực tràng thì phẫu thuật Miles giúp cải thiện triệu chứng và làm giảm tình trạng của bệnh.
Hiện nay, phẫu thuật Miles có thể được thực hiện thông qua hai phương pháp: mổ mở truyền thống hoặc mổ nội soi tiên tiến. Với mổ mở thì bác sĩ sẽ rạch duy nhất một đường trên bụng để “tiếp cận” phần ruột bị bệnh và cắt bỏ, sau đó khâu vết mổ lại. Với mổ nội soi thì bác sĩ rạch 2 đường trên bụng nhưng đường rạch nhỏ và ngắn. Một đường là để kính soi, camera và dụng cụ mổ chuyên dụng đi qua và cắt bỏ phần ruột bị bệnh. Một đường là để lấy “vật phẩm” ra ngoài.
Hiện nay, mổ Miles nội soi được nhiều bác sĩ lựa chọn bởi thời gian thực hiện nhanh, người bệnh ít đau sau mổ, mau hồi phục và để lại sẹo nhỏ. Tuy nhiên, để chọn được phương pháp mổ phù hợp, bác sĩ sẽ thăm khám cẩn thận, chẩn đoán nguyên nhân và tình trạng bệnh của từng trường hợp.
Phẫu thuật Miles – phẫu thuật đại trực tràng với 2 kỹ thuật là mổ nội soi hoặc mổ mở
2. Phẫu thuật Miles được chỉ định trong trường hợp nào?
Phẫu thuật Miles được chỉ định trong điều trị ung thư đại trực tràng hoặc khi người bệnh có dấu hiệu tiền ung thư đại trực tràng. Lúc này, việc cắt bỏ đại tràng và trực tràng giúp loại bỏ phần ruột bị bệnh hoặc ngăn chặn sự tiến triển từ tiền ung thư thành ung thư.
Ngoài ra, các trường hợp sau đây cũng có thể được chỉ định phẫu thuật Miles:
- Bệnh túi thừa ở thành đại tràng.
- Bệnh viêm ruột, viêm đại tràng.
- Bệnh polyp tiền ung thư mang tính chất di truyền.
- Ruột tổn thương do chấn thương.
- Tắc ruột già, thủng ruột già, xuất huyết ruột già.
3. Lưu ý gì trước và sau khi phẫu thuật Miles?
Để đảm bảo ca mổ thành công, người bệnh tránh được các biến chứng cũng như mau chóng hồi phục thì trước và sau khi mổ, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau.
Trước khi phẫu thuật Miles
Trước khi phẫu thuật nói chung và phẫu thuật Miles nói riêng, người bệnh sẽ được khám sức khỏe tổng quát, làm xét nghiệm máu và khám tiền mê. Mục đích để đảm bảo người bệnh có sức khỏe ổn định, đủ điều kiện mổ.
Trước khi phẫu thuật người bệnh sẽ được khám sức khỏe
Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần tuân thủ các chỉ dẫn của bác sĩ về các biện pháp chuẩn bị trước khi phẫu thuật. Ví dụ, cần tắm rửa sạch sẽ vào đêm trước ngày phẫu thuật để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng. Nếu được chỉ định dùng kháng sinh, người bệnh hãy uống theo liều lượng hướng dẫn.
Ngoài ra, trong 2 – 3 ngày trước mổ, người bệnh nên ăn các thực phẩm dễ tiêu, mềm loãng. Nhiều trường hợp đặc biệt, người bệnh chỉ được uống nước, nước trái cây. Trong 8 giờ trước mổ, người bệnh nên nhịn ăn hoàn toàn. Đến ngày nhập mổ, người bệnh sẽ được uống thuốc nhuận tràng và truyền dịch để làm sạch ruột và tránh nguy cơ mất nước.
Sau khi phẫu thuật Miles
Để thực hiện phẫu thuật Miles thì người bệnh được gây mê toàn thân. Sau khi phẫu thuật xong, nhân viên y tế sẽ đưa người bệnh về phòng hậu phẫu để theo dõi cho đến khi thuốc mê hết tác dụng. Nếu tình trạng người bệnh ổn định thì tiếp tục chuyển lên khoa để theo dõi thêm.
Các bác sĩ thường khuyên người bệnh đứng lên, đi lại nhẹ nhàng càng sớm càng tốt. Việc vận động giúp tăng cường tuần hoàn máu cũng như kích thích nhu động ruột, giúp người bệnh mau hồi phục. Do đó, 1 ngày sau mổ thì người bệnh nên cố không nằm một chỗ mà đứng dậy đi lại.
Sau phẫu thuật Miles, người bệnh ở lại bệnh viện 1 – 2 tuần để theo dõi
Trong 2 – 3 ngày đầu sau phẫu thuật Miles, người bệnh chưa ăn được mà sẽ được cung cấp dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch. Đến 4 – 5 ngày sau mổ thì có thể bắt đầu ăn bằng những thực phẩm nhẹ, dễ tiêu.
Để giảm đau và phòng tránh nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh. Người bệnh cần uống đúng liều theo hướng dẫn. Trường hợp uống thuốc mà vẫn đau nhiều thì có thể trao đổi với nhân viên y tế để được hỗ trợ, có thể là sẽ đổi thuốc khác tác dụng hơn.
Sau khi được theo dõi tại bệnh viện trong 1 – 2 tuần, người bệnh được xuất viện. Về nhà, người bệnh vẫn phải tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ, bao gồm:
- Uống thuốc đúng liều.
- Ăn uống lành mạnh, tránh những thực phẩm gây hại cho hệ tiêu hóa và có nguy cơ làm vết mổ mưng mủ, để lại sẹo.
- Vận động nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng để không tác động lên vết mổ, làm vết mổ sưng đau, viêm nhiễm.
- Vệ sinh cơ thể, đặc biệt là tại vết mổ, hãy giữ vị trí này luôn khô thoáng.
Đặc biệt, người bệnh cần nhanh chóng đi khám nếu xuất hiện các triệu chứng sau.
- Vết mổ sưng đau, chảy máu hoặc dịch mủ.
- Buồn nôn, nôn mửa.
- Ho, khó thở.
- Không thể ăn hoặc chán ăn.
- Đau bụng, rối loạn tiêu hóa.
- Tiêu chảy kéo dài trên 3 ngày.
- Hoặc không đi ngoài nhiều ngày.
- Sốt trên 38,5 độ C kèm ớn lạnh.
Nếu bị sốt cao sau phẫu thuật, người bệnh cần nhanh chóng đi khám bác sĩ
Lúc này, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng sau phẫu thuật nên không được chủ quan. Khám sớm sẽ giúp bác sĩ can thiệp và xử lý kịp thời, tránh nguy hiểm cho sức khỏe.
Nội dung bài viết trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về phẫu thuật Miles. Bạn cũng có thể đến Chuyên khoa Ngoại của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các bác sĩ tư vấn kỹ hơn về phương pháp phẫu thuật này.
Mọi nhu cầu thăm khám và điều trị bệnh tại các cơ sở, chi nhánh của MEDLATEC, quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được Tổng đài viên tư vấn dịch vụ và hỗ trợ đặt lịch.
Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/tim-hieu-ve-phau-thuat-miles-trong-dieu-tri-ung-thu-dai-truc-trang