Trang chủUncategorizedTranexamic Acid là thuốc gì? Cách dùng và liều lượng cụ thể...

Tranexamic Acid là thuốc gì? Cách dùng và liều lượng cụ thể ra sao?



Tranexamic Acid thường dùng trong điều trị cầm máu. Hiện nay, loại thuốc này được điều chế theo nhiều dạng khác nhau. Vậy, liều dùng và cách dùng Tranexamic Acid cụ thể ra sao?

1. Thông tin khái quát về Tranexamic Acid

Tranexamic Acid được biết đến như một dạng dẫn chất tổng hợp của Acid Amin Lysin, hỗ trợ chống tiêu và ngăn chặn quá trình phân hủy Fibrin trong huyết khối. Dưới sự tác động của dẫn chất này, Plasmin và Plasminogen sẽ không thể tiếp cận hay gắn vào Fibrin. Từ đó ngăn chặn hiệu quả tình trạng tan máu tại các nút cầm máu, hỗ trợ đông máu, giúp ngăn chặn chảy máu. 

Thuốc Tranexamic Acid dạng tiêm

Thuốc Tranexamic Acid dạng tiêm

Hiện nay, các hãng dược điều chế Tranexamic Acid theo khá nhiều dạng. Cụ thể như: 

  • Dạng viên nén bao phim: Hàm lượng tương đương 200mg, 500mg hoặc 1000mg. 
  • Dạng viên nang: Hàm lượng 2500g hoặc 500mg. 
  • Dạng dung dịch tiêm: Đóng thành từng ống tiêm nhỏ với dung tích khoảng 5ml hoặc 10ml. 

2. Công dụng của Tranexamic Acid

Tác dụng chính của Tranexamic Acid là hỗ trợ chống tiêu Fibrin, giúp cầm máu, điều trị và phòng ngừa tình trạng chảy máu. 

3. Chỉ định và chống chỉ định sử dụng Tranexamic Acid 

3.1. Chỉ định

Tranexamic Acid được chỉ định sử dụng trong các trường hợp như: 

  • Ngăn chặn chảy máu tại đường tiêu hóa. 
  • Ngăn chặn chảy máu sau khi bị chấn thương tại vùng mắt, chảy máu tái phát tại vùng mũi. 
  • Phòng ngừa, điều trị chứng chảy máu kết hợp. 
  • Điều trị chảy máu ở người mới nhổ răng, thời gian dùng thuốc thường là từ 2 đến 8 ngày. 
  • Phòng ngừa chảy máu sau khi bệnh nhân thực hiện phẫu thuật loại bỏ tuyến tiền liệt, cổ tử cung, phẫu thuật bàng quang. 
  • Điều trị chảy máu răng cho đối tượng bị rối loạn đông máu. 
  • Hỗ trợ cầm máu trong quá trình phẫu thuật. 
  • Điều trị rong kinh nguyên phát ở nữ giới. 
  • Điều trị chứng phù mạch di truyền. 
  • Hỗ trợ cầm máu khi người bệnh dùng quá liều một số loại thuốc làm tan máu đông,…

Tranexamic Acid thường dùng trong điều trị cầm máu

Tranexamic Acid thường dùng trong điều trị cầm máu

3.2. Chống chỉ định

Những trường hợp không được sử dụng thuốc Tranexamic Acid bao gồm: 

  • Người bị dị ứng với bất kỳ thành phần trong Tranexamic Acid. 
  • Người từng mắc bệnh lý về tắc mạch do huyết khối, hoặc người có nguy cơ cao bị huyết khối dẫn đến nhồi máu cơ tim, tai biến. 
  • Người bị chảy máu theo dạng màng nhện, rối loạn thị lực về màu sắc. 
  • Người từng bị co giật. 
  • Người bị suy gan, suy thận giai đoạn nặng. 

Người bị suy gan nặng không được dùng Tranexamic Acid

Người bị suy gan nặng không được dùng Tranexamic Acid 

4. Liều dùng và cách dùng Tranexamic Acid 

4.1. Liều dùng

4.1.1. Liều dùng áp dụng cho người trưởng thành

Liều lượng sử dụng Tranexamic Acid cho người trưởng thành được điều chỉnh thay đổi dựa theo tình trạng bệnh lý thực tế. 

a. Với người chảy máu do Fibrin, cần điều trị trong thời gian ngắn
  • Bổ sung theo đường tiêm: Tiêm chậm vào tĩnh mạch 0.5g đến 1g/lần, tiêm 3 lần/ngày. Sau đó, bệnh nhân có thể được truyền Tranexamic Acid vào tĩnh mạch theo liều lượng 25 đến 50mg/kg/ngày. 
  • Bổ sung theo đường uống: 1g đến 1.5g/lần, uống từ 2 đến 4 lần/ngày. 
  • Trong trường hợp chảy máu tiền phòng do bị chấn thương: Liều lượng tương đương 25mg/kg, uống 3 lần/ngày. 

Tranexamic Acid có thể bổ sung vào cơ thể theo đường uống

Tranexamic Acid có thể bổ sung vào cơ thể theo đường uống 

b. Với bệnh nhân phẫu thuật dễ bị chảy máu
  • Bổ sung theo đường uống: 25mg/kg/lần, uống 3 đến 4 lần/uống, nên uống trước khoảng 1 ngày trước khi bắt đầu phẫu thuật. 
  • Bổ sung theo đường tiêm tĩnh mạch (áp dụng cho bệnh nhân không thể uống): 10mg/kg/lần. 
c. Với phụ nữ bị rong kinh 

Chị em bổ sung theo đường uống, mỗi lần dùng 1g, dùng 3 đến 4 lần ngày. Liều dùng tối đa không quá 4g/ngày. 

d. Với trường hợp bị phù mạch di truyền

Bệnh nhân bổ sung theo đường uống, 1 đến 1.5g/ngày, uống 2 đến 3 lần/ngày. 

e. Với trường hợp bị chảy máu mũi

Bệnh nhân bổ sung theo đường uống 1g/lần, uống 3 lần/ngày, duy trì trong 7 ngày. 

4.1.2. Liều dùng áp dụng cho trẻ em

  • Bổ sung theo đường uống: 25mg/kg/ngày. 
  • Bổ sung theo đường tĩnh mạch: 10mg/kg/ngày. 

4.1.3. Liều dùng áp dụng cho người bị suy thận

Liều lượng, khoảng cách sử dụng Tranexamic Acid cần dựa theo sự biến động của huyết thanh Creatinin hoặc dựa theo độ thanh thải Creatinin – CrCl. 

Dựa theo nồng độ huyết thanh Creatinin:

Sau đây là bảng liều lượng tham khảo được tính toán dựa theo sự thay đổi của nồng độ huyết thanh Creatinin. 

Creatinin (Micromol/lít) Liều lượng Tranexamic Acid áp dụng theo đường uống Liều lượng Tranexamic Acid áp dụng theo đường tĩnh mạch
120 – 250 15mg/kg/lần, uống 2 lần/ngày 10mg/kg/lần, 2 lần/ngày
250 – 500 15mg/kg/lần, uống 1 lần/ngày 10mg/kg/lần, 1 lần/ngày
Trên 500 7.5mg/kg/lần, uống 1 lần/ngày  5mg/kg/lần, 1 lần/ngày 

Bảng tổng hợp liều dùng Tranexamic Acid dựa theo nồng độ huyết thanh 

Dựa theo độ thanh thải Creatinin – CrCl:

Theo mức độ biến động của độ thanh thải Creatinin – CrCl, chúng ta có bảng tổng hợp về liều lượng sử dụng Tranexamic Acid như sau. 

CrCl (ml/phút) Liều lượng Tranexamic Acid áp dụng theo đường uống Liều lượng Tranexamic Acid áp dụng theo đường tĩnh mạch
50 – 80 15mg/kg/lần, uống 2 lần/ngày  10mg/kg/lần, 2 lần/ngày 
10 – 50 15mg/kg/lần, uống 1 lần/ngày 10mg/kg/lần, 1 lần/ngày
Dưới 10 15mg/kg, uống cách ngày (mỗi 48 giờ) 10mg/kg, dùng cách ngày (mỗi 48 giờ)

Bảng tổng hợp liều lượng sử dụng dựa theo độ thanh thải Creatinin – CrCl

Lưu ý rằng tất cả thông tin về Tranexamic Acid trong bài chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho tư vấn của bác sĩ chuyên môn. Vì vậy, bạn tuyệt đối không được tự ý dùng Tranexamic Acid nếu chưa tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế

4.2. Cách dùng

Tranexamic Acid thường được dùng theo đường uống trực tiếp hoặc tiêm, truyền chậm vào tĩnh mạch (liều lượng tối đa không quá 100ml/phút). Bên cạnh đó, Tranexamic Acid dạng dung dịch đôi khi còn được dùng để súc miệng hoặc làm sạch bàng quang. 

5. Tác dụng phụ của Tranexamic Acid

Tác dụng phụ của Tranexamic Acid thường thay đổi tùy theo cơ địa của từng người bệnh. Dưới đây là phần liệt kê tác dụng phụ khi sử dụng loại thuốc này dựa theo khả năng xuất hiện: 

  • Tác dụng phụ thường gặp: Buồn nôn, đường tiêu hóa gặp vấn đề như tiêu chảy. 
  • Tác dụng phụ ít khi gặp: Cơ thể xuất hiện tình trạng viêm da dị ứng. 
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: Dị ứng da, rối loạn thị lực (chức năng nhận thức màu bị ảnh hưởng), động mạch hoặc võng mạc bị tắc. 

Buồn nôn là tác dụng phụ thường gặp khi dùng Tranexamic Acid

Buồn nôn là tác dụng phụ thường gặp khi dùng Tranexamic Acid 

Ngoài ra, Tranexamic Acid đôi khi còn gây tình trạng tụt huyết áp, hình thành huyết khối tại động mạch hoặc tĩnh mạch. 

6. Lưu ý khi dùng thuốc Tranexamic Acid

6.1. Xử lý khi dùng quá liều, quên liều

Khi dùng quá liều hoặc thiếu liều Tranexamic Acid, bạn cần theo dõi triệu chứng của cơ thể và thông báo ngay cho bác sĩ điều trị để được hướng dẫn xử lý. 

Trường hợp quên uống một liều Tranexamic Acid trước đó, bạn có thể bổ sung nếu nhớ ra. Trường hợp đã gần đến thời điểm uống liều kế tiếp, bạn không phải bổ sung liều vừa quên. Lưu ý rằng trong bất kỳ trường hợp, bạn cũng không uống 2 liều Tranexamic Acid cùng lúc. 

6.2. Đối tượng cần thận trọng 

Đối tượng cẩn thận trọng khi sử dụng thuốc Tranexamic Acid bao gồm: 

  • Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai, hoặc cho con bú. 
  • Người có nguy cơ cao đột quỵ hoặc bệnh mạch vành.
  • Người đang điều trị bệnh lý tim mạch, đang điều trị dự phòng huyết khối. 
  • Người đang sử dụng một số loại thuốc điều trị, phẩm chức năng hoặc thảo dược. 
  • Người thường xuyên lái xe, điều khiển máy móc. 

Nếu thuộc những nhóm đối tượng trên, bạn không nên tự ý dùng Tranexamic Acid theo bất kỳ hình thức nào. Thay vào đó, bạn hãy đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín như Hệ thống Y tế MEDLATEC để được bác sĩ kiểm tra cụ thể hơn và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên hệ theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ. 





Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/tranexamic-acid-la-thuoc-gi-cach-dung-va-lieu-luong-cu-the-ra-sao

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ăn đào có béo không? Những lưu ý quan trọng khi ăn đào

Đào là một loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng chứa rất nhiều các dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Mặc dù vậy, nhiều thông tin về loại quả này không phải ai cũng nắm bắt được hết. Vậy loại quả này chứa những thành phần dinh dưỡng nào? Ăn đào có béo không?...

Tham khảo mẹo hay nấu cháo thịt bò rau ngót bổ dưỡng cho bé ăn dặm

Cháo thịt bò rau ngót là một món ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng, rất phù hợp cho trẻ nhỏ. Không chỉ chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ mà còn kích thích vị giác giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Cha mẹ hãy tham khảo ngay những...

Ăn đu đủ có béo không? Gợi ý cách ăn tốt cho sức khỏe

Đu đủ là một loại trái cây được nhiều người yêu thích không chỉ bởi vị ngọt thanh mát mà còn bởi hàm lượng dinh dưỡng cao và nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người có cùng thắc mắc rằng ăn đu đủ có béo không? Trong bài viết dưới đây...

Thảnh thơi nội soi cùng ưu đãi miễn phí làm sạch đại tràng tại nhà từ MEDLATEC

Làm sạch đại tràng là bước quan trọng trước khi nội soi đại tràng. Nhằm tối ưu hóa thời gian, tiết kiệm chi phí và mang đến trải nghiệm thoải mái, tiện lợi cho người dân, MEDLATEC cung cấp dịch vụ “Làm sạch đại tràng tại nhà” với nhiều ưu điểm vượt trội. Đặc...

Chấm dứt tình trạng viêm mũi xoang tái phát kéo dài 1 năm bằng phẫu thuật nội soi chỉnh hình vách ngăn mũi

Hơn 1 năm trở lại đây, nam thanh niên 36 tuổi ở Hà Nội trải qua biết bao đợt khó chịu như ngạt mũi, chảy nước mũi, đau đầu… đã điều trị bằng thuốc nhưng không đỡ. Đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, sau khi tìm chính xác nguyên nhân, bệnh...

Bài đọc nhiều

Gợi ý cách nấu nước lá tía tô uống đẹp da cho chị em

Không chỉ là một loại rau gia vị, lá tía tô còn rất tốt cho sức khỏe, có thể hỗ trợ điều trị bệnh. Đặc biệt, nhiều người còn dùng lá tía tô để làm đẹp da. Dưới đây là cách nấu nước lá tía tô uống đẹp da và những vấn đề cần...

Xỏ mũi và những thắc mắc thường gặp

Xỏ khuyên mũi hay nhiều người vẫn gọi là xỏ mũi ngày càng phổ biến. Đây là một cách giúp bạn thể hiện cá tính, làm đẹp và tạo ấn tượng với mọi người, đồng thời cũng không quá khó để thực hiện. Dưới đây sẽ là những giải đáp tất cả những thắc...

Nhận diện 8 dấu hiệu trầm cảm ở học sinh dễ gặp nhất

Trầm cảm ở học sinh là trạng thái tâm lý ảnh hưởng tiêu cực đến cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của trẻ. Nếu không chú ý nhận diện dấu hiệu trầm cảm ở học sinh để đồng hành, cùng trẻ tìm giải pháp vượt qua, bản thân trẻ và gia đình dễ...

Promethazine là thuốc gì? Cần lưu ý gì khi sử dụng?

Promethazine là một trong những loại thuốc được dùng trong điều trị giảm triệu chứng dị ứng quá mẫn, giảm đau, an thần. Tuy vậy, việc sử dụng Promethazine cần phải hết sức thận trọng, thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. ...

Giá nâng mũi là bao nhiêu? Cần lưu ý gì khi nâng mũi?

Hiện nay, rất nhiều người đã thực hiện nâng mũi với mong muốn giúp cho khuôn mặt của mình thanh thoát, cân đối hơn. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến phương pháp làm đẹp này nhưng vẫn còn e ngại về một số vấn đề như giá nâng mũi và những điều cần...

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Bất ngờ với bóng đèn 16 triệu màu, tiết kiệm điện tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Gian hàng Signify thu hút đông đúc khách tham quan tại ngày hội Việt Nam Xanh với dàn bóng đèn triệu sắc màu. Đặc biệt, các sản phẩm bóng đèn tại ngày hội được giảm giá đến 50% nhằm khuyến khích tiêu dùng bền vững. ...

Nà Tăm hướng đến giảm nghèo bền vững

Tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương về thổ nhưỡng, khí hậu, những năm gần đây, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã linh hoạt lồng ghép các dự án, chương trình giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS. Từ đó, từng bước nâng cao đời sống người dân,...

Bác sĩ tiết lộ nguyên nhân bất ngờ từ chế độ ăn

Bác sĩ điều trị cho bà Tống giải thích: "Tình trạng của bà có liên quan đến chế độ ăn kiêng tiêu cực mà bà thường áp dụng mỗi ngày". ...

Ca sĩ Thanh Hương đưa chuyện tình Chí Phèo

Sau khi tham gia chương trình “Sàn chiến giọng hát 2024", Thanh Hương quyết định đánh dấu mốc mới trên con đường ca hát chuyên nghiệp với MV “Chuyện của Chí...

Phải làm gì để du lịch cộng đồng cải thiện thu nhập người dân?

Để du lịch cộng đồng phát triển hiệu quả cần có các giải pháp triển khai phù hợp, vừa tạo sản phẩm thực sự hấp dẫn, vừa bảo tồn văn hóa bản địa gắn với tạo việc làm, cải thiện thu nhập người dân.Định vị thương hiệu du lịch cộng đồng tại Việt Nam với các sản phẩm đặc...

Mới nhất